1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ tái chế chất thải áp dụng đánh giá công nghệ tái chế dầu thải ở việt nam

89 293 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ tái chế dầu thải ở Việt Nam” nhằm từng bước xây dựng được các tiêu chí đánh giá công nghệ tái chế chất thải nói chung và đánh giá được một số công ng

Trang 1

-

NGUYỄN HOÀNG YẾN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ CHẤT THẢI ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ

DẦU THẢI Ở VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :

GS TS ĐẶNG KIM CHI

Hà Nội – Năm 2011

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN 4

LỜI CẢM ƠN 5

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC BẢNG 7

DANH MỤC HÌNH 9 

MỞ ĐẦU 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13

1.1 Tổng quan về công nghệ tái chế chất thải ở Việt Nam 13

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 13

1.1.2 Hiện trạng tái chế chất thải ở Việt Nam 15

1.2 Tổng quan về công nghệ tái chế dầu thải ở Việt Nam 16

1.2.1 Khái niệm dầu thải 16

1.2.2 Nguồn gốc phát sinh dầu thải 16

1.2.3 Hiện trạng tái chế dầu thải ở nước ta 17

1.2.4 Những tồn tại và bất cập cần giải quyết về công nghệ 18

1.3 Khái niệm đánh giá công nghệ tái chế chất thải, tình hình áp dụng đánh giá công nghệ tái chế chất thải trên thế giới và Việt Nam 20

1.3.1 Khái niệm đánh giá công nghệ tái chế chất thải 20

1.3.2 Tình hình áp dụng công nghệ tái chế chất thải ở Việt Nam 23

1.3.3 Tình hình áp dụng đánh giá công nghệ tái chế chất thải trên thế giới 24

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ CHẤT THẢI VÀ DẦU THẢI Ở VIỆT NAM 26

2.1 Xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ tái chế chất thải 26

2.1.1 Nguyên tắc chung của việc lựa chọn, định hướng các tiêu chí 26

2.1.2 Các yếu tố làm căn cứ lựa chọn công nghệ tái chế chất thải 27

2.1.3 Xây dựng các tiêu chí đánh giá công nghệ tái chế chất thải 28

2.2 Xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ tái chế dầu thải ở Việt Nam 30

2.2.1 Một số khó khăn trong việc đánh giá công nghệ tái chế dầu thải ở Việt Nam 30

Trang 3

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ DẦU THẢI Ở

VIỆT NAM ĐƯỢC LỰA CHỌN ĐÁNH GIÁ 47

3.1 Công ty Cổ phần Thương mại Hải Đăng 47

3.1.1 Tổng quan 47

3.1.2 Công nghệ tái chế dầu thải 50

3.2 Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh 56

3.2.1 Tổng quan 56

3.2.2 Công nghệ tái chế dầu thải 61

3.3 Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng 64

3.3.1 Tổng quan 64

3.3.2 Công nghệ tái chế dầu thải 66

CHƯƠNG 4 ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ DẦU THẢI CHO CÁC CƠ SỞ TÁI CHẾ 70

4.1 Đánh giá một số công nghệ tái chế dầu thải hiện nay 70

4.1.1 Công ty Cổ phần Thương mại Hải Đăng 70

4.1.2 Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh 73

4.1.3 Công ty TNHH Thương mại và Dich vụ Toàn Thắng 76

4.1.4 Tóm tắt đánh giá bằng điểm số cho các công nghệ tái chế dầu thải đã khảo sát 79

4.2 Đánh giá công nghệ tái chế dầu thải tại các cơ sở, lựa chọn công nghệ tái chế dầu thải phù hợp 80

4.2.1 Công nghệ tái chế dầu thải của Công ty Cổ phần Thương mại Hải Đăng 80

4.2.2 Công nghệ tái chế dầu thải của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh 81

4.2.3 Công nghệ tái chế dầu thải của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng 81

4.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các công nghệ tái chế dầu thải 82

4.4 Đề xuất các bước thực hiện quy trình đánh giá công nghệ tái chế chất thải 83  

Trang 4

I.Kết luận 86

II Kiến nghị 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ khoa học: “ Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ tái chế chất thải Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ tái

Chi Đây không phải là bản sao chép của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào Các số liệu, nguồn thông tin trong Luận văn là do tôi điều tra, trích dẫn, tính toán và đánh giá

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã trình bày trong Luận văn này

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Đặng Kim Chi, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn, người luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm Luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích, thiết thực cũng như sự nhiệt tình, ân cần dạy bảo trong những năm vừa qua

Tôi xin chân thành cảm ơn Viện đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

thải

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Một số tiêu chí đánh giá công nghệ tái chế chất thải 36 Bảng 2.2 Các thông số đánh giá chất lượng của dầu DO trong TCVN 5689:2005 38 Bảng 2.3 Bảng lượng hóa đánh giá công nghệ theo từng tiêu chí tối đa 45 Bảng 3.1 Những hạng mục công trình tại Khu xử lý CTNH của Công ty Cổ phần

Thương mại Hải Đăng 48 Bảng 3.2 Tính chất nguy hại của chất thải xử lý tại Khu xử lý CTNH của Công ty Cổ

phần Thương mại Hải Đăng 51 Bảng 3.3 Những hạng mục công trình của Nhà máy tái chế dầu công nghiệp, dầu thải và tiêu hủy CTNH - Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh 58 Bảng 3.4 Tính chất nguy hại của chất thải xử lý tại Khu tái chế dầu của Công ty TNHH

Thương mại và Xây dựng An Sinh 61 Bảng 3.5 Những hạng mục công trình tại Khu xử lý CTNH của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng 65 Bảng 3.6 Tính chất nguy hại của chất thải xử lý tại Khu xử lý CTNH - Công ty TNHH

Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng 67 Bảng 4.1 Kết quả phân tích một số thông số chất lượng dầu thành phẩm DO của Khu

XLCTNH - Công ty Cổ phần Thương mại Hải Đăng 71 Bảng 4.2 Chi phí cho công nghệ tái chế dầu thải của Công ty Cổ phần Thương mại

Hải Đăng 71 Bảng 4.3 Lượng hóa điểm số các tiêu chí cho công nghệ tái chế dầu thải của

Công ty Cổ phần Thương mại Hải Đăng .73 Bảng 4.4 Kết quả phân tích một số thông số chất lượng dầu thành phẩm DO của Khu

XLCTNH - Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh 74 Bảng 4.5 Chi phí cho công nghệ tái chế dầu thải của Công ty TNHH Thương mại và

Xây dựng An Sinh 74

Trang 9

Bảng 4.6 Lượng hóa điểm số các tiêu chí cho công nghệ tái chế dầu thải của Công ty

TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh 76

Bảng 4.7 Kết quả phân tích một số thông số chất lượng dầu thành phẩm DO của

Khu XLCTNH - Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng 77

Bảng 4.8 Chi phí cho công nghệ tái chế dầu thải của Công ty TNHH Thương mại và

Dịch vụ Toàn Thắng 77

Bảng 4.9 Lượng hóa điểm số các tiêu chí cho công nghệ tái chế dầu thải của

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng 79

Bảng 4.10 Tóm tắt đánh giá bằng điểm số cho các công nghệ tái chế dầu thải đã

khảo sát 79

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ tái chế dầu tại Khu xử lý CTNH của Công ty Cổ phần Thương mại Hải Đăng 53 Hình 3.2 Sơ đồ vị trí Nhà máy tái chế dầu công nghiệp, dầu thải và tiêu hủy CTNH của Công ty TNHH Thương mại và xây dựng An Sinh .57 Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ tái chế dầu tại Nhà máy tái chế dầu công nghiệp, dầu thải và tiêu hủy CTNH của Công ty TNHH Thương mại và xây dựng

An Sinh 62 Hình 3.4 Sơ đồ vị trí Khu xử lý CTNH của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng 64 Hình 3.5 Sơ đồ công nghệ tái chế dầu và xử lý chất thải nguy hại của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn Thắng 69 Hình 4.1 Sơ đồ đề xuất các bước tiến hành đánh giá CNTCCT 85

 

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trong những năm qua, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta

đã đạt được những thành tựu quan trọng cả về kinh tế lẫn xã hội Tuy nhiên, một thách thức mà nước ta cũng đang phải đối mặt là vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường Vấn đề này nếu không được giải quyết thoả đáng và kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bền vững của quốc gia, thậm chí còn làm chậm lại tốc

độ tăng trưởng kinh tế cũng như làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội Trong số các vấn

đề môi trường cấp bách hiện nay thì vấn đề tái chế chất thải nổi lên như một vấn đề môi trường ưu tiên nhằm mục đích chuyển chất thải từ một thứ được coi như không

có giá trị trở thành một nguồn lực, một yếu tố đầu vào của hệ thống kinh tế Vì vậy, biện pháp tái chế chất thải không chỉ đạt về mặt hiệu quả kinh tế mà còn mang lại hiệu quả về mặt môi trường, làm cho phát triển kinh tế trở nên "thân thiện" với bảo

vệ môi trường - nâng cao khả năng phát triển bền vững

Nắm bắt được hiệu quả to lớn đó, hiện nay ở Việt Nam nhiều cơ sở sản xuất

đã biết kết hợp giữa các yếu tố truyền thống với công nghệ hiện đại hình thành nên các quy trình sản xuất quy mô lớn, các làng nghề tái chế chất thải như sắt, giấy, nhựa Những làng nghề này rất phát triển trong những năm gần đây đã góp phần quan trọng vào việc tái chế chất thải ở Việt Nam cũng như làm giảm sức ép lên vấn

đề khai thác tài nguyên, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn Song, đi đôi với hiệu quả mà các làng nghề, các cơ sở sản xuất mang lại thì nhiều vấn đề môi trường tại đây đã trở lên trầm trọng Một trong những nguyên nhân quan trọng của hiện trạng đó là công nghệ tái chế chất thải còn lạc hậu, chưa đồng bộ

Công nghệ tái chế chất thải ra đời xuất phát từ ý thức của con người mong muốn làm cho môi trường xanh đẹp hơn, giảm thiểu được lượng và thành phần độc hại của chất thải cần xử lý, tiết kiệm được tài nguyên, cải thiện được sức khỏe và chất lượng cuộc sống Tuy nhiên, chất thải trong quá trình sinh hoạt và sản xuất vô

Trang 12

cùng đa dạng Mỗi loại chất thải có những đặc trưng riêng và tương ứng với đó là công nghệ tái chế đặc trưng Do đó, để giảm chi phí nghiên cứu, khảo sát, thiết kế

hệ thống tái chế chất thải, để tạo ra thị trường công nghệ tái chế, để các nhà máy có

cơ hội chuyển giao công nghệ dễ dàng thì “Đánh giá công nghệ tái chế chất thải”

để lựa chọn công nghệ phù hợp là rất cần thiết

Hiện nay, trên thế giới hoạt động “Đánh giá công nghệ tái chế chất thải” đang

từng bước được nghiên cứu, áp dụng vào thực tế ngành công nghệ môi trường và có những kết quả nhất định Đối với Việt Nam, hoạt động này còn rất mới mẻ, nó đang từng bước được tiếp cận và áp dụng, nó mang tính chất chủ quan của người đánh giá, của các chuyên gia đánh giá công nghệ

Hoạt động “Đánh giá công nghệ tái chế chất thải” có thể được thực hiện

trong nhiều lĩnh vực khác nhau như chất thải sinh hoạt, chất thải từ các quá trình sản xuất giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh… hay như dầu thải

Có thể thấy rằng hoạt động “Đánh giá công nghệ tái chế chất thải” rất cần

thiết đối với nước ta, vì đặc điểm trình độ, kinh tế không cho phép các nhà môi trường, các nhà đầu tư bỏ quá nhiều tiền cho việc nghiên cứu, thiết kế, lựa chọn

phương án công nghệ phù hợp chính xác nhất Hơn nữa, hoạt động “Đánh giá công nghệ tái chế chất thải” còn giúp cho các nhà môi trường đưa ra các giải pháp khắc

phục những tồn tại của công nghệ tái chế chất thải hiện có trên cơ sở khoa học và thực tiễn

Việc nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động đánh giá công nghệ tái chế chất thải

là một hướng đi mới cần phải tiếp cận, để có cái nhìn tổng quát mang tính khoa học

hơn về lĩnh vực đó, học viên được giao nhiệm vụ thực hiện đề tài luận văn “Nghiên

cứu xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ tái chế chất thải Áp dụng tiêu chí đánh giá công nghệ tái chế dầu thải ở Việt Nam” nhằm từng bước xây dựng được

các tiêu chí đánh giá công nghệ tái chế chất thải nói chung và đánh giá được một số công nghệ tái chế dầu thải phổ biến ở nước ta để thuyết phục các cơ sở tái chế dầu lựa chọn công nghệ tối ưu, khắc phục những hạn chế hiện có của công nghệ đang sử

Trang 13

dụng, đáp ứng yêu cầu tái chế dầu thải, bảo vệ môi trường cho các cơ sở tái chế cũng như cộng đồng dân cư xung quanh

2 Mục tiêu của đề tài

- Xây dựng được tiêu chí đánh giá, lựa chọn công nghệ tái chế chất thải ở Việt Nam có cơ sở khoa học và thực tiễn

- Áp dụng đánh giá công nghệ tái chế dầu thải ở Việt Nam, lựa chọn công nghệ thân thiện với môi trường và phù hợp, khả thi ở Việt Nam góp phần cải thiện môi trường, tận thu chất thải tái sử dựng

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Các công nghệ tái chế chất thải, dầu thải tại một số cơ sở tái chế dầu trong nước

- Phạm vi nghiên cứu: Điều tra, khảo sát các công nghệ tái chế chất thải đặc biệt là tái chế dầu thải đang được áp dụng tại một số cơ sở tái chế chất thải ở nước

ta Từ đó đánh giá tính phù hợp, khả năng áp dụng của mỗi công nghệ tái chế dầu thải đã được khảo để phù hợp với tình hình thực tế ở nước ta

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Dựa trên phương pháp luận về đánh giá công nghệ tái chế

chất thải, xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá công nghệ tái chế chất thải Từ đó áp dụng để đánh giá công nghệ tái chế dầu thải và lựa chọn công nghệ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, với trình độ của người lao động để áp dụng vào thực tế

- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: đánh giá các công nghệ tái chế dầu thải hiện tại

đang được áp dụng tại các cơ sở tái chế, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của các công nghệ đang được áp dụng, nhằm lựa chọn công nghệ phù hợp nhất cho các cơ

sở tái chế dầu trong tương lai, khắc phục các nhược điểm của công nghệ hiện có

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

 

1.1 Tổng quan về công nghệ tái chế chất thải ở Việt Nam

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm chất thải

- Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ các hoạt động sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác

Có nhiều phương thức để phân loại chất thải

+ Phân loại chất thải theo nguồn gốc phát sinh thông thường từ hộ gia đình, hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, các khu công nghiệp và nông nghiệp, các ngành dịch vụ

+ Phân loại theo thuộc tính vật lý: chất thải lỏng (nước thải), chất thải rắn (rác thải), chất thải khí (khí thải)

+ Phân loại theo thuộc tính hoá học gồm chất thải kim loại, chất dẻo, thuỷ tinh

+ Phân loại theo thuộc tính độc hại thuộc các loại chất thải bệnh viện, chất thải phóng xạ.Tất cả các cách phân loại này mang tính tương đối, mục đích để

xử lý, sử dụng và nghiên cứu chất thải một cách dễ dàng hơn

Chất thải là một vấn đề ô nhiễm môi trường rất quan trọng đối với đời sống của người dân và môi trường xung quanh

Chất thải là sự đồng hành tất yếu trong mọi hoạt động kinh tế và phát triển Trong điều kiện tiến bộ khoa học và công nghệ hiện nay và trong tầm nhìn dài hạn (vài thập kỷ tới), lượng chất thải nói chung có xu hướng gia tăng cùng với sự gia tăng của sản xuất và tiêu dùng trong quá trình phát triển của xã hội Sự gia tăng của chất thải đã, đang và vẫn tiếp tục là một nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm môi trường và suy giảm chất lượng môi trường, đe dọa tính bền vững trong quá trình phát triển cả ở tầm vĩ mô (quốc gia) cả ở tầm trung mô (địa phương, khu vực)

và cả ở tầm vi mô (cơ sở sản xuất kinh doanh) Nguyên nhân này được kìm hãm và khắc phục đồng thời theo cả hai hướng: một là bằng các giải pháp công nghệ nhằm

Trang 15

giảm thiểu, hạn chế lượng chất thải thải ra môi trường và hai là bằng các giải pháp quản lý đối với chất thải trong suốt quá trình phát sinh và vận động của chất thải

1.1.1.2 Khái niệm tái chế chất thải

Tái chế chất thải (Recycle) là việc sử dụng chất thải làm nguyên liệu sản xuất

ra các vật chất, các sản phẩm mới có ích Đó là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất

Mặc dù chất lượng của sản phẩm tái chế không thể bằng sản phẩm từ nguyên liệu chính phẩm nhưng quá trình này giúp ngăn chặn lãng phí nguồn tài nguyên, giảm tiêu thụ nguyên liệu thô cũng như nhiên liệu sử dụng so với quá trình sản xuất

cơ bản từ nguyên liệu thô Tái chế có thể chia thành hai dạng, tái chế ngay tại nguồn

từ quy trình sản xuất và tái chế nguyên liệu từ sản phẩm thải

Khái niệm tái sử dụng các chất/ rác thải của quá trình sản xuất và sinh hoạt

đã có từ rất lâu Từ xưa, ông cha ta đã tận dụng than xương động vật trong sản xuất đường hay tái sử dụng sắt vụn, đồng vụn trong sản xuất nông cụ và vật dụng sinh hoạt Những hoạt động tái chế sơ khai này đã góp phần làm giảm giá thành và giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nguyên liệu sản xuất thời đó

Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, vai trò của tái chế như là nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu giá rẻ càng trở nên quan trọng hơn Nguồn nguyên liệu từ tái chế có thể coi là vô tận, vì có sản xuất là có chất thải và có cơ hội cho tái chế Mặc khác, tái chế còn là một giải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí xử lý chất thải và do đó hạ giá thành sản phẩm Bên cạnh những lợi ích kinh tế, tái chế góp phần làm giảm các thiệt hại môi trường do chất thải gây

ra, đồng thời nâng cao uy tín và giúp gắn mác sinh thái cho các sản phẩm của công

ty Xét trên tổng thể, thực hiện tốt biện pháp tái chế đem lại môi trường trong sạch hơn, cải thiện sức khỏe cộng đồng và là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội

Trang 16

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất mang lại thành công cho các hoạt động tái chế chất thải là nhờ lợi nhuận mang lại do nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ, phong phú

và được hưởng các chính sách khuyến khích Lợi ích kinh tế chính là động lực quan trọng nhất thu hút dòng đầu tư vào phát triển các công nghệ tái chế chất thải hiện đại và vào xây dựng các cơ sở tái chế Có nhiều nguồn thu nhập đối với ngành công nghiệp tái chế: từ việc bán nguyên liệu cho các ngành sản xuất, bán các sản phẩm tiêu dùng đã qua sửa chữa, tân trang; và từ việc bán điện do các lò đốt rác sản xuất ra

Các lợi ích của việc tái chế chất thải không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất Nhiều khi, những lợi ích môi trường và xã hội gián tiếp còn to lớn hơn những lợi ích kinh tế đo đếm được Chẳng hạn, tái chế giúp khôi phục và duy trì một môi trường trong sạch và lành mạnh, nhờ vậy giảm các chi phí chữa bệnh và chi phí do nghỉ ốm Môi trường trong lành cũng giúp phát triển ngành du lịch, kéo theo là các hoạt động kinh tế khác như nhà hàng, khách sạn, thương mại, cơ sở hạ tầng Về lâu dài, việc duy trì sự phát triển bền vững quan trọng hơn nhiều so với tăng trưởng nóng trong một thời gian ngắn với chất lượng phát triển thấp, gây áp lực lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng và gây ra những vấn đề môi trường trầm trọng Một xã hội phát triển bền vững là xã hội không những đảm bảo được các nhu cầu hiện tại của mình

mà còn có khả năng đảm bảo nhu cầu cho các thế hệ tương lai Điều này chỉ có thể thực hiện được khi các nguồn tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và quan trọng hơn là chúng có thể được tái sinh

1.1.2 Hiện trạng tái chế chất thải ở Việt Nam [1]

Ở nhiều nước trên thế giới, có đến 90% chất thải được tận dụng để tái chế, tái

sử dụng; giảm thiểu chất thải đem chôn lấp Ngược lại ở nước ta, chỉ có 10% chất thải được tái chế, tái sử dụng Còn 90% chất thải được xử lý bằng cách chôn lấp

Hoạt động tái chế đã có từ lâu ở Việt Nam Các loại chất thải có thể tái chế như kim loại, đồ nhựa và giấy được các hộ gia đình bán cho những người thu mua đồng nát, sau đó chuyển về các làng nghề Công nghệ tái chế chất thải tại các làng nghề hầu hết là cũ và lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến

Trang 17

tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở một số nơi Một số làng nghề tái chế hiện nay đang gặp nhiều vấn đề môi trường bức xúc như Chỉ Đạo (Hưng Yên), Minh Khai (Hưng Yên), làng nghề tái chế giấy Dương Ổ (Bắc Ninh)… Một số công nghệ đã được nghiên cứu áp dụng, trong đó chủ yếu tái chế chất thải hữu cơ thành phân vi sinh (SERAPHIN, ASC, Tâm Sinh Nghĩa) hay viên nhiên liệu (Thủy lực máy-Hà Nam) song kết quả áp dụng trên thực tế chưa thật khả quan Nhìn chung, hoạt động tái chế ở Việt Nam không được quản lý một cách có hệ thống, có định hướng mà chủ yếu do các cơ sở tư nhân thực hiện một cách tự phát

1.2 Tổng quan về công nghệ tái chế dầu thải ở Việt Nam

1.2.1 Khái niệm dầu thải

"Dầu thải" có nghĩa là các chất thải chứa chủ yếu là dầu có nguồn gốc từ dầu

mỏ và các loại dầu chế từ khoáng bitum, có hoặc không có nước Bao gồm:

(a) Các loại dầu không còn dùng được như là sản phẩm ban đầu (ví dụ: dầu bôi trơn

đã sử dụng, dầu thuỷ lực đã sử dụng và dầu biến thế đã sử dụng);

(b) Dầu cặn từ bể chứa dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ, chứa chủ yếu là dầu này và

nồng độ chất phụ gia cao (ví dụ: hoá chất) dùng để sản xuất các sản phẩm gốc; và

(c) Các loại dầu này ở dạng nhũ tương trong nước hoặc hoà lẫn với nước, như dầu

thu hồi từ dầu tràn, từ rửa bể chứa dầu, hoặc từ dầu cắt để chạy máy;

Dầu thải là một loại chất thải độc hại đã được liệt kê trong danh sách chất thải nguy hại của Quyết định 155/1999/QĐ-TTg, phù hợp với luật môi trường Việt Nam mà chủ nguồn thải chất thải này phải có trách nhiệm thu gom, xử lý hoặc thuê công ty có chức năng xử lý

1.2.2 Nguồn gốc phát sinh dầu thải ở nước ta

Từ khái niệm dầu thải và cách phân loại như trên đã cho chúng ta biết nguồn gốc phát sinh của chúng Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, nguồn nguyên liệu chủ yếu của các cơ sở tái chế dầu ở nước ta được thu mua từ dầu nhớt thải do những người thu gom dầu nhớt thải từ các tiệm sửa xe máy, gara ôtô, công trường xây dựng Có hai loại dầu thải: dầu động cơ thải là dầu đã hoặc đang sử dụng cho bôi

Trang 18

trơn động cơ hoặc các mục đích tương tự; chất lưu là chất lưu đã hoặc đang sử dụng cho truyền động bánh răng như hộp số, hệ thống trợ lực lái, hoặc truyền lực chính

Báo cáo về thực trạng quản lý sự cố tràn dầu và chất thải nhiễm dầu của Tổng Cục môi trường cho thấy, mỗi ngày trong cả nước, các nguồn ô nhiễm này thải ra môi trường lên đến trên dưới 500 tấn/ngày, đã có tác động gây ô nhiễm nặng

nề lên môi trường và các quần thể sinh thái Trong khi đó, công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này lại đang tồn tại nhiều bất cập

Theo thống kê, Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh là 3 đô thị sử dụng các sản phẩm từ dầu lớn nhất cả nước, đồng thời thải ra môi trường cũng với lượng chất thải tương đương

1.2.3 Hiện trạng tái chế dầu thải ở nước ta

Ô nhiễm dầu thải, đặc biệt là những phát sinh từ khu vực dân cư đang là những vấn đề bức xúc tại nhiều đô thị lớn tại nước ta

Theo khảo sát, nguồn ô nhiễm dầu thải chủ yếu phát sinh từ các sự cố tràn dầu trên biển, rò rỉ tại các kho xăng dầu, nhà máy ô tô và gia công cơ khí, Gần đây, một vấn đề đặt ra là việc quản lý tại các trạm xăng dầu khu vực dân cư chưa triệt để, khiến lượng dầu thải và chất thải nhiễm dầu lẫn qua đường cống thoát nước tại các đô thị đổ ra các sông ngòi, kênh rạch gây ô nhiễm Ước tính số lượng nguồn thải từ các khu dân cứ có thể lên tới 1,4 – 1,5 triệu m3/ngày

Về quản lý Nhà nước, hiện các cơ sở sản xuất phát sinh dầu thải và các nhà máy tái chế, xử lý chất thải nhiễm dầu được quản lý bằng hệ thống Chứng từ quản

lý chất thải và phải báo cáo định kỳ 2 năm một lần với số lần kiểm tra tương ứng Tuy nhiên, hiện số lượng cán bộ và trang thiết bị kiểm tra rất hạn chế, việc quản lý các cơ sở sản xuất “chui” là rất khó khăn khi các cơ sở này di chuyển liên tục

Dầu thải từ ôtô, xe máy là loại “rác” nguy hại, nếu không được xử lý theo quy trình sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Lâu nay, các cơ quan quản lý rất lúng túng trong việc đối phó với nguồn chất thải nguy hiểm này, mặc cho nó thất thoát, phát tán ra môi trường ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân

Trang 19

Trong khi đó, công tác quản lý nguồn dầu thải lại đang gặp nhiều khó khăn,

vì không có đơn vị chuyên trách nào đứng ra giám sát chặt chẽ Từ thực tế trên, mọi người có quyền đặt câu hỏi có hay không việc các doanh nghiệp phát sinh dầu thải chấp nhận chịu phạt, không lập hồ sơ đăng ký phát sinh chất thải nguy hại, để rồi thu về nguồn lợi lớn hơn từ việc bán dầu

Về lượng dầu thải “thất thoát”, hiện chủ yếu được bán cho một số cá nhân thu mua tự do để “chế biến” thủ công thành nhiên liệu chạy máy đầm, búa máy, máy đóng cọc…, hoặc chế biến thành mỡ bôi trơn Chưa kể tới một lượng tương đối dầu thải “ngấm” xuống đất, nước do quá trình lưu trữ không đảm bảo, thì riêng quá trình “chế biến” dầu thải thủ công như hiện nay cũng đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

1.2.4 Những tồn tại và bất cập cần giải quyết về công nghệ tái chế dầu thải ở nuớc ta [1]

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp Việt Nam, lượng dầu thải cũng liên tục gia tăng, đây là chất thải nguy hại cho nên tạo sức ép lớn đối với công tác bảo vệ môi trường Việc tái chế dầu thải, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường trở thành việc làm cấp thiết Song để thực hiện tái chế dầu thải, cần phải có công nghệ hợp lý

Hiện nay, hầu hết công nghệ tái chế dầu trong nước chủ yếu mới chưng cất thô hoặc lọc khung bản với công suất rất hạn chế (30 – 50 tấn/ngày) Ngoài ra, hệ thống quản lý xử lý dầu thải còn nhiều bất cập

Tính đến tháng 10/2010, trên địa bàn cả nước đã có 13 cơ sở đầu tư công nghệ xử lí tái chế dầu thải, được Tổng cục Môi trường (Bộ TN & MT) cấp phép Việc xử lí dầu thải có một số công nghệ tái chế thông dụng như: Chưng cất dầu (chưng phân đoạn hay còn gọi là chưng nhiều bậc và chưng đơn giản là chưng một bậc); phân ly dầu nước bằng phương pháp cơ học (ly tâm) và bằng nhiệt

Trong thực tế, phần lớn các cơ sở sử dụng công nghệ chưng cất đơn giản để thu hồi các cấu tử dầu (nguyên lý đun sôi sau đó ngưng tụ để thu hồi các cấu tử dầu,

Trang 20

cặn rắn được tách ra ở đáy nồi chưng) Hiện nay cũng có một số cơ sở đang đầu tư công nghệ chưng phân đoạn để tái chế dầu, đây là công nghệ hiện đại sử dụng để sản xuất các sản phẩm xăng, dầu từ dầu thải Về cơ bản, chưng nhiều bậc giống với chưng đơn giản, khác nhau ở chỗ dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của hydro cacbon

có trong dầu thải, kết hợp tuần hoàn dòng sản phẩm lỏng khi đó sẽ tách triệt để các cấu tử hydro cacbon có nhiệt độ sôi khác nhau và thu được phân đoạn sản phẩm dầu

có chất lượng cao như xăng, dầu diêzen

Đối với công nghệ chưng cất đơn giản gồm có lò gia nhiệt (đốt cấp nhiệt trực tiếp cho nồi chưng), hệ thống ngưng tụ hơi dầu và hệ thống xử lý khí thải Còn cấu tạo của công nghệ chưng nhiều bậc gồm hệ thống cấp nhiệt (lò hơi, sử dụng hơi nước để cấp nhiệt cho tháp chưng cất), tháp chưng cất dạng đĩa lỗ có ống chảy chuyền hoặc tháp đĩa chóp, hệ thống hồi lưu dòng chảy sản phẩm lỏng và hệ thống

xử lý khí thải lò hơi Về nguyên lý cấu tạo và cơ chế hoạt động của hệ thống xử lý khí thải trong chưng cất dầu nhìn chung giống với hệ thống xử lý khí thải lò đốt Công nghệ chưng cất đơn giản có ưu điểm trang thiết bị đơn giản (có thể tự chế tạo hoặc lắp đặt), dễ vận hành, đầu tư thấp, còn công nghệ chưng phân đoạn, sản phẩm xăng dầu thu được có chất lượng và sử dụng là nhiên liệu cho động cơ, tiết kiệm được tài nguyên, xử lí triệt để dầu thải Cả hai công nghệ đều có hiệu quả kinh tế cao, công suất trung bình từ 3- 5 tấn/ngày Tuy nhiên chưng cất đơn giản vẫn còn một số nhược điểm như, khó xử lý triệt để vì phát sinh cặn rắn có chứa hắc ín, sản phẩm có chất lượng hạn chế do khó điều chỉnh chế độ cấp nhiệt thích hợp cho nồi chưng vì cấp nhiệt trực tiếp, sản phẩm dầu thu được từ quá trình chưng cất đơn giản chủ yếu dùng cho đốt lò Để khắc phục cần bổ sung hệ thống kiểm soát nhiệt độ, đảm bảo khống chế được khoảng nhiệt độ thích hợp tránh hiện tượng khê nồi và có thể gây ra cháy nổ

Ở nước ta, vấn đề tái sinh dầu thải chưa thật sự được quan tâm Việc tái sinh dầu thải không tập trung, quy mô nhỏ, sử dụng các phương pháp đơn giản Quy trình thu gom chưa hợp lý, lại sử dụng phương pháp không hoàn chỉnh về công

Trang 21

nghệ, gây ô nhiễm môi trường Nhiều xưởng tái sinh tư nhân còn gây cháy nổ nghiêm trọng do không có ý thức phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường

Do vậy việc nghiên cứu để đưa ra phương pháp tái sinh dầu thải phù hợp với điều kiện hiện nay của Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm Bởi vì, phát triển bền vững chỉ có thể đạt được khi dựa trên cơ sở khoa học công nghệ vững chắc và mục tiêu của nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là phục vụ phát triển kinh tế, phát triển đất nước

1.3 Khái niệm đánh giá công nghệ tái chế chất thải, tình hình áp dụng đánh giá công nghệ tái chế chất thải trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Khái niệm đánh giá công nghệ tái chế chất thải

1.3.1.1 Khái niệm

Đánh giá công nghệ tái chế chất thải là một lĩnh vực nghiên cứu mới trên thế giới và nhất là ở nước ta Chính vì vậy, hiện nay chưa có khái niệm ĐGCNTCCT trong bất cứ một văn bản pháp luật nào ở nước ta Tuy nhiên, nó là một hoạt động rất cần thiết cho các doanh nghiệp, các cơ sở tái chế chất thải gây ô nhiễm môi trường trong việc lựa chọn giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm, xử lý ô nhiễm phù hợp, giảm chi phí nghiên cứu, thiết kế, xây dựng hệ thống tái chế chất thải cho mỗi nhà máy

Ta có thể tìm hiểu một số khái niệm liên quan

Theo Cục bảo vệ môi trường, “Đánh giá công nghệ xử lý chất thải là việc xác định trình độ, giá trị và hiệu quả của công nghệ xử lý chất thải đang được áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam” [7]

Theo khoản 13 - điều 3 – Luật chuyển giao công nghệ nêu rõ: “ Đánh giá công nghệ là hoạt động xác định trình độ, giá trị, hiệu quả kinh tế và tác động kinh tế -

xã hội, môi trường của công nghệ”

Đánh giá công nghệ là việc kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của công nghệ được áp dụng trong xử lý môi trường dựa trên việc phân tích, khảo sát thực tế, sử dụng phương pháp luận và ý kiến của các chuyên gia nhằm đánh giá và lựa chọn công nghệ phù hợp cho xử lý môi trường [12]

Trang 22

Dựa vào khái niệm trên, có thể thấy các tiêu chí được đưa ra không có tính cố định mà mang tính chất định hướng và phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm của từng quốc gia, có thể xác định được mục tiêu của việc xây dựng tiêu chí bao gồm:

- Làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, thẩm định các công nghệ môi trường theo yêu cầu của các cơ sở thiết kế, chế tạo thiết bị trong công nghệ môi trường

- Để phân loại và so sánh thông tin một cách có hệ thống các công nghệ tái chế chất thải hiện đại và truyền thống có đảm bảo mục tiêu xử lý ô nhiễm môi trường của địa phương không

- Để thiết lập một quá trình lựa chọn và đánh giá khung Cung cấp cách tiếp cận tối ưu, đánh giá và lựa chọn linh hoạt các công nghệ tái chế chất thải Cung cấp công cụ để đánh giá sự can thiệp làm sạch môi trường

- Hỗ trợ sử dụng trong việc lựa chọn thiết bị và công nghệ môi trường phù hợp, góp phần định hướng phát triển công nghệ tái chế chất thải ở nước ta

1.3.1.2 Một số khái niệm liên quan

9 Đánh giá trình độ công nghệ

Là phép đo tương đối của các cấp độ công nghệ trong một ngành công nghiệp bao gồm việc xác định số lượng các thông số có thể giúp ta dự đoán trình độ thực của công nghệ ở cấp ngành công nghiệp Việc phân tích theo cách phân lập trình độ công nghệ theo các công nghệ tốt nhất của thế giới có thể giúp ta xác định chính xác những lĩnh vực công nghệ mũi nhọn cần đẩy mạnh [10]

9 Đánh giá tác động môi trường

Là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự

án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kĩ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường [11]

Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng việc đánh giá tác động môi trường sẽ giúp những nhà ra quyết định chủ động lựa chọn

Trang 23

những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nào

9 Đánh giá công nghệ môi trường (EnTA) [3]

Là một công cụ giúp người ra quyết định dự đoán hậu quả môi trường của phát triển công nghệ

Đánh giá công nghệ môi trường là một công cụ chủ động quản lý môi trường một cách tập trung, tiếp cận đa ngành Nó tập trung ở cấp độ doanh nghiệp chứ không phải là cấp chính sách quốc gia Nó liên quan đến việc thiết kế và phản ánh lợi ích của các bên liên quan, được sử dụng trước khi tiến hành xây dựng và sản xuất, nó thích hợp để đánh giá tác động môi trường

Lợi ích khi sử dụng EnTA:

– Tránh (giảm) được chi

- Cải thiện môi trường của

công ty trong con mắt

cộng đồng và thị trường

- Giảm chi phí bảo trì và

nâng cao hiệu suất tổng

- Giảm/tránh được các

vấn đề liên quan đến sức

khỏe công nhân

- Giảm chi phí chăm sóc sức khỏe do tai nạn công nghiệp và khí thải

- Tránh được chi phí làm sạch môi trường do các chất ô nhiễm phát tán

- Có khả năng hoạch định trước và quản lý môi trường tốt hơn

- Duy trì hiệu quả kinh tế

do sử dụng nguồn lực địa phương

- Tránh hiện tượng không quay lại của rác thải

- Chất lượng cuộc sống nói chung được nâng cao

- Ít công việc liên quan đến bệnh tật và thương tích

- Các rủi ro sức khỏe từ các chất ô nhiễm công nghiệp thấp hơn

- Duy trì các giá trị xã hội và văn hóa

- Bảo đảm bảo vệ môi trường của cộng đồng

- Đạt được sự hiểu biết hơn về các vấn đề chủ chốt

Trang 24

1.3.2 Ý nghĩa của hoạt động đánh giá công nghệ tái chế chất thải

Hiện nay, khi các ngành công nghiệp phát triển ngày càng lớn mạnh, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng và phục vụ đời sống con người ngày một tăng cao thì vấn

đề chất thải thải ra gây ô nhiễm môi trường cũng ngày càng nhiều, càng ô nhiễm

Để phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên và giảm chi phí xử lý chất thải thì tái chế chất thải là một trong những giải pháp tối ưu nhất Chính vì vậy mà việc lựa chọn một công nghệ tái chế phù hợp, có tính khả thi trở nên cần thiết cho mỗi cơ sở tái chế chất thải Nó có ý nghĩa rất lớn trong công nghệ môi trường, sau đây là một

số lợi ích khi thực hiện hoạt động đánh giá công nghệ tái chế chất thải:

- Giúp các cơ sở tái chế chất thải có sự lựa chọn giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm phù hợp, giảm chi phí, nâng cao nhận thức tuân thủ pháp luật về môi trường, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ được đánh giá vào thực tiễn

- Giúp cho nhà nước định hướng phát triển công nghệ môi trường phục vụ sự nghiệp bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hình thành công nghiệp môi trường

- Tạo cho các cơ sở nghiên cứu triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ môi trường có điều kiện nhìn nhận khách quan về công nghệ của mình và phát huy khả năng sáng tạo, cải tiến, đổi mới công nghệ…

1.3.3 Tình hình áp dụng đánh giá công nghệ tái chế chất thải ở Việt Nam [1]

Hoạt động đánh giá công nghệ tái chế chất thải là một khái niệm còn rất mới

mẻ đối với các nhà sản xuất, các nhà đầu tư và các nhà môi trường ở Việt Nam Chính vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền ở nước ta chưa đưa ra quy trình về đánh giá công nghệ tái chế chất thải, chưa có danh mục các tiêu chí để đánh giá công nghệ tái chế chất thải bao gồm công nghệ tái chế nước thải, khí thải và chất thải rắn Với xu thế hội nhập thế giới, trong những năm vừa qua, các nhà môi trường và các nhà sản xuất trong nước cũng đã tiếp thu một số công nghệ tái chế chất thải có hiệu quả trên thế giới, kế thừa và sáng tạo, đã đề xuất và áp dụng một số công nghệ được các nhà khoa học, được Bộ TN&MT, Bộ KH&CN đánh giá và cấp giấy chứng

Trang 25

nhận công nghệ tái chế chất thải phù hợp Sau đây là một số công nghệ tái chế chất thải rắn được khuyến khích áp dụng:

- Công ty Cổ phần Tâm Sinh Nghĩa – ASC nghiên cứu mô hình xử lý CTR sinh hoạt thành phân compost theo công nghệ An Sinh (ASC) tại Thuỷ Phương (Huế)

- Công ty TNHH Thuỷ lực máy nghiên cứu mô hình xử lý CTR sinh hoạt thành nhiên liệu đốt dân dụng và công nghiệp theo công nghệ MBT – CD – 08 tại thị trấn Đồng Văn (huyện Duy Tiên – Hà Nam)

Hội đồng KHCN Bộ Xây dựng đã tổ chức thẩm định, đánh giá và đề nghị cấp phép lưu hành công nghệ An Sinh, công nghệ Seraphin và công nghệ MBT – CD –

08 Xuất phát điểm của các công nghệ này do một đơn vị nghiên cứu thử nghiệm, sau này mới tách ra, nên về cơ bản, ý tưởng công nghệ và loại sản phẩm tạo ra của ASC và Seraphin là giống nhau; chỉ khác nhau về trang thiết bị máy móc và chất lượng sản phẩm Riêng sản phẩm của công nghệ MBT – CD – 08 linh hoạt hơn (có thể tạo ra phân bón hoặc nhiên liệu đốt)

Tuy nhiên, dù áp dụng công nghệ nào thì cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật, cũng phải nhằm mục đích xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép Nhà nước ta cũng ban hành một số văn bản pháp luật nhằm định hướng và yêu cầu các nhà xử lý môi trường phải tuân thủ trong việc xử lý chất thải như Luật đầu tư năm 2005, nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư; nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một điều của Luật chuyển giao công nghệ; Thông tư số 10/2009/TT - BKHCN hướng dẫn thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư, TT 12/2011/TT-BTNMT quy định về quản lý CTNH

1.3.4 Tình hình áp dụng đánh giá công nghệ tái chế chất thải trên thế giới [8], [12]

Hiện nay trên thế giới, hoạt động đánh giá công nghệ môi trường được áp dụng rộng rãi, được các nhà máy sản xuất, người sản xuất chủ động thực hiện Nó không mang tính bắt buộc đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất, mà mang tính tự

Trang 26

nguyện nhằm thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ tốt nhất, phù hợp nhất vào quá trình tái chế chất thải nhằm tránh ô nhiễm môi trường

Tuy nhiên, việc đánh giá vẫn chủ yếu dựa vào hệ chuyên gia, dựa vào ý kiến chủ quan của những nhà đánh giá công nghệ Để hạn chế các sai sót và tăng cường chất lượng của đánh giá, người ta xây dựng nên các quy trình chuẩn Một trong những phương pháp đánh giá công nghệ môi trường được áp dụng phổ biến trên thế giới, đó là “Phê duyệt công nghệ môi trường” (ETV) ETV được thiết lập bởi cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) vào năm 1995 nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện của công nghệ môi trường thông qua các hoạt động phê duyệt khách quan và báo cáo thực hiện công nghệ Phương pháp này đưa ra một số tiêu chí chủ yếu để phê duyệt công nghệ môi trường như mức độ hiện đại của công nghệ, khả năng áp dụng công nghệ, hiệu quả về giá thành, mức độ thân thiện với môi trường, an toàn với con người…sau đó, nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia, các tiêu chí trên được phân tích, điều tra, khảo sát để đưa ra các kết luận, so sánh các công nghệ được đánh giá

và lựa chọn công nghệ tối ưu, công nghệ tiên tiến có tiềm năng để cải thiện bảo vệ sức khỏe con người và môi trường

Với nội dung như trên thì ETV có thể được phân chia thành hai thành phần chính: một là các hệ thống quản lý, hai là thu thập và đánh giá các dữ liệu môi trường Trong phần các hệ thống quản lý, trước khi đưa ra các tiêu chí chủ yếu để phê duyệt, tiến hành phân công và giao nhiệm vụ đến từng phòng, từng đơn vị liên quan theo các ngành quản lý riêng hoặc theo hội đồng phê duyệt công nghệ môi trường Phần thu thập và đánh giá các dữ liệu môi trường, tài liệu về công nghệ được hội đồng phê duyệt công nghệ môi trường nghiên cứu để đưa ra các kết luận cuối cùng về công nghệ môi trường được đánh giá

Cộng đồng quốc tế rất quan tâm đến “Phê duyệt công nghệ môi trường”, đã củng cố ảnh hưởng của ETV ở các nước khác ETV cùng với các nhà tài trợ - văn phòng EPA, cơ quan phát triển quốc tế và môi trường Hoa Kỳ cùng với các đối tác châu Á đã tiến hành hội thảo về công nghệ phê duyệt môi trường ở Ấn Độ, Thái Lan và Đài Loan, cũng như Malaysia và Philippin Đến năm 2005, hơn 30 công nghệ từ các nhà cung cấp quốc tế đã được xác minh bởi các chương trình ETV

Trang 27

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ

CHẤT THẢI VÀ DẦU THẢI Ở VIỆT NAM

 

2.1 Xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ tái chế chất thải

2.1.1 Nguyên tắc chung của việc lựa chọn, định hướng các tiêu chí

2.1.1.1 Định hướng lựa chọn công nghệ

- Tiếp cận với những công nghệ tiên tiến và những kinh nghiệm trong tái chế chất thải ở trong và ngoài nước

- Công nghệ đơn giản nhưng không lạc hậu, bảo đảm tái chế chất thải có hiệu quả, an toàn và không gây ô nhiễm môi trường

- Giá thành có thể chấp nhận trong điều kiện của địa phương

- Cố gắng tận thu tối đa những giá trị của chất thải

2.1.1.2 Nguyên tắc chung của lựa chọn

Dựa vào ý nghĩa của việc đánh giá công nghệ tái chế chất thải, có thể thấy việc xây dựng các tiêu chí đánh giá cần xuất phát từ các quy định về bảo vệ môi trường, không tách rời với các tiêu chí chung về đánh giá công nghệ môi trường áp dụng cho các ngành và các qui mô sản xuất Đặc biệt cần chú ý đến đặc thù của từng loại chất thải, khả năng đầu tư, vận hành, tính linh động, tính liên ngành

Ở nước ta, việc xây dựng các tiêu chí đánh giá công nghệ tái chế chất thải thông thường dựa trên nguyên tắc sau:

+ Các quy định của pháp luật

Theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm thứ cấp trong quá trình vận hành các công nghệ tái chế chất thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài phải đạt tiêu chuẩn thải theo tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường Do đó, để không vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trong quá trình hoạt động của các hệ thống tái chế chất thải phải đảm bảo theo quy định theo TT 12/2011/TT- BTNMT

Trang 28

Điều kiện kinh tế nước ta

Mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, nhưng về

cơ bản nước ta vẫn là một nước kém phát triển, điều kiện của đất nước cũng như các doanh nghiệp còn hạn chế Đây cũng là nguyên nhân mà các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tái chế chất thải không có hệ thống xử lý chất thải, nếu có thì hầu như xử lý không đạt tiêu chuẩn cho phép do hạn chế về nguồn lực kinh tế, ngoại trừ một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay liên doanh Chính vì vậy, các công nghệ tái chế chất thải phải phù hợp với điều kiện tài chính của doanh nghiệp

+ Điều kiện cơ sở hạ tầng

Bao gồm các điều kiện cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, điều kiện tự nhiên và môi trường xung quanh Các tiêu chí được đưa ra để đánh giá cần phù hợp với điều kiện các cơ sở tái chế chất thải và điều kiện môi trường xung quanh

+ Trình độ phát triển của công nghệ trong nước

Việc xem xét, lựa chọn các tiêu chí ĐGCN TCCT phải được xem xét dựa trên

sự phát triển của ngành công nghệ môi trường trong nước Nhìn chung, việc tái chế chất thải còn dựa trên các công nghệ truyền thống, về cơ bản trình độ công nghệ môi trường của nước ta còn ở mức thấp, chủ yếu các công nghệ và thiết bị được nhập từ nước ngoài Do đó, việc lựa chọn công nghệ TCCT phải đảm bảo các tiêu chí về khả năng quản lý, vận hành, bảo trì đơn giản, phù hợp với các điều kiện kinh

tế, xã hội và trình độ khoa học công nghệ hiện nay

2.1.2 Các yếu tố làm căn cứ lựa chọn công nghệ tái chế chất thải

- Thành phần, đặc tính và khối lượng của chất thải

- Điều kiện cụ thể của nhà máy, cơ sở tái chế chất thải:

+ Có diện tích đất phù hợp hay không

+ Yêu cầu mức độ kĩ thuật, vệ sinh môi trường

+ Trình độ khoa học kỹ thuật và năng lực cán bộ, nhân công

+ Nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ việc tái chế chất thải

Trang 29

+ Khả năng tài chính của nhà máy (vốn đầu tư, vận hành, duy tu sửa chữa) Cần phân tích, xem xét kỹ trong mối quan hệ với những yếu tố khác và đặc biệt là phải so sánh về yêu cầu sự thích hợp của công nghệ với đất đai, thiết bị, khả năng vận hành…

- Độ tin cậy của công nghệ trong quá trình hoạt động

- Mức độ cơ khí hóa, tự động hóa của công nghệ…

2.1.3 Xây dựng các tiêu chí đánh giá công nghệ tái chế chất thải  

Như đã đề cập ở trên, ĐGCN TCCT là một hoạt động rất cần thiết Tuy nhiên, đây là một khái niệm rất mới nên việc xây dựng phương pháp luận để thực hiện chưa có, luận văn này hướng đến việc đề xuất một khung phương pháp luận (bộ tiêu chí đánh giá) cho việc đánh giá và bước đầu phân tích khả năng thích ứng của khung này vào thực tiễn Để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, trước hết cần phân tích

và lựa chọn các tiêu chí cần thiết trong việc đánh giá công nghệ tái chế chất thải

Dựa vào các nguyên tắc trên, các tiêu chí để ĐGCN TCCT có thể khái quát thành 5 tiêu chí cơ bản sau:

- Hiệu suất tái chế và chất lượng của sản phẩm sau tái chế

- Tính kinh tế

- Phù hợp với điều kiện Việt Nam

- Trình độ công nghệ và thiết bị tái chế

- An toàn về môi trường

* Tiêu chí 1: Hiệu suất tái chế và chất lượng của sản phẩm sau tái chế

Một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động tái chế chất thải là tạo ra sản phẩm mới có giá trị, có chất lượng để phục vụ cho cuộc sống của con người Do

đó chất lượng của sản phẩm đầu ra sau khi tái chế là một trong những tiêu chí quan trọng để ĐGCN TCCT, là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ công nghệ TCCT áp dụng cho bất kỳ cơ sở TCCT nào

Đây cũng là một trong những vấn đề đáng lo ngại của các cơ sở tái chế chất thải ở nước ta Hiện nay cộng đồng xã hội rất quan tâm đến vấn đề này Bởi thực tế

Trang 30

cho thấy một số sản phẩm nhựa tái chế, nhôm tái chế, dầu tái chế chất lượng rất thấp nên không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng cũng như các loại động cơ, máy móc thiết bị

Tùy thuộc vào loại chất thải khác nhau mà các yếu tố cần quan tâm khi đánh giá chất lượng sản phẩm tái chế là khác nhau Ví dụ đối với giấy tái chế, các yếu tố

để đánh giá chất lượng sản phẩm là độ trắng, độ dai còn đối với dầu tái chế có thể

là hàm lượng lưu huỳnh, độ tro, độ nhớt

™ Tiêu chí 2: Chi phí kinh tế

Một số yếu tố cần quan tâm khi đánh giá tiêu chí này:

- Vốn đầu tư ban đầu

- Chi phí vận hành, bảo dưỡng

- Mức tiêu thụ năng lượng, điện, nước, hóa chất

- Thời gian xây dựng và hoạt động

™ Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện Việt Nam

Việc lựa chọn công nghệ tái chế chất thải phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam sẽ giúp cho việc tái chế chất thải đạt hiệu của cao, giảm được chi phí cho tái chế chất thải,…Các công nghệ được lựa chọn thường phải phù hợp với đặc điểm

tự nhiên (địa hình, địa chất thủy văn, khí hậu…) và các điều kiện kinh tế - xã hội (mức sống của người dân, thu nhập của nhà nước và các doanh nghiệp, giao thông, cung cấp điện, khu dân cư, nguồn lao động…) của Việt Nam

Trong tiêu chí này, thông thường xem xét đánh giá các vấn đề sau:

- Phù hợp với trình độ kĩ thuật của người lao động

- Khả năng vận hành thành thạo, thiết kế, chế tạo và thay thế phụ tùng

™ Tiêu chí 4: Trình độ công nghệ và thiết bị tái chế

Tiêu chí này được tìm hiểu để xác định mức độ phát triển của công nghệ, bao gồm: + Trình độ công nghệ

+ Khả năng cơ khí hóa

+ Khả năng tự động hóa

Trang 31

+ Khả năng vận hành

+ Khả năng áp dụng

™ Tiêu chí 5: An toàn về môi trường

Là mức độ an toàn của toàn bộ hệ thống tái chế chất thải với người lao động trong quá trình vận hành, sử dụng các hệ thống công nghệ, thiết bị tái chế chất thải

và an toàn đối với môi trường xung quanh như: công nghệ thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, an toàn, vệ sinh với người sử dụng, phòng ngừa tai nạn, các sự cố môi trường

2.2 Xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ tái chế dầu thải ở Việt Nam

2.2.1 Một số khó khăn trong việc đánh giá công nghệ tái chế dầu thải ở Việt Nam

- Không đồng bộ về quy mô và tính chất sản phẩm: Các cơ sở tái chế dầu thải ở nước ta phân bố nhỏ lẻ, chủ yếu là của tư nhân, với các mục đích tái chế khác nhau và tính chất sản phẩm khác nhau Chính điều đó làm cho quy mô sản xuất không đồng đều

- Vì những mục đích tái chế dầu thải khác nhau mà công nghệ sử dụng trong quá trình tái chế cũng khác nhau

- Không đồng bộ trong trình độ sản xuất, chất lượng và mức độ hiện đại của thiết bị, máy móc

- Công tác quản lý và kiểm soát về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở tái chế dầu thải còn lỏng lẻo Việc kiểm tra, quan trắc theo dõi diễn biến, hiện trạng môi trường của các cơ sở này chưa được thực hiện thường xuyên

* Phương pháp đánh giá

Có nhiều phương pháp đánh giá công nghệ tái chế chất thải nói chung và dầu thải nói riêng, trong đó thường dùng phương pháp phân tích và phương pháp đánh giá cho điểm (phương pháp ma trận) Đối với đề tài luận văn tốt nghiệp cao học này, phương pháp ma trận được lựa chọn sử dụng để xây dựng, cho điểm các tiêu chí và đánh giá các công nghệ tái chế dầu thải ở một số cơ sở tái chế dầu ở nước ta  

Trang 32

Vì những khó khăn về đặc điểm cụ thể của từng cơ sở tái chế nên không thể so sánh các công nghệ tái chế dầu thải của từng cơ sở với nhau Do đó, cần thiết phải xây dựng bộ tiêu chí riêng cho việc đánh giá công nghệ tái chế dầu thải cho các cơ

sở tái chế dầu thải Tiếp theo, tiến hành đánh giá riêng từng công nghệ tái chế dầu của từng cơ sở tái chế so với bộ tiêu chí đã xây dựng, với quy chuẩn môi trường, với đặc điểm tự nhiên và xã hội của từng khu vực riêng rẽ, và không thể tránh được việc đánh giá theo ý kiến chủ quan của người thực hiện đánh giá công nghệ

* Phương pháp nghiên cứu

Thu thập thông tin, số liệu từ các cơ sở tái chế dầu thải (hồ sơ cấp phép hành nghề xử lý CTNH, các báo cáo môi trường hàng tháng, hàng năm, các báo cáo đánh giá tác động môi trường tại các cơ sở tái chế), khảo sát hệ thống tái chế dầu thải làm tài liệu chính phục vụ cho hoạt động đánh giá

2.2.2 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công nghệ tái chế dầu thải

Vì dầu thải bao gồm rất nhiều loại, mỗi loại dầu thải với những công nghệ tái chế khác nhau có thể cho ra các sản phẩm khác nhau với tên gọi như dầu FO, dầu

DO hoặc thậm chí là xăng, dầu nhớt Chính vì vậy, trong khuôn khổ đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, tác giả tập trung đi sâu nghien cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá công nghệ tái chế dầu thải (chủ yếu là dầu nhớt thải) thành dầu diesel (DO)

Việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá này cũng dựa trên cơ sở của bộ tiêu chí đánh giá chung cho công nghệ tái chế chất thải Sau đây là những phân tích để lựa chọn các tiêu chí cần thiết để đánh giá

2.2.2.1 Hiệu suất tái chế và chất lượng của sản phẩm sau tái chế

Tùy thuộc vào từng công nghệ tái chế dầu thải mà hiệu suất và sản phẩm sau khi tái chế có thể khác nhau Ví dụ, đối với công nghệ tái chế nhớt thải, sản phẩm

có thể là dầu nhớt, dầu DO, FO Song chúng ta cần quan tâm tới hiệu suất và chất lượng của sản phẩm sau tái chế Đây là một tiêu chí quan trọng khi đánh giá công nghệ tái chế dầu thải ở nước ta

Trang 33

Trong trường hợp công nghệ tái chế dầu nhớt thải cho ra sản phẩm là dầu

DO (diesel oil) thì ta có thể quan tâm đến các tiêu chí nhánh sau khi đánh giá về chất lượng của dầu DO:

- Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO

- Hàm lượng cặn cacbon (chính xác là cặn cacbon của 10% cặn chưng cất) trong dầu DO

- Hàm lượng nước trong dầu DO

Mặc dù theo TCVN 5689:2005 quy định chất lượng dầu DO, có tất cả 11 thông số để đánh giá chất lượng dầu DO Tuy nhiên, đề tài tập trung khảo sát 3 thông số quan trọng nhất làm tiêu chí nhánh đánh giá chất lượng của sản phẩm sau tái chế

2.2.2.2 Tính kinh tế

Đối với các nước đang phát triển như nước ta, đây là một tiêu chí quan trọng khi xem xét đánh giá công nghệ tái chế dầu thải Nếu chi phí kinh tế càng thấp thì khả năng thực thi càng nhiều, lợi ích kinh tế mang lại càng lớn và tạo nhiều cơ hội cho các cơ sở tái chế dầu thải trong việc lựa chọn công nghệ tái chế Một số yếu tố cần quan tâm, xem xét khi đánh giá tiêu chí này:

- Suất đầu từ

- Chi phí vận hành

- Giá trị thu lời từ sản phẩm của hệ thống tái chế

Sau đây là một số tiêu chí thường được lựa chọn để xem xét lượng hóa, đánh giá cho chi phí kinh tế trong đánh giá công nghệ tái chế dầu thải

+ Suất đầu tư

Được tính bằng tổng kinh phí đầu tư cho một dự án xây dựng hệ thống tái chế dầu thải tính cho một đơn vị công suất tái chế Kinh phí bao gồm:

- Chi phí xây dựng nhà điều hành, nhà xưởng…

- Chi phí xây lắp các thiết bị trong hệ thống tái chế dầu thải

- Chi phí mua thiết bị, máy móc

Trang 34

- Chi phí thuê đất, mua đất, chi phí xây dựng khuôn viên nhà xưởng…

Suất đầu tư được tính theo công thức sau:

CPVH được tính như sau:

+ Khả năng thu lời từ sản phẩm của hệ thống tái chế

Trong tiêu chí nhánh này, do những khó khăn trong việc thu thập số liệu tài chính của các doanh nghiệp, tác giả chỉ dừng lại ở việc đánh giá xem hệ thống có thu lời hay không

2.2.2.3 Phù hợp với điều kiện Việt Nam

Đối với mỗi nước khác nhau, nằm trong những vùng điều kiện tự nhiên khác nhau, có nền kinh tế xã hội khác nhau, do đó việc lựa chọn công nghệ tái chế dầu thải phù hợp với điều kiện từng quốc gia, từng vùng có ý nghĩa rất quan trọng

Đối với Việt Nam, đặc thù là một nước đang phát triển, nền kinh tế còn nghèo, trình độ còn hạn chế, tay nghề người lao động còn thấp, do đó các công nghệ được

ưu tiên sẽ là công nghệ có giá thành đầu tư thấp, vận hành không quá phức tạp,

(VNĐ/1kg dâù thải.ngày đêm ) Suất đầu tư = 

Tổng chi phí đầu tư

Công suất tái chế/ngày đêm

(VNĐ/kg dầu thải) CPVH = 

Tổng chi phí vận hành/ngày

đêmCông suất tái chế/ngày đêm

Trang 35

không chiếm nhiều mặt bằng, dễ quản lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực, từng cơ sở tái chế

Khi lựa chọn được các công nghệ phù hợp sẽ giúp cho các doanh nghiệp, cơ sở tái chế giảm được chi phí đầu tư, giảm được rủi ro trong quá trình lắp đặt, vận hành

hệ thống, hiệu quả tái chế cao, công nhân vận hành có thể kiểm soát một cách chặt chẽ được hệ thống đồng thời có thể khắc phục một cách nhanh chóng khi có sự cố xảy ra

Một số tiêu chí nhánh cần được xem xét khi đánh giá và cho điểm tiêu chí

“phù hợp với điều kiện Việt Nam” bao gồm:

- Khả năng sửa chữa, chế tạo và thay thế phụ tùng: Trình độ công nghệ và

thiết bị ở Việt Nam hiện có đáp ứng được yêu cầu sửa chữa, thay thế khi máy móc

bị hỏng hóc, bị mài mòn các bộ phận hay không

- Tính khả thi về việc áp dụng công nghệ xem xét trong tương lai Tiêu chí

này được đưa ra vì hiện nay các cơ sở tái chế dầu thải đang xây dựng ngày càng nhiều với công nghệ ngày càng hiện đại, do đó cần xem xét trong tương lai công nghệ tái chế của các cơ sở hiện tại có áp dụng trong tương lai được không

- Khả năng mở rộng cơ sở tái chế khi lượng dầu thải tăng lên

- Phù hợp với trình độ kỹ thuật của người lao động: xem xét một số khía cạnh

như độ khó trong vận hành của các thiết bị đối với công nhân vận hành, mức độ nắm bắt và điều khiển máy móc của công nhân, công nghệ tái chế đó có đòi hỏi

người vận hành có trình độ cao, có cần đi đào tạo hay không

2.2.2.4 Trình độ công nghệ và thiết bị tái chế

Công nghệ đạt trình độ tiên tiến là công nghệ tái chế được tổ chức theo phương pháp cơ giới hóa, tự động hóa, các công đoạn trong quá trình tái chế không

có các khâu thủ công nặng nhọc, các thiết bị đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động Tiêu chí này nhằm so sánh, đánh giá mức độ tiên tiến của công nghệ được xem xét so với các công nghệ tương tự ở trong nước, ở nước ngoài Một số tiêu chí nhánh cần xem xét bao gồm:

Trang 36

+ Trình độ công nghệ: mức độ hiện đại hay lạc hậu của công nghệ tái chế dầu thải + Khả năng cơ khí hóa: khả năng sử dụng các máy móc trong hệ thống tái chế,

thời gian lắp đặt hệ thống…

+ Khả năng tự động hóa: hệ thống điểu khiển tự động hay bán tự động hay

không tự động nhằm mục đích xem xét quá trình sử dụng hóa chất, điện năng và giảm nhẹ lao động trực tiếp của con người

+ Khả năng vận hành: xét xem công nghệ tái chế đơn giản, dễ vận hành hay khó

+ Thiết bị bền, gọn nhẹ

2.2.2.5 An toàn về môi trường

Là mức độ an toàn của toàn bộ hệ thống tái chế dầu thải với người lao động trong quá trình vận hành, sử dụng các hệ thống công nghệ, thiết bị tái chế dầu thải

và an toàn đối với môi trường xung quanh như: công nghệ thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, an toàn, vệ sinh với người sử dụng, phòng ngừa tai nạn, các sự cố môi trường Một số tiêu chí nhánh cần xem xét: Trước hết, công nghệ tái chế cần thân thiện với môi trường Để đánh giá mức

độ thân thiện với môi trường của công nghệ, cần xem xét một số tiêu chí sau:

- Mức độ phát sinh ra chất thải của hệ thống tái chế dầu thải gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

- Sức khỏe của công nhân: xem xét tác động của môi trường khu tái chế dầu

thải đến công nhân (tiếng ồn, nhiệt, mùi, hơi hóa chất…), vấn đề an toàn khi vận hành hệ thống cho công nhân

- Sự cố: cháy nổ, hỏng hóc thiết bị, nứt vỡ thiết bị… Trong lĩnh vực tái chế

dầu thải, cần quan tâm đến vấn đề này Vì các cơ sở tái chế dầu luôn tiềm ẩn nguy

cơ cháy nổ cao

- Vấn đề xử lý cặn dầu sau tái chế

Với những phân tích trên danh mục các tiêu chí cần xem xét, đánh giá được liệt kê trong bảng 2.1 dưới đây:

Trang 37

Bảng 2.1 Tổng hợp các tiêu chí được xây dựng để

đánh giá công nghệ tái chế dầu thải

 

I Hiệu suất tái chế và chất lượng của sản phẩm sau tái chế

1 I.1 Hiệu suất của công nghệ tái chế dầu thải

II Tính kinh tế

7 II.3 Khả năng thu lời từ sản phẩm của hệ thống

tái chế dầu thải

III Phù hợp điều kiện Việt Nam

8 III.1 Khả năng sửa chữa, chế tạo và thay thế

phụ tùng

xem xét trong tương lai

10 III.3 Khả năng mở rộng cơ sở tái chế khi lượng

dầu thải tăng lên

11 III.4 Phù hợp với trình độ kỹ thuật của người

lao động

IV Trình độ công nghệ và thiết bị xử lý

Trang 38

16 IV.5 Thiết bị bền, gọn nhẹ

V An toàn về môi trường

môi trường đất, nước, không khí

Để thuận tiện cho việc ĐGCN tái chế dầu thải của một số cơ sở tái chế ở nước

ta, cần phải lượng hóa các tiêu chí được phân tích ở trên bằng điểm số cụ thể Tùy vào tầm quan trọng của các tiêu chí mà việc cho điểm đối với từng tiêu chí là khác nhau

a, Tiêu chí I: Hiệu suất tái chế và chất lượng của sản phẩm sau khi tái chế

Đối với tiêu chí I.1 là quan trọng và được lượng hóa là 3 điểm

- Nếu công nghệ tái chế dầu thải đạt hiệu suất tái chế từ 70% trở lên được lượng hóa là 0,5 điểm

- Nếu công nghệ tái chế dầu thải đạt hiệu suất tái chế từ 50% - 70% được lượng hóa là 0,25 điểm

- Nếu công nghệ tái chế dầu thải đạt hiệu suất tái chế nhỏ hơn 50% được lượng hóa là 0 điểm

Tương tự, tiêu chí I.2, I.3, I.4 được cho là quan trọng và được lượng hóa là 3 điểm, nếu đạt tiêu chuẩn Tiêu chuẩn TCVN 5689:2005 quy định các chỉ tiêu chất lượng cho nhiên liệu dầu DO dùng cho động cơ Diesel của phương tiện giao thông

cơ giới đường bộ và các động cơ Diesel dùng cho mục đích khác thì đánh giá là 0,5 điểm, nếu không đạt đánh giá 0 điểm

Trang 39

Bảng 2.2 Các thông số đánh giá chất lượng của dầu DO trong

Điểm chớp cháy cốc kín, °C, min 55 TCVN 6608:2000

(ASTM D3828)/ASTM D93

Độ nhớt động học ở 40 °C, mm2/s

TCVN 3171:2003 (ASTM D445)

Cặn cácbon của 10 % cặn chưng

cất, % khối lượng, max 0,3

TCVN 6324:1997 (ASTM D189)/ASTM D4530

(ASTM D97)

Hàm lượng tro, % khối lượng,

TCVN 2690:1995 (ASTM D 482)

Hàm lượng nước, mg/kg, max 200 ASTM E203

Tạp chất dạng hạt, mg/l, max 10 ASTM D2276

Ăn mòn mảnh đồng ở 50 °C, 3

TCVN 2694:2000 (ASTM D130)

Khối lượng riêng ở 15 °C, kg/m3 820 - 860

TCVN 6594:2000 (ASTM D1298)/ASTM D

4052

(*) Phương pháp tính chi phí xêtan không áp dụng cho các loại dầu điêzen có phụ gia cải thiện trị số xêtan

(**) 1 mm2/s = 1 cSt

Trang 40

Cụ thể như sau:

hiệu

Tầm quan trọng Qui ra điểm

1 I.1 Hiệu suất của

công nghệ tái chế dầu

2 I.2 Hàm lượng lưu

huỳnh trong dầu DO

Trong tiêu chí II này, có các tiêu chí nhánh Việc lượng hóa các tiêu chí nhánh trong tiêu chí tính kinh tế dựa vào thực tế tái chế dầu thải tại các cơ sở, các doanh nghiệp Đánh giá tầm quan trọng của 2 tiêu chí suất đầu tư và chi phí vận hành đạt 4 điểm, tiêu chí giá trị thu lời từ hệ thống tái chế dầu thải đạt 3 điểm (quan trọng)

3 II.3 Khả năng thu lời từ hệ

thống tái chế

Quan trọng 3

Ngày đăng: 18/07/2017, 22:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w