Quy trình thu gom phế thải xây dựng trên Thế Giớ

Một phần của tài liệu tái chế chất thải xây dựng (Trang 27 - 35)

CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH THU GOM PHẾ THẢI XÂY DỰNG

3.1. Quy trình thu gom phế thải xây dựng trên Thế Giớ

Việc thu gom rác thải xây dựng đối với các nước tiên tiến trên Thế Giới rất được coi trọng, nó vừa đảm bảo vệ sinh mỹ quan đô thị, và là nguồn tài nguyên tái sinh khổng lồ với những nước nghèo tài nguyên như Nhật Bản. Quy trình thu gom này thường trực tiếp tại nơi phát sinh, ít thông qua thu gom trung gian bằng việc thu mua phế thải xây dựng.

Vật liệu có thể được sắp xếp trong một số container lưu chứa được cung cấp bởi các công ty dịch vụ chuyên về quản lý các loại chất thải cụ thể tại công trường. Số lượng các container là tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo việc lưu chứa đạt yêu cầu, nhằm giảm số lượng các chuyến đi và chi phí vận chuyển, đồng thời vẫn giữ được cho công trường gọn gàng, giảm chướng ngại vật.

Container có chứa chất thải xây dựng được thu gom và vận chuyển đến các trạm trung chuyển thông qua xe tải. Ở Mỹ và Canada, xe tải hạng nhẹ và trung bình thường được sử dụng cho mục đích này.

Kế hoạch quản lý cơ sở thường mô tả vật liệu có thể được chấp nhận tái chế. Những phần có chứa vật liệu không được chấp nhận có thể được chuyển đi, trong một số trường hợp các vật liệu có khả năng sẽ được xử lý trong một bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

Vật liệu thường được xử lý với các thiết bị được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ trọng tải nặng và chống mài mòn. Vật liệu được đổ ra từ các container lên một sàn tiếp nhận, thường dưới một mái che hoặc bên trong một tòa nhà công nghiệp. Khi đã được đổ đống trên sàn, nhà điều hành sẽ tiến hành dự trữ vật liệu, chúng sẽ được chọn thông qua một máy xúc thủy lực.

Vật liệu được tải lên một băng tải cao su, tại đây các công nhân được bố trí đứng dọc theo băng tải và tiến hành phân loại chất thải xây dựng. Các vật liệu sau khi phân loại được nén chặt và đóng thành từng kiện riêng biệt, sau đó nạp lên các container vận chuyển đến nơi tái chế. Có thể vận chuyển chất thải xây dựng bằng đường bộ, đường sắt hoặc sà lan…

Các quy trình thu gom

Phế thải xây dựng từ công trường xây dựng được thu gom theo hai phương pháp:

- Thu gom chất thải đã được phân loại tại nguồn:

Phân loại sơ bộ tại nguồn Sắt, thép, giấy, cacton

Các loại khác Chất thải xây dựng

Tái chế Tái sử dụng

Vận chuyển đến bãi chứa Phân loại lần 2

Sơ đồ 3. . Quy trình thu gom chất thải xây dựng đã được phân loại tại nguồn

Phương pháp này có nghĩa là sau khi phá dỡ các công trình xây dựng thì các vật liệu có khả năng tái sử dụng và tái chế cao bằng phương pháp đơn giản như sắt, thép, giấy, cacton,… sẽ được thu gom riêng và đưa tới các khu tái chế (vật liệu có khả năng tái chế) hay trực tiếp đưa vào sử dụng lại (vật liệu có khả năng tái sử dụng). Sau khi thu hồi các vật liệu có khả năng tái chế và tái sử dụng đó thì phần còn lại sẽ được chuyên chở bằng xe thu gom tới các bãi chứa chất thải xây dựng. Cuối cùng, chất thải xây dựng sẽ được phân loại một lần nữa rồi đem đi đóng thùng vào các container để chở tới các khu tái chế chất thải xây dựng tương ứng. Phương pháp này có ưu điểm là nhanh chóng thu hồi được các thành phần có khả năng tái chế và tái sử dụng cao, đồng thời, tạo ra nhiều việc làm cho công nhân. Tuy nhiên, phương pháp này không thích hợp để áp dụng với các công trình bị phá dỡ lớn, hơn nữa, áp dụng phương pháp này thì thời gian chất thải xây dựng ở ngoài môi trường sẽ dài gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường cao.

- Thu gom chất thải xây dựng chưa phân loại tại nguồn: Chất thải xây dựng Vận chuyển đến bãi chứa

Phân loại Đóng thùng

Vận chuyển đến khu tái chế Phương pháp thủ công

Phương pháp hitech

Sơ đồ 3. . Quy trình thu gom chất thải chưa phân loại tại nguồn

Sau khi phá dỡ các công trình xây dựng thì phế thải xây dựng sẽ được đưa lên các xe thu gom chuyên dụng để đưa tới bãi chứa phế thải xây dựng. Tại đây, phế thải xây dựng sẽ được phân loại theo từng phần bằng phương pháp thủ công (sử dụng nhân công lao động) hay phương pháp hitech (sử dụng máy móc). Sau khi phân loại xong

thì từng phần phế thải xây dựng đó sẽ được đóng thùng và chuyên chở bằng container đến các khu tái chế chất thải tương ứng. Phương pháp này có ưu điểm là phân loại và thu hồi các vật liệu một cách nhanh chóng, thời gian chất thải xây dựng ở ngoài môi trường ngắn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên phương pháp này sẽ khó phân loại được các vật liệu có khả năng tái sử dụng cao.

3.2.Quy trình thu gom phế thải xây dựng ở Việt Nam

Phế thải từ phá dỡ công trình xây dựng là nguồn xả chất thải rắn đô thị không hề nhỏ. Cho đến thời điểm này, phần lớn rác thải xây dựng được thu gom tại các điểm đổ tập trung trước khi chuyển về các bãi rác chôn lấp theo quy hoạch, mới có một phần nhỏ được dùng cho san lấp mặt bằng; và trên thực tế không ít rác thải xây dựng được đổ bừa bãi tại các ao hồ, kênh mương, nơi cộng cộng,…

Tuy nhiên, vấn đề thu gom phế thải xây dựng vẫn chưa được quan tâm nhiều và còn nhiều vấn đề phát sinh. Vấn đề thu gom phế thải xây dựng ở nước ta có thể phân thành 2 loại chính là phế thải xây dựng từ các công trình xây dựng nhỏ lẻ (phá dỡ các căn nhà ở hay các công trình xây dựng nhỏ lẻ) và phế thải từ các công trình xây dựng lớn (phá dỡ các tòa nhà lớn, các khu chung cư, các công trình xây dựng lớn,…)

Thu gom phế thải từ các công trình xây dựng nhỏ lẻ: Các công trình xây dựng bị phá dỡ

Phế thải xây dựng khó tái chế (gạch, bê tông)

Các khu tái chế phế liệu Phế thải xây dựng dễ tái chế

(sắt, thép, giấy,…) Các đầu mối thu mua phế liệu

Xà bần Bãi chứa Chôn lấp

Khu tái chế

Sơ đồ 3. . Quy trình thu gom phế thải xây dựng từ các công trình nhỏ lẻ

Chất thải xây dựng từ các công trình xây dựng này được những người phá dỡ hay chủ công trình phân loại để thu lại các phế thải có thể sử dụng hay có giá trị kinh tế như sắt, thép, giấy,… để bán lại cho các đầu mối thu mua phế liệu (bán ve chai). Sau đó, các đầu mối thu mua phế liệu này sẽ bán lại những phế liệu đó cho các khu tái chế phế liệu (thường là các khu tái chế tự phát). Còn phần phế thải xây dựng khó tái chế như bê tông, gạch hay kính thì sẽ được đưa tới các công trình xây dựng khác để làm xà bần chôn lấp mặt bằng, làm vỉa hè,… một phần trong đó được đưa tới bãi chứa để đem đi tái chế thành các vật liệu mới, nhưng một phần rất lớn trong số này được đem đi chôn lấp hay thải bỏ ra môi trường.

Thu gom phế thải từ các công trình xây dựng lớn: Các công trình xây dựng lớn bị phá dỡ

Điểm tập kết phế thải xây dựng Phân loại sơ bộ

Trạm trung chuyển Phân loại lần 2

Sắt, thép, giấy, kính… Gạch, bê tông Tái sử dụng Tái chế Tái chế Chôn lấp

Sơ đồ 3. . Quy trình thu gom phế thải xây dựng từ các công trình lớn

Các công trình xây dựng lớn thường được phá dỡ bởi các công ty khoan cắt bê tông. Hơn nữa, khối lượng các chất thải xây dựng ở các công trình xây dựng này cũng rất lớn, vì vậy, việc phân loại các phế thải xây dựng ngay tại chỗ phá dỡ là rất khó

khăn. Thay vì phân loại phế thải xây dựng ngay ở điểm phá dỡ công trình thì người ta sẽ chuyển chúng đến một địa điểm tập kết phế thải xây dựng gần nơi phá dỡ bằng các phương tiện nhỏ, tiện dụng và linh hoạt như xe rùa (xe cút kít), xe tải nhỏ,… rồi phân loại sơ bộ để tách một số thành phần như kim loại, kiếng,… có kích thước lớn. Sau đó, chúng sẽ được chuyển đến các trạm trung chuyển chất thải xây dựng. Ở thành phố Hồ Chí Minh có 3 trạm trung chuyển chất thải xây dựng:

- Trạm trung chuyển Vận chuyển số 3 (150 Lê Đại Hành, Quận 11) - Trạm trung chuyển Container (42 – 44 Võ Thị Sáu, Quận 1) - Trạm trung chuyển 75 Bà Hom

Các trạm trung chuyển này được trang bị một số cân có tải trọng lớn để xác định khối lượng chất thải mang tới. Sau đó, chất thải xây dựng sẽ được chuyển về bãi tập trung chất thải bằng các loại xe tải kín có trọng tải lớn.Tại bãi tập trung, phế thải xây dựng sẽ được phân loại để lấy những thành phần có giá trị như sắt, thép, giấy,… Cuối cùng, các phế thải có giá trị thu được sẽ đem tới các khu xử lý, tái chế chất thải xây dựng tương ứng (khu xử lý, tái chế chất thải xây dựng tập trung có kiểm soát). Phần còn lại sau khi phân loại xong là bê tông và gạch vụn thì sẽ được đem chôn lấp có kiểm soát hoặc sẽ được đưa tới khu tái chế bê tông để tạo thành các sản phẩm mới có giá trị cao.

Một phần của tài liệu tái chế chất thải xây dựng (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w