III. Vấn đề xâydựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
CÁC NHÂN TỐ CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Khái quát các quan niệm về con người trong lịch sử triết học
a. Quan niệm con người trong triết học Ấn Độ cổ đại
Điểm nổi bật của quan điểm về con người trong triết học Ấn Độ là luôn hướng về đời sống tâm linh, cố gắng tìm hiểu bản chất của con người và chỉ ra con đường giải phóng con người.
• Kinh Vedan cho rằng con người và vạn vật đều do đấng duy nhất đó là Thượng đế hay Brahman tạo ra. Kinh Upanis had cho rằng con người bao gồm thể xác và linh hồn. Thể xác của con người chỉ là cái “vỏ bọc” của linh hồn, là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn bất tử.
• Phật giáo khẳng định bản tính vô ngã (không có cái tôi), vô thường (luôn thay đổi) và tính hướng thiện của con người. Con người là “tự kỉ nhân quả” mà thành chứ không phải do Thượng đế hay Brahman sinh ra. Con người được cấu tạo bởi ngũ uẩn( sắc, thụ, tưởng, hành, thức), là sự phối hợp của danh (tinh thần) và sắc (vật chất). Kết lụân về bản tính Vô ngã, Vô thường và tính hướng thiện của con người trên con đường truy tìm sự Giác Ngộ là một trong những kết luận độc đáo của triết học Đạo Phật.
• Phái Lokayata cho rằng 4 yếu tố (đất, nước, lửa, gió) là bản nguyên vật chất từ đó sinh ra thế giới vạn vật và con người.
Các trường phái triết học Trung Quốc cổ đại đều lấy con người là trung tâm và mục tiêu của nhận thức, đồng thời đề cao tính nhân văn, khẳng định giá trị của con người đối với bản thân mình và đối với thế giới bên ngoài.
• Nho gia: Trời sinh ra con người và vạn vật. Tính người được đề cập nhiều và khác nhau giữa các trường phái. Khổng Tử thì cho rằng con người sinh ra bản tính gần nhau, khi lớn lên do phong tục tập quán xã hội nên xa nhau; Mạnh Tử cho rằng bản tính con người là thiện; Tuân Tử cho rằng bản tính con người là ác…Nhìn chung theo trường phái Nho gia con người ta phải sống có cương, thường, trung, hiếu, phải thể hiện nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trung, hiếu trong cuộc sống.
• Mặc gia (Mặc Tử): chính hành vi của con người mới là nguyên nhân gây nên họa phúc, thành bại trong cuộc sống của họ, không có “thiên mệnh” chi phối. Tuy nhiên “thiên ý” là mực thước cao nhất, là khuôn phép của hành vi con người.
• Pháp gia (Hàn Phi): trong thế giới tồn tại đạo và lý do đó con người phải hành động tuân theo quy luật khách quan của sự vật, đồng thời tuân theo cái lý biến hóa của nó. Vận mệnh của con người do con người quyết định lấy và con người sinh ra với bản tính tự nhiên là long tham dục, tự tư tự lợi. Do đó, kẻ thống trị phải căn cứ vào tâm lý “tránh hại cầu lợi”, “cá nhân vị kỷ” của con người mà đề ra pháp luật thưởng phạt công minh nhằm duy trì trật tự xã hội.
Sự khác nhau về giác độ tiếp cận và với những kết luận khác nhau về bản tính con người đã là tiền đề xuất phát cho những quan điểm khác nhau của các trường phái triết học trong việc giải quyết các vấn đề về quan điểm chính trị, đạo đức và nhân sinh của họ.
c. Quan niệm con người trong triết học Hy Lạp cổ đại
Khẳng định con người là “tinh hoa cao quý nhất của tạo hóa”. Protago coi “con người là thước đo của vạn vật”; Xocrat quan niệm “triết học là sự tự ý thức của con người về chính bản thân mình”.
Xuất phát từ việc cho rằng thế giới do một hay một số chất tạo nên, các nhà triết học duy vật thời kỳ này cho rằng con người và vạn vật cũng được bắt nguồn tự một hay một số chất nào đó.
• Empedoclo: lửa, không khí, đất và nước kết hợp với nhau sinh ra vạn vật và con người, con người là sự sống có lý tính cao nhất, là sinh vật thông minh nhất.
• Loxip và Democrit: các nguyên tử kết hợp với nhau sinh ra vạn vật và con người. Democrit cho rằng sự sống và con người là kết quả biến đổi lâu dài của giới tự nhiên
Các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm lại truy tìm bản chất và nguồn gốc con người từ những lực lượng siêu nhiên thần bí.
• Xocrat: kêu gọi con người nên nhận thức bản thân mình, trên cơ sở đó con người mới nhận thức được thiện, ác. Ông đề cao vai trò tri thức và cho rằng tri thức là nền tảng của đạo đức, giúp con người sống hạnh phục và hoàn thiện nhân cách của mình.
• Platon: ý niệm có trước tất cả, là nguồn gốc của tất cả, tồn tại vĩnh viễn và bất biến.Con người bao gồm thể xác và linh hồn, thể xác chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn Quá trình nhận thức của con người là sự “hồi tưởng” của linh hồn bất tử về “thế giới ý niệm”
d. Quan niệm con người trong triết học thời cận đại
Triết học thời kỳ này coi “con người là thước đo của vạn vật” và coi “ triết học là sự tự ý thức của con người về chính bản thân mình”. Triết học thời kỳ này gắn liền với vấn đề con người và giải phóng con người. Những quan niệm duy vật về việc coi con người cũng như vạn vật trong giới tự nhiên không có gì thần bí, đều được cấu tạo nên từ vật chấtđã được tiếp tục phát triển trong nền triết học thời cận đại mà tiêu biểu là các nhà duy vật nước Anh và Pháp thế kỷ XVIII. Nó cũng là một trong những tiền đề lý luận cho chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc. Trong một phạm vi nhất định, đó cũng là một trong những tiền đề lý luận của quan niệm duy vật về con người trong triết học Mác.
e. Quan niệm con người trong triết học phương Tây đương đại
Nhiều trào lưu triết học vẫn coi những vấn đề triết học về con người là vấn đề trung tâm của những suy tư triết học mà tiêu biểu là chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩaPhơrớt. Các nhà triết học phương Tây hiện đại cũng chú ý khai thác nhiều khía cạnh phi lý tính của con người như Phơrớt, triết học hiện sinh của J.Sactơrơ,…
Nhìn chung, các quan điểm triết học trước Mác và ngoài mácxít còn có một hạn chế cơ bản là phiến diện trong phương pháp tiếp cận lý giải các vấn đề triết học về con người, cũng do vậy trong thực tế lịch sử đã tồn tại lâu dài quan niệm trừu tượng về bản chất con người và những quan niệm phi thực tiễn trong lý giải nhân sinh, xã hội cũng như những phương pháp hiện thực nhằm giải phóng con người. Những hạn chế đó đã được khắc phục và vượt qua bởi quan niệm duy vật biện chứng của triết học Mác-Lênin về con người.
2. Quan điểm của triết học Mác- Lenin về con người
a. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội
Mặt sinh vật thể hiện ở chỗ, cũng giống như những động vật khác, con người cũng chịu sự quy định của các quy luật sinh học, của tự nhiên như quy luật đồng hoá và dị hoá, quy luật biến dị và di truyền, v.v. Mặt sinh vật có những tương đồng với động vật cao cấp đã được người hoá, nhân tính hoá.
Mặt xã hội của con người thể hiện ở chỗ, con người là một loại động vật có tính chất xã hội. Toàn bộ đời sống và hoạt động của con người là do hoàn cảnh xã hội quyết định. Con người chỉ trở thành người đích thực khi sống trong xã hội và có hoạt động xã hội cho mình, cho đồng loại. Trước hết, đó là hoạt động sản xuất vật chất. Chính hoạt động sản xuất vật chất biểu thị bản chất xã hội
của con người.
Mặt sinh học (sinh vật) là tiền đề cơ sở cho mặt xã hội của con người. Mặt xã hội chỉ có thể phát triển được trên cơ sở phù hợp với mặt sinh học. Con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển con người chịu sự quy định của ba hệ thống quy luật. Quy luật tự nhiên quy định phương diện sinh học của con người. Quy luật tâm lý ý thức quy định sự hình thành tình cảm, niềm tin, khát vọng… của con người, mặc dù chúng được hình thành trên cơ sở nền tảng sinh học của con người. Quy luật xã hội quy định