Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra nội bộ cơ sở giáo dục

14 709 3
Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra nội bộ cơ sở giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH CAO BẰNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________________ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________________________ Số: 2417/I&ĐT-TT Cao Bằng, ngày 01 tháng 10 năm 2011 V/v: Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra nội bộ cơ sở giáo dục Kính gửi: - Trưởng phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị; - Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc nội trú các huyện; - Giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên; - Giám đốc các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp Căn cứ Chỉ thị số 3398/CT-BGDĐT ngày 12/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011 – 2012; Thực hiện công văn số 5859/BGDĐT-TTr ngày 05/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học 2011 – 2012; Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra nội bộ các trường mầm non, tiểu học, trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp (sau đây gọi chung là các cơ sở giáo dục) năm học 2011 – 2012, như sau: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Công tác kiểm tra nội bộ nhằm giúp thủ trưởng cơ sở giáo dục: 1. Thường xuyên theo dõi, xem xét, đánh giá toàn bộ các hoạt động sư phạm trong phạm vi nội bộ cơ sở giáo dục nhằm xác định kết quả giáo dục phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp và qui chế của Ngành đề ra. 2. Tìm ra nguyên nhân của những sơ hở, sai sót và lệch lạc trong toàn bộ các mặt hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục để kịp thời khắc phục, sửa chữa và uốn nắn để tiếp tục đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục, giúp cơ sở giáo dục hoàn thành nhiệm vụ năm học một cách có kỷ cương và nền nếp. 3. Đánh giá đúng các ưu điểm và khuyết điểm của từng bộ phận, cá nhân để kịp thời động viên, phê phán; giúp các thành viên trong cơ sở giáo dục nhận ra từng mặt mạnh, mặt yếu của mình để tăng cường hoạt động tự kiểm tra, tự bồi dưỡng một cách thiết thực và bổ ích. 1 II. PHÂN BIỆT CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÂN DÂN, KIỂM TRA THI ĐUA Ở TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA DO CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TRÊN TIẾN HÀNH. Để tránh nhầm lẫn giữa hoạt động kiểm tra nội bộ với các hoạt động thanh tra, kiểm tra khác, thủ trưởng các cơ sở giáo dục cần quán triệt đến toàn thể giáo viên, nhân viên trong đơn vị sự khác nhau về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hoạt động kiểm tra nội bộ với kiểm tra thi đua và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân của cơ sở giáo dục, hoạt động thanh tra do cơ quản quản lý cấp trên tiến hành: 1. Kiểm tra nội bộ là một chức năng quản lí của thủ trưởng cơ sở giáo dục mang tính pháp chế và tổ chức cao, được tiến hành thường xuyên có nhiệm vụ xem xét các hoạt động có đúng với các văn bản qui định của cấp trên để đưa cơ sở giáo dục tiếp cận mục tiêu giáo dục. 2. Kiểm tra thi đua là hoạt động mang tính phong trào, tự nguyện do thủ trưởng cơ sở giáo dục phối hợp với công đoàn và ủy quyền cho các bộ phận chức năng tiến hành trong một thời gian nhất định nhằm phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, danh hiệu thi đua đã phát động và đăng kí từ đầu năm học. 3. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân được thực hiện dưới sự chỉ đạo của tổ chức công đoàn cơ sở giáo dục nhằm thực thi qui chế dân chủ ở cơ sở, có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện kế hoạch, các chế độ chính sách, giải quyết khiếu tố; ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, việc làm sai của các tổ chức, từng cá nhân. Thủ trưởng cơ sở giáo dục không trực tiếp chỉ đạo hoạt động này. 4. Hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành do các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên tiến hành (theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về thanh tra như Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính,…), chức năng này không có ở các cơ sở giáo dục (các trường học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp,…). III. NỘI DUNG VÀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA Căn cứ vào đặc điểm tình hình cơ sở giáo dục và kế hoạch kiểm tra, kết quả kiểm tra những năm trước đây, thủ trưởng cơ sở giáo dục quyết định chọn lựa nội dung kiểm tra cho phù hợp, nhưng cần lưu ý đầy đủ các đối tượng để nội dung mang tính toàn diện, bao trùm lên toàn bộ mọi mặt hoạt động của cơ sở giáo dục. 1. Kiểm tra toàn diện cơ sở giáo dục a) Số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; tình hình bố trí, sử dụng đội ngũ, tổ chức bộ máy cơ sở giáo dục theo quy định. Đối tượng kiểm tra chủ yếu là lãnh đạo cơ sở giáo dục. b) Các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật: Số lượng, chất lượng, việc bố trí, sử dụng, bảo quản các phòng học và làm việc, trang thiết bị, khuôn viên, vệ sinh…Đối tượng kiểm tra chủ yếu: Hồ sơ quản lý của lãnh đạo cơ sở giáo dục; hồ sơ và hoạt động của các bộ phận như cán bộ thư viện, thiết bị, cán bộ y tế, phụ trách lao động, nhân viên bảo vệ… 2 c) Thực hiện kế hoạch giáo dục: Tuyển sinh, biên chế lớp; thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục được giao…Đối tượng kiểm tra chủ yếu: Hồ sơ lưu của lãnh đạo cơ sở giáo dục; hồ sơ và hoạt động của tổ chuyên môn, các bộ phận như phổ cập giáo dục, văn thư … d) Hoạt động và chất lượng giáo dục các môn văn hóa: Tổ chức giảng dạy, học tập, thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học; kiểm tra và đánh giá xếp loại, xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ; tình hình chất lượng giảng dạy của giáo viên và người học…Đối tượng kiểm tra chủ yếu: Hồ sơ lưu của lãnh đạo cơ sở giáo dục; hồ sơ và hoạt động của tổ chuyên môn, giáo viên… e) Thực hiện nội dung, chương trình giáo dục toàn diện: Đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, chăm sóc, nuôi dưỡng, công tác chủ nhiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác đoàn – đội – sao, hoạt động xã hội; kết quả xếp loại hạnh kiểm…Đối tượng kiểm tra chủ yếu: Hồ sơ lưu của lãnh đạo cơ sở giáo dục; hồ sơ và hoạt động của tổ chuyên môn, tổng phụ trách đội, y tế, công tác chủ nhiệm… g) Công tác quản lý của thủ trưởng cơ sở giáo dục: Xây dựng và triển khai thực hiện các loại kế hoạch; quản lý, bố trí sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá xếp loại đội ngũ cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người học; thực hiện chế độ chính sách; thực hiện Quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác kiểm tra của thủ trưởng cơ sở giáo dục theo quy định; tổ chức, tham gia các hoạt động xã hội; quản lý hành chính, tài chính, tài sản; công tác tham mưu, phối hợp và xã hội hóa giáo dục Đối tượng kiểm tra chủ yếu: Hồ quản lý của lãnh đạo cơ sở giáo dục, trực tiếp là thủ trưởng đơn vị; hồ sơ các bộ phận có liên quan. 2. Kiểm tra chuyên đề cơ sở giáo dục. Trọng tâm của hoạt động kiểm tra chuyên đề năm học tập trung vào: a) Kiểm tra thực hiện “3 công khai”: Công khai công chất lượng giáo dục; công khai các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học và đội ngũ; công khai về thu, chi tài chính. Đối tượng kiểm tra chủ yếu: Hồ sơ lưu và hình thức công khai của lãnh đạo cơ sở giáo dục; hồ sơ và hoạt động của văn thư, kế toán, thủ quỹ; hiệu quả việc thực hiện các hình thức công khai… b) Kiểm tra việc thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Đối tượng kiểm tra chủ yếu: Hồ sơ lưu của lãnh đạo cơ sở giáo dục, hồ sơ và kết quả hoạt động thực chất của đội ngũ… c) Kiểm tra việc thực hiện tự kiểm tra tài chính, kế toán (theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính); việc huy động, sử dụng các nguồn kinh phí do các tổ chức, cá nhân đóng góp, ủng hộ. Đối tượng kiểm tra chủ yếu: Hồ sơ lưu của lãnh đạo cơ sở giáo dục; hồ sơ và hoạt động của kế toán, thủ quỹ… d) Kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm theo Quyết định số 3138/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. 3 e) Kiểm tra thực hiện các cuộc vận động, phong trào của Ngành. Đối tượng kiểm tra chủ yếu: Quá trình triển khai, kết quả của cơ sở giáo dục; hồ sơ và hoạt động thực tế của đội ngũ… g) Kiểm tra việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đối tượng kiểm tra chủ yếu: Quá trình triển khai của lãnh đạo cơ sở giáo dục, hồ sơ và hoạt động thực tế của đội ngũ… 3. Kiểm tra các tổ, bộ phận trong cơ sở giáo dục: Có thể kết hợp cùng thời điểm với kiểm tra toàn diện cơ sở giáo dục trên cơ sở: - Xem xét, đánh giá năng lực, uy tín của tổ trưởng, cán bộ phụ trách bộ phận. - Xem xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ (xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, đôn đốc kiểm tra,…hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, các công việc của cơ sở giáo dục và Ngành Giáo dục đã triển khai) thông qua hồ sơ, sổ sách và hoạt động của các thành viên tổ, bộ phận. Việc kiểm tra các chuyên đề các tổ căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công để thủ trưởng cơ sở giáo dục lựa chọn nội dung, đối tượng kiểm tra (đảm bảo ít nhất 1lần/tổ/năm học). Đối với các tổ chuyên môn, kiểm tra chuyên đề chủ yếu là kiểm tra các nội dung liên quan đến tổ chức dạy học, giáo dục người học. Kiểm tra chuyên đề các bộ phận chủ yếu là kiểm tra các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của bộ phận đó. 4. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên: Trong 1 năm học, thủ trưởng cơ sở giáo dục tổ chức kiểm tra hoạt động sư phạm ít nhất 1/3 tổng số giáo viên của đơn vị. Có thể kết hợp cùng thời điểm với kiểm tra toàn diện cơ sở giáo dục để có cơ sở tổng hợp, đánh giá từng cá nhân hoặc bộ phận, tổ chuyên môn, đánh giá cơ sở giáo dục theo nội dung tương ứng. Nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo: a) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống - Tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành quy chế của Ngành, nội quy của cơ sở giáo dục, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động. - Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, người học và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và người học. b) Kết quả công tác được giao - Thực hiện quy chế chuyên môn. - Kiểm tra giờ lên lớp: Dự giờ ít nhất 02 tiết dạy, trường hợp kết quả 2 tiết dạy không xếp cùng loại thì dự tiết thứ 3. - Kết quả giảng dạy và giáo dục người học: Điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học của người học từ đầu năm đến thời điểm kiểm tra; kiểm tra 4 việc khảo sát chất lượng; so sánh kết quả người học do giáo viên giảng dạy với các lớp khác trong cơ sở giáo dục (có tính đến đặc thù của đối tượng dạy học). - Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: Công tác chủ nhiệm, công tác kiêm nhiệm khác, tham gia các cuộc vận động, các phong trào. 5. Kiểm tra người học: Thủ trưởng cơ sở giáo dục tổ chức cho ban kiểm tra nội bộ thông qua việc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo đề chung của các tổ để đánh giá chất lượng người học. Từ kết quả đó làm cơ sở xem xét đánh giá mức độ chuyển biến về chất lượng giảng dạy, giáo dục của giáo viên, của tổ hoặc cơ sở giáo dục một cách chính xác, khách quan. IV. NGHIỆP VỤ KIỂM TRA NỘI BỘ CƠ SỞ GIÁO DỤC 1. Xây dựng Kế hoạch kiểm tra: Bao gồm việc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ cơ sở giáo dục cả năm, hàng tháng và từng tuần. 2. Kế hoạch kiểm tra năm học: a. Đặc điểm tình hình b. Căn cứ pháp lí: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT và chức năng nhiệm vụ của Thủ trưởng cơ sở giáo dục. c. Những nội dung và chỉ tiêu chủ yếu - Liệt kê những nội dung cụ thể theo từng đối tượng cần kiểm tra trong năm học. - Làm lịch kiểm tra theo mẫu trong đó có sẵn các mốc thời gian theo qui định khung kế hoạch thời gian năm học của Bộ, của Sở, của Phòng; có đối tượng và người kiểm tra - Xây dựng các nội dung cụ thể vào từng tháng phù hợp với việc thực hiện nhiệm vụ năm học của cơ sở giáo dục, ví dụ Tháng Nội dung KT Đối tượng KT Ghi chú 8/… Cơ sở vật chất 9/… Công tác tuyển sinh 10/… Hoạt động SP của GV 05 giáo viên tổ Vật lý 11/… Sử dụng thiết bị dạy học Tổ Vật lý, tổ Hoá, tổ Sinh …… …. …. … 3. Kế hoạch kiểm tra tháng - Nội dung kiểm tra mỗi tháng dựa vào các đầu việc của kế hoạch năm, nhưng được cụ thể hóa, không chỉ ghi đầu việc mà còn ghi rõ địa chỉ, thời gian 5 tiến hành, sao cho đối tượng được kiểm tra có ý thức chủ động kiểm tra phòng ngừa và tự kiểm tra phần việc của họ. - Kế hoạch kiểm tra tháng được phân phối theo gợi ý sau: Tuần Thứ Kiểm tra hoạt động dạy và học Kiểm tra các hoạt động khác Ghi chú Dự giờ Hồ sơ sổ sách Môn Lớp Giáo viên Tổ C. Môn Giáo viên 2 3 4 5 6 7 II 2 - Lưu ý: kiểm tra phần nhận xét và ký duyệt của lãnh đạo theo quy định. 4. Kế hoạch kiểm tra tuần - Nếu kế hoạch kiểm tra tuần không quá phức tạp thì ghi chung vào lịch công tác tuần của thủ trưởng, các phó thủ trưởng, tổ chuyên môn với nội dung thật cụ thể (VD: Dự giờ kiểm tra giáo viên , môn , lớp bài dạy ) - Trừ các nội dung khác, hoạt động dự giờ có thể thông báo mời các giáo viên cùng bộ môn tham dự để thông qua việc góp ý cho đối tượng kiểm tra, những giáo viên này cũng rút được kinh nghiệm cho bản thân để tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 5. Tổ chức lực lượng kiểm tra - Thủ trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra nội bộ cơ sở giáo dục. Trong đó, thủ trưởng là trưởng ban, các phó thủ trưởng là phó trưởng ban, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán chuyên môn là ủy viên. Tùy thuộc vào quy mô của cơ sở giáo dục, số lượng thành viên trong ban kiểm tra được thành lập có từ 3 đến 7 người. - Thành viên trong ban kiểm tra là những người có phẩm chất tốt, có uy tín, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Các thành viên ban kiểm tra được phân công cụ thể, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn. 6. Qui trình kiểm tra a. Chuẩn bị kiểm tra: Xây dựng và phê duyệt kế họach kiểm tra, thủ trưởng cơ sở giáo dục ban hành quyết định thành lập ban kiểm tra nội bộ, phổ biến kế hoạch kiểm tra, xây dựng đề cương báo cáo đối với các tổ chuyên môn, thông báo công khai tại cơ sở giáo dục kế hoạch và đối tượng được kiểm tra. b. Tiến hành kiểm tra: Thu thập thông tin, hồ sơ sổ sách liên quan, kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách, dự giờ, ghi biên bản 6 c. Kết thúc kiểm tra: Báo cáo thủ trưởng cơ sở giáo dục bằng văn bản, thủ trưởng cơ sở giáo dục thông báo kết luận tại phiên họp cơ sở giáo dục và lưu trữ hồ sơ theo quy định. Lưu ý: Nếu đối tượng kiểm tra chưa nhất trí với kết luận nhận xét, đánh giá, xếp loại có liên quan đến bộ phận hay bản thân mình thì có quyền ghi ý kiến bảo lưu và kiến nghị để Thanh tra cấp trên xem xét phúc tra, nhưng nhất thiết phải ký tên vào biên bản kiểm tra sau khi đã ghi ý kiến bảo lưu đó. 7. Lưu trữ hồ sơ Hồ sơ gồm có: - Quyết định thành lập Ban kiểm tra - Kế hoạch kiểm tra năm học, kế hoạch kiểm tra tháng, bản phân công nhiệm vụ các thành viên của Ban kiểm tra và thời gian kiểm tra. - Báo cáo của bộ phận (tổ chuyên môn). - Các Biên bản kiểm tra chuyên đề (Mẫu 1), báo cáo kết quả kiểm tra chuyên đề (Mẫu 2). - Các biên bản kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên (Mẫu 3), ít nhất hai phiếu dự giờ/1 giáo viên được kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên (Mẫu 4). - Các loại hồ sơ, biểu mẫu liên quan (nếu có). Các loại hồ sơ này phải có đầy đủ các nội dung (phần trống trong biểu mẫu không ghi chép thì gạch chéo), đủ các chữ ký của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra, sắp xếp theo thứ tự và được bọc trong bìa Kiểm tra nội bộ cơ sở giáo dục. 8. Chế độ báo cáo. Các cơ sở giáo dục gửi báo cáo sơ kết công tác kiểm tra nội bộ học kỳ I trước ngày 15/01/2012; báo cáo tổng kết công tác kiểm tra nội bộ năm học 2011-2012 trước ngày 10/6/2012. Trong quá trình triển khai, nếu có gì vướng mắc, đề nghị các cơ sở giáo dục phản ánh kịp thời về Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo bằng hình thức văn bản hoặc gửi thư điện tử theo địa chỉ thanhtra.socaobang@moet.edu.vn, hoặc gọi theo số điện thoại 026.3856.429 để được hướng dẫn thực hiện./. Nơi nhận: - Như trên; - Thanh tra Bộ GD&ĐT (thay báo cáo); - Thanh tra Tỉnh (thay báo cáo); - Các phòng CM Sở; - Website của Sở; - Lưu VP, VT. GIÁM ĐỐC (Đã ký) Trịnh Hữu Khang 7 Mẫu 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc , ngày tháng năm BIÊN BẢN KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ __________________________ Cán bộ, giáo viên (Tổ, nhóm CM): 1. Kết quả kiểm tra ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. 2. Nhận xét a) Ưu điểm …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… b) Nhược điểm ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. 3. Kiến nghị ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………… CB, GV (TỔ, NHÓM CM) ĐƯỢC KIỂM TRA (Ký, ghi họ tên) TM. BAN KIỂM TRA (Ký, ghi họ tên) 8 Mẫu 2 (Tên Cơ quan tiến hành kiểm tra) (Đoàn kiểm tra theo QĐ số…………) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc , ngày tháng năm BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA Chuyên đề …………………… Kính gửi: Thực hiện Quyết định số / ngày tháng năm , của ………. về việc kiểm tra chuyên đề , Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra chuyên đề từ ngày tháng đến ngày tháng năm 1. Những công việc đoàn đã tiến hành. Theo biên bản ghi kết quả kiểm tra và đánh giá từng nội dung, đoàn kiểm tra báo cáo kết quả như sau: 2. Nhận xét - Ưu điểm - Hạn chế 3. Kiến nghị TM. ĐOÀN KIỂM TRA (Ký và ghi họ tên) 9 (Ghi chú: B/c này tổng hợp tất cả các BB kiểm tra 1 chuyên đề đối với các đối tượng được kiểm tra) Mẫu 3 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc , ngày tháng năm BIÊN BẢN KIỂM TRA Hoạt động sư phạm của giáo viên Họ và tên giáo viên Dạy môn Năm vào ngành Nhiệm vụ được giao Cơ sở giáo dục công tác ………………………………………………… ……………… I. Kết quả kiểm tra 1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 2. Kết quả công tác được giao a) Kết quả xếp loại giờ dạy do đoàn kiểm tra dự (có phiếu dự giờ theo mẫu của Bộ GD&ĐT). b) Nhận xét về việc thực hiện quy chế chuyên môn - Về hồ sơ chuyên môn - Việc thực hiện các quy định về chuyên môn. + Thực hiện chương trình và quy định về dạy thêm, học thêm ……………………………………………………………………………………. Xếp loại: ……………………… + Soạn giáo án……………………………………………………………. 10 [...]... ., của ……… về việc kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại , Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra từ ngày .tháng đến ngày tháng năm Tổng số giáo viên được kiểm tra Đạt tỷ lệ % số GV của cơ sở giáo dục Phân theo bộ môn I Kết quả kiểm tra (của các GV được kiểm tra) 1 Tổng hợp kết quả xếp loại giờ dạy do cán bộ kiểm tra dự Tổng số giờ dự: ... (Ký và ghi họ tên) CÁN BỘ KIỂM TRA (Ký và ghi họ tên) 11 (Ghi chú: Xếp loại các mục và xếp loại chung như Hướng dẫn xếp loại thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên) Mẫu 4 (Tên Cơ quan tiến hành kiểm tra) (Đoàn kiểm tra theo QĐ số ……) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc , ngày tháng năm BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA Hoạt động sư phạm của giáo viên Kính gửi ... hiện các nhiệm vụ khác được giao Xếp loại: …………………… e) Xếp loại chung về kết quả công tác được giao (trên cơ sở đã xếp loại của 4 nội dung trên) ………………………………………………………… II Kiến nghị 1 Với GV được kiểm tra 2 Với thủ trưởng cơ sở giáo dục Ý KIẾN GIÁO VIÊN (Ký... đạt tỷ lệ .% Loại khá đạt tỷ lệ .% Loại đạt yêu cầu đạt tỷ lệ % Loại chưa đạt yêu cầu đạt tỷ lệ % II Kiến nghị 1 Với GV được kiểm tra 2 Với thủ trưởng cơ sở giáo dục 13 TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA (Ký và ghi họ tên) 14 ... ……………………… + Kiểm tra, chấm bài …………………………………………………… Xếp loại: ……………………… + Thực hành, thí nghiệm………………………………………………… Xếp loại: ……………………… + Tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn …………………………………………………………………………………… Xếp loại: ……………………… - Xếp loại chung về việc thực hiện quy chế chuyên môn : …………… c) Kết quả giảng dạy của giáo viên: do đoàn kiểm tra trực tiếp khảo sát hoặc kết quả học tập bộ môn (sổ... chưa đạt yêu cầu đạt tỷ lệ % 4 Việc thực hiện các nhiệm vụ khác - Ưu điểm - Nhược điểm - Xếp loại: Loại tốt đạt tỷ lệ .% Loại khá đạt tỷ lệ .% Loại đạt yêu cầu đạt tỷ lệ % Loại chưa đạt yêu cầu đạt tỷ lệ % 5 Xếp loại chung về kết quả công tác được giao (trên cơ sở đã xếp loại của 4 nội dung trên) Loại tốt đạt tỷ lệ .% Loại khá đạt tỷ . người kiểm tra và đối tượng kiểm tra, sắp xếp theo thứ tự và được bọc trong bìa Kiểm tra nội bộ cơ sở giáo dục. 8. Chế độ báo cáo. Các cơ sở giáo dục gửi báo cáo sơ kết công tác kiểm tra nội bộ. ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Công tác kiểm tra nội bộ nhằm giúp thủ trưởng cơ sở giáo dục: 1. Thường xuyên theo dõi, xem xét, đánh giá toàn bộ các hoạt động sư phạm trong phạm vi nội bộ cơ sở giáo dục. làm cơ sở xem xét đánh giá mức độ chuyển biến về chất lượng giảng dạy, giáo dục của giáo viên, của tổ hoặc cơ sở giáo dục một cách chính xác, khách quan. IV. NGHIỆP VỤ KIỂM TRA NỘI BỘ CƠ SỞ GIÁO

Ngày đăng: 25/01/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan