CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ****** Cà Mau, Ngày 5 tháng 10 năm 2011 BÁO CÁO SÁNG KIẾN TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT MÔN GIÁO DỤC ÂM NHẠC - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 15/ 10/ 2011 đến ngày 31/ 05/ 2012 I./ SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN: 1/ Sự cần thiết: Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật, nó thể hiện sắc thái, tình cảm của giai điệu bài hát, thể hiện các động tác múa. trường mầm non nội dung chương trình có hoạt động giáo dục âm nhạc, là hoạt động không thể thiếu được trong chương trình cơ sở giáo dục trẻ. Thông qua hoạt động nghệ thuật này, nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ. Đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát triển năng khiếu, góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ… Âm nhạc còn là món ăn tinh thần không riêng gì trẻ mà còn là sự say mê, yêu thích của tất cả mọi người. Nó là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Thông qua những lời ca, tiếng hát làm cho trẻ say mê, sảng khoái tinh thần, quên đi những mệt nhọc trong mọi hoạt động, nên bộ môn giáo dục âm nhạc giữ vai trò khá quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Từ những tầm quan trọng của môn giáo dục âm nhạc, nó luôn gắn liền với trẻ như là hành trang đi bên trẻ trong suốt cả cuộc đời tuổi thơ. Thông qua âm nhạc giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt, đối với môn giáo dục âm nhạc còn là phương tiện có thể lồng ghép vào tất cả các môn khác và góp phần mở rộng thêm sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, giúp trẻ có được tình yêu quê hương đất nước, yêu con người Việt Nam. Vậy làm thế nào để trẻ cảm thụ được âm nhạc tốt nhất là những bâng khuâng của tôi khi đứng lớp giảng dạy môn giáo dục m nhạc trong những tháng qua. Từ đầu năm học đến nay, qua thời gian dạy trẻ về những tiết học âm nhạc , Trang 1 tôi luôn quan sát thấy đa số trẻ hát sai về nhòp điệu và hát không rõ lơiø bài hát, khi ngồi học trẻ chưa hứng thú. Cho nên, là giáo viên đứng lớp tôi không ngừng suy nghó để tìm ra biện pháp dạy trẻ học tốt và hứng thú trong bộ môn âm nhạc. Từ đó tôi quyết đònh chọn đề tài là "Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn giáo dục âm nhạc" để làm sáng kiến kinh nghiệm. 2/ Thực trạng ở lớp: Năm học 2011 – 2012 tôi được ban lãnh đạo trường phân công dạy lớp Mần với tổng số cháu 43/21 nữ. Tôi thường xuyên theo dõi trẻ và trao đổi với phụ huynh để nắm được tâm lý, sở thích, khả năng học tập của trẻ để kòp thời tìm ra những cháu có năng khiếu âm nhạc. Bên cạnh đó cũng nắm được những cháu hạn chế về tiết tấu, hát chưa chuẩn để chọn biện pháp hướng dẫn cho phù hợp. -Trẻ có chất giọng: 7 cháu; Tỷ lệ = 16,2 % - Trẻ có năng khiếu múa dẽo: 6 cháu; Tỷ lệ = 13,9 % - Trẻ hát chưa chuẩn: 9 cháu ; Tỷ lệ = 20,9 % - Trẻ hát ngọng: 11 cháu; Tỷ lệ = 25,5 % - Trẻ hát sai về nhòp điệu, cao độ: 10 cháu; Tỷ lệ = 23,2 % Quá trình thực hiện lớp tôi có những khó khăn và thuận lợi như sau: 2.1/ Thuận lợi: -Lớp được sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường , các bậc cha mẹ học sinh cùng các bạn đồng nghiệp (chia xẻ kinh nghiệm về chuyên môn) -Phòng học sạch sẽ thoáng mát, có đồ dùng nhạc cụ âm nhạc cho cô và cháu phục vụ cho tiết dạy. Một số cháu ở lớp có năng khiếu có giọng hát hay múa dẽo, ngữ điệu rõ ràng, thể hiện được tính cách qua lời bài hát. Phụ huynh cho các cháu đi học đều, đây là điều kiện thuận lợi giúp tôi có thời gian liên tục để rèn kỹ năng hát, cho trẻ nắm bắt được lời bài hát và thuộc nhiều bài hát trong chương trình trẻ học. 2.2/ Khó khăn: - Trang phục và đồ dùng nhạc cụ phục vụ tiết dạy âm nhạc chưa phong phú. -Đa số trẻ lớp tôi chưa được học qua nhóm trẻ. Một số cháu ở các nơi khác chuyển đến, bên cạnh đó đa số phụ huynh là người dân lao động chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc học tập của trẻ nên chưa có những thói quen luyện trẻ về kỹ năng hát, vận động. Nên trẻ còn lúng túng khi tham gia học môn âm nhạc. Trẻ hát chưa chuẩn, hát sai cao độ, khi goiï lên hát trẻ còn rụt rè, thiếu tự tin. - Trường không có phòng âm nhạc dành riêng cho trẻ, trẻ chưa có điều kiện ứng dụng, từ đó trẻ chưa có hứng thú khi múa hay vận động minh họa. Trang 2 -Từ những thực trạng trên qua thời gian tiếp cận với các cháu tôi luôn tìm hiểu về khả năng của trẻ và tôi luôn học hỏi, tìm sách tài liệu để tham khảo và tôi nghó phải từng bước giúp trẻ học tốt hơn trong giờ âm nhạc. II./ PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN: Sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn giáo dục m nhạc” đã được tôi thực hiện tại lớp Mầm và được nhân rộng ra các giáo viên trong trường Mẫu giáo tuổi Thơ Phường 7 cùng thực hiện. III./ MÔ TẢ SÁNG KIẾN: 1/ Chuẩn bò đầy đủ các điều kiện cho giờ dạy môn giáo dục âm nhạc: -Bản thân tôi trước khi tổ chức giờ giáo dục âm nhạc cũng phải tự luyện đàn, hát thật chuẩn bài hát sắp dạy trẻ để dạy trẻ hát tốt, nhằm góp phần giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách chính xác. Không chỉ dừng lại là luyện đàn và hát tốt bài hát để dạy trẻ, mà trang phục và nhạc cụ âm nhạc cũng không kém phần quan trọng nó sẽ làm tăng thêm sự hứng thú cho trẻ khi tôi chuẩn bò tốt những điều kiện trên. * Chuẩn bò trang phục và đồ dùng dụng cụ âm nhạc: - Trong tiết dạy giáo dục âm nhạc, nhạc cụ là một dụng cụ không thể thiếu, nên tôi đi sưu tầm và tận dụng các nguyên vật liệu dễ có ở đòa phương để làm các nhạc cụ như : Muỗng gỗ, phách tre, ly nhựa, nắp thiếc, hộp sữa, lon nước ngọt, xúc xắc các manh gõ đệm từ gáo dừa, xúc xắc để làm các nhạc cụ cho gõ đệm. Khi dùng các nhạc cụ tôi thường sử dụng các loại nguyên vật liệu tạo ra âm thanh, để trẻ cảm nhận tốt tiếng gõ đệm khác với nắp thiếc và khác với tiếng của nhạc cụ bằng nhựa. Ví dụ: Nắp sữa làm trống lắc, ly nhựa bỏ hột hạt vào, muỗng gõ tạo thành một nhạc cụ và trang trí đa dạng nhiều màu săùc để thu hút trẻ. - Trang phục để phục vụ giờ học cũng khá hấp dẫn đối với trẻ: Tôi đã sưu tầm các loại lá cây, giấy, ống hút, mút bittis, dây nilon, áo mưa tạo nhiều kiểu trang phục lạ mắt phù hợp với lời bài hát. Để tăng thêm phần hấp dẫn cho giờ học, tạo thêm sự lôi cuốn để trẻ thích thú hơn trong giờ giáo dục âm nhạc. Đối với trang phục của cô cũng không kém phần quan trọng vì góp phần cho tiết dạy thêm phần sinh động, thu hút trẻ. Ví dụ: Bài hát "Múa với bạn Tây Nguyên" tôi mặc trang phục Tây Nguyên, cầm đồ dùng là “cây du”ø để phụ họa vào lời bài hát. Hoặc bài hát "Thương con mèo" tôi đội mũ con mèo kết hợp làm những động tác minh họa theo lời bài hát. Những bài hát cho trẻ nghe cũng cần có những trang phục cho cô, cho trẻ để trẻ được mặc những trang phục ấy như cảm thấy đang hòa mình vào lời bài hát. Tạo thêm phần hấp dẫn đối với trẻ. Trang 3 2/Tạo điều kiện cho trẻ được học tập và rèn luyện môn giáo dục âm nhạc: 2.1 Đối với hoạt động ở mọi lúc mọi nơi: -Ở các giờ hoạt động tôi có thể bắt giọng cho trẻ hát để củng cố, ổn đònh chuẩn bò bứơc vào tìm hiểu kiến thức qua các giờ hoạt động, hoặc ổn đònh để trẻ bước vào giờ chơi. Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời: Quan sát "cây" chủ điểm thực vật, cô bắt nhòp cho trẻ hát bài "Em yêu cây xanh" nếu trẻ hát sai ở câu hoặc đoạn bài hát nào ?Tôiâ chú ý lắng nghe xem trẻ hát sai ở lời hay tiết tấu của bài, rồi củng cố chỗ sai đó vào cuối buổi quan sát, tôi cho trẻ hát lại vài lần chỗ sai trong bài hát đó để sửa kòp thời những hạn chếù của trẻ. Tiến hành hát nhiều lần bài hát đó trong chủ đề mỗi khi quan sát ngoài trời. Dần dần trẻ sẽ hát đúng cao độä , nghỉ ngắt đúng nhòp và thể hiện tốt giai điệu của bài hát. Hoặc ở hoạt động khác như : Giờ ăn sáng cho trẻ nghe băng nhạc có bài hát đang học và bài sắp học. Qua quá trình nghe băng đóa hát sẽ giúp trẻ hát đúng giai điệu, tiết tấu, câu từ hát rõ ràng, chuẩn để vào giờ học trẻ sẽ tiếp thu bài một cách dễ dàng hơn. Giờ sinh hoạt chiều tôi cũng cho trẻ hát lại những bài hát đã học nhằm củng cố lại bài học sáng hoặc cho trẻ làm quen những bài sắp học. Trong thời gian ôn luyện bài cũ tôi thường gọi những cháu hát chưa chuẩn, sai tiết tấu hát lại và để sửa sai trẻ dần dần. Ôn luyện cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi cũng là biện pháp giúp trẻ hát tốt các bài hát. Còn một yếu tố khác nữa là thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội, tôi tổ chức hoạt động âm nhạc theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà trẻ có năng khiếu được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn âm nhạc. Đầu năm học vừa qua, có những ngày hội lớn như : Lễ khai giảng, tết trung thu, lễ hội 20/ 11 trẻ ở lớp tôi đã được tham gia một số tiết mục văn nghệ trông trẻ rất hứng thú, và hướng sắp tới đây tôi sẽ chọn nhiều cháu hơn nữa để tập văn nghệ cho lễ tổng kết và các lễ hội khác của nhà trường tổ chức. 2.2 Trên tiết dạy: -Tôi vào bài một cách sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ. Ví dụ: chủ điểm "thế giới động vật " khi dạy với đề tài: "thương con mèo", tôi hoá trang và đóng vai con mèo để gây sự hứng thú cho trẻ. -Tổ chức hoạt động m nhạc dựa vào hoạt động trọng tâm của tiết dạy mà tôi thể hiện phần trọng tâm đó nhiều hơn. - Khi lên tiết dạy tôi chọn trọng tâm là dạy hát thì tôi tổ chức cho trẻ hát với nhiều hình thức khác nhau như: Hát to, hát nhỏ, hát nối đuôi, hát theo chữ cái, hát luân phiên theo từng đoạn bài hát dựa theo lời bài hát mà tổ chức cho trẻ hát sao Trang 4 cho phù hợp. Khi chọn nội dung trọng tâm là dạy hát, tôi chỉ thể hiện khi bài hát đó khó hoặc trẻ chưa hề biết và những bài hát tương đối dễ mà trẻ hát ở mọi lúc mọi nơi chưa tốt. - Trên tiết dạy âm nhạc tôi thường xuyên mời trẻ hát yếu lên hát với cô để rèn luyện trẻ. Đặc biệt là trẻ hát chưa đúng cao độ, tiết tấu. Thường xuyên mời trẻ lên tham gia hát cùng cô, hát lặp lại câu hát khó để trẻ hát đúng. Đối với bài hát khó tôi rèn luyện cho trẻ hát đúng về cao độ, trường độ ở từng câu cụ thể, sao đó mới kết hợp lại hát cả bài. - Đối với bài hát dễ dạy trẻ hát đúng nhòp hát rõ từ, đúng giai điệu, diễn cảm theo lời bài hát, giúp trẻ phân biệt từ đúng trong bài hát với từ trẻ hay hát nhầm, kết hợp hát mẫu cách cấu tạo âm của từ đúng để trẻ bắt chước đặt môi lưỡi cho chính xác: Nhắc trẻ khi hát cần mở khẩu hình của miệng Ví dụ: + Câu hát "mẹ trồng cây trái" trong bài cháu đi mẫu giáo (nhạc và lời Phạm Minh Tuấn) trẻ hát lệch thành "cây chuối". + Câu hát "nắm tay nhau, bắt tay nhau " trong bài cùng múa vui ( nhạc và lời: Lưu Hữu Phước ) (lần đầu hát "nắm" trước, "bắt" sau; lần hai hát "bắt" trước, "nắm" sau, hai từ này ở cùng độ cao nên trẻ dễ lẫn) + Câu hát "Tóc bà trắng màu trắng như mây" trẻ thường hát sai " bà trắng bà trắng như mây”. Đối với bài hát có nhiều câu luyến láy trong giai điệu hoặc tiết tấu thì phải tâïp riêng từng câu. Nếu trẻ còn hát sai âm điệu (luyến láy chưa đúng ), Tôi hát mẫu riêng câu hát chỗ cần sửa và cho trẻ nghe trên đàn nhiều lần. Tôi đàn từng nốt nhạc theo giai điệu bài hát để trẻ lắng nghe và hát cho đúng.Trường hợp trẻ hát sai chữ. Tôi hát luân phiên thay đổi giữa cô và các cháu hoặc nhóm hát đúng với nhóm hát còn sai, dùng phương pháp so sánh âm thanh để giúp trẻ nhận biết về cao độ. Ví dụ: Lúc đầu tôi hoặc nhóm hát những chỗ khó, cả lớp hoặc nhóm còn lại hát chỗ dễ hơn. Sau khi nghe chỗ hát khó nhiều lần, trẻ sẽ được hát nối tiếp hoặc đổi lại. 2.3 Công tác kết hợp với phụ huynh: Để phụ huynh nhận thấy môi trường học tập của trẻ. Tôi có ý kiến với ban lãnh đạo nên tổ chức tiết dạy âm nhạc mời phụ huynh đến dự. Qua đó phụ huynh nắm được phương pháp dạy của trường. Giáo viên trao đổi với phụ huynh để khi ở nhà phụ huynh cho trẻ xem các băng đóa nhạc phù hợp với lứa tuổi của trẻ, đồng thời yêu cầu phụ huynh theo dõi bảng tin về chương trình theo chủ đề của lớp để Trang 5 biết được trẻ học những bài hát nào và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ. - Vào các buổi họp phụ huynh đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh xin hỗ trợ các nguyên phế liệu như: Nắp thiếc của hộp sữa, ly nhựa, lon nước ngọt, tre, gáo dừa… để làm thành các loại nhạc cụ phục vụ cho trẻ thực hiện khi gõ đệm các loại hình tiết tấu. 3/ Giải quyết những khó khăn về việc tổ chức giờ giáo dục âm nhạc tại lớp học: Hiện nay trường không có phòng hoạt động âm nhạc để dành riêng khi tổ chức các tiết dạy giáo dục âm nhạc nên ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Đặc biệt là những tiết giáo dục âm nhạc có phần dạy thể hiện trọng tâm vận động là múa, cháu không nhìn thấy được những động tác múa của mình thế nào là đúng và đẹp để tự chỉnh sửa, nên tôi đành thực hiện tiết dạy giáo dục âm nhạc ở trên lớp. Với khó khăn này khi dạy trẻ minh hoạ hoặc múa tôi phải hướng dẫn trẻ kỹ và phân tích các động tác múa rõ ràng, múa mẫu chính xác các động tác. Những động tác cô múa mẫu phải uyển chuyển, nhòp nhàng để các cháu nhìn thấy và bắt chước theo cô. Trong khi lên tiết dạy múa hoặc minh họa theo lời bài hát, tôi cần thể hiện những động tác cùng chiều với trẻ như: cháu thể hiện tay trái thì tôi phải thể hiện tay phải để các cháu dễ dàng múa theo cô. IV./ KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI: Sau khi vận dụng những biện pháp trên, trẻ lớp tôi có sự tiến bộ rõ về môn âm nhạc. Trẻ hát rõ lời diễn đạt được nhòp điệu của bài hát, thể hiện được tình cảm qua nội dung bài hát , trong các giờ âm nhạc các cháu tham gia hào hứng, sôi nổi hơn, chú ý lắng nghe cô hát, thích được hát cho cô và các bạn nghe. Qua khảo sát, kết quả đạt được như sau: NỘI DUNG Trước khi thực hiện biện pháp Sau khi thực hiện biện pháp Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ Trẻ có chất giọng 7 16,2 % 16 37,2 % Trẻ có năng khiếu múa dẻo 6 13,9 % 15 34,8 % Trẻ hát chưa chuẩn 9 20,9 % 3 6,9 % Trang 6 Trẻ hát đớt, hát ngọng 11 25,5 % 5 11,6 % Trẻ hát sai về nhịp điệu 10 23,2 % 4 9,3 % V./ ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN: Sáng kiến kinh nghiệm này được xây dựng không chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân mà còn căn cứ vào sự cần thiết, mục đích của việc dạy học môn giáo dục âm nhạc ở Mầm non cũng như tham khảo một số tài liệu về dạy hát môn âm nhạc cho trẻ Mần non. - Sáng kiến kinh nghiệm đã được trình bày về phương pháp và một số kỹ thuật dạy hát cho trẻ Mầm non nhằm gây hứng thú cho trẻ, giúp các cháu hát đúng giai điệu, lời ca và thêm yêu thích môn giáo dục m nhạc. - Bản thân tôi phải chuẩn bò tốt về kiến thức, kỹ năng hát, vận động, có biện pháp phù hợp từng cá nhân trẻ, có nhạc cụ đầy đủ, trang phục đẹp phục vụ cho tiết dạy mới thu hút được cho các cháu. Trước khi thực hiện tiết dạy cần tạo điều kiện cho trẻ được làm quen bài hát ở mọi lúc mọi nơi. Linh hoạt trên tiết dạy, tổ chức sáng tạo, tiến trình giờ học hợp lý để trẻ cảm thấy thích thú trong giờ học giáo dục âm nhạc. Kết hợp tốt với phụ huynh để có thêm nhiều đồ dùng phục vụ tiết dạy. Phải có sự kết hợp từ nhiều phía rèn luyện kỹ năng hát, vận động cho trẻ, phải tạo thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường bằng cách tuyên truyền sâu rộng tầm quan trọng của môn âm nhạc. Có như vậy phụ huynh mới am hiểu và kết hợp cùng tôi rèn luyện kỹ năng hát cho trẻ lúc ở nhà. - Sáng kiến kinh nghiệm đã được trao đổi giữa giáo viên dạy trong trường Mẫu giáo Tuổi Thơ phường 7, kết quả cho thấy, đó là những vấn đề có tính khả thi và phù hợp với điều kiện dạy học hiện nay. Giáo viên có thể dễ dàng thực hiện, trẻ tiếp thu kiến thức nhanh, hầu hết các cháu hoàn thành yêu cầu tiết học. VI./ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: Để thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ Mầm non trong giai đoạn hiện nay thông qua việc thực hiện các biện pháp trên đã phần nào đạt được một số kết quả như đã nêu. Bản thân xin có một số đề xuất sau: * Đối với ban lãnh đạo trường: - Ban lãnh đạo tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn, đặc biệt là bộ môn giáo dục âm nhạc để nâng cao tay nghề. - Trang bò thêm phòng chức năng (hoạt động âm nhạc) để giáo viên có thể thực hiện tiết dạy âm nhạc được tốt hơn. - Có các biện pháp, kiến nghò để mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng ca hát, vận động minh họa, sử dụng đàn cho giáo viên. Trang 7 * Đối với phòng giáo dục: - Cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng ca hát, vận động minh họa, tổ chức các lớp dạy đàn, dạy múa… Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tôi đã vận dụng có kết quả ở nhà trường. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều thiếu sót về cách trình bày nội dung, cách thể hiện câu từ. Rất mong sự đóng góp ý kiến của Ban lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. Ý kiến xác nhận của thủ trưởng đơn vò Cà Mau, Ngày 31 tháng 05 năm 2012 Hiệu trưởng Người viết Võ Thủy Duyên Trang 8 . Hạnh phúc ****** Cà Mau, Ngày 5 tháng 10 năm 2011 BÁO CÁO SÁNG KIẾN TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT MÔN GIÁO DỤC ÂM NHẠC - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 15/. VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN: Sáng kiến kinh nghiệm này được xây dựng không chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân mà còn căn cứ vào sự cần thiết, mục đích của việc dạy học môn giáo dục âm nhạc ở Mầm non. Phường 7 cùng thực hiện. III./ MÔ TẢ SÁNG KIẾN: 1/ Chuẩn bò đầy đủ các điều kiện cho giờ dạy môn giáo dục âm nhạc: -Bản thân tôi trước khi tổ chức giờ giáo dục âm nhạc cũng phải tự luyện đàn, hát