Cảm nhận của anh chị về khổ thơ thứ hai của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử Gió theo lối gió, mây đường mâyDòng nước buồn thiu, hoa bắp layThuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay?
Trang 1Hàn Mặc Tử là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt nhất trong phong trào Thơ mới Ông để lại nhiều bài thơ đặc sắc nhất là những bài thơ viết về thiên nhiên, đất nước, con người Thơ ông thể hiện một tình yêu tha thiết đến đau đớn hướng về cuộc sống nơi trần thế “Đây thôn Vĩ Dạ”
là một kiệt tác của Hàn Mặc Tử, được sáng tác vào năm 1938, in lần đầu trong tập “Thơ điên” Bài thơ là lòng mến yêu của tác giả trước một xứ sở đẹp đẽ nên thơ, với những hình ảnh đẹp của cảnh và người xứ Huế Khổ thơ thứ hai là cảnh xứ Huế đêm trăng thơ mộng cùng bao nỗi niềm chia lìa, buồn thương tuyệt vọng của tác giả:
Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Là một nhà thơ có tài năng thiên bẩm, Hàn Mặc Tử làm thơ từ khi còn rất trẻ Thế nhưng, ông phải sống một cuộc đời bi thương, cách li với thế giới bên ngoài vì căn bệnh phong Khi viết bài thơ này Hàn Mặc Tử đang trong giai đoạn bệnh nặng, cả thể xác lẫn tinh thần bị đau đớn và bệnh tật giằng xé Nhưng thể hiện qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ta chỉ thấy một chất thơ nhẹ nhàng, một hồn thơ khao khát yêu thương, bệnh tật dường như không thể chạm đến tâm hồn của Hàn Mặc Tử Lấy cảm hứng từ tấm bưu thiếp của Hoàng Thị Kim Cúc – một mối tình dang dở của nhà thơ, “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh đẹp về một miền quê Việt Nam, qua đó gửi gắm tiếng lòng tha thiết yêu đời, yêu người của tác giả Khổ thơ đầu là sự bừng sáng của hoài niệm về khu vườn Vĩ Dạ lúc hửng đông thì ở khổ thơ thứ hai nhà thơ mở rộng bức tranh thiên nhiên ra một không gian mênh mông, rộng lớn:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Không gian mênh mông thoáng đãng của miền sông nước xứ Huế hiện ra trước tiên với hình ảnh gió, mây chia lìa ngang trái Gió mây luôn đi đôi với nhau, sóng đôi cùng nhau, vậy mà
ở đây lại chia lìa xa cách, gió một đằng, mây một nẻo Cách ngắt nhịp 4/3 với hai vế tiểu đối và hai chữ “gió”, “mây” được điệp 2 lần đã biến không gian nơi đây trở thành một nghịch cảnh đầy
ám ảnh Bởi thi nhân đã sống trong cảnh ngộ chia li xa cách nên mới cảm thấy gió mây đôi đường đôi ngả như tình và lòng người bấy nay
Hướng tâm trí về một hình ảnh không thể tách rời thôn Vĩ Dạ, nhà thơ miêu tả dòng sông Hương với hai nét tiêu biểu của xứ Huế đó là êm đềm và thơ mộng, đồng thời ẩn sâu trong đó là
biết bao niềm cảm xúc, nỗi suy tư của nhà thơ:
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Không một bóng người xuất hiện trước cảnh gió mây ấy, cảnh vật mang theo bao nỗi niềm tâm trạng của nhà thơ Dòng sông Hương lững lờ trôi êm đềm, trong tâm tưởng của nhà thơ trở nên “buồn thiu”, nhiều bâng khuâng man mác Từ “buồn thiu” mang một nỗi buồn day dứt triền miên, cứ thâm sâu mãi vào hồn người Bên cạnh dòng nước là hoa bắp lay, nhè nhẹ đung đưa trong gió thoảng Nhịp điệu khoan thai, thơ mộng của miền sông Hương núi Ngự nơi thôn
Trang 2Vĩ được diễn tả thật tinh tế Ngoại cảnh chia lìa, buồn lặng lẽ cũng chính là nỗi lòng tâm tình của thi nhân – nỗi buồn xa vắng, cô đơn, khao khát tìm sự giao hòa
Hai câu thơ tiếp gợi nhớ một cảnh sắc thơ mộng của đêm trăng trên sông Hương ngày nào “Dòng nước buồn thiu” đã biến hóa kì diệu thành “sông trăng” thơ mộng:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Trong nỗi đau đớn và tuyệt vọng, nhà thơ cất lời gọi ai đó đem con thuyền chở trăng về với mình Với hình ảnh “sông trăng” độc đáo, dòng sông Hương trong đêm trăng hiện lên với vẻ đẹp hiền dịu, êm ả, thơ mộng Đây là cảnh thực mà như ảo, vì dòng sông không còn là dòng sông của sóng nước nữa mà là dòng sông ánh sáng, lấp lánh ánh trăng vàng, tuôn chảy khắp vũ trụ bao
la làm cho không gian nghệ thuật thêm hư ảo, mênh mang Cũng vì thế, con thuyền trên dòng sông đã trở thành một hình ảnh của mộng tưởng, đậu trên bến sông trăng để chở trăng về một nơi nào đó trong mơ Dường như con thuyền, dòng sông, ánh trăng trong sự hồi tưởng quá khứ ấy lại gắn với cảm nghĩ của nhà thơ trong hiện tại, bởi vì nhà thơ mong muốn con thuyền chở trăng về kịp tối nay chứ không phải một tối nào khác Phải “về kịp tối nay” vì đã xa cách và mong đợi sau nhiều năm tháng Con thuyền của ước vọng nay đã trở thành con thuyền của nỗi vô vọng, chứa ánh trăng mang đầy những nỗi buồn Thế nhưng nhà thơ vẫn mong muốn chuyến thuyền ấy về
“kịp” để có người bạn thân thiết là vầng trăng xoa dịu nỗi đau, nỗi cô đơn, bởi điều nhà thơ muốn thổ lộ chỉ có trăng mới có thể thấu hiểu và cảm thông Câu hỏi của nhà thơ lại rơi vào hư
vô vì không có âm vọng hồi đáp Nhà thơ đã khao khát bám lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để tâm hồn đau thương được an ủi phần nào trong khoảng thời gian còn được sống, được tồn tại, thế nhưng nỗi đau lại tăng lên gấp bội
Sau cảnh gió, mây, là con thuyền, bến đợi, sông trăng Cảnh sắc sông nước nơi thôn Vĩ
đã hiện ra với những hình ảnh hết sức quen thuộc vẽ nên một bức tranh phong cảnh thơ mộng, trữ tình mà huyền ảo Những hình ảnh ấy đều biểu hiện một nỗi niềm, một tâm trạng cô đơn, thương nhớ và tình yêu tha thiết của thi sĩ đối với cảnh và người nơi thôn Vĩ Với nhà thơ, nhớ
Vĩ Dạ là nhớ cảnh xưa người cũ Cảnh đẹp mà được bao bọc bởi ánh trăng mơ màng, da diết, chứa đầy nỗi khắc khoải, nỗi buồn bì chia lìa, xa vắng, lẻ loi và vô vọng
Bằng bút pháp vừa lãng mạn vừa tượng trưng, ngôn ngữ điêu luyện, đẹp đẽ, gợi cảm, những hình ảnh thơ hiền hòa, khổ thơ thứ hai của bài Đây thôn Vĩ Dạ cùng với khổ đầu và khổ cuối đã dệt nên bức tranh thơ về một xứ Huế thơ mộng và thân thương Ẩn chứa trong bức tranh thiên nhiên đó là nỗi lòng của nhà thơ với những tâm sự sâu lắng, khát khao được sống, được gắn bó thiết tha với cuộc đời và con người bằng một tình yêu trần thế Có lẽ phải vô cùng yêu thiên nhiên, yêu con người, gắn bó sâu sắc với xứ Huế nhà thơ mới viết được những câu thơ đẹp
và có hồn đến như thế “Đây thôn Vĩ Dạ” xứng đáng là một bài thơ tình tuyệt tác để lại trong tâm hồn người đọc những ấn tượng da diết, khó phai mờ