1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 4.2 Quan điểm, chính sách về Biển Việt Nam

13 317 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Bài 4 Chiến lược biển việt nam đến năm 2020 Phần II Quan điểm – chính sách của Đảng và Nhà nước Chiến lược Biển đến năm 2020 Báo cáo viên: Hoắc Phương Hiếu – CTV Phó Phường 5 1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng chiến lược Biển đến năm 2020: • Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. • Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. • Thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa. Phát huy đầy đủ, có hiệu quả các nguồn lực bên trong, tranh thủ sự hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. 2. Nội dung cơ bản của chiến lược Biển đến năm 2020: 1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2. Chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại 3. Chiến lược đối với các vùng biển 5. Điều tra cơ bản về tài nguyên, môi trường, phát triển khoa học – công nghệ 4. Bảo vệ môi trường biển, xây dựng kết cấu hạ tầng biển • Xây dựng các trung tâm kinh tế để hướng ra biển, đặc biệt là công nghiệp dầu khí, khai thác hải sản, các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, các cơ sở công nghiệp lớn, hiện đại như đóng tàu biển, khai thác khoáng sản, luyện kim, các cảng lớn hiện đại, các trung tâm du lịch quốc tế ven biển, nghiên cứu khoa học – công nghệ về biển… • Xây dựng đề án công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển; quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 • Triển khai xây dựng chương trình và những chính sách cụ thể, ưu tiên các vấn đề trọng tâm như: khai thác, chế biến dầu khí; kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến hải sản; du lịch biển và kinh tế hải đảo. 2.1 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: • Phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng biển, vùng trời của Tổ quốc. • Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc. • Phát triển kinh tế biển phải gắn liền với quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên biển. • Xây dựng lực lượng vũ trang, nòng cốt là Hải quan, Cảnh sát biển, Biên phòng, Dân quân tự vệ biển vững mạnh toàn diện, làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân và các thành phần kinh tế sản xuất, khai thác tài nguyên biển. • Sớm xây dựng chính sách để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra đảo định cư lâu dài và làm ăn dài ngày trên biển, vừa phát triển kinh tế, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. 2.2 Chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại: • Vùng biển và ven biển phía Bắc (từ Quảng Ninh đến Ninh Bình): + Đầu tư xây dựng để giữ vị thế quan trọng, khai thác hiệu quả: cảng biển, vận tải biển, du lịch… + Xây dựng Hải Phòng – Quảng Ninh thành trung tâm kinh tế mạnh, nòng cốt là cảng biển, công nghiệp và du lịch biển + Xây dựng các khu kinh tế tổng hợp, cụm công nghiệp ven biển. + Phát triển các khu vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ. 2.3 Chiến lược đối với các vùng biển: • Vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận): • + Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển của vùng, là một trong ba trung tâm kinh tế biển lớn nhất của nước ta. • + Xây dựng hành lang kinh tế trên cơ sở tuyến cao tốc Bắc – Nam, các cảng nước sâu, sân bay quốc tế, phát triển các đô thị ven biển. • + Xây dựng phát triển các khu kinh tế tổng hợp, chú trọng phát triển kinh tế hàng hải, du lịch. • Vùng biển và ven biển Đông Nam Bộ (từ Bà Rịa, Vũng Tàu đến Thành phố Hồ Chí Minh): • + Phát triển Vũng Tàu thành trung tâm hướng ra biển của vùng. • + Hình thành các tuyến hành lang kinh tế, các khu vực công nghiệp, đặc biệt là tuyến hành lang kinh tế dọc quốc lộ 51. • Vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ (từ Tiền Giang, Cà Mau đến Kiên Giang): • + Xây dựng Phú Quốc thành trung tâm kinh tế lớn của vùng hướng mạnh ra biển. Đến năm 2020, cơ bản xây dựng Phú Quốc thành trung tâm giao thương quốc tế. • + Xây dựng và phát triển tuyến hành lang kinh tế ven biển phía Tây (Rạch Giá – Hà Tiên) và tuyến hành lang ven biển phía Đông (Bạc Liêu – Ghềnh Hào – Cà Mau – Năm Căn), gắn với xây dựng khu công nghiệp khí – điện – đạm Cà Mau. • - Nhà nước quản lý và có quy định cụ thể đối với việc bảo vệ môi trường biển; xây dựng hệ thống cứu hộ, cứu nạn và cảnh báo thiên tai từng bước hiện đại. • - Nhà nước tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng biển gắn với phát triển mạnh các ngành dịch vụ; xây dựng các tuyến đường ven biển, trong đó có một số đoạn cao tốc và các tuyến vận tải cao tốc trên biển. • + Xây dựng đồng bộ một số cảng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, có sức cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế. • + Xây dựng hệ thống đường ven biển: tuyến đường biển từ Móng Cái đến Hà Tiên; đường cao tốc Bắc – Nam ven biển; phát triển các nhánh nối tuyến ven biển này với các tuyến huyết mạch trong nội địa. • + Xây dựng hệ thống cung cấp điện và cung cấp nước ngọt bảo đảm cho quá trình phát triển kinh tế biển và phục vụ sinh hoạt của dân cư ven biển và trên đảo. • + Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, quan sát về biển, hệ thống dự báo biển. 2.4 Bảo vệ môi trường biển, ven biển, xây dựng kết cấu hạ tầng biển: • - Nhà nước đẩy mạnh công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản về tài nguyên, môi trường, với các dự án và các chương trình lớn; như điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển Đông; điều tra tổng thể khí tượng thủy văn biển Đông; thành lập bản đồ địa hình đáy biển; đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường biển Đông; nghiên cứu bão trên biển Đông phục vụ phòng, chống thiên tai bằng mô hình số trị v.v… • - Đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng khoa học – công nghệ, phục vụ công tác điều tra cơ bản, dự báo thiên tai và khai thác tài nguyên biển. Tập trung ưu tiên nghiên cứu ở những ngành, lĩnh vực như: quản lý tổng hợp dải ven biển, bảo đảm phát triển cân đối các ngành kinh tế, an toàn môi trường; vật liệu xây dựng công trình biển, phục vụ sản xuất các ngành dầu khí, giao thông, hải sản, du lịch; nước ngọt ven biển, sử dụng năng lượng biển. 2.5 Điều tra cơ bản về tài nguyên, môi trường, phát triển khoa học – công nghệ: • Điều 47 quy định về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển: + Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển bao gồm các lực lượng có thẩm quyền thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. + Lực lượng Dân quân tự vệ của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tham gia tuần tra, kiểm soát trên biển khi được cơ quan có thẩm quyền huy động. 3. Những quy định của Luật Biển về lực lượng, tuần tra, kiểm soát trên biển: Điều 48 lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có nhiệm vụ: + Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đảo của Việt Nam. + Bảo đảm việc tuân thủ pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. + Bảo vệ tài sản Nhà nước, tài nguyên và môi trường biển. + Bảo vệ, giúp đỡ, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ đối với người, tàu thuyền hoạt động trên các vùng biển, đảo của Việt Nam. + Xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên các vùng biển, đảo của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Những quy định của Luật Biển về lực lượng, tuần tra, kiểm soát trên biển: • Phạm vi trách nhiệm cụ thể của các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển thực hiện theo quy định của pháp luật. • Nhà nước bảo đảm những điều kiện cần thiết để các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoàn thành nhiệm vụ được giao . Bài 4 Chiến lược biển việt nam đến năm 20 20 Phần II Quan điểm – chính sách của Đảng và Nhà nước Chiến lược Biển đến năm 20 20 Báo cáo viên: Hoắc Phương Hiếu – CTV Phó Phường 5 1. Quan điểm. kinh tế biển và phục vụ sinh hoạt của dân cư ven biển và trên đảo. • + Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, quan sát về biển, hệ thống dự báo biển. 2 .4 Bảo vệ môi trường biển, ven biển, xây. trên các vùng biển, đảo của Việt Nam. + Xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên các vùng biển, đảo của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Những quy định của Luật Biển về lực lượng,

Ngày đăng: 27/01/2015, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w