5.1.Ý nghĩa của tái chế phế thải xây dựng đối với môi trường
- Giảm lượng rác thải xây dựng thông qua việc giảm chi phí đổ thải, giảm tác động môi trường do đổ thải gây ra (ô nhiễm môi trường, dịch bệnh phát sinh).
- Tiết kiệm diện tích đất phục vụ cho bãi chôn lấp (giảm thiểu khối lượng chất thải đi vào bãi chôn lấp – bãi chôn lấp có thể kéo dài khả năng hoạt động).
- Khi có tái sinh tái chế chất thải, lượng chất thải giảm trong các bãi chôn lấp – diện tích cần thiết cho bãi chôn lấp giảm đi – giảm nước rò rỉ sinh ra từ bãi chôn lấp. Giảm thiểu lượng khí sinh ra từ bãi chôn lấp do khối lượng rác giảm, đặc biệt làm giảm lượng khí metan có khả năng gây hiệu ứng nhà kính.
- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế thay cho vật liệu gốc.
- Cải thiện mỹ quan đô thị.
5.2.Ý nghĩa của tái chế phế thải xây dựng đối với kinh tế
- Việc tái chế rác thải xây dựng không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Chúng làm giảm sự phụ thuộc của con người vào việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt.
- Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho giá trị công nghiệp với chi phí thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cho người tái chế.
- Có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế, hoạt động tái chế lúc này sẽ mang tính kinh doanh và vì thế có thể giải thích tại sao các vật liệu có thể tái chế được thu gom ngay từ nguồn phát sinh cho tới khâu xử lý và tiêu hủy cuối cùng.
- Giảm được chi phí cho việc vận hành, kiểm soát bãi chôn lấp. - Giảm chi phí xử lý chất thải
5.3.Ý nghĩa của tái chế phế thải xây dựng đối với xã hội
- Thực hiện tái chế nhằm làm giảm các vấn đề về ô nhiễm, giảm nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp hay các các căn bệnh nguy hiểm khác như ung thư, bệnh ngoài da nếu uống hoặc dùng nguồn nước bị nhiễm bẩn do chất thải xây dựng gây ra.
- Tái chế còn mang ý nghĩa giải quyết vấn đề việc làm, tăng thêm thu nhập cho các công nhân do tính chất của việc tái chế không quá phức tạp.