bai soan lop 5 tuan 30

36 355 0
bai soan lop 5 tuan 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TuÇn 30: Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011 Tập đọc Thuần phục sư tử I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: thuần phục, giáo sĩ, bí quyết, Đức A-la - Hiểu nội dung bài: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình. 2. Kỹ năng: - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi linh hoạt giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn. 3. Thái độ: Kiên nhẫn, dịu dàng II) Chuẩn bị: Tranh minh họa SGK; Bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài Con gái và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc - Gọi HS đọc bài. - Yêu cầu HS chia đoạn. - Cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. - Gọi HS đọc phần Chú giải. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. Hoạt động của trò - 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi. - 1HS đọc. - Bài chia 5 đoạn. - HS đọc bài theo trình tự: + HS 1: Ha-li-ma giúp đỡ. + HS 2: Vị giáo sĩ vừa đi vừa khóc. + HS 3: Nhưng mong muốn bộ lông bờm sau gáy. + HS 4: Một tối lẳng lặng bỏ đi. + HS 5: Ha-li-ma bí quyết rồi đấy. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc nối tiếp từng đoạn. - 1 HS đọc toàn bài trước lớp. 1 - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài, chú ý cách đọc như sau: - Theo dõi. + Toàn bài đọc với giọng kể chuyện nhẹ nhàng, to vừa đủ nghe, thay đổi giọng phù hợp với nội dung đoạn: đoạn đầu giọng băn khoăn không hiểu tại sao chồng mình trở nên cau có, gắt gỏng; đoạn Ha-li-ma làm quen với sư tử giọng hồi hộp; đoạn sư tử gặp ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma, lẳng lặng bỏ đi giọng trở nên nhẹ nhàng; lời của vị giáo sĩ giọng hiền hậu, ân cần. * Tìm hiểu bài + Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì? + Thái độ của Ha-li-ma như thế nào khi nghe điều kiện của vị giáo sĩ? + Tại sao nàng lại có thái độ như vậy? + Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử? + Ha-li-ma đã lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào? + Vì sao khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma con sư tử đang giận dữ bỗng “cụp mắt xuống” rồi lẳng lặng bỏ đi? + Theo em vì sao Ha-li-ma lại quyết tâm thực hiện bằng được yêu cầu của vị giáo sĩ? + Theo vị giáo sĩ điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ? + Ha-li-ma muốn nhờ vị giáo sĩ cho lời khuyên: làm cách nào để chồng nàng hết cau có, gắt gỏng, gia đình trở lại hạnh phúc như trước. + Nghe xong, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc. + Vì điều kiện của vị giáo sĩ đưa ra khó thực hiện được: Sư tử vốn rất hung dữ và là loại động vật ăn thịt. Đến gần con sư tử đã khó, nhổ 3 sợi lông bờm của nó lại càng khó. Thấy người sư tử có thể vồ lấy, ăn thịt ngay. + Tối đến, nàng ôm 1 con cừu non vào rừng. Khi sư tử thấy nàng nó gầm lên và nhảy bổ tới thì nàng ném con cừu xuống đất cho sư tử ăn. Tối nào cũng được ăn món thịt cừu ngon lành trong tay nàng, sư tử dần đổi tính. Nó quen dần với nàng, có hôm còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy. + Một tối, khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân nàng, Ha-li-ma bèn khấn Đức A-la che chở rồi lén nhổ 3 sợi lông bờm của sư tử. Con vật giật mình, chồm dậy nhưng khi bắt gặp ánh mắt dịu hiền của nàng, nó cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi. + Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức giận. Nó nghĩ đến những bữa ăn ngon do nàng mang đến, nghĩ đến những lúc nàng chải lông bờm sau gáy cho nó. + Vì Ha-li-ma mong muốn được hạnh phúc. Nàng muốn chồng nàng vui vẻ trở lại, gia đình nàng lại hạnh phúc như xưa. + Sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, lòng kiên nhẫn, sự dịu dàng. 2 + Câu chuyện có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của chúng ta? - Giảng: Người phụ nữ có một sức mạnh kì diệu. Đó là trí thông minh, lòng kiên nhẫn, sự dịu dàng. Đó cũng chính là những bí quyết giúp họ giữ gìn hạnh phúc gia đình. c. Đọc diễn cảm - Yêu cầu 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài, HS cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc hay. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3: + Treo bảng phụ có viết đoạn. + Đọc mẫu. + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, cho điểm từng HS. + Câu chuyện nêu lên sự kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình. - 5 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài, cả lớp trao đổi và thống nhất cách đọc. + Theo dõi, tìm chỗ ngắt giọng, nhấn giọng. + 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc. - 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau. Toán: Tiết 146: Ôn tập về đo diện tích I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. 2. Kỹ năng: Chuyển đổi các số đo diện tích thông dụng Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân 3. Thái độ: Tích cực học tập II) Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ kẻ bảng BT1 III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS nối tiếp nhau lên bảng (mỗi HS làm 1 ý). Hoạt động của trò * Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 5 kg 547 g = 5,547 kg 673 g = 0,673 kg 76g = 0,076kg 3 - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn - Gắn bảng phụ có nội dung phần a của bài tập lên bảng. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bảng trong SGK. - Yêu cầu đại diện các cặp đôi lên bảng làm bài. - Gọi HS nhận xét. b) 6 km 98 m = 6,098 km 203 m = 0,203 km 83 m = 0,083 km Bài 1(154): a, Viết số thích hợp vào chỗ chấm: - Thảo luận nhóm làm bài theo yêu cầu của GV. - Đại diện các nhóm lên bảng (mỗi nhóm làm 1 cột) km 2 hm 2 dam 2 m 2 dm 2 cm 2 mm 2 1km 2 = 100hm 2 1hm 2 =100dam 2 = 100 1 km 2 1dam 2 = 100m 2 = 100 1 hm 2 1m 2 = 100dm 2 = 100 1 dam 2 1dm 2 = 100cm 2 = 100 1 m 2 1cm 2 =100mm 2 = 100 1 dm 2 1mm 2 = 100 1 cm 2 + Khi đo diện tích ruộng đất người ta còn dùng đơn vị héc-ta. Em hãy cho biết 1 ha bằng bao nhiêu mét vuông? + Trong bảng đơn vị đo diện tích, đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền? + Trong bảng đơn vị đo diện tích, đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền? - GV nhận xét và cho điểm HS. - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - Gọi HS nối tiếp nhau lên bảng chữa bài. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét và cho điểm HS. + 1ha = 10000 m 2 + Gấp 100 lần + Bằng 100 1 Bài 2(154): - Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 1m 2 = 100dm 2 = 10000cm 2 = 1000000mm 2 1 ha = 10000 m 2 1 km 2 = 100 ha = 1000000 m 2 b) 1 m 2 = 100 1 dam 2 1 m 2 = 10000 1 hm 2 = 10000 1 ha 1 m 2 = 1000000 1 km 2 1 ha = 100 1 km 2 4 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS làm vào bảng phụ (mỗi em làm 1 ý). - Gọi HS làm vào bảng phụ gắn bài lên bảng. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét và cho điểm. 4 ha = 0,04 km 2 Bài 3(154): - Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là héc-ta: a) 65000 m 2 = 6,5 ha 846000 m 2 = 84,6 ha 5000 m 2 = 0,5 ha 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập. Âm nhạc: Học hát bài: Dàn đồng ca mùa hạ I/ Mục tiêu: - HS hát đúng nhạc và lời bài “Dàn đồng ca mùa hạ”. - HS hát đúng những chỗ đảo phách và những chỗ có luyến hai nốt nhạc. - Giáo dục biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. II/ Chuẩn bị : -Nhạc cụ : Song loan, thanh phách. - SGK Âm nhạc 5. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ: - KT sự chuẩn bị của HS. 2/ Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS học hát: * Hoạt động 1: Học hát bài “Dàn đồng ca mùa hạ". - Giới thiệu bài. - GV hát mẫu 1,2 lần. - GV hướng dẫn đọc lời ca. - Dạy hát từng câu: + Dạy theo phương pháp móc xích. + Hướng dẫn HS hát gọn tiếng, thể hiện tình cảm thiết tha trìu mến. - Hướng dẫn hát cả bài * Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. - HS lắng nghe. - Lần 1: Đọc thường - Lần 2: Đọc theo tiết tấu - HS học hát từng câu Chẳng nhìn thấy ve đâu, chỉ râm ran tiếng hát Bè trầm hoà bè cao trong màn xanh lá dày - HS hát cả bài 5 - GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. 3/ Phần kết thúc: - GVhát lại cho HS nghe1 lần nữa. - GV nhận xét chung tiết học. - Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau. - HS hát và gõ đệm theo nhịp - Lớp chia thành 2 nửa, một nửa hát một nửa gõ đệm theo nhịp, theo phách Chẳng nhìn thấy ve đâu, chỉ râm ran tiếng hát x x x x x x x x Bè trầm hoà bè cao trong màn xanh lá dày. X x x x x x x x - HS hát lại cả bài hát. Đạo đức Bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên (tiết 1) I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh biết: Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường sống bền vững 2. Kỹ năng: Nhận biết các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 3. Thái độ: Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm,cã hiÖu qu¶ tài nguyên thiên nhiên. II) Chuẩn bị: - GV + Học sinh: Tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên (mỏ than, dầu mỏ, rừng cây ) hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ + Hãy kể tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam mà em biết? + Hãy kể tên một vài hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và ở địa phương em? - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn * Hoạt động 1: - Gắn tranh, ảnh đã chuẩn bị lên bảng. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc các thông tin trong bài. - Yêu cầu HS thảo luận theo bàn các Hoạt động của trò - 2 HS lên bảng. * Tìm hiểu thông tin trang 44, SGK. - Quan sát. - Nối tiếp nhau đọc các thông tin trong SGK. - Thảo luận theo bàn. 6 câu hỏi trong SGK. - Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét, kết luận: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người hôm nay và mai sau. - Yêu cầu 2 HS lần lượt đọc phần ghi nhớ trong SGK. * Hoạt động 2: - Nêu yêu cầu của bài tập. - Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. - Gọi một số HS trình bày. - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - GV kết luận. * Hoạt động 3: - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận. - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Kết luận: + ý kiến b, c là đúng. + ý kiến a là sai. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc. * Làm bài tập 1, SGK - 2Hs nêu: Theo em những từ ngữ nào dưới đây chỉ tài nguyên thiên nhiên. * Đáp án: Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện đảm bảo cho cuộc sống của mọi người, không chỉ thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau để trẻ em được sống trong môi trường trong lành an toàn. * Bày tỏ thái độ (BT3, SGK) - HS thảo luận trong nhóm. - Mỗi nhóm trình bày kết quả đánh giá và thái độ của nhóm mình về 1 ý kiến. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS nêu một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương. - Yêu cầu HS liên hệ bản thân trong việc tham gia giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - GV kết luận về vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người. - Dặn HS chuẩn bị bài giờ sau. Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2011 Toán Tiết 147: Ôn tập về đo thể tích I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích đã học. 2. Kỹ năng: Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thể tích. 3. Thái độ: Tích cực học tập. II) Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ. 7 III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS tiếp nối nhau lên bảng (mỗi em làm 1 ý). - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS ôn tập: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gắn bảng phụ có ghi sẵn nội dung phần a. - Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi làm vào SGK. - Gọi đại diện các nhóm nối tiếp nhau lên bảng chữa bài (mỗi nhóm chữa 1 ý) - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét. + Nêu các đơn vị đo thể tích đã học theo thứ tự từ lớn đến bé? + Trong bảng đơn vị đo thể tích, đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó? + Trong bảng đơn vị đo thể tích, đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền nó? - GV nhận xét, sửa chữa câu trả lời của HS cho chính xác, cho điểm HS. - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - Gọi HS nối tiếp nhau lên bảng chữa bài. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, cho điểm. - Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. Hoạt động của trò * Điền số thích hợp vào chỗ chấm. a) 605 m 2 = 0,0605 ha 7002 m 2 = 0,7002 ha 24946 m 2 = 2,4946 ha b) 1,2 km 2 = 120 ha 7 km 2 = 700 ha 0,5 km 2 = 50 ha Bài 1 (155): - Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Tên Kí hiệu Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề Mét khối m 3 1m 3 = 1000dm 3 = 1 000 000cm 3 Đề-xi-mét khối dm 3 1dm 3 = 1 000cm 3 1dm 3 = 0,001m 3 Xăng-ti-mét khối cm 3 1cm 3 = 0,001dm 3 + Mét khối, Đề-xi-mét khối, Xăng-ti-mét khối. + Trong bảng đơn vị đo thể tích, đơn vị lớn gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền. + Trong bảng đơn vị đo thể tích, đơn vị bé bằng 1000 1 đơn vị lớn hơn tiếp liền nó. Bài 2 (155): - Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 1 m 3 = 1000 dm 3 7,268 m 3 = 7268 dm 3 0,5 m 3 = 500 dm 3 3 m 3 2 dm 3 = 3002 dm 3 Bài 3 (155): - Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân: a) Có đơn vị đo là mét khối: 8 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS làm vào bảng phụ (mỗi em làm 1 ý). - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét và cho điểm. 6 m 3 272 dm 3 = 6,272 m 3 2105 dm 3 = 2,105 m 3 3 m 3 82 dm 3 = 3,082 m 3 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Nam và nữ I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm được một số từ ngữ chỉ phẩm chất quan trọng của nam và nữ, hiểu nghĩa của các từ đó. 2. Kỹ năng: Thực hành làm được các bài tập: Biết từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó. Trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một người nam, một người nữ cần có. Hiểu các thành ngữ, tục ngữ về quan niệm bình đẳng nam nữ. 3. Thái độ: Luôn có thái độ đúng đắn: không coi thường phụ nữ. II) Chuẩn bị: - Học sinh: Từ điển HS - Giáo viên: Bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra HS làm bài 3 - giờ trước. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn làm bài tập - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm đôi. - Gọi HS phát biểu. - Yêu cầu HS giải thích tại sao em lại đồng ý như vậy. Gợi ý HS có thể lấy ví Hoạt động của trò - 4 hoặc 5 HS nối tiếp nhau đặt câu có sử dụng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. Bài 1(120): - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời từng câu hỏi của bài. - Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. a) Giải thích theo ý hiểu của mình. b) + Những phẩm chất ở bạn nam: dũng 9 dụ trực tiếp trong cuộc sống mình chứng kiến để giải thích. - Nếu HS giải thích chưa rõ, GV có thể giải thích nghĩa của từ để các em hiểu rõ. cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng với mọi hoàn cảnh. + Những phẩm chất ở bạn nữ: dịu dàng, khoan dung, cần mẫn, biết quan tâm đến mọi người. c) Nối tiếp nhau giải thích. Dũng cảm: Gan dạ, không sợ nguy hiểm, gian khổ. Cao thượng: cao cả, vượt lên trên những thứ tầm thường, nhỏ nhen. Năng nổ: ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong mọi công việc chung. Dịu dàng: êm ái, nhẹ nhàng, gây cảm giác dễ chịu. Khoan dung: rộng lượng tha thứ cho người có lỗi lầm. Cần mẫn: siêng năng và lanh lợi. - Cho HS đặt câu để hiểu rõ thêm về nghĩa của các từ ngữ đó. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm việc theo cặp. - Gọi nhóm làm trên bảng phụ dán bài lên bảng. Yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Nối tiếp nhau đặt câu. Bài 2(120): Đọc lại truyện “Một vụ đắm tàu” và trả lời câu hỏi ở SGK - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm lại truyện Một vụ đắm tàu, trao đổi và trả lời câu hỏi, 1 nhóm HS viết vào bảng phụ. - 1 nhóm HS báo cáo kết quả làm việc. HS cả lớp nhận xét, bổ sung. - Chữa bài (nếu sai). - Những phẩm chất chung của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta: cả hai đều giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác: + Ma-ri-ô nhường bạn xuống xuồng cứu nạn để bạn được sống. + Giu-li-ét-ta lo lắng cho Ma-ri-ô, ân cần băng bó vết thương cho bạn khi bạn ngã, đau đớn, khóc thương bạn trong giờ phút vĩnh biệt. - Mỗi nhân vật còn có những phẩm chất tiêu biểu cho nữ tính và nam tính: + Ma-ri-ô: rất giàu nam tính: kín đáo (giấu nỗi bất hạnh của mình, không kể cho Giu- li-ét-ta biết), quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng (ý nghĩ vụt đến – hét to - ôm ngang lưng bạn ném xuống nước, nhường cho bạn được sống dù người trên xuồng muốn nhận Ma-ri-ô vì cậu nhỏ hơn). + Giu-li-ét-ta: dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính khi Ma-ri-ô bị thương: hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc, băng cho bạn. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS tự làm bài: Bài 3(120): Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây thế nào? (Em tán thành câu a hay câu b? Vì sao?). - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Làm bài vào vở bài tập. 10 [...]... m2 5 dm2 = 8, 05 m2 8 m2 5 dm2 < 8 ,5 m2 8 m2 5 dm2 > 8,0 05 m2 b) 7 m3 5 dm3 = 7,0 05 m3 7 m3 5 dm3 < 7 ,5 m3 2,94 dm3 > 2 dm3 94cm3 Bi 2 ( 156 ): - 1HS c Bi gii: Chiu rng ca tha rung l: - Gi HS c bi - Yờu cu 1 HS túm tt bi toỏn - GV hng dn HS lm bi (MH) 2 + Tớnh chiu rng ca tha rung 150 ì = 100 (m) 3 + Tớnh din tớch ca tha rung 2 2 + 15 000 m gp 100 m bao nhiờu ln Din tớch ca tha rung l: 150 ì 100 = 150 00... (689 + 8 75) + 1 25 = 689 + (8 75 + 1 25) = 689 + 1000 = 1689 58 1 + (878 + 419) = (58 1 + 419) + 878 = 1000 + 878 = 1878 Bi 3( 159 ): - Khụng thc hin phộp tớnh, d oỏn kt qu tỡm x: a) x + 9,68 = 9,68 x = 0 vỡ s hng th hai v tng ca phộp cng u cú giỏ tr 9,68 m theo tớnh cht ca phộp cng: Bt c s no cng vi 0 u bng chớnh nú b) 2 4 +x= 5 10 x = 0 vỡ tng ca phộp cng bng bng s hng th nht l 4 10 2 , m theo tớnh 5 cht ca... hec-ta a) 1 m2 = 0,0001 ha 18 m2 = 0,0018 ha 300 m2 = 0,03 ha b) 1 ha 56 78 m2 = 1 ,56 78 ha 24 - GV nhn xột, cho im 2 Bi mi a Gii thiu bi b Hng dn HS ụn tp: - Gi HS nờu yờu cu ca bi - Yờu cu c lp lm bi vo v - Gi HS tip ni nhau lờn bng cha bi - Gi HS nhn xột - GV nhn xột, cho im - Yờu cu HS i chộo v kim tra ln nhau 12 ha 800 m2 = 12,08 ha 45 ha 50 00 m2 = 45, 5 ha Bi 1( 156 ): - Vit s thớch hp vo ch chm: a)1 th... 15 000m2 thu c bao nhiờu tn thúc? 150 00m2 gp 100m2 s ln l: 150 00 : 100 = 150 (ln) - Yờu cu c lp lm bi vo v, 1 HS S tn thúc thu c trờn tha rung ú l: lm bi vo phiu 60 ì 150 = 9000 (kg) - Yờu cu HS lm bi vo phiu trỡnh 9000kg = 9 tn by, lp nhn xột ỏp s: 9 tn - GV nhn xột, cho im Bi 3 ( 156 ): - 2 HS c - Gi HS c bi Bi gii: - Cựng HS túm tt bi toỏn Th tớch ca b nc l: - Hng dn HS lm bi (MH) 4 ì 3 ì 2 ,5 = 30. .. khụng nhun cú 3 65 ngy 1 nm nhun cú 366 ngy 1 thỏng cú 30 (hoc 31) ngy Thỏng hai cú 28 hoc 29 ngy b) 1 tun l cú 7 ngy 1 ngy cú 24 gi 1 gi cú 60 phỳt 1 phỳt cú 60 giõy Bi 2( 156 ): - Gi HS nờu yờu cu ca bi - Vit s thớch hp vo ch chm: - Yờu cu c lp lm bi vo v a) 2 nm 6 thỏng = 30 thỏng - Gi HS tip ni nhau lờn bng cha 3 phỳt 40 giõy = 220 giõy bi 1 gi 5 phỳt = 65 phỳt - Gi HS nhn xột 2 ngy 2 gi = 50 gi - GV nhn... no cng vi 0 u bng chớnh nú Bi 4( 159 ): - 2 HS nờu - Gi HS nờu yờu cu ca bi - Lm bi theo yờu cu ca giỏo viờn - Hng dn HS lm bi: Bi gii: + Mi gi vũi th nht chy c bao Mi gi c hai vũi chy c l: nhiờu phn th tớch ca b? 1 3 5 + Mi gi vũi th hai chy c bao + = (b) 5 10 10 nhiờu phn th tớch ca b? 5 + Mun bit mi gi c hai vũi cựng = 0 ,5 = 50 % 10 chy thỡ c bao nhiờu phn trm th ỏp s: 50 % th tớch b tớch ca b thỡ ta... Bi 1( 158 ): - Tớnh: a, d, 30 - Gi HS nhn xột - GV nhn xột, cho im 5 7 10 7 17 + = + = 6 12 12 12 12 5 21 5 26 c) 3 + = + = 7 7 7 7 b) - Gi HS nờu yờu cu ca bi - Hng dn HS lm bi: tớnh giỏ tr ca cỏc biu thc trong bi thun tin, cn ỏp dng cỏc tớnh cht ca phộp cng ó hc - Yờu cu c lp lm bi vo v - Gi HS ln lt lờn bng cha bi - Gi HS nhn xột - GV nhn xột, cho im - Yờu cu HS i chộo v kim tra ln nhau Bi 2( 158 ):... (mi em a) 5 m3 450 dm3 = 5, 45 m3 lm 1 ý) 6002 dm3 = 6,002 m3 3 m3 6 dm3 = 3,006 m3 17 - GV nhn xột, cho im 2 Bi mi a Gii thiu bi b Hng dn HS lm bi tp: - Gi HS nờu yờu cu ca bi - Yờu cu c lp lm bi vo SGK, 2 HS lm bng ph - Gi HS lm bng ph trỡnh by bi, sau ú nờu cỏch lm - Gi HS nhn xột - GV nhn xột, kt lun ý ỳng (MH) b) 2 dm3 670 cm3 = 2,67 dm3 2034 cm3 = 2,034 dm3 4 dm3 7 cm3 = 4,007 dm3 Bi 1( 155 ): >; . 1( 155 ): >; <; = - 1HS nêu. - Làm bài và chữa bài theo yêu cầu của GV. a) 8 m 2 5 dm 2 = 8, 05 m 2 8 m 2 5 dm 2 < 8 ,5 m 2 8 m 2 5 dm 2 > 8,0 05 m 2 b) 7 m 3 5 dm 3 = 7,0 05 m 3 . tiếp liền nó. Bài 2 ( 155 ): - Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 1 m 3 = 1000 dm 3 7,268 m 3 = 7268 dm 3 0 ,5 m 3 = 50 0 dm 3 3 m 3 2 dm 3 = 300 2 dm 3 Bài 3 ( 155 ): - Viết các số đo sau. thích hợp vào chỗ chấm. a) 6 05 m 2 = 0,06 05 ha 7002 m 2 = 0,7002 ha 24946 m 2 = 2,4946 ha b) 1,2 km 2 = 120 ha 7 km 2 = 700 ha 0 ,5 km 2 = 50 ha Bài 1 ( 155 ): - Viết số thích hợp vào

Ngày đăng: 24/01/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Toán:

  • Đạo đức

  • Bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên (tiết 1)

  • Toán

    • Luyện từ và câu

    • ...................................................................................

    • ThÓ dôc

      • Trß ch¬i “lß cß tiÕp søc”

      • Ph­¬ng ph¸p tæ chøc

      • Toán

      • Tập làm văn

        • Luyện từ và câu

        • Toán

        • ThÓ dôc

          • Trß ch¬i “Trao tÝn gËy”

          • Toán

          • Tập làm văn

          • Kể chuyện

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan