1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cảm nhận khổ thơ hai bài đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử

3 629 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 110,88 KB

Nội dung

Cảm nhận khổ thơ hai bài Đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc TửTháng Tám 7, 2015 - Category: Lớp 11 - Author: admin Đề bài: Cảm nhận khổ thơ hai bài Đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử văn 11 Trong pho

Trang 1

Cảm nhận khổ thơ hai bài Đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử

Tháng Tám 7, 2015 - Category: Lớp 11 - Author: admin

Đề bài: Cảm nhận khổ thơ hai bài Đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử văn 11

Trong phong trào Thơ Mới các nhà thơ được tự do thể hiện cái tôi cá nhân của mình Nếu như Xuân Diệu thể hiện tình yêu thiên nhiên yêu con người nhưng vẫn cô đơn hoài nghi của mình, Lê Trọng

Lư thì thả sức phiêu lưu cùng những bài ca tình yêu thì Hàn Mạc Tử lại quằn quại đau đớn trong những vần thơ về bệnh tật Đọc thơ Hàn Mạc Tử ta không thể nào không nhớ đến bài thơ Đây thôn

Vĩ Dạ – một bài thơ trở đầy những cảm xúc của nhà thơ về con người về mảnh đất Huế thương Đặc biệt trong bài thơ ấy ta ấn tượng nhất với khổ thơ thứ hai vì nó mang đầy bi kịch mang bao nỗi buồn

Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ nhận được tấm bưu thiếp của người con gái mang tên một loài hoa đó là nàng Hoàng Cúc Nhà thơ gặp cô gái ấy ở Huế và đã có một khoảng thời gian ở cạnh nhau Cả nhà thơ cũng như cô gái đều hiểu được tấm lòng của mình trái tim của mình nhưng khổ nỗi nhà thơ vốn là người nhút nhát Trước Hoàng Cúc cũng có biết bao cô gái phải lòng ông cũng như ông mến họ nhưng ông lại không một lần nào ngỏ lời, dần dần những cô gái ấy không thể đợi chờ thêm được nữa nên đã rời xa ông Và Hoàng Cúc cũng không ngoại lệ Khi đã chia xa thì cô gái

ấy đã đi lấy chồng nhưng trong lòng vẫn coi ông là một người bạn Biết tin ông bị bệnh cô gái ấy đã gửi cho ông một tấm bưu thiếp để hỏi thăm và trách móc sao không về chơi thôn Vĩ Vậy là bây nhiêu nỗi nhớ niềm thương con người và cảnh vật Huế thương cứ thế ngập đến nhà thơ một cách

tự nhiên

Đoạn thơ thứ hai mang đến cho chúng ta biết bao nhiêu trăn trở suy nghĩ của mình về cuộc sống và

số phận của nhà thơ tài năng này Đây có thể coi là đoạn mang tâm trạng nhất, buồn nhất bi kịch nhất

Mở đầu khổ thơ nhà thơ đã nhắc đên sự chia ly buồn bã Bởi hiện tại làm cho nhà thơ luyến tiếc những gì đã qua và bốn bức tường cách ly kia chính là sự cản trở ngăn cách:

“gió theo lối gió, mây đường mây”

Theo quy luật tự nhiên thì gió thổi mây bay vậy mà ở đây nhà thơ lại tách mây và gió ra, gió theo lối gió còn mây đi đường mây thể hiện sự chia ly cách trở Nhà thơ sầu thảm buồn bã nên đã phá quy luật của tự nhiên để thể hiện sự khắc nghiệt của sự chia ly này Gió và mây ở đây có phải chính là nhà thơ và người con gái Huế phúc hậu xinh đẹp ấy Hay cũng chính là nhà thơ và cuộc đời này Ngày nhà thơ ra đi khỏi Huế nhà thơ không biết được đó lại là ngày cuối cùng và vĩnh viễn không thể quay lại thăm con người cảnh vật nơi đây được nữa Hàn Mạc Tử vẫn còn lưu luyến lắm cái cuộc đời này vậy mà số phận đưa đẩy làm sao để cho nhà thơ phải mắc một căn bệnh không thuốc chữa, để cho nó ngày ngày phá hoại cơ thể, nhà thơ phải chịu đau đớn Chính vì thế mà Hàn Mạc

Trang 2

Tử nhìn đâu cũng thấy chia ly cách xa Nhà thơ có nỗi sầu vạn kỉ Cù Huy Cận cũng đã từng thể hiện

sự chia ly qua hình ảnh:

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”

Cũng sầu đấy, chia ly đấy nhưng sao nó chưa trở thành bi kịch như câu thơ của hàn Mạc Tử được Nỗi buồn không chỉ lan tỏa trên bầu trời nơi mà ánh mắt của nhà thơ hướng tới để tìm sự hi vọng

mà nó còn lan tỏa khắp cảnh vật nơi đây Bởi

“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”

“ Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

Dòng nước kia như được nhân hóa cũng biết buồn giống y như thi sĩ vậy, tâm trạng không tốt thì nhìn đâu cũng thấy không vui Ta có thể cảm nhận được dòng nước kia lững lờ trôi chậm như thế nào để cho nỗi buồn của nhà thơ càng có chỗ chiếm đóng, càng dằn vặt nhà thơ nhiều hơn Cơn gió kia cũng không mạnh mẽ, không tươi mát không mang lại cảm giác xao xuyến cho con người

Nó chỉ khẽ lay hoa bắp bên sông Những từ “buồn thiu” , “khẽ” sao mà khiến cho người ta đau lòng đến thế

Trước dòng sông, bên bờ hoa bắp ấy lại xuất hiện con thuyền, bến cũ, trăng mờ:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Trang 3

Đại từ ai vang lên không biết rằng đó là thuyền của Hoàng Cúc của người dân xứ Huế hay của ai Hay đơn giản nhà thơ chỉ nói một cách bâng quơ như thế Chính sự bâng quơ ấy lại thể hiện được tâm trạng của nhà thơ Đó là một tâm trạng mơ hồ, khó tả, đau mà lại không đau, nhớ mà lại

thương, vui khi nhận được tấm bưu thiếp của Hoàng Cúc nhưng lại không vui vì hiện thực này Con thuyền ấy chắc cũng đi hết chặng đường của một ngày và nó đang nằm im trên bến đậu Chợt nghĩ đến nhà thơ sống cũng được gần nữa đời người mà giờ cũng trong trạng thái nằm im một chỗ Thế nhưng con thuyền kia chỉ nghỉ ngơi rồi sáng mai lại lên đường tiếp tục qua sông này sông khác còn Hàn Mạc Tử thì chỉ có một đời người vậy thôi Ánh trăng như in từng nét lờ mờ trên dòng sông ấy Một bức tranh nên thơ nên họa mà sao lại buồn man mác thế này!

Đặc biệt nhất, ấn tượng nhất, bi kịch nhất lại chính là câu thơ cuối cùng của khổ thơ này:

“Có chở trăng về kịp tối nay?”

Một câu hỏi tu từ vang lên mà không có lời giải đáp Từ “kịp” chính là từ mang đầy bi kịch Nhà thơ như lo lắng bối rối khi nghĩ không biết con thuyền kia có chở được ánh trăng về kịp tối nay Chở ánh trăng hay chính là trở người con gái kia đến kịp với nhà thơ Ông không tham lam gì cả mà ông chỉ

lo sợ rằng cái lưỡi hái tử thần có thể cướp ông đi khỏi thế gian này bất cứ lúc nào và điều ông mong muốn chỉ là gặp lại người xưa một lần thôi

Đoạn thơ kết thúc đem lại cho ta cảm xúc về tình cảm và cuộc đời của nhà thơ, Ai mà không thương xót cho số phận không may mắn ấy Khi người ta sắp phải rời xa cuộc đời này và họ còn quá trẻ vẫn còn hoài bão, vẫn còn tình yêu dang dở thì họ sẽ hiểu nhà thơ đã đau khổ như thế nào

Ngày đăng: 17/02/2016, 03:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w