III. Vấn đề xâydựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
a) Bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, việc tăng cường pháp chế, xây dựng nhà nước pháp quyền chính là nội dung và điều kiện của quá trình xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là phương hướng chủ yếu để nâng cao hiệu quả, hiệu lực tác động của nhà nước tới việc mở rộng quyền dân chủ của nhân dân. Những quan điểm và nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam đã được thiết lập trong Nghị quyết của Đảng tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa VII năm 1995. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đưa ra chủ trương: “Tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quản lý xã hôi bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức”.
Mặc dù nhà nước pháp quyền mà Đảng ta chủ trương xây dựng vẫn kế thừa những giá trị phổ biến của các hình thức mà nhà nước pháp quyền, trước hết là của các hình thức nhà nước pháp quyền tư sản hiện đại, nhưng đó không phải là nhà nước pháp quyền tư sản, mà là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, “là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ trong nhan dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân” Điều này cũng đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992 (đã sửa đổi: “ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.
- Cũng như cà nhà nước pháp quyền hiện đại trên thế giới, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật. Đây chính là nguyên tắc có tính hiến định, nhằm xác lập các cơ sở chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ cơ bản trong xã hội, giữa công dân với công dân, giữa công dân đối với nhà nước, giữa nhà nước với cá tổ chức xã hội. Tuy nhiên, Nhà nước pháp quyền Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân nên hệ thống pháp luật thể hiện tập trung ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. Mọi cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, cán bộ, công chức và mọi công dân đều phải tôn trọng pháp luật. Pháp luật trở thành công cụ quan trọng nhất để đảm bảo quyền tự do dân chủ và lợi ích của nhân dân.
- Nhà nước pháp quyền mà Đảng và nhân dân ta đang xây dựng không phải là nhà nước pháp quyền tư sản, mà là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta đã khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cần xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp va tư pháp.”
- Như vậy, điểm khác biệt căn bản giữa nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng với nhà nước pháp quyền ở chỗ, nếu như trong nhà nước pháp quyền tư sản, quyền lực của nhà nước được phân cho 3 cơ quan khác nhau, hoàn toàn độc lập với nhau đảm nhiệm, thì một trong những nguyên tắc quan trọng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguyên tắc thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tính đặc thù này là do cơ sở kinh tế và tính chất xã hội chủ nghĩa của Nhà nước pháp quyền Việt Nam quy định.
Nhà nước bao giờ cũng là công cụ chuyên chính của một giai cấp, không có và không thể có nhà nước đứng trên các giai cấp hoặc nhà nước chung cho mọi giai cấp. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân cũng không nằm ngoài quy luật đó, tức là công cụ chuyên chính và đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta biểu hiện ở chỗ nhà nước được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản – đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân. Từ pháp luật, cơ chế, chính sách đến tổ chức, hoạt động của nhà nước đều phải quán triệt tư tưởng, quan điểm của giai cấp công nhân, trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng vì lợi ích của giai cấp công nhân về cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp nông dân cà của các tầng lớp nhân dân lao động khác nền Nhà nước pháp quyền Việt Nam đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động. Điều đó cũng có nghĩa, đối với Nhà nước pháp quyền Việt Nam, tính giai cấp gắn bó chặt chẽ với tính nhân dân sâu sắc bao nhiêu thì càng thể hiện đầy đủ bấy nhiêu bản chất giai cấp công nhân của mình.
Nhà nước ta do nhân dân lập ra thông qua tổng tuyển cử toàn dân, được đặt dưới sự kiểm soát của nhân dân. Sức mạnh của Nhà nước ta bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân, do đó mọi hoạt động của nhà nước đều vì dân, lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu cao nhất. Để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, trong tổ chức và hoạt động của mình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này đảm bảo tất cả các quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm sự thống nhất giữa tổ chức và hành động, phát huy đồng bộ và kết hợp chặt chẽ sức mạnh cả cộng đồng và từng cá nhân, của cả nước và từng địa phương, của cả hệ thống bộ máy và từng yếu tố cấu thành nó. Bản chất của nhà nước pháp quyền thể hiện ở tính dân chủ. Đối với Nhà nước ta, quyền dân chủ nhân dân trên mọi mặt của đời sống xã hội được bảo đảm bằng luật, bằng cơ chế, chính sách và không ngừng được hoàn thiện, nâng cao trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
b) Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.