Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh giao nhận vận tải lẻ , công ty Vinalink
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
o0o
NGUYỄN DUY MINH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG LẺ CỦA CÔNG TY
VINALINK
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2002
Trang 2MỤC LỤC
o0o
LỜI MỞ ĐẦU 01
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 04
1.1 CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 04
1.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH 05
1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh 05
1.2.1.1 Ở cấp độ toàn nền kinh tế quốc dân 06
1.2.1.2 Ở cấp độ ngành/ công ty 07
1.2.2 Chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành 08
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG LẺ CỦA CÔNG TY VINALINK 13
2.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÀNH VẬN CHUYỂN HÀNG LẺ (LCL) 13
2.1.1 Vai trò của vận chuyển hàng lẻ trong nền kinh tế .13
2.1.2 Tiềm năng của ngành vận chuyển hàng lẻ 17
2.1.3 Quy trình công nghệ của vận chuyển hàng lẻ 18
2.2 THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN VẬN TẢI TẠI TP HCM 19
2.2.1 Tình hình chung 19
2.2.2 Tình hình cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng lẻ tại TP HCM 19
2.2.2.1 Thị trường vận chuyển hàng lẻ 19
2.2.2.2 Nhân sự 21
2.2.2.3 Dịch vụ hỗ trợ 21
2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ CÔNG TY GIAO NHẬN VẬN TẢI DẪN ĐẦU TẠI THỊ TRƯỜNG TP.HCM 22
2.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh 22
Trang 32.3.1.1 Số lượng các công ty mới tham gia vào ngành 22
2.3.1.2 Sự có mặt của các sản phẩm thay thế 24
2.3.1.3 Vị thế đàm phán của bên cung ứng 25
2.3.1.4 Vị thế đàm phán của bên tiếp nhận 25
2.3.1.5 Khả năng cạnh tranh của các công ty giao nhận vận tải 26
2.3.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của các công ty giao nhận vận tải 28
2.3.3 Ưu điểm và tồn tại về năng lực cạnh tranh của 5 NVOCC Consolidator 34
2.3.3.1 Ưu điểm 34
2.3.3.2 Tồn tại 35
CHƯƠNG 3 : ĐÓNG GÓP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH GIAO NHẬN VẬN TẢI CỦA CÔNG TY VINALINK .37
3.1 QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 37
3.1.1 Quan điểm 1: Ưu tiên phát triển các tổ chức giao nhận trong nước 37
3.1.2 Quan điểm 2: Không ngừng nâng cao chất lượng giao nhận vận tải 38
3.1.3 Quan điểm 3: Coi trọng nhu cầu của khách hàng trong giao nhận vận tải 38
3.2 MỤC TIÊU THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 39
3.2.1 Xu hướng phát triển hàng lẻ ở Việt Nam và thế giới 39
3.2.2 Xu hướng về phát triển sản phẩm 40
3.3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY GIAO NHẬN VẬN TẢI VINALINK 41
3.3.1 Giải pháp 1 : Đầu tư xây dựng hệ thống vận chuyển hàng lẻ trực tiếp, không chuyển tải qua Singapore 41
3.3.1.1 Nội dung 41
3.3.1.2 Biện pháp thực hiện 41
3.3.1.3 Điều kiện thực hiện 43
Trang 43.3.1.4 Hiệu quả thực hiện 44
3.3.2 Giải pháp 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu 44
3.3.2.1 Nội dung 44
3.3.2.2 Biện pháp thực hiện 45
3.3.2.3 Điều kiện thực hiện 47
3.3.2.4 Hiệu quả thực hiện 47
3.3.3 Giải pháp 3: Thực hiện hệ thống quản trị chất lượng trong dịch vụ vận chuyển hàng hóa theo ISO 9002 48 3.3.3.1 Nội dung giải pháp 48
3.3.3.2 Biện pháp thực hiện 48
3.3.3.3 Điều kiện thực hiện 48
3.3.3.4 Hiệu quả thực hiện 49
3.3.4 Giải pháp 4: Đào tạo nguồn nhân lực 50
3.3.4.1 Nội dung giải pháp 50
3.3.4.2 Biện pháp thực hiện 50
3.3.4.3 Điều kiện thực hiện giải pháp 50
3.3.4.4 Hiệu quả của giải pháp 51
3.4 KIẾN NGHỊ 52
3.4.1 Đối với Nhà nước 52
3.4.2 Đối với các doanh nghiệp giao nhận vận chuyển hàng lẻ 52
Kết luận 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHỤ LỤC
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây thật sự sôi động
Cạnh tranh trong các ngành kinh tế diễn ra gay gắt và quyết liệt Hoạt động giao
nhận xuất nhập khẩu ở Việt Nam còn trong giai đoạn hết sức non trẻ cũng chứa
đựng trong mình nó sự xung đột âm ỉ của các doanh nghiệp trong ngành
Các doanh nghiệp giao nhận vận tải trên địa bàn TP HCM hết sức phong
phú về số lượng và đa dạng về chất lượng Có doanh nghiệp giao nhận là của tư
nhân, có doanh nghiệp là của các tổ chức nước ngoài, có doanh nghiệp là của nhà
nước, cũng có doanh nghiệp là liên doanh hay cổ phần Dù thuộc bất kỳ thành
phần kinh tế nào, các doanh nghiệp giao nhận nào cũng không hề lơ là cho việc
phát triển thị phần của mình Có nhiều doanh nghiệp ra đời, rồi lớn mạnh rất
nhanh và trưởng thành thật sự, có doanh nghiệp lại gục ngã ngay giữa vinh quang
trên thị trường bởi quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hà khắc
Bản thân người nghiên cứu đề tài đã và đang công tác trong ngành giao
nhận vận tải đã chứng kiến nhiều sự xuất hiện và ra đi như thế Có trực tiếp trong
ngành mới thấy hết sự nghiệt ngã của thị trường Nhằm góp chút tiếng nói vào
quá trình phát triển của ngành, của các doanh nghiệp trong ngành, tôi đã chọn đề
tài nghiên cứu: "Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh giao nhận vận tải
hàng lẻ của công ty Vinalink "
Đề tài là kết quả của quá trình tích lũy kiến thức kinh tế học trong suốt
thời gian 3 năm của khóa Cao học Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học kinh tế
Thành Phố Hồ Chí Minh và 5 năm kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công
tác tại công ty VINATRANS và sau đó là VINALINK Bằng sự kết nối kinh
nghiệm và lý thuyết cộng với những lý luận phân tích tình hình cạnh tranh trong
ngành giao nhận, tác giả đã nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của các công ty trong ngành Cơ sở lý luận của vấn đề là cạnh tranh –
một quy luật hoạt động của kinh tế thị trường – đồng thời xuất phát từ hiện trạng
của ngành giao nhận vận tải hàng lẻ ; kết hợp so sánh, đánh giá thực trạng của
việc giao nhận vận tải hàng lẻ trong nước Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nhằm góp
phần nâng cao vai trò và hiệu quả của ngành giao nhận vận tải hàng lẻ trong
nước
Trang 6• Phương pháp nghiên cứu :
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong trong luận văn là
phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử ; phương pháp thống kê ; phân
tích hệ thống và phân tích so sánh
- Thu thập thông tin : Có được từ đội ngũ nhân viên Marketing, tìm hiểu
qua phỏng vấn trực tiếp các cơ quan chức năng như : cảng Sài Gòn, Tân
Cảng, Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam
- Xử lý, phân tích thông tin : kết hợp khảo sát và phân tích số liệu, các
biến số thu được qua nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu : kết hợp các số liệu thống kê về sản lượng doanh
thu, tốc độ tăng trưởng … được biểu hiện trên các bảng, sơ đồ hình trụ
và các ma trận
• Đối tượng nghiên cứu :
Chủ yếu là công ty Vinalink và một số Công ty giao nhận vận tải hàng đầu
trong lĩnh vực vận tải hàng lẻ, một phương thức vận tải mới
• Giới hạn nghiên cứu :
Từ thực tiễn hoạt động trong ngành, việc nghiên cứu được giới hạn ở lĩnh
vực vận tải hàng lẻ, trong phạm vi khu vực TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai
(chủ yếu là ở Thành Phố Hồ Chí Minh)
• Kết cấu luận văn :
Gồm 3 Chương :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 2 : Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh giao nhận vận tải hàng lẻ
của công ty Vinalink Chương 3 : Đóng góp một số giải pháp nâng cao năng lực canh tranh giao
nhận vận tải hàng lẻ của công ty Vinalink
Vì trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài chắc chắn không tránh
khỏi có những thiếu sót nhất định
Kính mong nhận được sự góp ý của các Quý Thầy Cô trong Hội đồng đánh
giá luận văn
Xin chân thành cảm ơn
Trang 7CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Kinh tế thị trường là một hình thái trong phát triển kinh tế xã hội Trong
đó, các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua
mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và thái độ cư xử của từng chủ thể kinh
tế là nhằm hướng vào việc tìm kiếm lợi ích cho chính mình theo sự dẫn dắt của
giá cả thị trường
Nói kinh tế thị trường là nói nền kinh tế vận động chủ yếu theo cơ chế thị
trường Đó là hình thức tổ chức kinh tế mà trong đó cá nhân người tiêu dùng và
nhà kinh doanh tác động qua lại lẫn nhau trên thị trường để xác định ba vấn đề
trọng tâm của tổ chức kinh tế : Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản
xuất cho ai?
Giá cả thị trường, cung cầu hàng hóa và cạnh tranh là bốn bộ phận hợp
thành cơ chế thị trường Các bộ phận này có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó,
giá cả là cái nhân của thị trường, cung cầu là trung tâm và cạnh tranh là linh hồn
và sức sống của thị trường
Sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến cạnh
tranh Cạnh tranh là một trong những đặc trưng của kinh tế thị trường Cạnh tranh
là giành giật những điều kiện thuận lợi để chiếm ưu thế trong sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm, là sự đua tranh giữa các thành viên tham gia kinh tế thị trường
Kiểu đua tranh này khác với cuộc đua để đạt một giải thưởng Nếu đua
tranh để đoạt một giải thưởng là cuộc đua tranh một lần thì cuộc đua tranh trong
kinh tế thị trường diễn ra liên tục Ở đây, người tham gia trong cuộc tranh đua này
không được phép dừng lại Họ luôn phải tiến về phía trước để chiến thắng người
đứng sau
Trang 8Trong cạnh tranh, mọi người đều chịu sự chi phối kiểm soát của xã hội
Người nào đưa ra kết luận sai lầm sẽ bị thua lỗ và người khác hưởng lợi Vì thế,
mỗi người cần phải cân nhắc, tính toán thận trọng
Lịch sử kinh doanh trên thế giới đã từng chứng kiến không ít người gia
nhập làng kinh doanh từ một số vốn ít ỏi, nhưng đã nhanh chóng thành đạt, đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác nhờ có chiến lược cạnh tranh hiệu quả Tuy
nhiên, sự nghiệt ngã của thị trường cũng đã ngốn mất tài sản, vốn liếng của nhiều
người nhảy vào kinh doanh mà không lường hết sự khốc liệt của cạnh tranh trong
kinh tế thị trường, trong đó có cả những người đã từng vang bóng một thời
Ở nước ta, từ khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị
trường, các doanh nghiệp đã bắt đầu phân cực Một số thích ứng với cơ chế mới,
xây dựng chiến lược cạnh tranh đúng đắn đã nhanh chóng phất lên Ngược lại
nhiều người đã trở nên lúng túng, không tìm được lối ra, dẫn đến làm ăn ngày
càng thua lỗ
Kinh tế thị trường là tính tới lợi ích, lợi ích đó đạt được qua cạnh tranh
Không có cạnh tranh, động lực hoạt động của kinh tế thị trường bị tiêu diệt Chính
vì vậy, kinh tế thị trường với đặc trưng cạnh tranh, có thể nói là một công nghệ
hiện đại để phát triển kinh tế trong thời nay
1.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
Thuật ngữ năng lực cạnh được sử dụng rất rộng rãi trong giao tiếp hàng
ngày, trong sách báo chuyên môn , cũng như trên các phương tiện thông tin đại
chúng của các nhà kinh doanh, các chuyên gia kinh tế, các chính khách…
Đặc biệt là thời gian gần đây, khi nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu khác
thường (tăng trưởng chậm, thiểu phát, đầu tư giảm sút…) mà một trong những
nguyên nhân đó là do hàng hóa nước ta kém sức cạnh tranh trên thị trường trong
và ngoài nước
Năm 1999, Việt Nam đứng thứ 48 trong số 59 quốc gia trên thế giới được
xếp hạng về sức cạnh tranh của thị trường
Trang 9Bảng 1: Vị thế cạnh tranh của thị trường các quốc gia Đông Nam Á năm 1999
STT Quốc gia Xếp hạng Ghi chú
Nguồn: Tạp chí diễn đàn kinh tế thế giới 1999
Có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực cạnh tranh Theo nghĩa hẹp, thì
năng lực cạnh tranh thể hiện qua các chỉ số về tỷ giá thực và trong mối quan hệ
thương mại Theo nghĩa rộng hơn, thì năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất
hàng hóa dịch vụ đủ sức đáp ứng đòi hỏi của cạnh tranh và đảm bảo mức sống
cao cho công dân
Có thể xem xét năng lực cạnh tranh ở hai cấp độ:
1.2.1.1 Ở cấp độ toàn nền kinh tế quốc dân:
Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức
tăng trưởng cao, được xác định qua các yếu tố như: chính sách mở cửa nền kinh
tế, vai trò hoạt động của Chính phủ, các yếu tố luật pháp, thể chế, các yếu tố tài
chính và công nghệ, các yếu tố quản lý nguồn nhân lực và lao động…
Việt Nam với chính sách đổi mới, động viên nguồn lực trong nước và nước
ngoài, đã làm nền kinh tế quốc dân liên tục tăng trưởng cao : GDP bình quân đạt
8,3% suốt 7 năm gần đây (trừ năm 1998 là 5,8% do ảnh hưởng của khủng hoảng);
lạm phát dưới 10%, mức sống nhân dân được nâng cao (tăng 2,45 lần so với năm
1993), xuất khẩu 10 năm (1991-1999) đạt 54,3 tỷ USD, đáp ứng 3/4 nhu cầu nhập
khẩu
Điều đó chứng tỏ trong thời gian qua kinh tế Việt Nam có sức cạnh tranh
trong khu vực
Trang 10Tuy nhiên, xét trong dài hạn, yếu tố cơ bản để nâng cao mức sống của một
đất nước - theo M.E Porter, giáo sư nổi tiếng về chiến lược cạnh tranh ở Đại học
Havard - Hoa Kỳ, thì chỉ số năng suất mới là chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh
của một quốc gia và các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh thể hiện ở mô hình
"khối kim cương các lợi thế cạnh tranh" của M.Porter
Hình 1: Khối kim cương các lợi thế cạnh tranh
Vấn đề là yếu tố nào trong nền kinh tế quốc dân - với tư cách là nền
móng, chỗ dựa của công ty - giữ vai trò quyết định Vì chỉ số năng suất, đến lượt
nó, phụ thuộc vào trình độ phát triển và tính năng động của các công ty, cho phép
các công ty sáng tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh trên một lĩnh vực cụ thể
Chiến lược, cơ cấu của công ty và đối thủ cạnh
tranh
Các ngành hổ trợ và các ngành liên quan
Các điều kiện về
nhân tố sản xuất Các điều kiện về cầu
1.2.1.2 Ở cấp độ ngành/ công ty
Theo quan điểm lý thuyết thương mại truyền thống, năng lực cạnh tranh
của sản phẩm ở cấp độ ngành/ công ty được xem xét qua lợi thế so sánh về chi
phí sản xuất và năng suất Vì chi phí các yếu tố sản xuất thấp vẫn được coi là
điều kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh
Trang 11Nhiều sản phẩm ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay được đánh giá là
không có khả năng cạnh tranh do công nghệ lạc hậu, quản lý kém, lại được bảo
hộ quá mức như : đường, xi măng, thép xây dựng…
Tính cạnh tranh của ngành/ công ty còn được xem xét theo quan điểm tổng
hợp Đó là việc tạo ra và duy trì lợi nhuận và thị phần trên thị trường Các chỉ số
đánh giá là : năng suất, công nghệ, chất lượng, sự khác biệt sản phẩm…
Và cuối cùng, theo quan điểm quản trị chiến lược, M.Porter phân tích rằng:
Đối với mỗi ngành, dù là trong hay ngoài nước, năng lực cạnh tranh chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố thể hiện qua mô hình sau:
Hình 2: Các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh
Số lượng các công ty mới tham gia vào ngành
Sự có mặt hay thiếu vắng các sản phẩm thay thế
Vị thế đàm phán của bên tiếp nhận
1 Số lượng các công ty mới tham gia vào ngành:
Trong quá trình vận động của lực lượng thị trường, thường có những công
ty mới gia nhập thị trường và những công ty yếu hơn rút ra khỏi thị trường Chẳng
hạn từ khi xuất hiện các công ty liên doanh lớn như Coca-Cola, Pepsi… người ta
Trang 12đã không thấy đậm nét nhãn hiệu Tribeco một thời nổi tiếng trên thị trường nước
giải khát Việt Nam
Cạnh tranh sẽ loại bỏ những công ty yếu kém, không thích nghi với môi
trường, đồng thời làm tăng khả năng của một số công ty khác
Số lượng các công ty mới tham gia vào một ngành nhiều hay ít phụ thuộc
vào đặc điểm kỹ thuật của ngành và mức độ hấp dẫn của thị trường đó Mức độ
hấp dẫn càng cao, số lượng các công ty mới tham gia càng nhiều, tính cạnh tranh
càng quyết liệt
2 Sự có mặt (hay thiếu vắng) các sản phẩm thay thế:
Sản phẩm thay thế phần lớn là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ để tạo
ra những sản phẩm mới có cùng công năng, thay thế sản phẩm hiện tại Người ta
sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế khi giá cả của sản phẩm hiện tại quá
cao
Để đối phó lại, các doanh nghiệp tìm cách tạo ra những sản phẩm có chất
lượng khác biệt sản phẩm thay thế, hoặc làm tăng chi phí của khách hàng khi họ
chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế
Sự sẵn có của sản phẩm thay thế trên thị trường là mối đe dọa trực tiếp
đến khả năng phát triển và năng lực cạnh tranh của các công ty
Trường hợp thiếu vắng các sản phẩm thay thế, các sản phẩm hiện tại trở
nên luôn cần thiết đối với người sử dụng Để duy trì sự cần thiết đó, các công ty
cũng không ngừng hoàn thiện chất lượng, hạ thấp chi phí để bảo đảm khả năng
cạnh tranh hơn nữa
3 Vị thế đàm phán của bên cung ứng
Những người cung ứng cũng có sức mạnh đàm phán rất lớn Có nhiều cách
khác nhau là bên cung ứng có thể tác động vào khả năng thu lợi nhuận của
ngành Họ có thể nâng giá, hoặc giảm chất lượng những vật tư mà họ cung ứng,
hoặc thực hiện cả hai
Trang 13Khi nhà cung ứng là các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay đại đa số nguồn
vật tư, thiết bị chủ yếu thì khả năng tác động, đàm phán lớn hơn rất nhiều Năng
lực cạnh tranh trong ngành sẽ bị ảnh hưởng
4 Vị thế đàm phán của bên tiếp nhận
Vị thế của bên tiếp nhận - tức khách hàng - thể hiện ở chỗ họ có thể buộc
các nhà sản xuất phải giảm giá bán sản phẩm thông qua việc tiêu dùng ít hơn
hoặc đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn
Một trong những nhân tố làm tăng vị thế đàm phán của khách hàng là mức
độ tập trung Ở một lĩnh vực nào đó, càng có nhiều khách hàng thì sự cạnh tranh
giữa các công ty trong lĩnh vực này càng gay gắt
Xe gắn máy ở Việt Nam có mức độ tập trung khách hàng cao, làm cho các
hãng Honda, Suzuki, Yamaha, VMEP liên tục giảm giá trong thời gian gần đây
để cạnh tranh
5 Khả năng tranh đua của các công ty đang cạnh tranh
Tranh đua giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành là một trong những
yếu tố phản ánh bản chất của cạnh tranh Sự có mặt của các công ty cạnh tranh
chính trên thị trường và tình hình hoạt động của họ là lực lượng tác động trực tiếp,
mạnh mẽ và tức thì tới năng lực cạnh tranh của các công ty
Các công ty chính đóng vai trò chủ chốt, có khả năng chi phối và khống
chế thị trường Các công ty trong ngành cần phải nghiên cứu, đánh giá khả năng
cạnh tranh của các công ty chính, để xây dựng cho mình một chiến lược cạnh
tranh thích hợp với năng lực cạnh tranh chung của ngành
Các yếu tố trên đồng thời tạo nên môi trường cạnh tranh mà M.Porter gọi
là 5 lực lượng hay 5 áp lực cạnh tranh trên thị trường ngành Các áp lực này ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh trong ngành
Tóm lại ở cấp độ ngành, công ty, có 3 quan điểm về năng lực cạnh tranh :
+ Quan điểm của lý thuyết thương mại truyền thống : Xem xét năng lực
cạnh tranh qua lợi thế so sánh về chi phí và năng lực sản xuất
Trang 14+ Quan điểm tổng hợp: Xem xét năng lực cạnh tranh qua việc tạo ra và
duy trì lợi nhuận và thị phần trên thị trường
+ Quan điểm của M.Porter: Năng lực cạnh tranh chịu ảnh hưởng bởi 5 yếu
tố và trong môi trường cạnh tranh là 5 áp lực cạnh tranh
Những quan điểm trên, đặc biệt là của M Porter, về năng lực cạnh tranh
cả hai cấp độ: Quốc gia và Ngành, sẽ được vận dụng để phân tích, đánh giá, tìm
ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty trong ngành
1.2.2 CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TRONG NGÀNH
Để đo lường tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, ngoài các chỉ tiêu về
công suất máy móc thiết bị, năng suất lao động, sản lượng, lợi nhuận… người ta
còn tiến hành xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh
Ma trận hình ảnh cạnh tranh sẽ cho một cái nhìn toàn diện năng lực của
các công ty trong môi trường cạnh tranh trong ngành
Có 5 bước trong việc xây dựng một ma trận hình ảnh cạnh tranh:
• Bước 1 : Xác định các chỉ tiêu có vai trò quyết định trong việc nâng cao tính
cạnh tranh Ví dụ như chỉ tiêu: lợi thế về công nghệ, chất lượng sản phẩm, địa
bàn, thị phần, hoa hồng…
• Bước 2 : Phân loại mức độ quan trọng :
Từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi chỉ tiêu:
Việc phân loại này cho thấy tầm quan trọng của từng chỉ tiêu đối với hiệu
quả cạnh tranh của từng doanh nghiệp trong ngành Mức phân loại tầm quan
trọng được xác định thông qua sự nhất trí của các doanh nghiệp cạnh tranh, kết
hợp với đánh giá của đội ngũ nhân viên Marketing của một công ty mẫu được lựa
chọn
Các mức phân loại cho thấy cách thức mà theo đó, các chiến lược của công
ty ứng phó với mỗi nhân tố, với 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là trên mức trung bình, 2
là trung bình, 1 là kém
Trang 15• Bước 3 : Xác định tổng số điểm:
Bằng cách nhân mức độ quan trọng với từng phân loại của các chỉ tiêu
• Bước 4 : Cộng tổng số điểm của mức độ quan trọng:
Để xác định tổng số điểm quan trọng cho doanh nghiệp
• Bước 5 : Lập ma trân hình ảnh cạnh tranh
Bảng 2: Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Đơn vị cạnh tranh mẫu Đơn vị cạnh tranh 1 Đơn vị cạnh tranh 2
Chỉ tiêu Mức độ
quan trọng
Phân loại
Điểm quan trọng
Phân loại
Điểm quan trọng
Phân loại
Điểm quan trọng Liệt kê
Tóm lại, cạnh tranh là tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường Sự
tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, hay sự phát đạt của ngành, công ty phụ
thuộc vào sản phẩm của họ có hay không sức cạnh tranh trên thương trường
Phân tích thực trạng môi trường cạnh tranh để có những giải pháp nâng cao
tính cạnh tranh là công việc đầu tiên, cần thiết đối với các doanh nghiệp giao
nhận vận tải
Trang 16CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY VINALINK
2.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÀNH VẬN CHUYỂN HÀNG LẺ
2.1.1 VAI TRÒ CỦA VẬN CHUYỂN HÀNG LẺ TRONG NỀN KINH TẾ
Cùng với quá trình mở cửa hội nhập của nền kinh tế nước ta trong trên
dưới 25 năm gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở nên thường xuyên
và góp phần quan trọng vào quá trình sản xuất kinh doanh của đời sống xã hội
trong nước Xuất nhập khẩu có vai trò kích thích sản xuất, tạo việc làm, nâng cao
thu nhập và đời sống người dân Đi cùng với hoạt động xuất nhập khẩu có một
hoạt động cũng không thể thiếu và đóng vai trò hết sức quan trọng đó là vận
chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu Hoạt động vận chuyển hàng hóa xuất nhập
khẩu cả bằng đường biển và đường hàng không đã giúp hàng hóa trong nước ta
có thể bay đến mọi miền thế giới để trao đổi và mang về cho đất nước một lượng
hàng hóa khác hay ngoại tệ phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và phát
triển kinh tế trong nước
Trước kia, trước lúc ra đời hình thức vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng container, hoạt động vận tải hàng hóa chưa thật sự và lớn mạnh Khoảng
10năm gần đây, khi dịch dụ vận chuyển bằng container trở nên thông dụng trong
vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, hoạt động vận chuyển hàng hóa xuất nhập
khẩu đã có thể trở ngành một đối tượng có nhiều khía cạnh cần được nhiều
chuyên gia nghiên cứu quán triệt Có rất nhiều vấn đề trong vận chuyển hàng
hóa xuất nhập khẩu bằng container, nhưng dưới đây xin đề cập đến hình thức vận
tải này dưới quan điểm kinh tế kinh doanh
Vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu theo hình thức vận chuyển bằng
container gồm hai hình thức chính là: Vận chuyển hàng hóa nguyên container và
vận chuyển hàng lẻ
Trang 17FCL (Full Container Load): Là gửi hàng đóng nguyên một container,
thường là hàng của một chủ Khi chở hàng đóng container bằng tàu định chuyến
(tàu thường xuyên) theo phương thức FCL/FCL thì:
- Người gửi hàng (hoặc người giao nhận ủy thác của người gửi hàng)
yêu cầu người chuyên chở cung cấp vỏ container hoặc thuê vỏ container đưa về
kho của mình đóng hàng, mời cơ quan Hải quan kiểm hóa, kẹp chì, niêm phong
- Sau đó đưa đến giao cho người chuyên chở tại bãi container
(container yard - CY) của họ hoặc đưa đến bến cảng xếp tàu theo chỉ dẫn của họ
- Tiếp sau, hàng được chuyên chở đến cảng đích, người chuyên chở
đưa về bãi container của mình hoặc bãi cảng để giao cho người nhận hàng
- Người nhận hàng làm thủ tục Hải quan lấy hàng ra, nếu được Hải
quan chấp thuận thì đưa container nguyên niêm chì về kho bãi của mình hay của
người giao nhận, mời Hải quan kiểm hóa để lấy hàng ra
Như vậy, người chuyên chở chịu trách nhiệm từ khi nhận nguyên vẹn cho
đến khi giao nguyên vẹn container
Trách nhiệm ấy không chỉ bắt đầu khi nhận hàng lên tàu và kết thúc khi
dỡ hàng khỏi tàu như quy định của Quy tắc Hague mà còn mở rộng từ khi nhận
container vào CY hay bến cảng cho đến khi giao xong cho người nhận hàng tại
CY của mình bat bến cảng ở cảng đích
LCL (Less Container Load): Là gửi hàng lẻ, không đủ cho một container
vào chung một container, tức là container chung chủ do người chuyên chở gom
lại
Khi gửi hàng theo phương thức LCL/LCL thì:
- Người chuyên chở nhận các lô hàng lẻ vào trạm đóng hàng
(container freight station - CFS) của mình, đóng chung vào container, chịu chi phí
đóng hàng và xếp tàu, chở đến cảng đích
- Tại cảng đích, người chuyên chở bốc container lên, đưa về CFS của
mình, lấy hàng ra phân phối cho những người nhận hàng Chi phí do người
Trang 18chuyên chở chịu Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa do người nhận hàng đảm
nhiệm
- Trách nhiệm của người chuyên chở trong trường hợp này bắt đầu từ
khi nhận hàng lẻ vào CFS cho đến khi giao hàng cho những người nhận hàng tại
CFS cảng đích
Có trường hợp thực hiện phương thức FCL/LCL hay LCL/FCL, thường do
người giao nhận đảm nhiệm: nhận nguyên một container của chủ hàng rồi gửi
đến địa điểm đích chia lẻ cho nhiều người nhận hoặc gom hàng của nhiều chủ
hàng đóng chung một container gửi đến địa điểm đích giao cho một người nhận
hàng
Có hai hình thức gom hàng lẻ: gom hàng lẻ chuyển tải và và gom hàng lẻ
trực tiếp:
+ Gom hàng lẻ chuyển tải: Giống như quy trình nói trên qua Singapore
+ Gom hàng lẻ trực tiếp: Là gom hàng một lần gửi từ cảng đóng hàng trực
tiếp đến cảng dỡ hàng mà không cần qua cảng chuyển tải Điều kiện để thực
hiện việc gom hàng trực tiếp là phải gom được đủ hàng cùng đi đến cảng đó Nếu
công ty gom hàng không vượt qua được sản lượng hòa vốn trong container thì sẽ
bị lỗ
Lợi ích của việc vận chuyển hàng lẻ trực tiếp là:
+ Thời gian vận chuyển nhanh, ngang bằng với hình thức vận chuyển
nguyên conatiner
+ Nếu vượt qua được sản lượng hòa vốn trong container sẽ làm giảm chi
phí, tăng lợi nhuận
Vận chuyển hàng hàng lẻ là hình thức nhà vận tải hay các Công ty Gom
hàng chia nhỏ khoảng không gian trong container nguyên ra là từng mét khối để
bán lẻ lại cho những khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập
khẩu nhưng vì lợi ích kinh tế họ không thể thuê nguyên container để vận chuyển
hàng hóa của mình
Trang 19Hình thức vận chuyển hàng lẻ có cả trong vận tải đường biển và đường
hàng không có sử dụng container trong vận chuyển Hình thức hàng lẻ ra đời sau
hàng nguyên container một thời gian dài nhưng có tốc độ phát triển nhanh chóng
vì có những lợi thế tuyệt đối mà hình thức vận tải hàng nguyên container không
có được
Vai trò của vận tải hàng lẻ hết sức quan trọng vì các nguyên do sau:
Vận tải hàng lẻ là sản phẩm hữu ích đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khi
mới bắt đầu kinh doanh Điều này có thể được lý giải rằng các doanh nghiệp mới
khởi nghiệp thường có quy mô xuất hàng hóa không lớn, nhu cầu vận chuyển
hàng hóa một lần thường không sử dụng hết khoảng không gian của một
container loại nhỏ nhất 20’ là khoảng 23-25 mét khối hàng hóa Do vậy, sẽ là
không hiệu quả khi các doanh nghiệp này mua cước của cả một container để rồi
vận chuyển chỉ vài ba khối hàng hóa của mình
Từ chỗ tiết kiệm được chi phí khi mua cước hàng lẻ, các doanh nghiệp có
thể giảm giá thành sản phẩm xuất khẩu Từ đó tăng sức cạnh tranh về giá cho
hàng hóa của họ, thị phần thế giới của họ ngày càng lớn và nhu cầu xuất nhập
hàng hóa lại càng tăng từ đó quay lại góp phần phát triển tiếp tục dịch vụ vận
chuyển hàng lẻ
Cũng có một số loại hàng hóa có dung lượng hàng xuất hoặc nhập rất lớn
nhưng vì cường độ xuất không cao hoặc kích thước hàng hóa không lớn nên nhu
cầu thuê cả không gian của một container trong một lần xuất hoặc nhập là không
cần thiết
Thủ tục vận chuyển hàng lẻ ngày nay đã được các Công ty Gom hàng
thực hiện chuyên nghiệp và giảm giá thành rất thấp Chính vì thế mà hoạt động
này hết sức tiện lợi cho người xuất khẩu Người xuất khẩu có thể yên tâm về chất
lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển cũng như tính bảo đảm cho việc nhận
hàng của người nhận hàng
Vận chuyển hàng lẻ đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt
động xuất nhập khẩu của bất kỳ quốc gia nào Cùng với vận chuyển hàng nguyên
container, vận chuyển hàng lẻ đã đáp ứng được nhu cầu kinh doanh xuất nhập
Trang 20khẩu hết sức linh động và đa dạng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc
dân
2.1.2 TIỀM NĂNG CỦA NGÀNH VẬN CHUYỂN HÀNG LẺ
Ở Việt Nam, nghề giao nhận đã hình thành từ lâu Ở Miền Nam, trước
ngày giải phóng có những công ty giao nhận, phần lớn làm công việc khai quan
thuế vận tải đường bộ, nhưng manh mún, nhỏ bé, một số là đại lý của các hãng
giao nhận nước ngoài Ở Miền Bắc, từ năm 1956 đã có cơ quan chuyên làm giao
nhận, sau khi thống nhất đất nước, đưa tổ chức giao nhận vào một mối từ Bắc đến
Nam là Tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương Trong chế độ bao cấp,
phạm vi dịch vụ giao nhận còn hạn chế, những người giao nhận chủ yếu là lo giao
hàng xuất, nhận hàng nhập tại các cảng nước mình Sau Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ 6 (1986), trong cơ chế kinh tế đổi mới, mọi hoạt động thương mại bắt đầu
phát triển, nghề giao nhận do đó phát triển khá nhanh Các hoạt động giao nhận
mở rộng ra quốc tế, số lượng các công ty giao nhận tăng nhiều, trình độ nghề
nghiệp được nâng lên nhanh chóng Một số công ty đã tham gia FIATA (Vietrans,
Transimex, Vietfracht)
Tuy nhiên, có thể nói nghề giao nhận quốc tế đối với nước ta còn rất mới
mẻ, có nhiều vấn đề phải làm để nâng cao trình độ nghề nghiệp lên tầm quốc tế,
đưa giao nhận vào nề nếp, phục vụ tốt xuất nhập khẩu và các hoạt động kinh tế
đối ngoại khác
Kinh tế xã hội của nước ta trong những năm gần đây có những biểu hiện
thuận lợi cho sự phát triển của đất nước Xã hội ổn định, tốc độ phát triển kinh tế
cao Số liệu xuất khẩu trong những năm qua của đất nước chúng ta cho thấy tình
hình xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước
Trang 21Bảng 3 : Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam trong những năm qua
Nguồn: Niên giám thống kê, năm 2000
Việc gia nhập AFTA năm 2006 của Việt Nam cũng như Hiệp định thương
mại Việt Mỹ vừa được ký kết cũng hứa hẹn mở ra nhiều khả năng tốt cho hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong những năm tới Điều đó
cũng đồng nghĩa với nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cũng gia tăng
và vận chuyển hàng lẻ càng có cơ hội để khẳng định mình
2.1.3 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA VẬN CHUYỂN HÀNG LẺ
- Giai đoạn 1 : Công ty gom hàng (NVOCC consolidator) gom các lô
hàng của shipper về kho sau đó xếp vào container
- Giai đoạn 2 : Gửi container “gom” cho đại lý ở Singapore/ Hồng
Kông để:
+ Chia lẻ ra các final destination
+ Gom hàng lần thứ hai (từ nhiều nước khác gửi về)
+ Đóng các lô hàng lẻ đã gom lần lần thứ vào container
- Giai đoạn 3 : Đại lý ở Singapore gửi container gom lần thứ hai đến
cảng đích
- Giai đoạn 4 : Đại lý tại cảng đích giao hàng cho người nhận
(consignee)
Trang 222.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC CÔNG TY GOM HÀNG LẺ TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.2.1 TÌNH HÌNH CHUNG
Ngành vận chuyển hàng lẻ ra đời tại TP.HCM năm 1994, muộn hơn
Singapore 14 năm (Singapore đầu năm 1980) Hai năm sau ngành này đã xuất
hiện tại Hà Nội và 4 năm sau nữa đã xuất hiện tại Đà Nẵng Ngành này ra đời để
đáp ứng sự xuất hiện một nhu cầu vận chuyển mới trên thị trường vận chuyển
đường biển, đó là nhu cầu vận chuyển hàng ít hơn một container nhưng lại quá
nhiều nếu vận chuyển bằng đường hàng không
Vào năm 1994, chỉ có một số đại lý nước ngoài kinh doanh loại hình vận
chuyển này như Knehne Nagel, Panapilna, Safi, RAF và một công ty liên doanh
với cảng Sài Gòn là Philiorient Lines Càng ngày, do chính sách ưu tiên, kích
thích xuất khẩu của Đảng và Nhà nước, nhu cầu này ngành càng tăng Đến nay
đã có khoảng 500 công ty lớn nhỏ tham gia kinh doanh loại hình này
2.2.2 TÌNH HÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG LẺ TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ở lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng lẻ ở khu vực phía Nam chủ
yếu là Thành Phố Hồ Chí Minh hiện tại có 5 công ty đang hoạt động từ năm 1994
đến nay Đây là những công ty có hệ thống cung cấp dịch vụ hoàn thiện
1 CÔNG TY VINALINK : Với thương hiệu dịch vụ vận chuyển hàng
hàng lẻ là xí nghiệp vận tải Vinaconsol Đây là doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước, đến 9/1999 chuyển sang hình thức công ty cổ phần, có quy mô về cơ sở vật
chất, kho bãi lớn nhất hiện nay
2 CÔNG TY WEIXIN CARGO LTD., CO : Ra đời từ năm 1997, đây
là công ty tư nhân Công ty có những bước phát triển mạnh trong 3 năm gần đây
nhờ có những chiến lược đúng đắn đầu tư vào khách hàng trực tiếp
3 CÔNG TY VỸ THÀNH : Ra đời năm 1998, khi xuất hiện đã gây
tiếng vang lớn về giá cước rất cạnh tranh, kéo theo sự suy giảm giá cước hàng
loạt
Trang 234 CÔNG TY EVERICH: Đây là công ty ra đời sớm nhất để phục vụ
cho thị trường vận chuyển hàng hàng lẻ, có sự thuận lợi rất lớn về thương hiệu
nhưng không tổ chức được bộ phận chào hàng được tốt nên đã không giữ được sự
tăng trưởng như thời gian đầu
5 CÔNG TY MPI: Ra đời vào năm 1999 nhưng ký hợp đồng được một
đại lý ở Singapore có giá chuyền tải hàng hàng lẻ rất cạnh tranh Do có được
nhà thầu phụ tốt nên MPI đã có sự tăng trưởng thị phần nhanh chóng mặc dù xuất
hiện trên thị trường muộn hơn
2.2.2.1 THỊ TRƯỜNG VẬN CHUYỂN HÀNG LẺ
Có thể chia ngành vận chuyển hàng lẻ tại TP.HCM thành 2 khu vực
1 Khu vực hàng chỉ định (nominated shipment)
Khách hàng ở khu vực này hầu hết là các nhà máy sản xuất gia công hoặc
bán giá FOB nên phần vận chuyển đều do người mua ở nước ngoài chỉ định hãng
vận chuyển Vì thế các công ty được chỉ định đa số là đại lý của các hãng giao
nhận nước ngoài như Kuehne Nagel, Birkar, Panalpinal, Shenker, Geo Logistic,
KWE, Nippon Express… Thông thường, người mua ở nước nào sẽ chỉ định hãng
giao nhận ở nước họ hoặc các hãng giao nhận đa quốc gia Do khách hàng của
khu vực này thường là các nhà máy nên lượng hàng xuất rất lớn nhưng các công
ty giao nhận, công ty gom hàng lẻ Việt Nam không thể tấn công được vào khu
vực bất khả xâm phạm này được
2 Khu vực hàng tự do (freehand-shipment)
Khách hàng của khu vực này đa số là các cơ sở sản xuất nhỏ, shop bán
hàng cho khách du lịch và họ thường bán hàng theo giá CNF hoặc được người
mua ủy quyền gửi hàng Vì thế đây chính là mảnh đất màu mỡ của 5 Công ty
gom hàng dẫn đầu cùng khoảng gần 500 công ty nhỏ khác cạnh tranh với nhau
Sự cạnh tranh gay gắt ngày càng trở nên khốc liệt hơn và thị trường trở nên quá
nhỏ bé cho nhiều người Tuy nhiên , hầu hết hàng hàng lẻ thuôc khu vực hàng tự
do đều tập trung cho 5 công ty gom hàng lẻ lớn vì các công ty nhỏ còn lại không
có khả năng gom hàng nên đều phải sử dụng lại dịch vụ
Trang 242.2.2.2 NHÂN SỰ
Tổ chức dịch vụ vận chuyển gom hàng cần những nhân viên được đào tạo
cơ bản từ các trường Đại học Ngoại thương, Kinh tế, Hàng hải nhưng thực sự vẫn
chưa có một trường lớp đào tạo chuyên về loại hình dịch vụ này Hơn nữa, đây là
ngành dịch vụ nên việc đầu tư cho con người là việc quan trọng nhất để nâng cao
năng lực cạnh tranh
Ngoài việc các nhân viên cần được đào tạo tốt về nghiệp vụ cơ bản nhưng
đặc biệt đối với các nhân viên chào bán dịch vụ cần thiết phải được đào tạo
chuyên sâu các kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng Vấn đề này hiện nay
chưa được các công ty quan tâm đúng mức mà họ đang để mặc nhân viên tự đào
tạo nên dẫn đến chất lượng phục vụ khách hàng còn thấp và không chuyên
nghiệp
2.2.2.3 DỊCH VỤ HỖ TRƠï
Dịch vụ vận chuyển hàng hàng lẻ khu vực hàng tự do luôn đi kèm với
mảng dịch vụ hổ trợ Đó là các dịch vụ trước vận chuyển như thu xếp đi lấy hàng
về kho ,đóng gói, đóng kiện, thu xếp làm thủ tục kiểm dịch , kiểm tra văn hóa,
kiểm tra Hải quan hàng hóa Việc xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho
khách hàng cần được đầu tư về kho tàng, bến bãi, thiết bị nâng dỡ, xe tải… và con
người, chiếm khoảng đầu tư rất đáng kể Hiện nay số công ty tự cung cấp được
dịch vụ vận chuyển hàng hàng lẻ chỉ có một vài doanh nghiệp đầu tư vào mảng
dịch vụ này như Vinalink hoặc Weixin Còn các công ty khác thì đa số sử dụng lại
dịch vụ của các công ty chuyên về mảng cung cấp dịch vụ nội địa
Trang 252.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ
CÔNG TY GOM HÀNG LẺ DẪN ĐẦU TẠI THỊ TRƯỜNG TP.HCM
2.3.1 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
Các doanh nghiệp mới tiềm năng
Hình 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
2.3.1.1 SỐ LƯỢNG CÁC CÔNG TY MỚI THAM GIA VÀO NGÀNH
Trước năm 1986, hoạt động xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh có
đầu mối là công ty Vinalink (trước kia là Vinatrans) Thực tế cũng có một số công
ty lớn có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp và làm ủy thác cho các công ty
khác, nhưng nhìn chung các công ty dạng này không nhiều Nhưng từ năm 1986
trở lại đây, do Nhà nước thực hiện chính sách cải cách kinh tế theo hướng mở cửa
hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, nhiều công ty đã được phép thực hiện
Thế mặc cả
của các nhà
Tranh giành giữa các đối thủ cạnh tranh:
- Vinalink
- Weixin, MPI, Everich, Vỹ Thành
- Các công ty tư nhân nhỏ
- Các đại lý vận tải nước ngoài
- NVOCC ở Singapore, (nhà
cung cấp dịch vụ chuyển tại
tại Singapore)
- Feeder qua Singapore
- Dịch vụ kho CFS ở cảng
- Các công ty
Trang 26-hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp Cùng với sự ra đời của rất nhiều các công ty
xuất nhập khẩu là sự ra đời hàng loạt của các công ty giao nhận vận tải hàng lẻ
Số lượng các công ty này tại Thành Phố Hồ Chí Minh theo số liệu thống kê có
thể lên đến hơn 500 công ty Và hậu quả là làm cho giá dịch vụ vận tải giảm đi
một cách hết sức đáng kể Bảng sau đây cho thấy tình hình giá cước hàng lẻ trong
những năm gần đây trên địa bàn cả nước:
Bảng 4: Bảng tình hình giá cước hàng lẻ trong những năm gần đây
Nguồn: Báo cáo thống kê tại công ty VINALINK, năm 2001
Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chỉ trong vòng trên dưới 3 năm mà giá cước
hàng lẻ có những biến động hết sức đáng kể Tình hình cước chung là giá năm
2001 giảm đi chỉ còn bằng phân nửa giá của năm 1996 Chẳng những thế, càng
về sau, tốc độ giảm giá cước càng nhanh hơn trước đó Chẳng hạn giá cước đi
Nhật, từ năm 1996 giá cước là 95 USD/CBM đã giảm 20 USD xuống còn 75
USD/CBM, nhưng sau đó từ năm 1998 đến năm 2001 giá giảm thêm 40 USD
xuống chỉ còn 35 USD/CBM Điều này có thể được giải thích là sự ra đời ồ ạt của
các Công ty giao nhận vận tải hàng lẻ khiến cho tình hình cạnh tranh ngày càng
gay gắt Một số doanh nghiệp không có tầm nhìn chiến lược sẵn sàng hạ giá để
giành khách hàng bất chấp thiệt hại cho mà doanh nghiệp gây ra cho ngành giao
nhận nói chung
Trang 272.3.1.2 SỰ CÓ MẶT CỦA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ
(1) Vận chuyển hàng nguyên container : Hiện nay , dịch vụ vận
chuyển hàng nguyên container đang cạnh tranh mạnh với dịch vụ vận chuyển
hàng lẻ Đối với những tuyến vận tải ngắn, giá cước thấp, khách hàng sẽ ưa sử
dụng dịch vụ vận chuyển hàng nguyên container do tiết kiệm được thời gian vận
chuyển
(2) Vận chuyển hàng không : Ưu điểm là vận chuyển rất nhanh nhưng
có nhược điểm là giá cước cao Đối với những lô hàng nhỏ hơn 1 mét khối , dịch
vụ vận chuyển hàng không sẽ cạnh tranh mạnh với vận chuyển hàng lẻ
(3) Vận chuyển kết kợp đường biển và hàng không (sea-air) : Dịch
vụ này kết hợp giữa vận chuyển hàng hàng lẻ đến các địa điểm có ưu thế về giá
cước vận chuyển hàng không như Singapore hay Dubai Từ đó , hàng hóa sẽ
được thu xếp lên máy bay đến cảng đích Dịch vụ này kết hợp được hai ưu điểm
nhanh của vận chuyển đường hàng không và chi phí thấp của đường biển nhưng
nghiệp vụ này phức tạp và chưa có nhiều nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng dịch vụ
này
Nhìn chung, hiện nay yếu tố (1) có mức độ ảnh hưởng lớn đến khả năng
cạnh tranh của 5 công ty lớn Ta có thể thấy điều này qua bảng sau:
Bảng 5: Bảng giá cước hàng nguyên container và hàng lẻ một số tuyến
96-98 98-2000 2001 FCL LCL FCL LCL Hàng
nguyên container
Hàng lẻ
Nguồn: Báo cáo tổng hợp giá cước qua các năm tại cty VINALINK, năm 2001
Nhìn vào bảng giá, ta thấy chắc chắn rằng nếu khách hàng có nhu cầu vận
chuyển 3-4 khối hàng, họ sẽ sử dụng vận chuyển hàng nguyên container để vận
chuyển vì vận chuyển hàng nguyên container vì nhanh và an toàn hơn hàng lẻ
Trang 282.3.1.3 VỊ THẾ ĐÀM PHÁN CỦA BÊN CUNG ỨNG
Đối với các Công ty Gom hàng , mọi doanh nghiệp đều phải có một đại lý
ở Singapore cung cấp dịch vụ chuyển tải Đây là mắc xích quan trọng trong việc
cung cấp dịch vận chuyển hàng lẻ Mắc xích này chiếm 70% sự thành bại của
công ty Do đó sức ép của các đại lý cung cấp dịch vụ chuyển tải rất lớn, một sự
thay đổi về giá chuyển tải hoặc chất lượng dịch vụ của họ sẽ làm cho các doanh
nghiệp này ở TP.HCM giảm năng lực cạnh tranh ngay tức khắc
Thực tế cho thấy rằng, nếu các Công ty Gom hàng ở Việt Nam không có
nhiều hàng như thỏa thuận hoặc không cho thấy được sự lớn mạnh của mình, đại
lý chuyển tải sẽ cắt ngay hợp đồng để chuyển hợp đồng qua công ty khác có tiềm
năng hơn
Như vậy, duy trì hợp đồng với một đại lý mạnh, ổn định là mối quan tâm
để duy trì lợi thế cạnh tranh
2.3.1.4 VỊ THẾ ĐÀM PHÁN CỦA BÊN TIẾP NHẬN.
Bên tiếp nhận chính là khách hàng sử dụng dịch vụ hàng lẻ Có thể kể ra
các khách hàng này là những bộ phận sau đây:
- Đó là các công ty xuất nhập khẩu (chỉ đơn thuần kinh doanh chứ không
sản xuất)
- Cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu (thực phẩm chế biến, thủ công mỹ nghệ)
- Shop bán hàng mỹ nghệ cho khách du lịch nước ngoài (gỗ, sơn mài)
- Công ty sản xuất hàng xuất khẩu (may mặc, gốm sứ, mây tre)
- Khách hàng tư nhân, Việt kiều
Có thể chia các khách hàng nêu trên làm hai loại sau đây:
- Khách hàng trực tiếp : Là khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ vận chuyển
hàng lẻ với các doanh nghiệp giao nhận Đa số trong những khách hàng này
đều cần thêm dịch vụ hổ trợ về xuất khẩu như lấy hàng tận nhà, đóng kiện,
khai thuê Hải quan