Tổng hợp tài liệu Ôn thi triết học theo chủ đề Chủ đề 1 Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUAN HỆ VẬT CHẤT VỚI Ý THỨC VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM. CHỦ ĐỀ 2 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁO LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ VẬN DỤNG CHÚNG VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 1Chủ đề 1
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUAN HỆ VẬT CHẤT
VỚI Ý THỨC VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM.
Đây là định nghĩa khoa học nhất , hoàn chỉnh nhất về vật chất của V.I.Lênin.
Định nghĩa bao gồm các nội dung sau:
- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ýthức bất kể sự tôn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được
-Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp hoặc gián tiếp tácđộng lên giác quan của con người
- Cảm giác, ý thức, tư duy chỉ là sự phản ánh của vật chất lên con người, tức conngười có khả năng nhận thức được vật chất, thực tại khách quan
- Quan điểm siêu hình: vận động là sự di chuyển vị trí cả vật thể trong không
gian, thời gian, nguồn gốc của sự vận động là ở bên ngoài sự vật hiện tượng
- Quan điểm duy vật biện chứng: vận động là mọi sự biến đổi nói chung Xét về
bản chất, vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuốc tính cố hữu của vậtchất, vận động không do ai sáng tạo ra và cũng không mất đi mà nó tồn tại vĩnh viễn.Nguồn gốc vận động là do bản thân sự vật hiện tượng quy định
- Các hình thức cơ bản của vận động bao gồm: vận động cơ học, vật lý, hóa học,
sinh học và xã hội
2.2 Không gian và thời gian
Không gian và thời gian là một thuộc tính khách quan của vật chất, gắn liền với
sự vận động của vật chất
Trang 2Không gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động về mặt vị trí, quảng tính,kết cấu.
Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động về mặt độ dài diễn biến, sự
kế tiếp nhau của quá trình
Không gian và thời gian có những tính chất sau đây:
-Tính khách quan: không gian và thời gian là một thuộc tính của vật chất, tồn tạigắn liền với vật chất vận động Vật chất tồn tại khách quan, do đó không gian và thờigian cùng tồn tại khách quan
-Tính vĩnh cữu của thời gian và tính vô tận của không gian
-Tính ba chiều của không gian và tính một chiều của thời gian, tính ba chiều củakhông gian là chiều dài, chiều rộng và chiều cao Tính một chiều của thời gian làchiều từ quá khứ đến tương lai
Là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực, ý thức chỉ nảy sinh ở
giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất, cùng với sự xuất hiện của con người Ý
thức là ý thức của con người, nằm trong con người, không thể tách rời con người
Ý thức bắt nguồn từ một thuộc tính của vật chất – thuộc tính phản ánh – pháttriển thành Ý thức ra đời là kết quả phát triển lâu dài của thuộc tính phản ánh của vậtchất, nội dung của nó là thông tin về thế giới bên ngoài, về vật được phản ánh
1.2 Nguồn gốc xã hội:
Ý thức chỉ được hình thành thông qua hoạt động thực tiễn của con người Nhờtác động vào thế giới mà con người khám phá ra những bí mật của thế giới, ngày cànglàm phong phú và sâu sắc ý thức của mình về thế giới
Ngôn ngữ, theo C Mác là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tưtưởng, không có ngôn ngữ, con người không thể có ý thức
Như vậy, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát
triển của ý thức là lao động , là thực tiển xã hội
Trang 3Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người thông qua laođộng, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng
xã hội
2 Bản chất của ý thức
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người, song đây là sựphản ảnh đặc biệt – phản ảnh trong quá trình con người, cải tạo thế giới Quá trình ýthức là quá trình thống nhất của 3 mặt sau đây :
- Một là trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh Sự trao đổi nàymang tính chất hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết
- Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần Thựcchất đây là quá trình “Sáng tạo lại” hiện tượng của ý thức, theo nghĩa mã hóa các đốitượng vật chất thành các ý thức tinh thần phi vật chất
- Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá trình hiệnthực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiển biến cái quan niệm thành cái thựctại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực.Trong giai đoạn này con người lựa chọn những phương pháp, phương tiện, công cụ đểtác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình Điều đó càngnói lên tính năng động sáng tạo của ý thức
III MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT (VC) VÀ Ý THỨC (YT)
Theo duy tâm thì ý thức quyết định vật chất
Theo duy vật thì vật chất quyết định ý thức
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa xã hội khoa học nên trong nhận thức của chúng ta phải là vật chất quyết định ý thức
1 Vai trò của vật chất đối với ý thức
Trong mối quan hệ với YT, VC là cái có trước, YT là cái có sau; VC là nguồn gốccủa YT; VC quyết định YT, YT là sự phản ánh đối với VC
- YT là sản phẩm của một dạng VC có tổ chức cao, là bộ óc người nên chỉ khi cócon người thì mới có YT Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới VC thì conngười là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của thế giới VC, là sản phẩm của thếgiới VC Kết luận này đã được chứng minh bở sự phát triển hết sức lâu dài của khoa
học về giới tụ nhiên; nó là một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: VC là cái có trước, YT là cái có sau.
- Các yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của YT (bộ óc conngười, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiên tượng phản ánh, laođộng, ngôn ngữ) đều, hoặc là chính bản thân thế giới VC (thế giới khách quan), hoặc
Trang 4là những dạng tồn tại của VC (bộ óc người, hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn ngữ)
nên VC là nguồn gốc của YT.
- YT là sự phản ánh thế giới VC, là hình ảnh chủ quan về thế giới VC nên nội dung của YT được quyết định bởi VC Sự vận động và phát triển của YT, hình thức
biểu hiện của YT bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi
trường sống quyết định Những yếu tố này thuộc lĩnh vực VC nên VC không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của YT.
2 Vai trò của ý thức đối với vật chất
Trong mối quan hệ với VC, YT có thể tác động trở lại VC thông qua hoạt độngthực tiễn của con người
- Vì YT là YT của con người nên khi nói đến vai trò của YT là nói đến vai tròcủa con người Bản thân YT tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực.Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động VC Song, mọihoạt động của con người đều do YT chỉ đạo, nên vai trò của YT không phải trực tiếptạo ra hay thay đổi VC mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tai khách quan,trên cơ sở đó, con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch,lựa chọn phương pháp, biện pháp, phương tiện, công cụ…để thực hiện mục tiêu của
mình Ở đây, YT đã thể hiện sự tác động của mình đối với VC thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
- Sự tác động trở lại của YT đối với VC diễn ra theo 2 hướng: tích cực hoặc tiêucực Nếu con người nhận thức đúng, có ý chí hành động, có tri thức khoa học, có tìnhcảm cách mạng, có nghị lực của con người phù hợp với các quy luật khách quan, conngười có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích củamình, thế giới được cải tạo – đó là sự tác động tích cực của YT; còn nếu YT của conngười phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thìngay từ đầu, hướng hành động của con người đã đi ngược lại các quy luật khách quan,hành động ấy có tác dụng tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực kháchquan
IV Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM
1 Nguyên tắc khách quan:
Mục tiêu, phương thức hoạt động của con người đều phải xuất phát từ những điềukiện, hoàn cảnh thực tế, đặc biệt là của điều kiện vật chất, kinh tế Vì vậy, nguyên tắckhách quan đòi hỏi con người, trong suy nghĩ và hành động cần xuất phát từ thực tếkhách quan, tôn trọng và tuần theo các quy luật khách quan vốn có của sự vật, hiệntượng; cần tìm nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng ở trong điều kiện vật chấtkhách quan của chúng; muốn cải tạo sự vật, hiện tượng phải xuất phát từ bản thân sựvật, hiện tượng được cải tạo Chống tư tưởng chủ quan duy ý chí, nôn nóng, thiếu kiên
Trang 5nhẫn mà biểu hiện của nó là tuyệt đối hóa vai trò, tác dụng của nhân tố con người; chorằng con người có thể làm được tất cả những gì mình muốn mà không chú ý đến sựtác động của quy luật khách quan, của các điều kiện vật chất cần thiết.
2 Nguyên tắc phát huy tính năng động chủ quan:
Phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò củanhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động, sáng tạo Nguyêntắc này đòi hỏi con người tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học vàtruyền bá vào quần chúng Ngoài ra, phải tự giác tu dưỡng để hình thành, củng cố tìnhcảm, nhân sinh quan cách mạng và nghị lực cách mạng để thông nhất tính hữu cơ giữatính khoa học và tính nhân văn trong đinh hướng hành động
Chống quan điểm duy ý chí: V.I.Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh không được lấy ýmuốn chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuấtphát cho chiến lược cách mạng Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí
áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh duy ý chí.Bệnh chủ quan duy ý chí là do sự yếu kém về trình độ nhận thức nói chung và sự hạnchế trong quá trình áp dụng lý luận vào thực tiễn nói riêng Do đó, Lênin đã gọi cănbệnh này "là sự mù quáng chủ quan", là sai lầm tự phát dẫn đến rơi vào chủ nghĩa duytâm một cách không tự giác Về lý luận, bệnh chủ quan duy ý chí có nhiều biến thểphức tạp và trở thành mầm mống cho nhiều căn bệnh mới trong nhận thức Song vẫn
có khả năng được ngăn ngừa và loại bỏ
3 Vận dụng vào Việt Nam
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội “Đảng ta đã phạm sai lầm chủ quanduy ý chí, vi phạm quy luật khách quan” trong việc xác định mục tiêu, bước đi về xâydựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế dẫn đến việc
đề ra những chỉ tiêu quá cao trong xây dựng cơ bản và phát triền sản xuất
Trước tình hình nền kinh tế miền Bắc còn bị phá hoại, nền kinh tế miền Nam bịđảo lộn và suy sụp, lạm phát trầm trọng, Đại hội Đảng lần thứ IV lại đề ra những chỉtiêu kế hoạch năm 1976 - 1980 quá cao và phát triển sản xuất quá khả năng của nềnkinh tế, như: năm 1975, phấn đấu đạt 21 triệu tấn lương thực, 1 triệu tấn cá biển,1triệu hecta khai hoang,1triệu 200 hecta rừng mới trồng ,10 triệu tấn than sạch, 2 triệutấn xi măng Đến hết năm 1980, nhiều chỉ tiêu kinh tế chỉ đạt khoảng 50-60% mức đề
ra, nền kinh tế tăng trưởng rất chậm chạp, tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân 1,5%,công nghiệp tăng 2,6%, nông nghiệp giảm 0,15%
Tại Đại hội Đảng VI, Đảng đã đề ra các định hướng và xác định chủ trương đổimới đặc biệt là đổi mới về kinh tế, thực hiện mục tiêu ba chương trình kinh tế: lươngthực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu Vì vậy, từ lý luận của chủ nghĩaMác - Lênin và từ kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo cáchmạng, Đại hội Đảng lần thứ VII chỉ ra những tồn tại lớn cần giải quyết như vấn đề lạm
Trang 6phát, thiếu việc làm, trong điều hành quản lý còn nhiều sơ hở, lúng túng Đặc biệt Đạihội cũng xác định: “Về quan hệ đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị phải tập trung sứcđổi mới kinh tế, đáp ứng đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống và làm việc, cácnhu cầu xã hội khác, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, coi đó làđiều kiện quan trọng để tiến hành đổi mới trong lĩnh vực chính trị” Đại hội đã rút rabài học quan trọng là: ”Mọi đường lối,chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế,tôn trọng quy luật khách quan và hành động theo quy luật khách quan”.
Đất nước ta đang bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa,Đảng ta chủ trương “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sựphát triển nhanh và bền vững”, nâng cao trình độ dân trí, trình độ tri thức và tay nghềcho người lao động Muốn vậy “phải khơi dậy trong dân lòng yêu nước, ý chí quậtcường, phát huy tài trí của người Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà khỏi nghèo nàn,lạc hậu” - tức phát huy tính năng động của ý thức Đẩy mạnh đấu tranh trên lĩnh vực
tư tưởng, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tiếp tục làm sang tỏ con đường đilên CNXH ở nước ta Nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục lí luận chính trị để tạonên sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong Nhân dân
Để tiến hành triệt để công cuộc đổi mới đất nước và để đổi mới thành công chúng
ta cần phải khắc phục hoàn toàn chủ nghĩa chủ quan bị mắc phải trước Đổi mới, đồngthời ngăn ngừa không cho nó hồi sinh trở lại bằng cách thật hiện triệt để nguyên tắckhách quan và nguyên tắc phát huy tính năng động chủ quan Cụ thể như sau:
Phải tôn trọng hiện thực khách quan, tôn trọng vai trò quyết định của vật chất.
- Coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, coi đại đoàn kết toàn dân tộc làđộng lực chủ yếu phát triển đất nước Biết kết hợp hài hòa các dạng lợi ích khác nhau(lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị; lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần; lợi ích tập thể, lợiích xã hội…) thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy công cuộc Đổi mới
- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ những sai lầm, thất bại trước Đổi mới,Đảng ta kết luận: “ Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôntrọng quy luật khách quan
- Khi giải thích các hiện tượng đời sống tinh thần phải giải thích từ điều kiện vậtchất ra đời của nó
Trang 7Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của các yếu tố chủ quan (tri thức, tình cảm, ý chí, lý trí…) tức phát huy vai trò nhân tố con người trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cải tạo đất nước Cụ thể là:
- Cần loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội hệ tư tưởng phản khoa học và phong tục tậpquán lỗi thời, lạc hậu
- Không được coi thường vai trò của đường lối, chính sách, quan điểm; đặc biệt
là vai trò của tri thức khoa học
- Cần phải xã hội hóa tri thức, nâng cao trình độ tri thức trong quần chúng nhândân, biến tri thức khoa học thành tri thức của quần chúng nhân dân
- Coi sự thống nhất giữa tình cảm, ý chí và tri thức là động lực tinh thần thúc đẩycông cuộc đổi mới Chống lại thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ trì trệ chỉ biết làm theokiểu cũ, mà không biết tìm kiếm, dũng cảm theo cái mới Phải phổ biến tri thức khoahọc – công nghệ hiện đại cho đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân; phải biết nângcao dân trí, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài
- Coi trọng công tác tư tưởng, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng, đặc biệt là giáo dụcchủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho đông đảo người Việt Nam Phảinâng cao và đổi mới tư duy lý luận, mà trước hết là tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở VN
- Kiên quyết khắc phục, ngăn ngừa tái diễn bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suynghĩ, hành động đơn giản, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan ảo tưởng mà bấtchấp quy luật khách quan, coi thường tình hình thực tế đất nước, điều kiện của thờiđại
Trang 8CHỦ ĐỀ 2 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁO LUẬN
CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ VẬN DỤNG CHÚNG VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI
MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1 Định nghĩa về phương pháp:
Phương pháp là một hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ những tri thức vềcác quy luật khách quan dùng để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thựctiễn nhằm thực hiện mục tiêu đã xác định
2 Định nghĩa về phương pháp luận
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, cácnguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phươngpháp trong nhận thức và thực tiễn
3 Phân biệt phương pháp và Phương Pháp luận
Phương pháp là cách thức, biện pháp, là con đường được con người vận dụngmột cách có ý thức nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong hoạt động nhận thức vàhoạt động thực tiễn
Ví dụ: Khi giáo viên soạn giảng một tiết dạy trên lớp cùng một chủ đề nhưng đối
tượng học sinh ở 2 lớp có trình độ khác nhau (một lớp là lớp chuyên, một lớp là lớpchuẩn) Nếu giáo viên đưa ra cùng một phương pháp để giảng dạy thì hiệu quả sẽkhông cao Do vậy khi giảng dạy ở 2 lớp có trình độ tiếp thu khác nhau, giáo viên phảithay đổi phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh
Phương pháp luận là sự vận dụng những nguyên tắc của thế giới quan vào quátrình nhận thức và quá trình hoạt động thực tiễn nói chung Khi được vận dụng nhưmột định hướng, một nguyên tắc chỉ đạo nhằm đạt được một hiệu quả cao nhất tronghoạt động nhận thức thì nó trở thành phương pháp luận
Phương pháp luận đúng sẽ đảm bảo tìm ra các phương pháp nghiên cứu đúng.Ngược lại, nếu Phương pháp luận sai lầm thì các phương pháp nghiên cứu tìm được
để nghiên cứu đối tượng đó cũng sẽ sai lầm
Trang 9Ví dụ: Xuất phát từ luận điểm cho rằng, lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử đấu
tranh giai cấp, những người mác xít khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội cần áp dụngphương pháp phân tích giai cấp, cần đứng vững trên quan điểm giai cấp Ngược lạinhững người theo trường phái tâm lý trong xã hội học lại xuất phát từ chỗ cho rằng,kinh nghiệm tâm lý và những xúc cảm của con người tạo nên bản chất của các hiệntượng và các quá trình xã hội Vì vậy, họ đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tượng xãhội bằng các phương pháp của tâm lý học
Như vậy, xuất phát từ những Phương pháp luận khác nhau, người ta đã đi đến
những phương pháp nghiên cứu khác nhau và tính chất đúng đắn hay sai lầm củaphương pháp luận có ảnh hưởng quyết định đến thành công hay thất bại của việc tìmtòi và vận đụng các phương pháp
II MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN VÀ VẬN DỤNG VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
1 Quan điểm toàn diện
Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các sự vật
và hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật,chúng ta phải xem xét nó:
Một là, trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc
tính khác nhau của chính sự vật đó;
Hai là, trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác (kể cả trực
tiếp và gián tiếp) Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sựvật, chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người Ởmỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người bao giờ cũng chỉphản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ Bởi vậy, tri thức đạt được về
sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ, không trọn vẹn
Ý thức được điều đó, chúng ta sẽ tránh được việc tuyệt đối hoá những tri thức đã
có về sự vật, và tránh xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung,không thể phát triển Để nhận thức sự vật, chúng ta cần phải nghiên cứu tất cả các mốiliên hệ, “cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sailầm và sự cứng nhắc”
Từ những điều vừa trình bày trên đây có thể rút ra kết luận rằng, quá trình hình
thành quan điểm toàn diện đúng đắn với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận
để nhận thức sự vật sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản là đi từ ý niệm ban đầu về cái toàn thể đến nhận thức một mặt, một mối liên hệ nào đó của sự vật đó; cuối cùng, khái quát những tri thức phong phú đó để rút ra tri thức về bản chất của sự vật.
Trang 10Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động thực tiễn cũng đòi hỏi chúng ta
phải kết hợp chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” và “chính sách có trọng điểm”
(V.I.Lênin) Trong khi khẳng định tính toàn diện, phạm vi bao quát tất cả các mặt, cáclĩnh vực của quá trình đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc là thứ VI của Đảng cũngđồng thời coi đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội là khâu độtphá; trong khi nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới cả lĩnh vực kinh tế lẫn lĩnh vựcchính trị, Đảng ta cũng xem đổi mới kinh tế là trọng tâm Thực tiễn 18 năm đổi mới ởnước ta mang lại nhiều bằng chứng xác nhận tính đúng đắn của những quan điểm nêutrên Khi đề cập tới những vấn đề này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII củaĐảng đã khẳng định: “Xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổimới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và chính sách đối nội, đốingoại Không có sự đổi mới đó thì không có mọi sự đổi mới khác Song, Đảng ta đãđúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế,khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tình thần
để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố niệm tin của nhân dân, tạo thuậnlợi để đổi mới các mặt khác nhau của đời sống xã hội”
Mọi sự vật đều tồn tại trong không- thời gian nhất định và mang dấu ấn của không
- thời gian đó Do vậy, chúng ta cần có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét và giảiquyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra
2 Quan điểm lịch sử - cụ thể
Khi xem xét và giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra đòi hỏi chúng ta phải chú
ý đúng mức tới hoàn cảnh lịch sử - cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, tới sự ra đời vàphát triển của nó, tới bối cảnh hiện thực - cả khách quan lẫn chủ quan Khi quan sátmột quan điểm, một luận thuyết cũng phải đặt nó trong những mối quan hệ như vậy.Chân lý sẽ trở thành sai lầm, nếu nó bị đẩy ra ngoài giới hạn tồn tại của nó
Chẳng hạn, khi đánh giá vị trí lịch sử của mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc vào những năm 1960 - 1970, nếu chúng ta không đặt nó vào trong hoàn cảnh miền Bắc, đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, đặc biệt từ giữa những năm
1965 - khi đế quốc Mỹ đã đưa cuộc chiến tranh xâm lược bằng không quân ra miền Bắc, không đặt nó trong điều kiện chúng ta còn thiếu kinh nghiệm trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn bị ảnh hưởng rất lớn quan niệm về mô hình chủ nghĩa xã hội đã được xác lập ở một loạt nước xã hội chủ nghĩa đi trước thì chúng ta, một là, sẽ không thấy được một số giá trị tích cực của mô hình hợp tác xã trong điều kiện lịch sử đó, hai là, sẽ không thấy hết những nguyên nhân bên trong và bên ngoài dẫn đến việc duy trì quá lâu cách làm ăn như vậy, khi hoàn cảnh đất nước đã thay đổi.
Khái quát ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổbiến và nguyên lý về sự phát triển, tức là phương pháp biện chứng trong việc nhận
Trang 11thức và hoạt động thực tiễn, Ph.Ăngghen viết: “Phép biện chứng là phương pháp màđiều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởngtrong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phátsinh và sự tiêu vong của chúng” Trong cùng một cách xem xét vấn đề tương tự nhưvậy, V.I.Lênin cho rằng, để có tri thức đúng về sự vật, “bản thân sự vật phải được xemxét trong những quan hệ của nó và trong sự phát triển của nó”.
3 Quan điểm phát triển
Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển cung cấp cho chúng ta phươngpháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới là: khi xem xét các sự vật và hiệntượng phải đặt nó trong sự vận động, trong sự phát triển, phải phát hiện ra các xuhướng biến đổi, chuyển hoá của chúng
Quan điểm phát triển với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để nhận thức sựvật hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến Tuyệt đối hoá một nhậnthức nào đó về sự vật có được trong hoàn cảnh lịch sử phát triển nhất định, ứng vớigiai đoạn phát triển nhất định của nó và xem đó là nhận thức duy nhất đúng về toàn bộ
sự vật trong quá trình phát triển tiếp theo của nó sẽ đưa chúng ta đến sai lầm nghiêmtrọng
Hơn nữa, quan điểm phát triển cũng đòi hỏi không chỉ thấy sự vật như là cái đang
có, mà còn phải nắm được khuynh hướng phát triển trong tương lai của nó Trong quátrình phát triển, sự vật thường đồng thời có những sự biến đổi tiến lên và có cả nhữngbiến đổi thụt lùi Quan điểm phát triển đúng đắn về sự vật chỉ có được, khi bằng tưduy khoa học chủ thể khái quát để làm sáng tỏ xu hướng chủ đạo của tất cả nhữngbiến đổi khác nhau đó
Sự phát triển của các sự vật và hiện tượng trong thực tế là quá trình biện chứngđầy mâu thuẫn Do vậy, quan điểm phát triển được vận dụng vào quá trình nhận thứccũng đòi hỏi chúng ta phải thấy rõ tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như
là một hiện tượng phổ biến Thiếu quan điểm khoa học như vậy, người ta rất dễ biquan, dao động khi mà tiến trình cách mạng nói chung và sự tiến triển của từng lĩnhvực xã hội cũng như cá nhân nói riêng tạm thời gặp khó khăn, trắc trở Vận dụng quanđiểm phát triển với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận của hoạt động thực tiễnnhằm thúc đẩy sự vật phát triển theo quy luật vốn có của nó đòi hỏi chúng ta phải tìm
ra mâu thuẫn của chính sự vật, và bằng hoạt động thực tiễn mà giải quyết mâu thuẫn.Chỉ bằng cách đó, chúng ta mới góp phần tích cực vào sự phát triển
Sự phát triển biện chứng của các quá trình hiện thực và của tư duy được thực hiệnbằng con đường thông qua những sự tích luỹ về lượng mà tạo ra sự thay đổi về chất,thông qua phủ định của phủ định Do vậy, việc vận dụng quan điểm phát triển vào
Trang 12hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo sự vật đòi hỏi chúng ta phải phát huy nỗ lực củamình trong việc hiện thực hoá hai quá trình nêu trên.
4 Phương pháp đi tử trừu tượng đến cụ thể:
Các sự vật, hiện tượng của thế giới bao giờ cũng tồn tại dưới dạng cái cụthể Cái cụ thể này được phản ánh vào nhận thức dưới hai hình thức: cái cụ thể
cảm tính và cái cụ thể trong tư duy Cái cụ thể cảm tính là điều bắt đầu của nhận thức; cái cụ thể trong tư duy là kết quả của tư duy lý luận, nó phản ánh
cái cụ thể khách quan bằng hệ thống những khái niệm, phạm trù, quy luật
Cái trừu tượng là kết quả sự trừu tượng hoá một mặt, một mối liên hệ nào
đó trong tổng thể phong phú của sự vật Vì vậy, cái trừu tượng là một bộ phậnnào đó của cái cụ thể, biểu hiện một mặt nào đó của cái cụ thể, là bậc thangcủa sự xem xét cái cụ thể Từ nhiều cái trừu tượng tư duy tổng hợp lại thànhcái cụ thể trong tư duy
Phương pháp khoa học tổng hợp cái trừu tượng về từng mặt, từng thuộc tính, từngmối quan hệ của sự vật, hiện tượng để tái tạo lại cái cụ thể trong tư duy Cái cụ thể trong
tư duy là sự tái hiện đầy đủ nhất về bản chất cái cụ thể trong thực tế Đi TTTĐCT là
"phương pháp nhờ đó mà tư duy quán triệt được cái cụ thể và tái tạo nó với tư cách làmột cái cụ thể trong tư duy" (Mac và Enghen) Quá trình biện chứng của nhận thứcchân lí khách quan trải qua hai giai đoạn: trực quan sinh động và tư duy trừu tượng Đóchính là quá trình di chuyển cái cụ thể cảm tính vào trong đầu óc con người và cải biến,xây dựng ở trong đó cái cụ thể tinh thần Ở giai đoạn thứ nhất, toàn bộ các biểu tượngbiến thành những tính quy định trừu tượng; ở giai đoạn thứ hai, sự tổng hợp những tínhquy định trừu tượng này lại dẫn đến sự tái tạo ra cái cụ thể trong tư duy Phương pháp
đi TTTĐCT chính là sự khái quát giai đoạn thứ hai Mac là người đã sử dụng thànhcông phương pháp này trong bộ "Tư bản"
“Thực tiễn có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được Do đó, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích thế giới mà để cải tạo thế giới”
Chủ nghĩa Mác ra đời nhằm cải tạo thế giới, nhằm tạo ra một thế giới không có người bóc lột người …, một viễn cảnh tươi đẹp mà ai cũng phải mơ ước! Đó là một trực quan mà nó muốn xây dựng nên
5 Phương pháp thống nhất giữa lịch sử và logic:
Lịch sử là phương pháp phản ánh trong tư duy quá trình lịch sử- cụ thể của
sự vật với những chi tiết của nó trong sự vận động phát triển vốn có Chẳnghạn việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản bằng phương pháp lịch sử đòi hỏi phảibắt đầu mô tả quá trình phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản trong cácnước riêng lẻ ở châu Âu, châu Mỹ với vô số các chi tiết và các hình thức cụ thểbao gồm cái phổ biến, tất nhiên, đặc thù, đơn nhất, ngẫu nhiên
Trang 13Phương pháp lịch sử có giá trị to lớn và quan trọng nhờ nó con người có thểnắm bắt tương đối trọn vẹn quá trình đã diễn ra sự vật Do đó nếu không cóphương pháp lịch sử thì không có khoa học lịch sử Tuy nhiên phương pháplịch sử có hạn chế ở chỗ, phương pháp này chưa chỉ rõ mối liên hệ bản chất,tất yếu xuyên suốt bên trong một sự vật hay nhiều sự vật.
Lôgíc là phương pháp vạch ra bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật của sự
vật dưới hình thức lý luận trừu tượng và khái quát
So với phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc có nhiệm vụ dựng lại cáilôgíc khách quan trong sự phát triển của sự vật nên có ưu thế ở chỗ nó khôngnhững phản ánh được bản chất, tất yếu, quy luật phát triển của sự vật mà nócòn phản ánh được lịch sử phát triển của sự vật ấy (một cách tóm tắt, kháiquát, trên những giai đoạn chủ yếu) Phương pháp lôgíc có khả năng kết hợptrong bản thân mình hai yếu tố của sự nghiên cứu: Nghiên cứu kết cấu của sựvật cùng với hiểu biết lịch sử của sự vật trong sự thống nhất chặt chẽ củachúng
Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là hai phương pháp nghiên cứukhác nhau, nhưng lại gắn bó chặt chẽ với nhau Bởi vì muốn hiểu biết bản chất
và quy luật của sự vật thì phải hiểu lịch sử phát sinh, phát triển của nó Mặtkhác có nắm được bản chất và quy luật của sự vật mới nhận thức thức đượclịch sử của nó một cách đúng đắn và sâu sắc Phương pháp lịch sử cũng phảinắm lấy cái lôgíc, phải rút ra sợi dây lôgíc chủ yếu của lịch sử thông qua việcphân tích các sự kiện và hiện tượng cụ thể Còn phương pháp lôgíc phải dựatrên các tài liệu lịch sử để khái quát và chứng minh và rốt cuộc phải đem lạilịch sử trong tính bản chất của nó Lịch sử mà thiếu lôgíc sẽ mù quáng, cònlôgíc mà thiếu lịch sử thì không có đối tượng, dễ rơi vào chủ quan, tư biện
Trang 14b Các hình thức cơ bản của thực tiễn :
Hoạt động thực tiễn có 3 hình thức cơ bản:
Lao động sản xuất vật chất là hình thức thực tiễn cơ bản nhất, là hoạt động trựctiếp tác động vào tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của
Thực nghiệm khoa học là hình thức thực tiễn đặc biệt, nhằm mục đích phục vụnghiên cứu khoa học và kiểm tra lý thuyết khoa học
2 Phạm trù lý luận
a Lý luận là gì
Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn phản ánh những mối liên hệ bản chất, những quy luật của sự vật, hiện tượng.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người ,
là tổng hợp những tri thức về tụ nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”
Để hình thành lí luận, con người phải thông qua quá trình nhận thức kinh nghiệm.Nhận thức kinh nghiệm là quá trình quan sát sự lặp đi lặp lại diễn biến của các sự vật
Trang 15hiện tượng Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm Tri thức kinhnghiệm bao gồm tri thức kinh nghiệm thong thường và tri thức kinh nghiệm khoahọc.Tri thức kinh nghiệm tuy là thành tố của tri thức ở trình độ thấp nhưng nó là cơ sở
Lý luận triết học là hệ thống những quan niệm chung nhất về thế giới và conngười, là thế giới quan và phương pháp luận nhận thức và hoạt động của con người
3 Mối quan hệ/ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, lý luận và ngược lại 3.1 Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và tiêu chuẩn của lý luận, lý luận hình thành, phát triển sản xuất từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn:
3.1.1 Thực tiễn là cơ sở cuả lý luận:
Xét một cách trực tiếp những tri thức được khái quát thành lý luận là kết quả củaquá trình hoạt động thực tiễn cuả con người Thông qua kết quả của hoạt động thựctiễn, kể cả thành công cũng như thất bại, con người phân tích cấu trúc, tích chất vàcác mối quan hệ của các yếu tố, các điều kiện trong các hình thức thực tiễn để hìnhthành lý luận Quá trình hoạt động thực tiễn là cơ sở để bổ sung và điều chỉnh các lýluận đã được khái quát Mặt khác, hoạt động thực tiễn của con người làm nảy sinhnhững vấn đề mơi đòi hỏi quá trình nhận thức phải tiếp tục giải quyết Thông qua đó,
lý luận được bổ sung mở rộng Chính vì vậy, V.I.Lênin nói: “Nhận thức lý luận phảitrình bày khách thể trong tính tất yếu của nó, trong những quan hệ toàn diện cuả nó,trong sự vận động mâu thuẫn cuả nó tự nó và vì nó”
3.1.2 Thực tiễn là động lực của lý luận:
Hoạt động của con người không chỉ là nguông gốc để hoàn thiện các cá nhân màcòn góp phần hoàn thiện các mối quan hệ của con người với tự nhiên, với xã hội Lý
Trang 16luận được vận dụng làm phương pháp cho hoạt động thực tiễn,mang lại lợi ích chocon người càng kích thích cho con người bám sát thực tiễn khái quát lý luận Quátrình đó diễn ra không ngừng trong sự tồn tại của con người, làm cho lý luận ngàycàng đầy đủ, phong phú và sâu sắc hơn Nhờ vậy hoạt động của con người không bịhạn chế trong không gian và thời gian Thông qua đó, thực tiễn đã thúc đẩy một ngànhkhoa học mới ra đời – khoa học lý luận
3.1.2 Thực tiễn là mục đích của lý luận
Mặc dù lý luận cung cấp những tri thức khái quát về thế giới để làm thỏa mãnnhững nhu cầu hiểu biết của con người nhưng mục đích chủ yếu của lý luận là nângcao những hoạt động của con người trước hiện thực khách quan để đưa lại lợi ích caohơn, thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của cá nhân và xã hội Tự thân lý luận khôngthể tạo lên những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người Nhu cầu đó chỉ được thựchiện trong hoạt động thực tiễn Hoạt động thực tiễn sẽ biến đổi tự nhiên và xã hội theomục đích của con người Đó thực chất là mục đích của lý luận Tức lý luận phải đápứng nhu cầu hoạt động thực tiễn của con người
3.1.4 Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận
Tính chân lý của lý luận chính là sự phù hợp của lý luận với thực tiễn khách quan
và được thực tiễn kiểm nghiệm, là giá trị phương pháp của lý luận với hoạt động thựctiễn của con người Do đó mọi lý luận phải thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm.Chính vì thế mà C Mác nói : “vấn đề đẻ tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạtđến chân lý của khách quan không, hoàn toàn không phỉa vẫn đề lý luận mà là vấn đềthực tiễn Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý” Thông qua
lý luận những lý luận đạt đến chân lý sẽ được bổ sung vào khp tàng chi thức nhân loại,những kết luận chưa phù hợp thực tiễn thì tiếp tục điều chỉnh, bổ sung hoặc nhận thứclại Giá trị của lý luận nhất thiết phải được chứng minh trong hoạt động thực tiễn.Tuy thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận, nhưng không phải mọi thực tiễnđều là tiêu chuẩn của chân lý Thực tiễn là tiêu chuẩn chấn lý của lý luận khi thực tiễnđạt đến mức toàn vẹn của nó Tính toàn vẹn của thực tiễn là thực tiễn đã trải qua quátrình tồn tại, hoạt động, phát triển và chuyển hóa Đó là chu kỳ tất yếu của thực tiễn.Thực tiễn có nhiều giai cấp phát triển khác nhau Nếu lý luận chỉ khái quát một giai
Trang 17đoạn nào đó của thực tiễn thì lý luận có thể xa rời thực tiễn Do đó chỉ những lý luậnnào phản ánh được tính toàn vẹn của thực tiễn thì mới đạt đến chân lý Chính vì vậy
mà V.I.Leenin cho rằng :“Thực tiễn của con người lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lầnđược in vào ý thức của con người bằng những hình tượng logic Những hình tượngnày có tính vững chắc của một thiên khiến, có một tính chất công lý, chính vì sự lặp
đi lặp lại hàng nghìn triệu lần ấy”
3.2 Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận; ngược lại, lý luận phải được vân dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn
Lý luận đóng vai trò soi đường cho thực tiễn vì lý luận có khả năng định hướngmục tiêu, xác định lực lượng, phương pháp, biện pháp thực hiện Lý luận còn dự báođược khả năng phát triển cũng như các mối quan hệ của thực tiễn, dự báo được nhữngrủi ro đã xảy ra, những hạn chế những thất bại có thể có trong quá trình hoạt động.Như vậy lý luận không chỉ giúp con người hoạt động hiện quả mà còn là cơ sở đểkhắc phục những hạn chế và tăng năng lực hoạt động của con người Mặt khác, lýluận còn có vai trò giác ngộ mục tiêu, lý tưởng liên kết các cá nhân thành cộng đồngtạo thành sức mạnh vô cùng to lớn của quần chúng trong cải tạo tự nhiên và cải tạo xãhội Chính vì vậy, C Mác đã cho rằng: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thểthay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằnglực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”
Mặc dù lý luận mang tính khái quát cao, song nó còn mang tính lịch sử, cụ thể
Do đó, khi vận dụng lý luận chúng ta còn phân tích cụ thể mỗi tính hình cụ thể Nếuvân dụng lý luận máy móc, giáo điều, kinh viện thì chẳng những hiều sai giá trị của lýluận mà còn làm phương hại đến thực tiễn, làm sai lệch sự thồng nhất tất yếu giữa lýluận và thực tiễn
Lý luận hình thành là kết quả của quá trình nhận thức lâu dài và khó khăn củacon người trên cơ sở hoạt động thực tiễn Hoạt động thực tiễn tuy phong phú, đa dạngnhưng không phải khôn g có tính quy luật Tính quy luật của thực tiễn được khái quátdưới hình thức lý luận Mục đích của lý luận không chỉ là phương pháp mà còn địnhhướng cho hoạt động thực tiễn Đó là định hướng mục tiêu, biện pháp sử dụng lựclượng, định hướng giải quyết các mối quan hệ trong hoạt động thực tiễn Không
Trang 18những thế lý luận còn định hướng mô hình của hoạt động thực tiễn Vận dụng lý luậnvào hoạt động thực tiễn, trước hết từ lý luận để xây dựng mô hình thực tiễn theonhững mục đích khác nhau của quá trình hoạt động, dự báo các diễn biến các mốiquan hệ, lực lượng tiến hành và những phát sinh của nó trong quá trình phát triển đẻphát huy các nhân tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực nhằm đạt kết quả cao.
Lý luận tuy là logic của thực tiễn, song lý luận có thể lạc hậu với thực tiễn Vậndụng lý luận vào thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải bám sát diễn biến của thực tiễn để kịpthời điều chỉnh, bổ sung những khiếm khuyết của lý luận, hoặc có thể thay đổi lý luậncho phù hợp với thực tiễn Khi vận dụng lý luận vào thực tiễn, chúng có thể mang lạihiệu quả có thể không, hoặc kết quả chưa rõ ràng Trong trường hợp đó, giá trị của lýluân phải do thực tiễn quy định Tính năng động của lý luận chính là điều chỉnh chophù hợp với thực tiễn Lênin nhận xét rằng: “Thực tiễn cao hơn lý luận, vì nó có ưuđiểm không những của tính phổ biến, mà cả của tính hiện thực trực tiếp”
II VẬN DỤNG NÓ VÀO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Sự nghiệp đổi mới ở nước ta cung cấp một bài học to lớn về nhận thức Đó làbài học về quán triệt quan điểm thực tiễn - nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin, quan điểm cơ bản và hàng đầu của triết học Mác xít Sự nghiệp đổi mới vớitính chất mới mẻ và khó khăn của nó đòi hỏi phải có lý luận khoa học soi sáng Sựkhám phá về lý luận phải trở thành tiền đề và điều kiện cơ bản làm cơ sở cho sự đổimới trong hoạt động thức tiễn Tuy nhiên, lý luận không bỗng nhiên mà có và cũngkhông thể chờ chuẩn bị xong xuôi về lý luận rồi mới tiến hành đổi mới Hơn nữa, thựctiễn lại là cơ sở để nhận thức, của lý luận Phải qua thực tiễn rồi mới có kinh nghiệm,mới có cơ sở đề khái quát thành lý luận
Vì vậy, quá trình đổi mới ở nước ta chính là quá trình vừa học vừa làm, vừalàm vừa tổng kết lý luận, đúc rút thành quan điểm, thành đường lối để rồi quay trở lạiquá trình đổi mới Có những điều chúng ta phải mò mẫm trong thực tiễn, phải trải quathể nghiệm, phải làm rồi mới biết, thậm chí có nhiều điều phải chờ thực tiễn Ví dụnhư vấn đè chống lạm phát, vấn đề khoán trong nông nghiệp, vấn đề phân phối sản
Trang 19phẩm Trong quá trình đó, tất nhiên sẽ không tránh khỏi việc phải trả giá cho nhữngkhuyết điểm, lệch lạc nhất định.
Ở đây, việc bám sát thực tiễn, phát huy óc sáng tạo của cán bộ và nhân dân làrất quan trọng Trên cơ sở, phương hướng chiến lược đúng, hãy làm rồi thực tiễn sẽcho ta hiểu rõ sự vật hơn nữa - đó là bài học không chỉ của sự nghiệp kháng chiếnchống ngoại xâm mà còn là bài học của sự nghiệp đổi mới vừa qua và hiện nay
Trong khi đề cao vai trò của thực tiễn, Đảng ta không hề hạ thấp, không hề coinhẹ lý luận Quá trình đổi mới là quá trình Đảng ta không ngừng nâng cao trình độ lýluận của mình, cố gắng phát triển lý luận, đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Nó được thể hiện qua năm bướcchuyển của đổi mới tư duy phù hợp với sự vận động của thực tiễn cuộc sống trongnhững hoàn cảnh và điều kiện mới
Việc vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thường dẫn đến hai sailầm cực đoan là bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều chủ nghĩa Đây là hai
"căn bệnh" mà cán bộ, đảng viên chúng ta ít nhiều mắc phải trong quá trình xây dựngchủ nghĩa xã hội vừa qua và đã gây những tác hại nhất định
1 Bệnh giáo điều :
Chủ nghĩa giáo điều là phương pháp tư duy vận dụng những khái niệm, nhữngcông thức bất biến, không chủ ý đến những tài liệu mới của thực tiễn và của khoa học,những điều kiện cụ thể của địa điểm và thời gian, tức là coi thường nguyên lý về tính
cụ thể của chân lý Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa lý luận, coithường kinh nghiệm, khuyết đại vai trò của lý luận để hạ thấp vai trò của thực tiễn,tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử cụ thể, áp dụng kinh nghiệmmột cách rập khuôn, máy móc
Biểu hiện của bệnh giáo điều:
Học, nghiên cứu lý luận dừng lại ở câu chữ (tầm thường, trích cú) không tiêuhóa được kiến thức sách vở, không nắm được thực chất khoa học của lý luận
Coi lý luận như là một cái gì đã xong xuôi không cần phải bổ sung thêm phát triển(tôn giáo hóa khoa học)
Trang 20Vận dụng lý luận và kinh nghiệm đã có rập khuôn máy móc không tính đếnđiều kiện lịch sử-cụ thể, không tính đến trình độ của thực tiễn.
2 Bệnh kinh nghiệm :
Bệnh kinh nghiệm là tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường lý luậnkhoa học, khuyết đại vai trò thực tiễn để hạ thấp vai trò lý luận Người mắc bệnh kinhnghiệm thường thỏa mãn với vốn kinh nghiệm bản thân, ngại học lý luận, không chịunâng cao trình độ lý luận, coi thường khoa học kĩ thuật, coi thường giới trí thức, thiếunhìn xa trông rộng, dễ bảo thủ trì trệ Nước ta vì tình trạng sản xuất nhỏ là phổ biến,trình độ dân trí thấp, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, tư tưởng phong kiến còn ảnhhường nhiều trong nhân dân nên đó là những mảnh đất thuận lợi cho bệnh kinhnghiệm chủ nghĩa nảy sinh
Biểu hiện của bệnh kinh nghiệm:
Thỏa mãn với vốn liếng kinh nghiệm, chỉ đạo thực tiễn bằng kinh nghiệm, ngộnhận kinh nghiệm là lý luận, là quy luật,
Tiếp xúc với lý luận ở trình độ tư duy kinh nghiệm từ đó tầm thường hóa, thôtục hóa, biến lý luận thành công thức, đơn thuốc cứng nhắc dẫn đến xuyên tạc lý luận
Coi thường lý luận, không chịu khó vận dụng lý luận vào thực tiễn, cuộc sống.Không tin vào lý luận
Tâm lý ngại vận dụng lý luận
3 Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh giáo điều :
Nguyên nhân dẫn đến bệnh giáo điều
Sự xa tời thực tiễn đất nước và thời đại trong quá trinhg xây dựng chủ nghĩa xãhội, Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh giáo điều Vì xa rời thực tiễn sẽ không
có cơ sở và khả năng vận dụng lý luận một cách đúng đắn, cũng như phát triển sángtạo lý luận Mặc khác, do không bám sát sự vận động của cuộc soosngs nên lý luận,chủ trương, chính sách không được kiểm tra và kị thời điều chỉnh, bổ sung, đổi mớicho phù hợp với hiện thực luôn vận động Do vậy, xa rời thực tiễn sẽ không tránh khỏigiáo điều
Trang 21Do sự tác động tiêu cực của cơ chết tập trung quan liêu bao cấp kéo dài cũng dẫntới chủ nghĩa giáo điều Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hành chính hóa la fcowchế đối lập với yêu cầu phát triển sáng tạo của sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Nó làm triệt tiêu tính năng động, tích cực sáng tạo cảu cán bộ, làm nảy sinh tệ quanliêu, xa tời quần chúng do mọi vấn đề hầy như được tiến hành theo pháp lệnh từ trênxuống dưới, bất chấp thực tiễn có nhấp nhận hay không, coi nhẹ hoạt động dân chủ,dần dần làm phát sih tệ độc đoán, chueyen quần, gia trưởng, coi thường kỷ cươngpháp luật, coi thường quần chubgs Cơ chế bao cấp trong công tác lý luận nói chung
và trong nghiên cứu triết học nói riêng cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra tìnhtrạng lý luận xa rời cuộc sống, ngăn cách lý luận với thực tiễn Thực chất của cáchnghĩ không đúng đắn này có lẽ xuất phát từ nhận thức sai lệch nguyên nhân thống nhấtgiữa tính đảng và tỉnh khoa học, nên đã dẫn tới phá vỡ sự thống nhất lý luận và thựctiễn trong nghiên cứu lý luận nói chung và triết học nói riêng
Nguyên nhân dẫn tới bệnh kinh nghiệm
Sự yếu kém về lý luận là một nguyên nhân trực tiếp và rất quan trọng của bệnhkinh nghiệp Tuy nhiên, sự yếu kém về lý luận không chỉ dẫn đến bệnh kinh nghiệm
mà còn dẫn đến bệnh giáo điều Bởi vì chính sự y
Yếu kém về lý luận làm cho chúng ta dễ tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mac-Lenin mộtcách đơn giản, phiến diện, cắt xén, sơ lược không đến nơi đến chốn Việc tiếp thu lýluận từ trình độ tư duy kinh nghiệm đễ dẫn đến làm méo mó lý luận Trước đây, khinói về Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng Đảng ta còn có nhiều nhược điểm màmột trong những nhược điểm lớn là trình độ lý luận còn thấp kém
4 Khắc phục bệnh giáo điều và kinh nghiệm :
a Phải nâng cao trình độ tư duy lý luận khoa học cho đội ngũ cán bộ Muốn nhưvậy cần phải quyết tốt một số vấn đề sau:
Giúp cán bộ Đảng viên thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa Mác-Leenin, tư tưởng HồChí Minh vận dụng sáng tạo chù nghĩa Mác-Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng nhưkinh nghiệm lịch sử đã được tích lũy và từ chính tình hình thực tiễn của đất nước đểđổi mới công tác lý luận, nhằm góp phần điều chỉnh, bổ syng, phát triển những quan
Trang 22điểm mới về CNXH và con đường đi lên CNXH, phù hợp với những biến đổi to lớn
về thực tiễn, nhằm từng bước xây dựng và hoàn chỉnh đường lối mới toàn diện, làmcho nước ta có bước phát triển ngày càng mạnh mẽ
Rèn luyện và phát triển tư duy biện chứng duy vật vì mỗi tri thức triết học lànhững tri thức mang ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận Do đó, nằm vững cáctri thức triết học trong tính hệ thống và nâng cao lên trình độ tư duy hệ thống là điềukiện để khắc phục tình trạng tách rời giữa lý luận và thực tiễn
Lấy chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kimchỉ nam cho hành động Mỗi Đảng viên phải thấm nhuần lý luận trong công tác đểtránh rơi vào tình trạng mò mẫm, tự phát Lý luận làm cơ sở cho công tác tư tưởng,cho việc đấu tranh tư tưởng, lý luận phải góp phần xây dựng niềm tin vào CNXH vàcon đường đi lên CNXH nước ta, giúp ta có định hướng tư tưởng đúng đắn
Chống tư tưởng coi lý luận như hệ thống khép kín, bất di bất dịch, vì sức sống cảu
lý luận chân chính nằm ở sự bổ sung thường xuyên cái mới, rút ra sự kháo quát thựctiễn đa dạng và phong phú Thực tiễn cũng chính là nguồn gốc sâu xa tiếp them sinhlực dồi dào, phong phú cho hoạt động lý luận, điều chỉnh nó theo hướng đúng, đưa nólên một tầm cao mới Do đó, phải thường xuyên đổi mới công tác lý luận, làm cho nó
sự sống đọng và thực sự định hướng cho công cuộc đổi mới ở VN
b Quán triệt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:
Với VN, để thực hiện thằng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước, chúng ta phải quántriệt một nguyên tắc hết sức quan trọng là nguyên tắc nhìn thẳng vào sự thật, đánh giáđúng sự thật, nói rõ sự thật
Con đường khắc phục bệnh giáo điều là phải thường xuyên đối chiếu lý luận vớicuộc sống, khắc phục sự lạc hậu của lý luận, thu hẹp khoảng cách giữa lý luận và thựctiễn Phải coi trọng tổng kết thực tiễn, qua tổng kết thực tiễn mà sửa đổi, phá triển lýluận đó đã có bổ sung, hoàn chỉnh, hình thành lý luận mới để chỉ đạo thực tiễn
c Xây dựng từng bước nền dân chủ XHCN
Đây là một nhân tố cơ bản để khắc phục, ngăn ngừa bệnh giáo điều, nhằm tránh sựcan thiệp một cách duy ý chỉ vào các quá trình kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật
Trang 23Nếu áp đặt ý muốn chủ quan, xa rời thực tế khách quan vào việc hoạch định đườnglối chính sách vào hoạt động thực tiễn sẽ dẫn đến những biến dạng trong các lĩnh vựccủa đời sống xã hôi, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng kéo dài.
Trang 24CHỦ ĐỀ 4
SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM
Trước 1986, LLSX thời kì đó ở trình độ như thế nào? Là cao hay thấp? Là
cá thể hay xã hội hoá? Chứng minh.
Với thực trang LLSX còn thấp thì trước đổi mới VN thiết lập quan hệ SX như thế nào? Và làm như vậy là đúng hay sai, phù hợp hay không? Nếu đúng thì kết quả ra sao? Nếu sai thì hậu quả thế nào?
Từ 1986- nay, VN xây dựng 3 mặt QHSX ntn để thúc đẩy sự phát triển? Với LLSX thấp còn lưu lại thì tại ĐH Đảng lần 6, cta đã thiết lập lại ntn? Phù hợp chưa, ở mức độ nào? Kết quả/ Hậu quả?
Những năm gần đây, QHSX ntn, LLSX đã phát triển chưa? Nếu chưa phát triển thì do đâu, QHSX có lỗi gì? Và cta phải làm gì để thúc đẩy phát triển Đề đạt những giải pháp cho những năm gần đây và trong tương lai gần?
Bài làm:
Giai đoạn trước năm 1986
Năm 1954 sau khi chiến thắng thực dân Pháp hoà bình lập lại ở miền Bắc ,Đảng ta đã thực hiện chủ trương đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bảnchủ nghĩa Cùng với việc thay đổi hình thái kinh tế XH mới tất yếu phải do sự thay đổicủa phương thức sản xuất mà trong đó cụ thể là sự thay đổi trên 2 phương diện: Lựclượng sản xuất và Quan hệ sản xuất Tuy nhiên chúng ta cần xem xét rằng liệu lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuất giai đoạn này đã phát triển đồng đều hay không?
Xét yếu tố lực lượng sản xuất:
Lực lượng sản xuất Người lao động Công cụ lđ
Trang 25Tư liệu sản xuất Tư liệu lao động Phương tiệnSX
Đối tượng lao động
Người lao động:sau một thời gian dài nước ta phải chịu ách thống trị của thực dân
Pháp với những chính sách thống trị “ngu dân” của chúng đã làm cho con người củađất nước chúng ta kém phát triển và bị tụt hậu Làm hạn chế khả năng sáng tạo, pháttriển của lực lượng sản xuất
Tư liệu sản xuất: cụ thể là công cụ sản xuất còn thô sơ, phương tiện sản xuất lạc hậu.
Lực lượng sản xuất chậm phát triển, ở trình độ còn thấp kém, lạc hậu.
Xét quan hệ sản xuất: ở giai đoạn đóĐảng ta chủ trương đưa cả nước theo con đườngquá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Cụ thể , Đảng ta đã thiếtlập QHSX như sau:
Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất:Quốc hữu hoá tư liệu sản xuất Đồng nhất chế độ
công hữuvới chủ nghĩa xã hội lẫn lộn với đồng nhất giữa hợp tác xã và tập thể hoá.Nhà nước ta đã ra sức vận động nhân dân đi vào hợp tác xã để mở rộng quy mô nôngtrường, nhà máy, xí nghiệp
Tổ chức điều hành sản xuất: theo cơ chế tập trung, quan liêu và bao cấp Nhà nước
quản ly nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêupháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới Các doanh nghiệp làm ăn lỗ thì nhà nươc
bù, lãi thì nhà nước thu.Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp Bộ máy quản lý cồng kềnh nhiều cấp trunggian hoat động kém hiệu quả sinh ra quan liệu phong cách cửa quyền
Quan hệ phân phối sản phẩm lao động:“xin cho, cấp phát” Tiêu dùng xã hội thực
hiện theo phân phối định lượng bằng tem phiếu,thang bậc
Nhận xét:
1945-1960
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thời kỳ này trên lýthuyết là không hợp lý do lực lượng sản xuất ở trình độ quá thấp trong khi quan hệ sản
Trang 26xuất được xem là tiến bộ Tuy nhiên, trong tình hình đất nước còn đang bị chia cắt,miền Nam vẫn đang trong cuộc chiến tranh với đế quốc Mỹ thì nó lại trở nên phù hợp
và đúng đắn Những chính sách ấy đã góp phần giúp miền Nam giành thắng lợi mùaxuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn đất nước Do đó có thể thấy rằng bên cạnh việcxem xét quy luật phát triển khách quan chúng ta cũng cần đặt trong bối cảnh lịch sửnhất định, bới đó là yếu tố quan trong tác động đến quy luật ấy
1960-1986
Mặc dù phát triển không đồng đều nhưng ở giai đoạn trên LLSX và QHSX vẫnđược xem là phù hợp Tuy nhiên, sau khi đất nước thống nhất, mọi mối quan tâm củaĐảng và nhà nước ta là phải cái cách kinh tế chính trị xã hội, thì khi đó sự chênh lệchgiữa LLSX và QHSX đã thực sự không còn phù hợp, hình thức nó không phản ánhđúng nội dung Và nó đã thể hiện ra những sai lầm của Đảng ta
Trong khi chúng ta vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh,tàn dư chế độ phong kiếncòn tồn tại và hậu quả của chiến tranh rất nặng nề,cơ sở vật chất nghèo nàn,lạchậu,trình độ dân trí thấp,khả năng quản lý kinh tế còn yếu, lực lượng sản xuất hết sứcthấp kém.Chúng ta ồ ạt xây dựng một quan hệ sản xuất không tương xứng Chúng ta
đã tạo ra những quy mô và ngộ nhận là có QHSX XHCN và còn cho rằng mỗi bướccải tạo QHSX cũ xây dựng QHSX mới đều thúc đẩy sự ra đời và lớn mạnh của LLSX.QHSX có khả năng “vượt trước”, “ mở đường” cho sự phát triển của LLSX Nhưngthực tế đã chứng minh quan điểm đó là sai lầm, sai lầm ở đây không phải chúng ta duytrì QHSX lạc hậu so với sự phát triển của LLSX mà có những mặt của QHSX bị đẩylên quá cao một cách giả tạo, làm cho nó tách rời với trình độ thấp kém của LLSX Do
đó làm cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất,không khuyến khích được ngườilao động và không huy động được nguồn lực trong xã hội.Nhìn chung thời kỳ nàyquan hệ sản xuất không phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
Hậu quả:
Kinh tế kiệt quệ,nguy cơ nghèo đói tăng cao Việc tiến hành tập thể nhanhchóng tư liệu sản xuất dưới hình thức cá nhân bị tập trung dưới hình thức sở hữu côngcộng, người lao động bị tách khỏi tư liệu sản xuất, không làm chủ được qúa trình sản
Trang 27xuất, phụ thuộc vào lãnh đạo hợp tác xã, họ cũng không phải là chủ thể sở hữu thực sựdấn đến tư liệu sản xuất trở thành vô chủ, gây thiệt hại cho tập thể, kinh tế quốc doanhthiết lập tràn lan trong tất cả các ngành Về pháp lý tư liệu sản xuất cũng thuộc sở hữutoàn dân, người lao động là chủ sở hữu có quyền sở hữu chi phối, định đoạt tư liệu sảnxuất và sản phẩm làm ra nhưng thực tế thì người lao động chỉ là người làm công ănlương, chế độ lương lại không hợp lý không phản ánh đúng số lượng và chất lượng laođộng của từng cá nhân đã đóng góp…dẫn tới tình trạng đơn vị kinh tế mất dần tínhchủ động, sáng tạo, mất động lực lợi ích, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nhưng lạikhông ai chịu trách nhiệm, không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm, nên người laođộng thờ ơ với kết quả hoạt động của mình, sinh ra tiêu cực trong phân phối, chỉ cómột số người có quyền định đoạt phân phối vật tư, vật phẩm, đặc quyền đặc lợi
Giai đoạn sau năm 1986
1 Xây dựng 3 mặt quan hệ sản xuất như thế nào để thúc đẩy lực lượng sản xuất?
a Đa dạng hóa các hình thức sở hữu:
Sở hữu là một nội dung của QHSX QHSX giữ vai trò quyết định đối với hai nội dung còn lại của QHSX Sự vận động của sở hữu về hình thức, tính chất và phạm vi, mức độ là do đòi hỏi khách quan của sự phát triển của LLSX
Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ chuyển đổi LLSX do đó, như đã phân tích ở trên, phát triển chưa cao và có nhiều trình độ khác nhau Chính vì thế đòi hỏi phải có các hình thức sở hữu tương ứng, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX ở từng vùng, miền và từng ngành kinh tế khác nhau
Hiện nay trong nền kinh tế nước ta đang tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất Đó là, sở hữu công cộng, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp Trong mỗi loại hình sở hữu tư liệu sản xuất tồn tại những hình thức sở hữu khác nhau và vì thế trong nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thế, sở hữu tư bản
tư nhân, sở hữu hỗn hợp giữa nhà nước và tư nhân
Thực hiện quán triệt đường lối đa dạng hóa hình thức sở hữu đã góp phần thúc đẩy
sự phát triển của LLSX, đưa nền kinh tế nước ta từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng
và hiện nay đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH
b Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần:
Trang 28Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan heejkinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất
Trong thời kì Đổi mới hiện nay ở nước ta, LLSX tồn tại ở nhiều thang bậc khác nhau Do đó, như đã nêu ở trên, chế độ sở hữu về TLSX sẽ có nhiều hình thức, tức là nền kinh tế sẽ có nhiều thành phần
Theo tình thần Nghị Quyết IV của Đảng hiện nay, nước ta đang duy trì sáu thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản
tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trong đó kinh
tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
Việc chuyển đổi từ nền kinh tế với hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể trước đây sang nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay phù hợp với thực trạng thấp kém và không đồng đều của LLSX trong thời kỳ quá độ
Sự phù hợp này có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế trong các thành phần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Mặc khác, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tạo tiền đề để khắc phục tình trạng độc quyền, tạo ra quan hệ cạnh tranh, động lực quan trọng thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, phát triển LLSX
c Thúc đẩy nhiều hình thức phân phối thu nhập cá nhân:
Tương ứng với trình độ LLSX còn thấp kém lại không đồng đều là nền kinh tế nhiều thành phần có nhiều hình thức sở hữu và kéo theo nó là tính tất yếu của đa dạng hóa các hình thức phân phối thu nhập cá nhân
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định cà đại hội Đảng lần thứ IX cũng tiếp tục khẳng định: “thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực kacs vào kết quả sản xuất kiinh doanh và phân phối thong qua phúc lợi xã hội”
Sự biến đổi lịch sử của LLSX và QHSX kéo theo sự biến đổi của quan hệ phân phối Đồng thời quan hệ phân phối có tác động trở lại đối với quan hệ sở hữu Phân phối thu nhập cá nhân phù hợp có vai trò đảm bảo tái sản xuất sức lao động, kích thíchsản xuất phát triển
Trước đây, do chỉ áp dụng một hình thức phân phối duy nhất đã làm tiêu hủy động lực phát triển của nền sản xuất do cào bằng mọi lợi ích cả nhân, làm người lao động không có động lực phát triển Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng khủng hoảng nền kinh tế Việt Nam những năm 1980 Việc thực hiện nhiều hình thức
Trang 29phân phối sẽ kích thích lực lượng lao động trong mọi thành phần kinh tế góp phần đẩymạnh sự phát triển của LLSX.
2 Với lực lượng sản xuất thấp còn lưu lại thì tại đại hội đảng lần 6, chúng ta
đã thiết lập lại như thế nào?
Đại hội Đảng lần thứ VI 1986, Đảng và nhà nước đưa ra chính sách cho phép tồntại nền kinh tế nhiều thành phần
“Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo co chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước”
Phù hợp với quy luật QHSX và trình độ phát triển LLSX
Công cuộc đổi mới đưa nước ta thoát khỏi nhóm nước có thu thập thấo
Trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
Công nghiệp xây dựng tăng trưởng cao
Kinh tế:
Nhà nước tập trung vào những ngành then chốt
Hợp tác xã đa dạng
Tư nhân phát triển mạnh
Máy móc trang thiết bị hiện đại được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp,nông nghiệp
Điện, đường, trường, trạm dần hoàn thiện
Tuy nhiên, 75% doanh nghiệp nhập khẩu máy móc Trung Quốc
TLSX nước ta thấp kém so với thế giới
LLSX phát triển hơn nhưng vẫn thấp kém, lạc hậu
Thực tế: “Kỹ năng nghề nghiệp cũng như học vấn của người lao động trong cácdoanh nghiệp còn thấp, khoảng 18% chất lượng nguồn nhân lực là rất thấp”
Chất lượng nguồn nhân lực nâng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhucầu của xã hội
Trang 30 Thừa thầy thiếu thợ.
3 Quan hệ sản xuất như thế nào, lực lượng sản xuất trong giai đoạn hiện nay:
Sau 20 năm đổi mới, với tư duy kinh tế mới, với quyết tâm cao và sự lãnh đạođúng đắn của Đảng cùng với xu thế toàn cầu hóa kinh tế, LLSX của nước ta đã pháttriển một cách mạnh mẽ từ tư liệu sản xuất đến con người và khoa học công nghệ Tuynhiên, so với trình độ phát triển chung của LLSX trên thế giới thì LLSX của chúng tacòn có những hạn chế nhất định
Thứ nhất: trình độ của LLSX của chúng ta hiện nay so với mặt bằng chung thế
giới còn thấp, chúng ta còn đi sau họ hàng thập kỉ Điều này thể hiện rõ trên tất cả cácmặt của LLSX:
Về tư liệu sản xuất: Trước đây chúng ta nói chung ta có “rừng vàng biển bạc,
đất phì nhiêu”, nhưng hiện nay những nguồn lực này đang ngày càng cạn dần dochúng ta khai thác không có quy hoạch Vì thế đối tượng lao động của ngành côngnghiệp khai thác rất ít ỏi Còn đối tượng lao động là nguyên liệu, đối tượng lao độngcủa các ngành công nghiệp chế biến thì không được khai thác có hiệu quả
Về lực lượng lao động, yếu tó cơ bản nhất của LLSX cũng còn nhiều vấn đề
phải bàn Lực lượng lao động được đánh giá là dồi dào, cần cù, chịu khó và thôngminh nhưng đáng tiếc trình độ lao động của chúng ta nhìn chung còn thấp Lực lượnglao động đa số là thiếu kỹ năng, kỹ xảo chưa được đào tạo chuyên sâu về nghề nghiệplại thiếu tác phong làm việc lại thiếu tác phong làm việc công nghiệp nên giá nhâncông của chúng ta rẻ là một điều dễ hiểu Chúng ta có nguồn chất xám rất lớn nhưngnguồn lực vô giá này lại chưa được biến thành sức mạnh vât chất, thúc đẩy lực lượngsản xuất phát triển
Về khoa học: đến nay khoa học công nghệ nước ta có nhiều bước phát triển
mới thu được những thành tựu quan trọng, đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy LLSXphát triển, vào quá trình phát triển của kinh tế xã hội Tuy nhiên, so với yêu cầu củaĐàng và nhà nước đặt ra, khoa học công nghệ việt nam còn nhiều hạn chế, chưa thực
sự trở thành yếu tố dộng lực cho tăng trưởng kinh tế, tiềm lực khoa học công nghệ
Trang 31chưa được giải phóng nên trình độ khoa học công nghệ VN vẫn còn ở top sau của thếgiới.
Thứ hai, trình độ LLSX của nước ta hiện nay không chỉ thấp mà còn phát triển ở
nhiều mức độ khác nhau, không đồng đều ở giữa các vùng, các ngành Nền kinh tếnước ta là một nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ là phổ biến, lại trải qua chiếntranh lâu dài Do đó, sự phát triển của LLSx rất không đồng đều nhau giữa các vùng,ngành kinh tế của đất nước, giữa miền xui với miền ngược, giữa thành thị với nôngthôn
Nói tóm lại, LLSX của chúng ta mặc dù đã có những bước tiến mới nhưng trình độvẫn còn thấp và không đồng đều giữa các ngành, các vùng
4 Quan hệ sản xuất như thế nào, lực lượng sản xuất trong tương lai:
Qua kỳ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của ĐCS Việt Nam nhận định “Nước ta chuyển thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiệnđại, cơ cấu kinh tế hợp lý, QHSX tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX ”Đại hội lần thứ X của Đảng dã làm sáng tỏ thêm một bước nội dung cơ bản củađịnh hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta với các tiêu chí cơbản:
Chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc của thị trường,hình thành đồng bộ các loại thị trường và hệ thống thể chế kinh tế thị trường địnhhướng XHCN phù hợp với đặc điểm của nước ta
Tích cực, chủ động đẩy nhanh hội nhập kinh tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắnvới nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế
Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức
Chính vì thế mà việc ứng dụng quy luật biện chứng QHSX phải phù hợp với tínhchất, trình độ của LLSX là một tất yếu trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta vàđặc biệt là lúc này lúc chúng ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO
Trang 33CHỦ ĐỀ 6
Ý NGHĨA CỦA HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI ĐỐI VỚI
SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I Khái niệm và kết cấu:
1 Khái niệm:
Hình thái kinh tế - xã hội là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội loài người ở từng giai đoạn phát triển nhất định ứng với một quan hệ sản xuất đặc trưng trong xã hội đó phù hợp với một trình độ phát triển tương ứng được xây dựng trên cơ sở những quan hệ sản xuất hiện có.
2 Kết cấu:
Một hình thái kinh tế xã hội (hay một nấc thang phát triển của loài người) gồm ba yếu tố cơ bản:
- Quan hệ sản xuất đặc trưng (quan hệ sản xuất thống trị) của cơ sở hạ tầng
- Lực lượng sản xuất của xã hội đó, trong đó bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất.
- Kiến trúc thượng tầng của xã hội, trong đó bao gồm thiết chế xã hội và ý thức xã hội tương ứng.
II Sự vận dụng hình thái kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
1 Việc lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Sau khi xây dựng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, C Mác đã vận dụng học thuyết đó vào phân tích xã hội tư bản, vạch ra các quy luật vận động, phát triển của xã hội đó và đã đi đến dự báo về sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, hình thái cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội đã hình thành phát triển từ sau cách mạng tháng Mười Nga Khi đó, chủ nghĩa xã hội được xây dựng theo mô hình kế hoạch hóa tập trung.
Mô hình đó đã phát huy vai trò tích cực trong một giai đoạn lịch sử nhất định,
Trang 34nhưng đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX đã rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, dẫn đến chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ Từ đó,
có quan điểm khẳng định chủ nghĩa tư bản là vĩnh viễn và phủ nhận chủ nghĩa
xã hội.
Thực ra, khủng hoảng đó chỉ bác bỏ chủ nghĩa xã hội theo mô hình kế hoạc hóa tập trung, chứ không phải bác bỏ chủ nghĩa tư bản vĩnh viễn với tính cách là chủ nghĩa xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản Chính sự khủng hoảng đó giúp cho chúng ta nhận thức rõ hơn về chủ nghĩa xã hội và noc đường tiến lên chủ nghĩa
xã hội Nếu như cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII – XIX đã quyết định thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với phong kiến, thì cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại đang tạo ra những tiền đề vật chất để thay thế chủ nghĩa
tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.
Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng ta khẳng định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau Đó là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng của Đảng Việc Đảng ta luôn luôn kiên định con đường tiến lên chủ nghĩa
xã hội là phù hợp với xu hướng của thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: do nhân dân lao động làm chủ; có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; noc người được giải phóng khỏi áp bức , bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; các dân tộc trong nước binnhf đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới Mục tiêu của chúng ta là:
“xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh“.
Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tuy nhiên bỏ qua ở đây không phải là xóa bỏ hoàn
Trang 35toàn mà vẫn kế thừa những điểm tiến bộ, điều đó được thể hiện trong cả ba lĩnh vực:
a Kinh tế
Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
b Chính trị
Bỏ qua sự xác lập của Nhà nước tư bản chủ nghĩa tức bỏ qua pháp luật tư sản, nền dân chủ tư sản, địa vị của giai cấp tư snả trong địa vị thống trị Nhưng kế thừa, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng Nhà nước, xã hội, văn hóa.
c Tư tưởng – văn hóa
Bỏ qua chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng; bỏ qua những yếu tố phản động, không phù hợp với Việt Nam về mặt tư tưởng – văn hóa Nhưng kế thừa, tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trong xã hội tư sản như: sự tôn trọng người phụ nữ…
Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi
về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, nên phải trải qua một thời kỳ qua độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ Trong các lĩnh vực của đời sống
xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ.
2 Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong quá trình xây dựng xã hội ở nước ta, Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Ngày nay, tất cả các nước đều phải xây dựng và phát triển kinh tế thị trường Tuy nhiên, trong chế độ xã hội khác nhau, kinh tế thị trường được sử dụng với
Trang 36mục đích khác nhau Trong các nước tư bản, đó là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Ở nước ta, đó là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại Nó là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất đến một trinnhf độ nhất định, kết quả của quá trình phân công lao động xã hội, đa dạng hóa các hình thưc sở hữu, đồng thời nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Theo quan điểm của Đảng ta, kinh tế thị trườnh định hướng xã hội chủ nghĩa
có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phù hợp với xu hướng phát triển chung của nhân loại, vừa phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta; với yêu cầu của quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập , tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Đảng ta khẳng định: “Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – lỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối“.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không thể tách rời vai trò quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích nhân dân lao động của toàn thể nhân dân.
3 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ công là phổ biến Cái thiếu thống nhất của chúng ta là một nền đại
Trang 37công nghiệp Chính vì vậy, chúng ta phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong thời đại ngày nay, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội Đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Đại biểu đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ ra: “con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế trí thức Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hó.
Từ năm 1996, đất nước ta đã chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp Đây cũng là yếu tố có ý nghĩa quyết định chống lại “nguycơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới“ Sự nghiệp xây dưnngj chủ nghĩa xã hội ở nước ta chỉ thực sự thành công chừng nào thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4 Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội.
Gắn liền với phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trườnh định hướnh
xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiênj đại hóa đất nước, phải không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trang 38Đồng thời với phát triển kinh tế, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội nhằm thực
hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh“.
Nghị quyết Đại hội IX đã chỉ ra: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 – 2010 nhằm: đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao
rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nầng cao.
KẾT LUẬN
Tóm lại, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một học thuyết khoa học Trong điều kiện hiện nay, học thuyết đó vẫn giữ nguyên giá trị Nó đưa lại một phương pháp thực sự khoa học để phân tích các hiện tượng trong đời sống xã hội để từ đó vạch ra phương hướng và giải pháp đúng đắn cho hoạt động thực tiễn Học thuyết đó đã được Đảng ta vận dụng một cách sáng tạo trong điều kiện
cụ thể của nước ta, vạch ra đường lối đúng đắn cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc.
Trang 39CHỦ ĐỀ 7 ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY
I Vấn đề phát huy dân chủ
1 Khái quát các quan niệm về dân chủ trong lịch sử triết học
Dân chủ và thực hiện dân chủ là nhu cầu khách quan của con người.Ngay trongtrong công xã thị tộc (thời nguyên thủy), thủ lĩnh đứng đầu bộ tộc được các thành viêncủa bộ tộc bầu ra hoặc phế bỏ Điều này cho thấy quyền dân chủ ra đời từ rất sớm
Trong xã hội Hy Lạp cổ đại, khi mà nhà nước dân chủ chủ nô Aten rađời(khoảng thế kỷ VI trước công nguyên), khái niệm dân chủ được hiểu là: việc cử rahay phế bỏ người đứng đầu là do “quyền và sức mạnh của nhân dân” Chỉ đến giaiđoạn này thì danh từ dân chủ mới chính thức được sử dụng Dân chủ theo tiếng HyLạp cổ là từ ghép của hai chữ: Demos (nhân dân, quần chúng) + Kratos (sức mạnh,quyền lực) = quyền lực, sức mạnh thuộc về nhân dân
Như vậy, về thực chất ngay từ thế kỷ VI (tr.CN) với hình thức nhà nước đầutiên trong lịch sử, giai cấp đứng ở vị trí trung tâm lãnh đạo xã hội, áp bức bóc lột - giaicấp chủ nô đã dùng pháp luật và bộ máy thống trị của mình để chiếm mất quyền lựcđông đảo của quần chúng nhân dân lao động là những người nô lệ
Nhân loại suốt 2600 năm qua đã trải qua bốn hình thức quyền lực: chuyênchính chủ nô; chuyên chế phong kiến; chuyên chính tư sản; chuyên chính vô sản.Thực chất của chuyên chính hay chuyên chế đều là quyền lực chính trị của một giaicấp nào đó để lãnh đạo xã hội
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã mở ra một kỷ nguyênmới: lần đầutiên trong lịch sử, nhân dân lao động giành được quyền lựcthực sự của mình Nhànước xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân lãnhđạo thông qua chính đảng của nó trởthành nhà nước đầu tiên thực hiệnquyền lực của nhân dân
Trang 40Kế thừa những những quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen và từ thựctiễn pháttriển của xã hội đương thời, V.I.Lênin đưa ra quan niệm về dân chủ như sau:
- Thứ nhất, dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, dân chủ là một nhucầu
khách quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực của nhân dân
- Thứ hai, dân chủ với tư cách là một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị gắn
với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền do đó không có dân chủ “phi giaicấp, dân chủ chung chung” Trong xã hội có giai cấp, việc thực hiện dân chủ chonhững tập đoàn người này là đã hạn chế dân chủ của tập đoàn người khác Mỗi chế độdân chủ gắn liền với nhà nước đều mang bản chất của giai cấp thống trị Điều này làtất yếu cho mọi chế độ dân chủ, kể cả chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Thứ ba, dân chủ còn được hiểu với tư cách là một hệ giá trị phản ánh trình độ
phát triển cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, chống ápbức, bóc lột và nô dịch để tiến tới tự do, bình đẳng
Như vậy, trải qua các chế độ xã hội khác nhau với “bốn chuyên” khác nhau:chuyên chính chủ nô; chuyên chế phong kiến; chuyên chính tư sản;chuyên chính vôsản Tương ứng với “bốn chuyên” là bốn chế độ dân chủ với mức độ phát triển khácnhau như: dân chủ chủ nô, dân chủ phong kiến, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủnghĩa
Trong xã hội có giai cấp và nhà nước, quyền lực của nhân dân được thể chếhóa bằng chế độ nhà nước, pháp luật và cũng từ khi xã hội có giai cấp , dân chủ đượcthực hiện dưới hình thức mới - hình thức nhà nước với tên gọi là “chính thể dân chủ”hay “nền dân chủ”.Nền dân chủ hay chế độ dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bảnchất,tính chất của nhà nước, là trạng thái được xác định trong những điều kiện lịch sử
cụ thể của xã hội có giai cấp, nền dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra được thể chế hóabằng pháp luật
2 Nội dung của lý luận dân chủ XHCN
Sự hình thành và phát triển của dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước pháttriển mới về chất của dân chủ Lần đầu tiên trong lịch sử, chế độ dân chủ cho tuyệt đại
đa số nhân dân được hình thành Sự hình thành nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá