1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẦU TƯ QUỐC TẾ_LẬP DỰ ÁN KINH DOANH

28 479 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ _ _ _ _ _ _ _ _  ĐỀ TÀI: LẬP DỰ ÁN KINH DOANH CỬA HÀNG THỨC ĂN VẶT GIẢNG VIÊN : THS. NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN Đầu Tư Quốc tế Giảng Viên: TS. Ngô Thị Ngọc Huyền I. MODULE 1: XÁC ĐỊNH CƠ HỘI KINH DOANH - Theo kết quả khảo sát của công ty khảo sát thị trường Vinaresearch năm 2012 cho thấy cứ trung bình 10 người thì có 6 người đến các quán ăn vặt trong vòng 3 tháng gần thời gian khảo sát. Trong số đó, khoảng 90% đối tượng được nghiên cứu ăn quà vặt ít nhất 1 lần/tuần, kể cả nam giới và nữ giới. Dưới đây là sơ đồ “Mức độ thường xuyên ăn vặt” của người tiêu dùng mà công ty khảo sát được: - Công ty Vinaresearch cũng khảo sát lý do mà khách hàng ở cả hai giới nam và nữ lựa chọn các quán ăn vặt là : Có thể thấy lý do khiến cho nữ giới thích đến các quán ăn vặt là vì “thích các món ăn vặt” và “thức ăn vừa ngon lại vừa rẻ”. Còn lý do lựa chọn của nam giới là vì “thích hợp để đi với bạn bè và đồng nghiệp”. - Việt Nam là nước đang có cơ cấu dân số vàng. Đây là kết quả điều tra của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 được Tổng cục Thống kê công bố. Theo số liệu điều tra, từ năm 1999 - 2009, dân số Việt Nam tăng thêm 9,523 triệu người, bình quân Trang 2 Đầu Tư Quốc tế Giảng Viên: TS. Ngô Thị Ngọc Huyền mỗi năm tăng 952.000 người. Có 3 tỉnh, thành phố có quy mô dân số lớn hơn 3 triệu người, đó là: TPHCM với 7,163 triệu người, Hà Nội 6,452 triệu người và Thanh Hoá là 3,401 triệu người. Tính đến ngày 1.4.2009, tổng số dân của Việt Nam là 85.846.997 người, bao gồm 42.413.143 nam (chiếm 49,4%) và 43.433.854 nữ (chiếm 50,6%). Kết quả điều tra cũng phản ánh một thực tế, dân số thành thị đang tăng nhanh. Cụ thể, dân cư ở khu vực thành thị là 25.436.896 người, chiếm 29,6% tổng dân số cả nước, trong khi dân số nông thôn là 60.410.101 người, chiếm 70,4%. Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng dân số trung bình ở thành thị là 3,4% mỗi năm, trong khi ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4% mỗi năm. - Đồ ăn vặt thường là những món ăn được làm sẵn như: Ô mai, mứt, kẹo hay là các món ăn được chế biến từ những nguyên liệu truyền thống như gạo, khoai, các loại bột, đậu, trái cây quen thuộc với người Việt Nam như chuối chiên, bánh tráng trộn, Do được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản và dễ mua (có thể mua trực tiếp từ chợ, siêu thị hoặc các nhà sản xuất trong nước), món ăn vặt không đòi hỏi phải đầu tư vốn quá nhiều và có thể mang lại lợi nhuận rất cao. - Thức ăn đường phố (đồ ăn vặt) tiềm ẩn nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm ở mọi lứa tuổi và gây hoang mang, khiến người tiêu dùng càng thêm lo lắng về chất lượng của thức ăn đường phố (baobinhduong.org.vn đăng ngày 30/07/2013). Từ các thông tin trên cho thấy: • Người dân Việt Nam có nhu cầu cao về việc tiêu dùng thức ăn vặt, đặc biệt là ở các thành phố lớn như TP.HCM. Các yêu cầu đối với thức ăn vặt không quá cao “chỉ cần ngon” và “rẻ” nên cũng không quá khó để thõa mãn. • Có sự mất niềm tin của người tiêu dùng vào thức ăn vặt được bày bán theo kiểu truyền thống do chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm kém. Nhu cầu chưa được thỏa mãn đầy đủ và đúng cách. II. MODULE 2: PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 1. AIYA – THẾ GIỚI ĂN VẶT  Giới thiệu tổng quát - Địa điểm: Cơ sở 1: 30B Đặng Văn Ngữ, P.10, Q. Phú Nhuận, HCM Trang 3 Đầu Tư Quốc tế Giảng Viên: TS. Ngô Thị Ngọc Huyền Điện thoại: (08)3991 0588 Cơ sở 2: 35 Bùi Thị Xuân, Q.1, HCM Điện thoại: (08)3926 0373 Cơ sở 3: Tầng 4, NowZone, Nguyễn Văn Cừ, Q.1, HCM Điện thoại: (08)3925 155 Cơ sở 4: 274 Cao Thắng , P. 12, Q.10, HCM Điện thoại: (08)2216 9313 - Không gian thiết kế: Được thiết kế với không gian cách điệu khu vực tầng lửng. Mỗi vật dụng trang trí của quán đều mang một điểm nhấn rất riêng như: bàn ghế, hàng chữ nổi và những hình ảnh món ăn đặc sắc của quán được treo trên tường. Khu vực trên lầu được bày trí những bộ bàn gỗ ngồi theo kiểu Nhật Bản khá thoải mái, một xu hướng được các bạn tuổi teen khá yêu thích. 2. HOT & COLD – TRÀ SỮA & XIÊN QUE  Giới thiệu tổng quát Trang 4  Chiến lược kinh doanh: - Đánh vào tâm lý người tiêu dùng đang hoang mang về chất lượng, AIYA đã đưa ra chiến lược xây dựng thương hiệu dựa trên tiêu chí chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh là chính. - Đầu tháng 1/2013, AIYA cũng tiến hành cung cấp các dịch vụ mở hàng online trên trang web đặt thức ăn trực tuyến Hungrypanda.vn kết hợp với giao hàng tận tơi để nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của các khách hàng. - Với định vị khách hàng chủ lực là tuổi teen, AIYA đã định giá của các sản phẩm của mình ở giá khá mềm vào khoảng 18.000 đồng cho đến 35.000 đồng kết hợp với hạt loạt sự kiện quảng bá hình ảnh cửa hàng trên các báo như The proguide.vn, bepgiadinh.com hay tổ chức các chương trình khuyến mãi, giao lưu cũng các ca sĩ, diễn viên như : Tặng bánh Cupcake nhân khai trương; Hẹn hò cùng Bùi Anh Tuấn và Thái Trinh tại AIYA; Chương trình “ăn vặt đồng giá 15K”, Happy Hour,…  Lợi thế cạnh tranh: - Khách hàng có thiện cảm và lòng tin đối với các sản phẩm cũng như có sự nhận biết về thương hiệu AIYA rộng rãi - Mở rộng thêm phạm vi kinh doanh của AIYA sang các khách hàng bận rộn với mức thu nhập cao hơn - Trở thành nơi thích hợp để tổ chức họp mặt bạn bè trong các dịp sinh nhật, party cuối tuần, họp nhóm, Đầu Tư Quốc tế Giảng Viên: TS. Ngô Thị Ngọc Huyền - Địa điểm: Hot & Cold có khoảng hơn 10 chi nhánh nằm rải rác khắp các quận Q.5, Q.10, Q.1, Q.6, Q.2 và Bình Chánh. - Không gian thiết kế: Hot & Cold được thiết kế với phong cách dễ thương và đẹp mắt, các tầng được thiết kế với các không gian khác nhau được khá nhiều khách hàng ưa chuộng (theo Foody.vn) tuy rằng hơi chật hẹp. Bên cạnh các đối thủ mạnh nêu trên, trên thị trường còn có rất nhiều các đối thủ khác cùng ngành có thể ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của dự dán. Đó là số lượng các gánh hàng rong, các quán nước tư nhân nhỏ và vừa, Các đối thủ này có tỷ lệ phân bổ rộng khắp với giá thấp và hoạt động gần như hầu hết cả ngày. Họ đã hoạt động lâu và có được một lượng khách hàng thường xuyên, quen thuộc và chấp nhận với các sản phẩm của họ. III. MODULE 3: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ ĐỊA LÝ * Điều kiện Địa lý: - Vị trí địa lý: Thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực Nam Bộ, trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi hội lưu của các con sông như sông Đồng Nai và sông Sài Gòn với diện tích 209.554,47 ha, gồm 19 quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, Trang 5  Chiến lược kinh doanh: - Dựa trên thị hiếu thích được làm “chủ”, thích sáng tạo của giới trẻ, Hot & Cold xây dựng chiến lược kinh doanh hoàn toàn khác biệt với các đối thủ khác trong ngành: “Trà sữa tự chọn”. Khách hàng đến Hot & Cold có thể tự sáng chế cho mình những loại trà sữa yêu thích và tận hưởng cảm giác đối lập giữa nóng “Hot” của xiên que với “Cold” của trà sữa. - Thực hiện kế hoạch định vị sự khác biệt của các sản phẩm, Hot & Cold sử dụng các nguyên liệu thuần khiết như pha nước trà từ trà lá nguyên chất, bột sữa được nhập từ Thụy Sỹ và có nguồn gốc thực vật, sử dụng máy chuyên dụng để trộn lắc sữa tạo hương vị đậm đà thơm ngon hơn. - Hot & Cold cũng tổ chức nhiều chương trình quảng bá hình ảnh như giảm giá nhân khai trương, click like để nhận voucher và thức uống trên facebook, đăng tải hình ảnh hoạt động khách hàng tại cửa hàng trên facebook và quảng cáo trên báo chí.  Lợi thế cạnh tranh: - Xây dựng được thương hiệu mạnh dễ nhận biết, được khách hàng ưa chuộng. - Phạm vi kinh doanh rộng rãi (có hơn 10 cửa hàng). - Nguồn vốn mạnh. - Được báo chí và khách hàng đáng giá cao (theo thống kê trên Foody.vn hay bài viết trên tạp chí Enjoy Sài Gòn tháng 9). Đầu Tư Quốc tế Giảng Viên: TS. Ngô Thị Ngọc Huyền 11, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận, Thủ Đức, Bình Tân, Tân Phú và 5 huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. (cổng thông tin điện tử Sài Gòn) - Mạng lưới giao thông: Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất cả nước, một trong những đầu mối kinh tế lớn hội đủ các điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, nối liền với các địa phương trong nước và quốc tế. Hệ thống thương cảng quốc tế Sài Gòn nối liền với các cảng trong nước và thế giới (như khu cảng Sài Gòn, khu cảng Nhà Bè, khu cảng Cát Lái ). Hệ thống đường bộ có Quốc lộ 1A nối liền Thành phố với các tỉnh phía Bắc và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; Quốc lộ 22 đi Tây Ninh nối liền với Campuchia; Quốc lộ 13 qua Bình Dương, Bình Phước nối liền với Quốc lộ 14 kéo dài suốt Tây nguyên; Quốc lộ 51 nối liền với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu; Quốc lộ 50 đi Long An, Tiền Giang và nhiều tỉnh lộ nối trực tiếp với các tỉnh xung quanh. Thành phố cũng là đầu mối cuối cùng của đường sắt thống nhất Bắc - Nam. Sân bay Tân Sơn Nhất là một sân bay quốc tế lớn của nước ta. (cổng thông tin điện tử Sài Gòn) - Khí hậu: Thành phố nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo với hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình cả năm khoảng 280C. - Các nguồn tài nguyên: đa dạng và phong phú. (cổng thông tin điện tử Sài Gòn) + Đất: chủ yếu là đất phèn tiềm tàng, diện tích khoảng 57.613 ha, chiếm 27,5% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các vùng thấp, trũng, tiêu thoát nước kém như: phía Nam huyện Bình Chánh, Nhà Bè, ven sông Đồng Nai, Sài Gòn và phía Bắc huyện Cần Giờ. + Nước: Nguồn nước ngọt của sông Đồng Nai là nguồn nước ngọt chính với diện tích lưu vực khoảng 45.000 km2, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước. Hiện nay, Thành phố đang mở rộng mạng lưới cấp nước, tăng khai thác nước mặt để dần dần giảm khai thác lượng nước dưới đất. + Rừng và biển: Rừng phân bố tập trung ở Cần Giờ, Bình Chánh và Củ Chi, trong đó chủ yếu là diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ (chiếm khoảng 94% diện tích rừng). Thành phố Hồ Chí Minh duy nhất ở huyện Cần Giờ là có biển với chiều dài bờ biển khoảng 15 km kéo dài từ tỉnh Tiền Giang đến giáp ranh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (ngược) với hai vịnh lớn nhất là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái. * Điều kiện kinh tế Việt Nam: Hiện nay, nội bộ các ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có giá Trang 6 Đầu Tư Quốc tế Giảng Viên: TS. Ngô Thị Ngọc Huyền trị gia tăng cao, hàm lượng khoa học-kỹ thuật cao; giảm các ngành nghề thâm dụng lao động, gây ô nhiễm môi trường, dần hình thành các loại hình dịch vụ chất lượng cao hướng đến việc xây dựng thành phố trở thành trung tâm thương mại-dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao của cả nước. (Việt Nam +) Khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng GDP, với giá trị tăng thêm của khu vực này chiếm 54,1% GDP, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 44,7% và khu vực nông lâm thủy sản chỉ chiếm 1,2% GDP. (Việt Nam +) Sáu tháng đầu năm nay, kinh tế thành phố vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định với mức tăng GDP đạt 7,9%, trong đó khu vực dịch vụ tăng 9,1%, khu vực công nghiệp tăng 6,2% và khu vực nông nghiệp tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. (Việt Nam +) Thành phố đã ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, duy trì kim ngạch đối với các mặt hàng có kim ngạch lớn, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng tiềm năng có hàm lượng tri thức, công nghệ cao, góp phần tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa và đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của thành phố; đồng thời, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền các chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế như các chương trình kích cầu, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị. Xét trên góc độ Kinh tế - địa lý, có thể thấy: - Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi, đáp ứng được hầu hết nhu cầu về nguồn nguyên liệu, cơ sở hạ tầng cho hoạt động kinh doanh. - Do kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phát triển tốt nên khả năng tiêu dùng của người dân lớn, là một thị trường tiềm năng. IV. MODULE 4: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI – VĂN HÓA Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở do UBND TP.HCM công bố ngày 23-10- 2009, dân số của Tp. HCM là 7,123 triệu người, tăng hơn 2 triệu dân trong vòng 10 năm. Theo tính toán sơ bộ xu thế gia tăng của dân nhập cư qua các thời kỳ như sau: - Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1994-1999 là: 86.753 người Trang 7 Đầu Tư Quốc tế Giảng Viên: TS. Ngô Thị Ngọc Huyền - Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1999-2004 là: 126.200 người Nhìn chung người nhập cư đến TP HCM từ mọi vùng đất nước ( 1999-2004: ĐBSCL chiếm 36.9%, ĐBSH chiếm 14.8%, Bắc Trung Bộ chiếm 14%, Đông Nam Bộ chiếm 13.9%, duyên hải miền Trung chiếm 13.3%). Đa số người nhập cư đều ở độ tuổi trẻ và ngày càng trẻ, đang trong độ tuổi lao động, có tác động làm thay đổi cơ cấu dân số theo hướng trẻ hóa, đem lại những lợi ích về tiềm năng lao động và nguồn nhân lực cho Thành phố. Nếu thời gian trước nam giới di cư nhiều hơn nữ giới thì gần đây nữ đi nhiều hơn nam và đặc biệt nữ ở độ tuổi trẻ và điều rất đáng lưu ý là nữ trẻ từ các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong số dân nhập cư vào Thành Phố, có một bộ phận là sinh viên các tỉnh sau khi tốt nghiệp đại học có xu hướng muốn ở lại thành phố tìm việc làm. Đây là một bộ phận dân nhập cư thường xuyên, hàng năm và cũng là lượng khách hàng vô cùng tìm năng của Công ty. Với quy mô dân số tại Tp. HCM rất lớn, ngày càng tăng nhanh và tình trạng nhập cư vào Thành phố tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây, người nhập cư đã đóng góp cho phát triển kinh tế Thành phố khoảng 30% GDP và góp phần tạo nên bức tranh đời sống Sài gòn sinh động và vô cùng phong phú. Trong đó, không thề không nói đến văn hóa ăn vặt của người Sài Gòn. Sài Gòn còn là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực của khắp mọi miền đất nước. Mỗi một dân tộc, một vùng, một miền, đều có tập quán, khẩu vị ăn uống riêng. Nó được xuất phát từ quá trình sống, điều kiện kinh tế, tập quán, điều kiện địa lý, khí hậu, điều kiện xã hội, tác động bên ngoài và không ngừng phát triển. Khẩu vị ăn uống của người Việt Nam được phân biệt khá rõ giữa ba miền: Người miền Bắc thường sử dụng vị chua của mẻ, dấm bỗng, quả dọc, quả me v.v… để chế biến món ăn. Sử dụng gia vị chua, cay với độ thấp hơn so với người miền Trung, miền Nam. Trong các món ăn mặn thường không dùng hoặc dùng rất ít vị ngọt của đường. Người miền Trung khẩu vị chua, cay, ngọt có phần gắt hơn so với người miền Bắc nhưng vẫn kém gắt hơn so với người miền Nam. Tuy nhiên ở một số vùng thuộc Quảng Bình, Vĩnh Linh, Quang Trị khẩu vị về chua cay cũng không kém gì người miền Nam. Người miền Nam hay dùng nước dừa để chế biến các món ăn mặn và các loại bánh. Nước chấm đặc trưng của người miền Nam là nước lèo…Nhìn chung, khẩu vị ăn uống của người Việt Nam nói chung và khẩu vị của người Sài Gòn nói riêng vô cùng đa dạng. Người Việt còn có thói quen tổ chức ăn uống tổng hợp, ăn chung. Cho nên các thành viên của bữa ăn liên quan và phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Điều này khác hẳn với phương Tây, vì mỗi người đều có suất ăn riêng, mọi người hoàn toàn độc lập với nhau. Còn người Việt thì ngược lại, cho nên họ rất thích chuyện trò trong bữa ăn, trái hẳn với người Tây phương tránh nói chuyện khi ăn. Trò chuyện trong khi ăn là một nhu cầu thiết yếu của cư dân Việt, vì bữa ăn ngoài tác dụng “ăn để no” mà còn là dịp để anh em, họ hàng, bạn bè tụ tập lại để hỏi thăm sức khỏe, cuộc sống, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm làm ăn và có thể thoải mái bàn luận về vấn đề họ yêu thích. Họ nghĩ Trang 8 Đầu Tư Quốc tế Giảng Viên: TS. Ngô Thị Ngọc Huyền không nhất thiết phải vào nhà hàng, quán ăn sang trọng mà ngay trên vỉa hè, đường phố bạn vẫn dễ dàng tìm thấy những món ăn ngon nhưng rất bình dị và gần gũi như gỏi khô bò, bánh tráng trộn, khoai lang chiên… tạo điều kiện thích hợp cho công việc kinh doanh của cửa hàng. Xét trên đặc điểm của môi trường văn hóa – xã hội của khu vực Sài Gòn, để hoạt động có hiệu quả, Công ty cần phải nghiên cứu, phân tích và tổng hợp, tạo ra sản phẩm riêng và đặc trưng của quán nhưng phải hợp khẩu vị của nhiều người và được mọi người chấp nhận. V. MODULE 5: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT 1. Luật An Toàn Thực Phẩm Đối với ngành liên quan trực tiếp tới sức khỏe hàng ngày của mọi người thì an toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, do đó nhiều văn bản luật đã Trang 9 Đầu Tư Quốc tế Giảng Viên: TS. Ngô Thị Ngọc Huyền được ban hành liên quan tới vấn đề an toàn thực phẩm, trong đó có Luật số 55/2010/QH12 của Quốc hội : LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM. Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. 2. Các chính sách về thuế, kiểm soát thị trường. * Các chính sách về thuế: Sau khi thực hiện đăng ký kinh doanh thành công và được cấp phép, cấp mã số thuế, doanh nghiệp, cá nhân, cơ sở kinh doanh thường phải nộp những loại thuế theo qui định sau: - Thuế môn bài: Mỗi năm doanh nghiệp sẽ nộp 1 lần tuỳ theo mức vốn điều lệ, đối với năm đầu tiên còn tuỳ thuộc vào thời điểm thành lập, nếu thành lập sau thời điểm 30/06 chỉ phải nộp 1/2 mức thuế môn bài theo biểu thuế. TheoThông tư 96/2002/ TT- BTC ngày 24/10/2002 và 42/2003/TT- BTC ngày 07/05/2003 thì mức Thuế môn bài phải đóng theo bậc đối với cá thể kinh doanh thấp nhất là 50.000đ/năm nếu thu nhập dưới 300.000đ/tháng và cao nhất là 1.000.000đ/năm nếu thu nhập trên 1.500.000đ/tháng. Và đối với doanh nghiệp tùy theo vốn điều lệ đăng kí giấy phép kinh doanh mà mức thuế thấp nhất là 2 triệu đồng với vốn đăng kí dưới 2 tỷ đồng và mức thuế 3 triệu đồng nếu mức đang kí vốn kinh doanh là trên 10 tỷ đồng. - Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Tùy thuộc vào doanh nghiệp có đăng ký thuế GTGT hay không, đối với hóa đơn doanh nghiệp sử dụng là hóa đơn GTGT thì sẽ nộp thuế, còn nếu là hóa đơn thông thường hay trực tiếp thì không phải nộp. Doanh nghiệp phải kê khai báo cáo và nộp thuế giá trị gia tăng trước ngày 20 của tháng tiếp theo. - Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp kê khai và nộp theo từng quý, cuối năm nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định là 28%. Đây là khoản đánh vào doanh thu thuần (số chênh lệch sau khi lấy doanh thu bán hàng, cung ứng dịch vụ trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ). Nếu khoản chênh lệch này < 0 (doanh nghiệp bị lỗ) thì khoản thuế này được miễn. Có hai cách đóng thuế này như sau: + Đóng theo kiểu thuế khoán: dựa vào doanh thu trong 5 năm gần nhất (cái này tùy thuộc từng quy định) doanh nghiệp đăng ký xin đóng thuế khoán, cơ quan thuế sẽ quy định một khoản thuế cố định mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm. Trang 10 [...]... hàng Dự án sẽ được triển khai chủ yếu dựa trên nguồn vốn tự có góp vào của các thành viên tham Trang 11 Đầu Tư Quốc tế Giảng Viên: TS Ngô Thị Ngọc Huyền gia thành lập dự án Do nguồn vốn cá nhân của các thành viên là có hạn chế nên để hạn chế mức độ rủi ro trong quá trình kinh doanh, hình thức Công ty TNHH hai thành viên trở lên là lựa chọn tối ưu cho sự phát triển của dự dán án trong giai đoạn đầu ... RO VỀ TÀI CHÍNH VÀ KINH DOANH ĐỐI VỚI DỰ ÁN Trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp luôn luôn có những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra tác động đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, những bất trắc này có thể mang tính vừa mang tính tiêu cực và vừa mang tính Trang 18 Đầu Tư Quốc tế Giảng Viên: TS Ngô Thị Ngọc Huyền tích cực Do vậy, để vận hành doanh nghiệp hiệu quả,... động kinh doanh của đối thủ, các chiến lược quảng cáo, khuyến mãi, đưa ra sản phẩm mới, mở rộng Trang 19 Đầu Tư Quốc tế Giảng Viên: TS Ngô Thị Ngọc Huyền phạm vi kinh doanh, hoặc sự tham nhập của đối thủ mới…sẽ tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Biện pháp phòng tránh: Tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các đối thủ trước khi thâm nhập và trong suốt quá trình hoạt động, đưa ra nhiều phương án đối... suất, tỷ giá, Biện pháp phòng tránh: Xây dựng nhiều phương án tài chính trước khi triển khai dự án đầu tư, đẩy nhanh tốc độ quay vòng của vốn lưu động trong quá trình hoạt động kinh doanh, ký các hợp đồng mua nguyên liệu ngắn hạn, cắt giảm chi phí… 3 Rủi ro đến từ đối tác (nhà cung cấp và đối tác liên minh): Sự thiếu uy tín, khả năng kém và sự không thật thà trong kinh doanh của đối tác là một trong... KHÁCH HÀNG TRUNG GIAN Trang 22 Đầu Tư Quốc tế Giảng Viên: TS Ngô Thị Ngọc Huyền Công ty sẽ bán sản phẩm của mình theo phương thức trực tiếp thông qua việc bán ngay tại cửa hàng và thông qua việc khách hàng đặt hàng online Đồng thời, Công ty sẽ bán gián tiếp bằng cách liên kết với các trung gian khác là các căn tin trong các trường học để bán sản phẩm của mình Trang 23 Đầu Tư Quốc tế Giảng Viên: TS Ngô... cáo tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, môi trường kinh tế vĩ mô đã được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 2,4%, cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư, dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao, đạt mức kỷ lục, giá trị VND tiếp tục được cải thiện, thanh khoản của hệ thống ngân hàng ổn định Chỉ số CPI tháng 6 tăng 0,05% so với tháng trước, 6,69%... phải tạo mối liên hệ vững chắc với một hoặc vài nhà cung cấp hàng đáng tin cậy Ngoài ra, để có thể đảm bảo nguồn doanh thu, Công ty cần đàm phán để tạo liên kết với một vài các căn tin nhằm được cung cấp hoặc được bán các sản phẩm của mình trong các khuôn viên trường VII MODULE 7: NGUỒN VỐN CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ Để huy động vốn cho các doanh nghiệp, có nhiều cách huy động như sau: huy động vốn ngắn hạn... vụ, quản lý thị trường,… Biện pháp phòng tránh: Các rủi ro này thường khó thể lường trước hay dự báo được, trong khi mức độ ảnh hưởng, thiệt hại đến từ các rủi ro này có thể nói là rất lớn, có thể làm thay đổi hoàn toàn mục tiêu kinh doanh, ngành nghề kinh doanh chính của công ty Do đó, để phòng tránh tối đa ảnh hưởng của môi trường pháp lý đến hoạt động kinh doanh, công ty cần: có sự cập nhật thường... mới kịp thời, mở rộng phạm vi kinh doanh của công ty khi có thể qua các ngành nghề có và/hoặc không có liên quan khác để chia nhỏ rủi ro khi có biến động 2 Rủi ro đến từ môi trường tài chính: Sự bất ổn định của môi trường tài chính có thể khiến doanh nghiệp không huy động được nguồn vốn đầu tư cho dự án đang cần hoặc huy động được nhưng hiệu quả phục vụ cho hoạt động kinh doanh không cao như mong đợi... công nghiệp - Thông tư số 01/2007/ TT – BKHCN ngày 14/02/2007 của bộ khoa học và công nghệ hướng dẩn thi hành nghị định 103/2006/NĐ-CP - Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp VI MODULE 6: LỰA CHỌN LOẠI HÌNH CÔNG TY Dự án Kinh doanh cửa hàng đồ ăn vặt” được thành lập nhằm kinh doanh các mặt hàng

Ngày đăng: 26/01/2015, 11:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w