Báo cáo chuyên đề tổ 3

4 1K 17
Báo cáo chuyên đề tổ 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU KHỐI 2 Người báo cáo: Hồ Thị Lan khối 2 Trường Tiểu học Trà Bui A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Mở rộng vốn từ và cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ loaị (từ chỉ người,con vật,đồ vật, cây cối, từ chỉ hoạt động trạng thái;từ chỉ đặc điểm; tính chất ) 2. Rèn cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu .Cụ thể; - Đặt câu ; + Các kiểu câu Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào ? và những bộ phận chính của các kiểu câu ấy . + Những bộ phân câu trả lời cho các câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Như thế nào ? Vì sao ? Để làm gì ? - Dấu câu: dấu chấm ,dấu chấm hỏi ,dấu chấm than, dấu phẩy. 3. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng ,nói và viêt thành câu và thích học tiếng Việt. B NỘI DUNG DẠY HỌC 1 .Số bài, thời lượng học Trong cả năm học, học sinh được học 31 tiết Luyện từ và câu . 2. Nội dung Về từ vựng ,bên canh vốn từ được cung cấp qua các bài tập đọc,ở phân môn Luyện từ và câu,HS được mở rộng vốn từ theo chủ điểm thông qua các bài tập thực hành . Về từ loại , theo chương trình tiểu học mới ,HS bước đầu đươc rèn luyện cách dùng các từ chỉ sự vật (danh từ ) ,hoạt động trạng thái (động từ)và đặc điểm,tính chất (tính từ). Về câu,HS lần lược làm quen với các kiểu câu trần thuật đơn cơ bản Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?,các bộ phận của câu(trả lời các câu hỏi Ai? Là gì ? Làm gì ? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào?Vì sao? Để làm gì?)và các dấu câu (chấm, chấm hỏi ,chấm than ,phẩy) Tuy nhiên, ở lớp 2 không có bài học lí thuyết. Các kiến thức từ ngữ và ngữ pháp nói trên được thể hiện hiện qua các bài tập thực hành. 3 Hình thức rèn luyện: SGK có nhiều hình thức bài tập để mở rộng vốn từ và rèn luyện kĩ năng đặt câu cho HS, VD: Điền từ vào chỗ trống, xếp loại các từ, xếp ô chữ, chơi các trò chơi về từ, đặt câu theo mẫu, nói từ thành câu … C - BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Hướng dẫn HS làm bài tập - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi,bằng lời giải thích ) - Gv giúp HS chữa một phần của bài tập làm mẫu (một HS chữa mẫu trên bảng lớp hoặc cả lớp làm bài vào vở hay bảng con) . - HS làm bài vào bảng con hoăc vào vở.Giáo viên uốn nắn. - GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả ,rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức . 2. Cung cấp cho HS một số tri thức sơ giản về từ,câu và dấu câu 1 2.1 Mức độ tri thức cung cấp cho HS lớp 2: -Về vốn từ: Ngoài những từ được day qua các bài tập đọc ,những thành ngữ được cung cấp qua các bài tập viết, HS được học một cách tương đối có hệ thống những từ ngữ theo chủ điểm,ví dụ : + Đơn vị thời gian (ngày, tháng,năm ,năm học …) + Đơn vị hành chính xã,(phường) ,huyện,(quận)) + Đồ dùng học tập; + việc nhà; + họ hàng; + vật nuôi. - Về từ loại: nhận ra và biết dùng các từ chỉ người, con vật, đồ vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm để đặt câu; bước đầu có ý niệm viết hoa tên riêng. - Về kiểu câu: có ý thức và bước đặt các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, phẩy vào đúng chỗ. 2.2 Cách cung cấp tri thức: Các tri thức nói trên được cung cấp qua các bài tập. GV chỉ cần nêu những tổng kết ngắn như trong SGK, tránh giải thích dài dòng, sa vào lí thuyết D: LÝ DO MỞ CHUYÊN ĐỀ 1)Thuận lợi: a. Giáo viên: Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện, trang bị khá đầy đủ sách và thiết bị dạy học cho giáo viên. Phân công chuyên môn đúng với năng lực của gíao viên. Giáo viên yêu nghề, có tâm huyết với học sinh. Giáo viên có tay nghề vững vàng, linh hoạt và nhạy bén trong giảng dạy, trực tiếp giảng dạy nhiều năm, nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của phân môn, phù hợp với từng đối tượng của học sinh. Môn Luyện từ và câu lớp hai, cụ thể đã được bớt nhiều so với chương trình từ ngữ - ngữ pháp của lớp 2 cũ. Giáo viên xác định nội dung trọng tâm của từng bài, xác định điểm nhấn theo yêu cầu nội dung của chuẩn kiền thức, cụ thể rõ ràng, nhìn chung ngắn gọn, chủ yếu vào hướng dẫn học sinh thực hành bài tập. Số lượng bài tập đảm bảo yêu cầu cho giáo viên hướng dẫn học sinh trên lớp. Đa số giáo viên là người miền xuôi, tác phong chuẩn mực, nhẹ nhàng, gần gũi, thân thiện với học sinh. Giọng nói rõ ràng, phát âm chuẩn. b. Học sinh: Ngay khi còn học lớp 1 học sinh đã được làm quen với từ và câu thông qua phân môn học vần và tập đọc. Qua đó, các em có một số vốn từ nhất định, biết đặt câu theo mẫu. ngoài ra, các em tích lũy được một số vốn từ trong cuộc sống giao tiếp thực tế hàng ngày của các em. Sự quan tâm của ban giám hiệu, cũng góp phần nâng cao chất lượng môn học Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. 2)Khó khăn: a. Giáo viên: Trình độ giáo viên chưa đồng đều đôi lúc còn giảng dạy còn hạn chế, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các hoạt động, hoạt động của thầy và trò thiếu nhịp nhàng; đôi khi chưa thật sự chú trọng đến việc dạy học theo chuẩn kiến thức- kĩ năng còn dạy 2 học theo lối đồng loạt bình quân chưa chú ý đến việc phân hoá đối tượng học sinh cho từng hoạt động cho phù hợp với mục tiêu tiết dạy, bài dạy. b. Học sinh: Phần lớn các em là con em dân tộc thiểu số, mặt bằng dân trí thấp, nên việc đầu tư và quan tâm đến việc học của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Một phần các em là dân tộc thiểu số giao tiếp hàng ngày của các em chủ yếu bằng tiếng dân tộc, nên việc sử dụng ngôn ngữ phổ thông đối với các em còn nhiều hạn chế . Vì vậy, việc giúp các em lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu môn luyện từ và câu không phải một sớm một chiều có thể lĩnh hội được. 3) Giải pháp: - Mỗi giáo viên cần thực sự yêu nghề, yêu trẻ ;không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn ; cần xác định rõ mục tiêu trọng tâm của bài dạy ; phương pháp và hình thức tổ chức linh hoạt, phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh. Giáo viên phải phân hóa đối tượng học sinh phù hợp với từng hoạt động dạy- học trong tiết học và bài học. - Phối kết hơp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong giáo dục . Vận động học sinh dân tộc thường xuyên giao tiếp bằng tiếng phổ thông trong cuộc sống hàng ngày. Thường xuyên giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đ- QUI TRÌNH GIẢNG DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS giải các bài tập ở nhà hoặc nêu ngắn gọn những điều đã học ở tiết học trước, cho ví dụ minh họa. 2. Dạy bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Dựa vào gợi ý SGV. 2.2 Hướng dẫn làm bài tập GV tổ chức cho Hs thực hiện từng bài tập trong SGK theo trình tự chung: - Đọc và xác định yêu cầu của bài tập. - Hs giải một phần bài tập mẫu. - HS làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên. 2.3Tổ chức trao đổi, nhận xét về kết quả. Rút ra những điểm ghi nhớ về kiến thức. 2.4 Củng cố dặn dò: chốt lại những kiến thức kĩ năng cần nắm vững ở bài luyện tập; nêu yêu cầu luyện tập thực hành ở nhà. 3 4 . BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU KHỐI 2 Người báo cáo: Hồ Thị Lan khối 2 Trường Tiểu học Trà Bui A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1 được cung cấp qua các bài tập. GV chỉ cần nêu những tổng kết ngắn như trong SGK, tránh giải thích dài dòng, sa vào lí thuyết D: LÝ DO MỞ CHUYÊN ĐỀ 1)Thuận lợi: a. Giáo viên: Nhà trường luôn tạo. được. 3) Giải pháp: - Mỗi giáo viên cần thực sự yêu nghề, yêu trẻ ;không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn ; cần xác định rõ mục tiêu trọng tâm của bài dạy ; phương pháp và hình thức tổ

Ngày đăng: 27/01/2015, 04:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan