Xâydựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Tổng hợp tài liệu Ôn thi triết học theo chủ đề có đáp án (Trang 83 - 86)

III. Vấn đề xâydựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

b) Xâydựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

 Trong công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tất yếu chúng ta phải xây dựng và phát triển một nền kinh tế thị trường hiện đại. Theo lý thuyết và thực tiễn, nền kinh tế thị trường hiện đại khác căn bản với nền kinh tế thị trường truyền thống giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản ở chỗ trong nền kinh tế thị trường hiện đại khác căn bản với nền kinh tế thị trường truyền thống giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản ở chỗ nền kinh tế thị trường hiện đại không thể thiếu vai trò của nhà nước trong toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường tất yếu dẫn tới nhu cầu khách quan là phải xây dựng và hoàn thiện, tăng cường vai trò của nhà nước. Hơn nữa đó phải là nhà nước pháp quyền, trong đó biểu hiện pháp lý rõ rệt nhất của nó là tính tối thượng của pháp luật trong điều điều hành và quản lý kinh tế - xã hội.

- Xã hội dựa trên nền tảng phát triển kinh tế thị trường có đặc trưng phân biệt với các xã hội trên nền tảng kinh tế tự cấp, tự túc, khép kín truyền thống thời trung cổ ở chỗ nó là xã hội trên nền tảng kinh tế tự cấp, tự túc, khép kín truyền thống thời trung cổ ở chỗ nó là xã hội dân chủ chứ không phải xã hội của những thần dân. Đặc điểm xã hội dân sự là tự do và sáng tạo cho mỗi cá nhân con người; là sự cạnh tranh, ganh đua thực hiện lợi ích kinh tế. Tất cả những điều kiện đó đòi hỏi sự tồn tại khách quan của các “khế ước” hay các hợp đồng, thỏa thuận giữa các chủ thể. Trong nền kinh tế thị trường thì lợi ích, mà trước hết và căn bản là lợi ích kinh tế được đặt lên hàng đầu của các chủ thể tham gia thị trường. Ở đó các giá trị đạo đức truyền thống dường như chỉ là cái phụ thuộc và có vai trò mờ nhạt trong các hoạt động kinh tế. Ngay cả đối với cá nước Đông Á vốn là những nước có truyền thống đức trị theo quan niệm Nho giáo hàng ngàn năm qua cũng không ra ngoài giới hạn khách quan đó. Chính vì vậy, cần phải có sự nghiêm minh và chuẩn xác của các quy định pháp luật trong việc xác định đúng, sai của các phạm vi hoạt động kinh tế của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức trong xã hội. Thiếu sự nghiêm minh, chuẩn xác và tối thượng của quyền lực nhà nước theo pháp luật để cai trị thì không thể tạo hành lang pháp lý cần thiết cho phát triển kinh tế thị trường, càng không thể là kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Mặt khác, cùng với quá trình phát triển của kinh tế thị trường là quá trình có xu hướng khách quan phân hóa giai cấp và tàng lớp xã hội. Chấp nhận phát triển kinh tế thị trường nhưng không chấp nhận phân hóa giai tầng xã hội là điều không tưởng. Và vì vậy, tất yếu có nguy cơ tạo ra các mâu thuẫn chính trị, xã hội. Điều này càng đòi hỏi nâng cao vai trò và hoàn thiện bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

 Theo tinh thần và nội dung Văn kiện Đại hội IX và X của Đảng Cộng sản Việt Nam, việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, cần thiết phải thực hiện năm điểm cơ bản sau đây:

- Một là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với quan điểm Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Để tăng cường vai trò của nhà nước phải tiến hành cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước gắn với phải tiến hành cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước; xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn; nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên trong cơ quan nhà nước.

- Hai là, tiến hành cải cách thể chế và phương thức hoạt động của nhà nước, theo hướng kiện toàn tổ chức, đổi mới phương hướng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trọng tâm là tăng cường công tác lập pháp, xây dựng chương trình dài hạn về lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng chương trình dài hạn về lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quy trình ban hành và hướng dẫn thi hành pháp luật. Xây dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương. Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Thực hiện tinh giảm biên chế trong các cơ quan nhà nước.

- Ba là, tiếp tục phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương tăng cường pháp chế, theo hướng nâng cao chất lượng, đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, hoàn thiện những quy định về bầu cử, ứng cử, về tiêu chuẩn và cơ cấu các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trên cơ sở thật sự phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội băng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao ý thức ban chấp hành luật pháp.

- Bốn là, tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ theo đúng chức danh, đạt tiêu chuẩn. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức để kịp thời thay thế cán bộ công chức yếu kém và thoái hóa. Có chính sách đãi ngộ, đào tạo đối với cán bộ cấp xã, phường, thị trấn.

- Năm là, kiên quyết, tiếp tục cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị ở mọi cấp, mọi ngành từ Trung ương cơ sở; cùng với việc chống tham nhũng, phải chống tham ô lãng phí, quan liệu, buôn lậu, đặc biệt là các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính. Để làm tốt công tác chống tham nhũng hiện nay, có nhiều biện pháp thực hiện như xóa bỏ thủ tục hành chính phiền hà, phát huy dân chủ cơ sở, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên v.v… nhưng cần thiết phải xem xét trách nhiệm hình sự hoặc có hình thức kỉ luật thích đáng đối với những người đứng đầu cơ quan, đơn vị ở nơi xảy ra những vụ tham nhũng lớn, gây hậu quả nghiêm trọng.

CHỦ ĐỀ 8

Một phần của tài liệu Tổng hợp tài liệu Ôn thi triết học theo chủ đề có đáp án (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w