tái chế chất thải xây dựng

59 2K 25
tái chế chất thải xây dựng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang 1 DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang 2 DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang 3 MỞ ĐẦU 1.Đặt vấn đề Từ xa xưa để phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người đó là nơi ở thì việc xây dựng đã ra đời. Tuy nhiên với trình độ và công cụ thời bấy giờ thì sự ảnh hưởng của quá trình xây dựng đến môi trường không đáng ngại. Bắt nhịp theo cuộc sống hiện đại, tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam đã và đang thay dần bộ mặt mới của nước nhà. Kéo theo sự phát triển là nhu cầu chung của xã hội hiện đại. Việc xây dựng, tu bổ các công trình kiến trúc công cộng cho đến nhà cửa người dân, cầu đường, thủy lợi đều đòi hỏi có sự tham gia tích cực của bộ phận xây dựng. Nhưng đi đôi với việc phát triển nhanh chóng của các công trình này thì tàn dư phế thải của chúng cũng gia tăng một cách đáng ngại. Đây không chỉ là một vấn đề riêng của một quốc gia mà là toàn thế giới, nó đòi hỏi giải quyết một cách hợp lí, an toàn, hợp vệ sinh, đồng thời lại có thể tái sử dụng nguồn tài nguyên khổng lồ này. Hiện tại ở Việt Nam ước tính mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn rác thải xây dựng tại thành phố Hà Nội và 2.000 tấn rác thải xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh được chôn lấp. Lượng rác thải xây dựng sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới, vì theo nghị quyết của Chính phủ đến năm 2015 sẽ cơ bản hoàn thành việc phá dỡ, cải tạo các khu chung cư cũ nát tại các đô thị lớn. Như vậy, Hà Nội sẽ phải phá dỡ khoảng 23 khu chung cư 4 – 5 tầng với gần 1 triệu mét vuông sàn và thành phố Hồ Chí Minh sẽ phải phá dỡ ít nhất 70 khu chung cư xuống cấp nghiêm trọng (trong tổng số 155 khu chung cư cần cải tạo) để xây dựng mới. Nếu không tìm cách tái chế, tái sử dụng, nguồn thải này sẽ trở thành gánh nặng đối với các đô thị. Điều này không đơn giản, vì đến nay, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa hề có một trung tâm tái chế chất thải xây dựng. Trên thế giới có nhiều nước quan tâm tới tái sử dụng phế thải bê tông làm cốt liệu sản xuất bê tông xi măng để làm cấu kiện bê tông xây dựng lòng, lề đường, rãnh, cống thoát nước, gạch lát vỉa hè và tái sử dụng phế thải xây dựng làm vật liệu lớp nền, lớp lót khi làm đường giao thông. Trong khi đó, kết cấu gạch mới là thành phần lớn nhất trong chất thải xây dựng. Nghiên cứu tăng khả năng tái chế loại chất thải này đang là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. 2.Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu tình hình thu gom và tái chế phế thải xây dựng trên Thế Giới - Tìm hiểu tình hình thu gom và tái chế phế thải xây dựng ở Việt Nam - Tìm hiểu quy trình tái chế của một số loại phế thải xây dựng - Đánh giá hoạt động thu gom và tái chế hiện nay, đồng thời đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả thu gom và tái chế phế thải xây dựng. 3.Đối tượng và nội dung nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phế thải xây dựng. - Nội dung nghiên cứu: Tình hình thu gom và tái chế phế thải xây dựng; Kỹ thuật tái chế phế thải xây dựng. - Phạm vi nghiên cứu: Ở Việt Nam và một số nước trên Thế Giới. 4.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp đọc và tổng hợp tài liệu: Đọc các tài liệu liên quan đến chất thải xây dựng và ngành tái chế phế thải xây dựng. - Phương pháp kế thừa: Thu thập số liệu từ các bài báo cáo về ngành xây dựng như lượng phát thải và lượng tái chế phế thải xây dựng trong và ngoài nước; Tham khảo các bài luận của các anh chị khóa trước liên quan đến đề tài. - Phương pháp so sánh, đánh giá: So sánh lượng tái chế phế thải xây dựng trong và ngoài nước, giữa các nước trên Thế Giới; Đánh giá khả năng tái chế từng loại chất thải xây dựng. - Phương pháp xử lý số liệu: Từ các số liệu thu thập được, vẽ đồ thị thể hiện kết quả. - Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn. 5.Ý nghĩa đề tài - Ý nghĩa khoa học: + Phản ánh được hiện trạng thu gom và tái chế chất thải xây dựng trong nước và trên Thế Giới. + Đánh giá được khả năng tái chế từng loại chất thải xây dựng. - Ý nghĩa thực tiễn: + Nhận thức được những lợi ích từ việc tái chế chất thải xây dựng. + Giúp định hướng tốt trong việc đầu tư xây dựng những nhà máy tái chế chất thải xây dựng. 6.Cấu trúc đề tài: - Phần mở đầu. - Chương 1. Tổng quan về ngành xây dựng và phế thải xây dựng. - Chương 2. Tình hình thu gom và tái chế phế thải xây dựng. - Chương 3. Kỹ thuật thu gom phế thải xây dựng. - Chương 4. Kỹ thuật tái chế phế thải xây dựng. - Chương 5. Ý nghĩa của việc tái chế phế thải xây dựng. - Kết luận, kiến nghị. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGÀNH XÂY DỰNG, PHẾ THẢI XÂY DỰNG 1.1.Tổng quan về ngành xây dựng Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung, ngành vật liệu xây dựng cũng đã phát triển từ thô sơ đến hiện đại, từ giản đơn đến phức tạp, và chất lượng vật liệu ngày càng được nâng cao. Từ xưa loài người đã biết dùng những loại vật liệu đơn giản có trong thiên nhiên như đất, rơm rạ, đá, gỗ… để xây dựng nhà cửa, cung điện, thành quách, cầu cống. Ở những nơi xa núi đá, người ta đã biết dùng gạch mộc, rồi dần về sau đã biết dùng gạch ngói bằng đất sét nung. Để gắn các viên đá, gạch rời rạc lại với nhau, từ xưa người ta đã biết dùng một số chất kết dính rắn trong không khí như vôi, thạch cao. Do nhu cầu xây dựng những công trình tiếp xúc với nước và nằm trong nước, người ta đã dần dần nghiên cứu tìm ra những chất kết dính mới, có khả năng đóng rắn trong nước, đầu tiên là chất kết dính hỗn hợp gồm vôi rắn trong không khí với chất phụ gia hoạt tính, sau đó phát minh ra vôi thủy và đến đầu thế kỷ 19 thì phát minh ra xi măng pooc – lăng. Đến thời kỳ này người ta cũng đã sản xuất và sử dụng nhiều loại vật liệu kim loại, bê tông cốt thép, bê tông ứng lực trước, gạch silicat, bê tông xỉ lò cao… Kỹ thuật sản xuất và sử dụng vật liệu trên thế giới vào những năm cuối cùng của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã đạt đến trình độ cao, nhiều phương pháp công nghệ tiên tiến được áp dụng như nung vật liệu gốm bằng lò tuy nen, nung xi măng bằng lò quay với nhiên liệu lỏng, sản xuất các cấu kiện bê tông dự ứng lực với kích thước lớn, sản xuất vật liệu ốp lát gốm granit bằng phương pháp ép bán khô… 1.1.1.Tổng quan về ngành xây dựng trên Thế Giới Ngành xây dựng có một bề dày lịch sử lâu đời và được đánh dấu bằng một số công trình 1.1.1.1.Ngành xây dựng ở vùng Lưỡng Hà thời cổ đại Các tòa nhà có quy mô lớn đầu tiên mà bằng chứng sống đã được tìm thấy ở Lưỡng Hà cổ đại. Những ngôi nhà nhỏchỉ tồn tại trong các dấu vết của cơ sở, nhưng những nền văn minh trong ngành xây dựng sau đó lại có một số công trình kiến trúc rất đáng kể dưới các hình thức cung điện, đền thờ và Ziggurats… Thành tựu kỹ thuật lớn được chúng minh bằng việc xây dựng các thành phố lớn như Uruk và Ur. Các Ziggurat Ur là một tòa nhà nổi bật thời kỳ này, mặc dù công việc tái thiết rất lớn. Hình 1. . Tòa nhà Ziggurat Ur Vật liệu chính để xây dựng Ziggurat Ur là gạch bùn, được hình thành trong khuôn gỗ tương tự như sử dụng để làm các loại gạch khác. Gạch rất đa dạng về kích thước và hình dạng, từ những viên gạch nhỏ có thể được nâng lên bởi bàn tay con người để tạo được những tấm lát lớn. Những viên gạch hình chữ nhật và hình vuông đều được sử dụng chung. Chúng được đặt trong hầu như tất cả các mô hình liên kết và được sử dụng rất tinh tế. Bản vẽ xây dựng thời ấy vẫn còn tồn tại trên các tấm đất sét cho thấy các tòa nhà đã được xây dựng trên các mô – đun gạch. 3500 năm trước công nguyên, gạch chịu nhiệt đã được đưa vào sử dụng. Hình 1. . Một số công trình khác của vùng Lưỡng Hà thời cổ đại 1.1.1.2.Ngành xây dựng ở Ai Cập thời cổ đại Trái với nền văn hóa của vùng Lưỡng Hà cổ đại xây dựng bằng gạch, các Pharaoh của Ai Cập xây dựng các cấu trúc khổng lồ bằng đá. Khí hậu khô đã bảo quản được nhiều ngôi nhà cổ nơi đây. Hình 1. . Đại sảnh Karnak, Hypostyle Ngành xây dựng bằng gạch bùn đã được sử dụng cho các tòa nhà phụ và những ngôi nhà thông thường trong thời cổ đại và hiện nay vẫn còn được sử dụng trong các vùng nông thôn của Ai Cập. Khí hậu nóng, khô là lý tưởng cho loại gạch bùn này, vì chúng có xu hướng bị rửa trôi trong mưa. Một trong những thành tựu xuất sắc nhất của ngành xây dựng ở Ai Cập đó là các kim tự tháp với kích thước khổng lồ, mà lớn nhất là kim tự tháp Giza. Hình 1. . Kim tự tháp Giza 1.1.1.3.Ngành xây dựng ở Hy Lạp thời cổ đại Người Hy Lạp cổ đại, cũng như người Ai Cập và Lưỡng Hà, có xu hướng xây dựng những ngôi nhà bằng gạch bùn. Tuy nhiên, hiện có rất rất nhiều kiến trúc không còn tồn tại như cũ, một trong số đó đang được tu sửa, mặc dù một số đã được xây dựng lại một phần hoặc tái dựng trong kỷ nguyên hiện đại. Ấn tượng nhất là ngôi đền Hy Lạp. Người Hy Lạp có nhiều tiến bộ trong công nghệ, bao gồm hệ thống ống nước, cầu thang xoắn ốc, lò sưởi trung tâm, quy hoạch đô thị, bánh xe nước, cần cẩu, và nhiều hơn thế nữa… [...]... phế thải từ các công trình xây dựng nhỏ lẻ: Các công trình xây dựng bị phá dỡ Phế thải xây dựng khó tái chế (gạch, bê tông) Các khu tái chế phế liệu Phế thải xây dựng dễ tái chế (sắt, thép, giấy,…) Các đầu mối thu mua phế liệu Xà bần Bãi chứa Chôn lấp Khu tái chế Sơ đồ 3 Quy trình thu gom phế thải xây dựng từ các công trình nhỏ lẻ Chất thải xây dựng từ các công trình xây dựng này được những người phá... việc tái chế rác thải xây dựng, xem rác thải xây dựng là “nguồn tài nguyên xây dựng Các vật liệu tái chế được đưa vào sử dụng làm nguyên vật liệu xây dựng, làm nền đường, làm vật liệu chôn lấp… Phương châm chỉ đạo xử lý rác thải xây dựng của Nhật Bản là tận dụng tối đa, không xả rác từ ngay trong công trường thi công Năm 1974, Hiệp hội xây dựng Nhật Bản đã thành lập “Ủy ban tái chế rác thải xây dựng ... tiến hành xử lý và tái chế rác thải xây dựng Việc này không những giảm chi phí thu gom rác thải, mà còn hóa giải mâu thuẫn giữa cung và cầu vật liệu xây dựng Chính phủ Đức còn dự thảo bổ sung Luật Xử lý rác thải, đưa ra quy định Tỷ lệ tái chế cho các loại rác thải xây dựng, đưa ra mức thu phí đối với những rác thải xây dựng chưa qua xử lý tái chế Năm 1997, lượng phát thải rác xây dựng ở Đan Mạch vào... xây dựng nhà máy tái chế bê tông và các nhà máy tái chế, sản xuất xi măng và cốt liệu, một số nhà máy có quy mô đạt 100 tấn/h Hiện nay, tỷ lệ tái chế nguồn rác thải xây dựng đạt trên 50%, trong đó, tái chế rác thải bê tông chiếm tỷ lệ cao nhất Như năm 1998, tỷ lệ tái chế nguồn rác thải xây dựng tại Tokyo là 56% Hiện nay, trong quá trình cải tạo các tiểu khu nhà ở, đều thực hiện xử lý rác thải xây dựng. .. liệu có khả năng tái chế) hay trực tiếp đưa vào sử dụng lại (vật liệu có khả năng tái sử dụng) Sau khi thu hồi các vật liệu có khả năng tái chế và tái sử dụng đó thì phần còn lại sẽ được chuyên chở bằng xe thu gom tới các bãi chứa chất thải xây dựng Cuối cùng, chất thải xây dựng sẽ được phân loại một lần nữa rồi đem đi đóng thùng vào các container để chở tới các khu tái chế chất thải xây dựng tương ứng... loại khác Chất thải xây dựng Tái chế Tái sử dụng Vận chuyển đến bãi chứa Phân loại lần 2 Tái chế Sơ đồ 3 Quy trình thu gom chất thải xây dựng đã được phân loại tại nguồn Phương pháp này có nghĩa là sau khi phá dỡ các công trình xây dựng thì các vật liệu có khả năng tái sử dụng và tái chế cao bằng phương pháp đơn giản như sắt, thép, giấy, cacton,… sẽ được thu gom riêng và đưa tới các khu tái chế (vật... tông và gạch vụn thì sẽ được đem chôn lấp có kiểm soát hoặc sẽ được đưa tới khu tái chế bê tông để tạo thành các sản phẩm mới có giá trị cao CHƯƠNG 4 KỸ THUẬT TÁI CHẾ PHẾ THẢI XÂY DỰNG 4.1.Khái niệm tái chế phế thải xây dựng Tái chế rác xây dựng là sự phân chia và tái chế phế liệu thu hồi được tạo ra trong quá trình xây dựng và tu sửa Bao bì, phế liệu vật liệu mới và vật liệu cũ, các mảnh vỡ,… tất... gom phế thải xây dựng vẫn chưa được quan tâm nhiều và còn nhiều vấn đề phát sinh Vấn đề thu gom phế thải xây dựng ở nước ta có thể phân thành 2 loại chính là phế thải xây dựng từ các công trình xây dựng nhỏ lẻ (phá dỡ các căn nhà ở hay các công trình xây dựng nhỏ lẻ) và phế thải từ các công trình xây dựng lớn (phá dỡ các tòa nhà lớn, các khu chung cư, các công trình xây dựng lớn,…) Thu gom phế thải từ... Hàng năm lượng rác thải đô thị được thải ra ở Mỹ là 800 triệu tấn, trong đó, rác thải xây dựng là 325 triệu tấn, chiếm khoảng 40% tổng lượng rác thải đô thị Hình 2 Tỷ lệ chất thải xây dựng thải ra hàng năm ở Mỹ Sau khi được phân loại, gia công, tỷ lệ tái chế đạt khoảng 70%, 30% rác thải xây dựng còn lại xử lý bằng phương pháp chôn lấp Hình 2 Tỷ lệ các phương pháp xử lý rác thải xây dựng được sử dụng... đi tái chế thành các vật liệu mới, nhưng một phần rất lớn trong số này được đem đi chôn lấp hay thải bỏ ra môi trường Thu gom phế thải từ các công trình xây dựng lớn: Các công trình xây dựng lớn bị phá dỡ Điểm tập kết phế thải xây dựng Phân loại sơ bộ Trạm trung chuyển Phân loại lần 2 Sắt, thép, giấy, kính… Gạch, bê tông Tái sử dụng Tái chế Tái chế Chôn lấp Sơ đồ 3 Quy trình thu gom phế thải xây dựng . và tái chế phế thải xây dựng. 3.Đối tượng và nội dung nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phế thải xây dựng. - Nội dung nghiên cứu: Tình hình thu gom và tái chế phế thải xây dựng; Kỹ thuật tái chế. và tái chế chất thải xây dựng trong nước và trên Thế Giới. + Đánh giá được khả năng tái chế từng loại chất thải xây dựng. - Ý nghĩa thực tiễn: + Nhận thức được những lợi ích từ việc tái chế chất. dựng và phế thải xây dựng. - Chương 2. Tình hình thu gom và tái chế phế thải xây dựng. - Chương 3. Kỹ thuật thu gom phế thải xây dựng. - Chương 4. Kỹ thuật tái chế phế thải xây dựng. - Chương 5.

Ngày đăng: 27/01/2015, 11:18

Mục lục

  • DANH MỤC SƠ ĐỒ

  • DANH MỤC HÌNH ẢNH

  • 2.Mục tiêu nghiên cứu

  • 3.Đối tượng và nội dung nghiên cứu

  • 4.Phương pháp nghiên cứu

  • 5.Ý nghĩa đề tài

  • 6.Cấu trúc đề tài:

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGÀNH XÂY DỰNG, PHẾ THẢI XÂY DỰNG

    • 1.1.Tổng quan về ngành xây dựng

      • 1.1.1.Tổng quan về ngành xây dựng trên Thế Giới

        • 1.1.1.1.Ngành xây dựng ở vùng Lưỡng Hà thời cổ đại

        • 1.1.1.2.Ngành xây dựng ở Ai Cập thời cổ đại

        • 1.1.1.3.Ngành xây dựng ở Hy Lạp thời cổ đại

        • 1.1.1.4.Kiến trúc La Mã

        • 1.1.1.5.Ngành xây dựng ở Trung Quốc

        • 1.1.2.Tổng quan về ngành xây dựng ở Việt Nam

        • 1.2.Tổng quan về phế thải xây dựng

          • 1.2.1.Khái niệm phế thải xây dựng

          • 1.2.2. Phân loại phế thải xây dựng

            • 1.2.2.1.Gạch vỡ, bê tông cũ

            • 1.2.3. Những nguy hại từ phế thải xây dựng

            • 2.2.Tình hình thu gom và tái chế phế thải xây dựng ở Việt Nam

            • CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH THU GOM PHẾ THẢI XÂY DỰNG

              • 3.1. Quy trình thu gom phế thải xây dựng trên Thế Giới

              • 3.2.Quy trình thu gom phế thải xây dựng ở Việt Nam

              • CHƯƠNG 4. KỸ THUẬT TÁI CHẾ PHẾ THẢI XÂY DỰNG

                • 4.1.Khái niệm tái chế phế thải xây dựng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan