Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang (Trang 27 - 37)

tỉnh Hà Giang.

2.1.2Điều kiện kinh tế xã hộ

2.1.2.1 Điều kiện kinh tế

Tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trung bình trong 3 năm 2001-2003 đạt 13.25%. Đặc biệt, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, từng bước khai thác và phát huy được lợi thế của cả vùng nội thị và ngoại thị. Trong đó, hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển nhanh và sâu rộng. Trên cơ sở những chính sách thông thoáng, cởi mở của thị xã, các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh ngày càng gia tăng.

Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, thị xã Hà Giang đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng nhiều công trình trên địa bàn. Qua đó làm thay đổi căn bản kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại hơn, tác động tích cực đến nếp sống văn minh đô thị của người dân. Hệ thống đường giao thông được kiên cố hóa đến trung tâm các xã; các công trình công cộng, công sở, trường học, trạm xá được xây dựng kiên cố, khang trang hơn. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cũng có nhiều tiến bộ, nhất là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh các loại cây trồng có năng suất, hiệu quả cao và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Ngoài việc tăng cường công tác khuyến

nông, khuyến lâm, thị xã còn tích cực mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, thâm canh lúa, ngô và tổ chức nhiều mô hình trình diễn cho bà con nông dân.

Về công nghiệp :

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định với giá sản trị sản xuất năm 2001 là 8.16 tỷ đồng, đến năm 2003 tăng lên đạt 12.78 tỷ đồng. Thị xã đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường, thu hút và giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Hà Giang được thể hiện trong biểu đồ sau:

Hình 2.1: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành 2002- 2006 132416 161035 156567 171106 212756 0 50000 100000 150000 200000 250000 2002 2003 2004 2005 2006

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành (triệu đồng)

Giá trị sản xuất công nghiệp

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2007

Nhìn vào biểu đồ ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã phát triển khá nhanh và ổn định qua các năm. Những năm gần đây nhờ sự quan tâm và đầu tư phát triển của nhà nước mà ngành công nghiệp theo thành phần kinh tế ở trên

có thể thấy tốc độ tăng trưởng của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh rất lớn. Năm 2004, giá trị sản xuất của thành phần kinh tế này tăng 4.3 lần so với năm 2002, năm 2006 tăng 10.6 lần so với năm 2002 và năm 2006 thì tăng 2.4 lần so với năm 2004.

Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã cũng đã những bước tăng trưởng đáng kể. Theo như hình 2.2, ta có thể thấy là sản lượng nông nghiệp đang được gia tăng với tốc độ tương đối ổn định. Mà trong đó, nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng này chính là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh các loại cây trồng có năng suất, hiệu quả cao và có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Ngoài việc tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, thị xã còn tích cực mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, thâm canh lúa, ngô và tổ chức nhiều mô hình trình diễn cho bà con nông dân.

Hình 2.2: Biểu đồ giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành 2002- 2006

749697 840552 960931 960931 1105608 1244113 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 2002 2003 2004 2005 2006

Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành (triệu đồng)

Giá trị sản xuất nông nghiệp

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2007

Hình 2.3: Biểu đồ giá trị sản xuất nông nghiệp theo cơ cấu năm 2006

Biểu đồ giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo cơ cấu năm 2006

75.6%

24% 0.40%

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2007

Các loại cây trồng chính trên địa bàn bao gồm cây lương thực có hạt như lúa, ngô, các loại cây rau màu, cây công nghiệp như: mía, bông, lạc, đậu tương.

Trong cơ cấu ngành thì trồng trọt là ngành chủ yếu đóng góp vào giá trị sản xuất nông nghiệp của thị xã. Ngành dịch vụ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (chỉ 0.4%) trong tổng giá trị đóng góp của ngành, tuy nhiên đây lại là yếu tố để đảm bảo sự phát triển bền vững cho các ngành khác, vì thế mà thị xã cần phải có các biện pháp để khuyến khích và làm gia tăng sự đóng góp của ngành này trong tổng cơ cấu đóng góp giá trị kinh tế của ngành nông nghiệp.

Du lịch

Được thiên nhiên ưu đãi, Hà Giang có nhiều cảnh quan tự nhiên và núi non hùng vĩ. Không những thế Hà Giang còn là nơi lưu giữ nhiều sản phẩm văn hoá đặc sắc truyền thống từ rất lâu đời của hơn 20 dân tộc anh em, có chợ tình Khau Vai, có nhiều di tích lịch sử: động tiên, cổng trời Quản Bạ, đặc biệt có khu di chỉ khảo cổ học Đồi Thông nằm ngay trong lòng thị xã . Nơi đây đã tìm thấy hàng ngàn di vật từ thời tiền sử và được xác định là một trong những vùng văn hoá sớm nhất của Việt Nam. Đến với Hà Giang, du khách sẽ được thấy những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hoá độc đáo của đồng bào miền núi, được tham dự những phiên chợ vùng cao, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng nhưng đầy thơ mộng.

Cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ tiếp giáp với tỉnh Vân Nam Trung Quốc hàng năm cũng thu hút vài chục nghìn khách tới tham quan, du lịch. Cũng nhằm phát huy thế mạnh của tỉnh nhà, những năm gần đây Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển ngành du lịch bằng việc đa dạng hoá các loại hình du lịch như du lịch sinh thái: leo núi, tham quan hang động, du lịch văn hoá, đa dạng hoá hình thức đầu tư, nhà nước và các doanh nghiệp cùng đầu tư xây dựng.

Thị xã Hà Giang sẽ là nơi dừng chân của du khách khi đến với tất cả các điểm du lịch của Hà Giang. Vì vậy, trong thời gian qua Hà Giang đã tập trung đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cho thị xã Hà Giang có nhiệm vụ cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường- một việc làm rất có ý nghĩa, không chỉ đối với cuộc sống của người dân đô thị mà còn rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch của Hà Giang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2.2 Điều kiện hạ tầng xã hội

Dân số

Thị xã Hà Giang bao gồm 8 đơn vị hành chính: 3 xã ngoại thị và 5 phường nội thị; với diện tích đất tự nhiên là 134.04 km2 . Dân số tính đến tháng 12/ 2007 là 45653 người, gồm 17 dân tộc anh em sinh sống, trong đó: dân tộc Kinh chiếm 61.08%; dân tộc Tày chiếm 27.53%; dân tộc Dao chiếm 5.52%; dân tộc Hoa chiếm 2.31%; còn lại các dân tộc khác như: Nùng, HMông, Sán Chay, Pố Y. Mật độ dân số trung bình là 335người/ km2.

Các vấn đề về lao động, việc làm

Giống với nhiều địa phương khác, nhân dân thị xã Hà Giang cũng có nhiều phương thức làm ăn, sinh sống khác nhau, nghề nghiệp rất đa dạng. Mặt khác khu vực điều tra khảo sát là khu vực trung tâm của thị xã nên đây là khu vực tập trung nhiều lao động có trình độ cao, được đào tạo bài bản. Số cán bộ công chức, bộ đội, giáo viên, công an chiếm ở đây chiếm đến 46%.

Hình 2.4: Biểu đồ về cơ cấu lao động của thị xã Hà Giang năm 2008

46%6.67% 4% 6.67% 4% 14% 1% 28.33% 0% 10% 20% 30% 40% 50%

Biểu đồ về cơ cấu lao động của thị xã Hà Giang năm 2008

Cán bộ, công chức giáo viên, bộ đội, công an Nghỉ hưu, mất sức Ở nhà hoặc không có việc làm

Kinh doanh dịch vụ Giám đốc, chủ doanh nghiệp

Công nhân, lái xe, thợ thủ công, nghề tự do

Nguồn: Điều tra Kinh tế- xã hội thị xã Hà Giang 2008

Một lực lượng lao động khác cũng chiếm tỷ lệ khá lớn (28%) ở khu vực nghiên cứu đó là những lao động không đòi hỏi trình độ cao, hoặc không qua đào tạo hoặc chỉ đào tạo ở mức đơn giản. Nằm trong nhóm này bao gồm công nhân, lái xe, thợ thủ công.Đặc biệt, những người làm nghề tự do lại chiếm ưu thế trong nhóm này. Nhóm những người làm nghề tự do là những người hay thay đổi công việc, làm nhiều nghề khác nhau từ cắt tóc, gội đầu, xe ôm đến buôn bán. Những người này thường không muốn nói chính xác công việc họ đang làm và thường khai là làm nghề tự do.

Nếu tách riêng số lượng lao động là công nhân, thợ thủ công thì số lượng này không lớn. Điều này phản ánh hiện trạng công nghiệp trên địa bàn thị xã chưa thực sự phát triển, có rất ít các nhà máy, xí nghiệp vì vậy cơ cấu lao động trong lĩnh vực này còn thấp. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khoảng 14%. Đây là khu vực kinh doanh tương đối ổn định, thường là các đơn vị kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn hoặc các chủ cửa hàng lớn.

Nhóm những người nghỉ hưu, nghỉ mất sức chiếm khoảng 7%. Những người này thường có nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động xã hội tại phường xã, và tổ dân phố khu vực mình sinh sống.

Các vấn đề về nghèo đói.

Tiêu chuẩn nghèo của Bộ lao động thương binh xã hội năm 2005 (Molissa) được áp dụng và kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn dân cư trong khu vực khảo sát có mức sống khá (50%). Mức trung bình có 32% và số hộ giàu là 16%. Số hộ nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ (2%) không đáng kể. Từ những quan sát thực tế dưới hiện trường, các cán bộ trong đoàn khảo sát đánh giá kết quả khảo sát khá chính xác, phản ánh tương đối trung thực tình hình kinh tế của người dân trong khu vực dự án. Và khu vực dự án là khu vực trung tâm của thị xã Hà Giang, nơi tập trung đông nhất các khối cơ quan của tỉnh, thị xã, các hoạt động thương mại, dịch vụ cũng sôi động nhất vì vậy dân cư ở khu vực này thường là cán bộ công chức, có trình độ cao, có công việc ổn định, thu nhập tốt hoặc nếu là những người dân bình thường thì họ cũng có nhiều cơ hội trong việc làm ăn, buôn bán vì vậy hầu hết các gia đình trong khu vực này đều có đời sống ổn định và kinh tế khá giả.

Hình 2.5: Biểu đồ về tỷ lệ giàu nghèo tại thị xã Hà Giang năm 2008

16% 50% 50% 32% 2% 0% 10% 20% 30% 40% 50%

Hộ giàu Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo

Biểu đồ về tỷ lệ giàu nghèo tại thị xã Hà Giang năm 2008

Nguồn: Điều tra Kinh tế- xã hội thị xã Hà Giang 2008

Hiện trạng hạ tầng xã hội

Hiện trạng hạ tầng xã hội tại thị xã Hà Giang nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu về nhà ở, dịch vụ công cộng, văn hoá thể thao đặc biệt là các khu cây xanh, vườn hoa, vui chơi giải trí. Quy mô các công trình còn nhỏ hẹp và chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ.

Công trình y tế: Tại thị xã Hà Giang đã hình thành mạng lưới y tế bao gồm bệnh viện tỉnh Hà Giang với quy mô 200 giường, phòng khám đa khoa, trạm sốt rét, trạm vệ sinh dịch tễ và mạng lưới trạm xá ở các xã, phường (Bao gồm 7 trạm xá với 20 giường). Các cơ sở đã được xây dựng kiên cố đủ đáp ứng yêu cầu phục vụ cho nhân dân.

Công trình giáo dục: Trường cao đẳng sư phạm, trường Đảng (Trường hành chính tỉnh) đã xây dựng mới từ 3 đến 4 tầng. Hệ thống giáo dục phổ thông tại thị xã Hà Giang có trường phổ thông trung học nội trú cho học sinh vùng cao có 263 học sinh, trường phổ thông trung học Lê Hồng Phong có 1,272 học sinh, xây dựng 3 tầng, 4 trường trung học cơ sở, 4 trường trung học cơ sở kết hợp với

tiểu học, 9 trường tiểu học với 5,215 học sinh tiểu học và 2,798 học sinh trung học cơ sở. Các trường được xây dựng kiên cố và phân bố theo phường xã. Ngoài ra còn có 5 nhà trẻ mẫu giáo các cơ sở đã được xây dựng khang trang.

Công trình văn hóa: Có nhà văn hóa thiếu nhi, bảo tàng tỉnh, rạp 19-5, thư viện tỉnh, cửa hàng sách và các dịch vụ văn hóa khác. Các cơ sở hầu hết được xây dựng mới kiên cố. Di tích cảnh quan có đền Mẫu di tích lịch sử, khu thành cũ xây ngầm dưới đồi thông, khu Chum vàng Chum bạc di tích thắng cảnh. Giếng Tiên, khu du lịch Hồ Noong, công viên nước Hà Phương, khu du lịch núi Mỏ Neo.

Công trình thể dục thể thao: Có sân vận động thị xã, ngoài ra còn có sân nhỏ ở các trường học, hệ thống kỹ thuật của sân chưa đảm bảo yêu cầu sân vận động trung tâm của tỉnh.

Công trình thương mại dịch vụ: Các công trình gồm có chợ Hà Giang diện tích đất hơn 1ha xây 03 tầng, nhà khách UBNN tỉnh (Khách sạn Yên Biên) quy mô xây 4 tầng, cửa hàng bách hóa trên 500m2 sàn xây mái bằng. Bưu điện tỉnh đã xây dựng mới cao tầng, cửa hàng dịch vụ tổng hợp đang cải tạo thành khách sạn. Ngoài ra còn có nhiều khách sạn tư nhân. Các công trình dịch vụ khác như nhà hàng, nơi vui chơi giải trí đang hình thành do các doanh nghiệp và tư nhân đầu tư, tập trung ở các đường phố chính và khu vực bến xe (Bến xe khách diện tích 15,000 m2 ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công trình cơ quan hành chính: Các cơ quan hành chính cơ bản đã hình thành và xây dựng khang trang, chủ yếu tập trung ở phố trung tâm (Bờ Tây sông Lô). Các công trình cơ quan khác nằm ở phía Đông sông Lô và 1 số cơ quan nằm rải rác trong thị xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang (Trang 27 - 37)