1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận địa kinh tế TNCs transnational corporatión

32 629 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 6,36 MB

Nội dung

Trong thời kỳ này, quá trình tích tụ tư bản, tập trung sản xuất, sự kết hợp giữa giới tài chính và giới công thương đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn sản xuất- kinh doanh l

Trang 1

TIỂU LUẬN ĐỊA LÍ KINH TẾ

6 Đinh Thị Thanh Thúy K124062313

KHOA TIN HỌC QUẢN LÍ

Ngành Hệ Thông Tin Quản Lí

TNCs-Nhóm 10-K12406

Trang 2

MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

Phần 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TNCs 3

I KHÁI NIỆM: 3

1 Công ty xuyên quốc gia – TNCs: 3

2 Cấu trúc của TNCs: 3

3 Phân biệt công ty xuyên quốc gia (TNCs) và công ty đa quốc gia (MNCs): 3

II NGUỒN GỐC, SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TNCs: 4

1 Nguồn gốc ra đời: 4

2 Sự hình thành và phát triển: 5

III BẢN CHẤT: 6

IV VAI TRÒ CỦA TNCs: 7

1 Trong thương mại thế giới: 7

2 Trong đầu tư quốc tế 10

3 Trong hoạt động phát triển và chuyển giao công nghệ 12

4 Trong phát triển nguồn nhân lực: 13

V SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA TNCs: 14

1 Cấu trúc bộ máy hoạt động: 14

2 Tình hình TNCs trong những năm gần dây: 14

Phần 2 TNCs VỚI VIỆT NAM 18

I SỰ XUẤT HIỆN VÀ PHÁT TRIỂN TNCs Ở VIỆT NAM: 18

II CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM: 20

1 Cơ hội: 20

2 Thách thức: 21

Phần 3 TẬP ĐOÀN TOYOTA 21

I GIỚI THIỆU CHUNG: 22

II HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỦA TOYOTA: 23

1 Chiến lược toàn cầu: 23

2 Mục tiêu: 24

3 Quy trình và nguyên lí của Toyota: 24

Trang 3

4 Đặc điểm chuỗi cung ứng của Toyota: 25

5 Thành tựu của Toyota: 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Cổng thông tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam: www.mpi.gov.vn

2 Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển: www.unctad.org

3 Information for the World's Business Leaders: www.forbes.com

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

oàn cầu hóa kinh tế ngày nay đã trở thành xu thế chung của thời đại mà các quốc gia, dân tộc không thể bỏ qua được Toàn cầu hóa kinh tế gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo ra sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất Mà sự thể hiện rõ ràng nhất của sự toàn cầu hóa là các công ty xuyên quôc gia (TNCs) Các tập đoàn này ngày càng ăn sâu vào đời sống của người dân trên khắp thế giới và có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế các nước cũng như cuộc sống của người dân và là lực lượng chi phối toàn cầu hóa Điều đó cho chúng ta thấy

rõ vai trò đặc biệt quan trọng của các công ty xuyên quốc gia trong thời đại ngày nay Những công

ty, tập đoàn nắm giữ và chi phối cả nền kinh tế thế giới Đó là lí do nhóm chúng em thực hiện bài tiểu luận này để có thể nắm rõ hơn khái niệm công ty xuyên quốc gia TNCs và tầm ảnh hưởng của

T

Trang 5

Phần 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TNCs

1 Công ty xuyên quốc gia – TNCs:

Công ty xuyên quốc gia là một doanh nghiệp được cấu thành bởi các thực thể ở ít nhất là 2 nước, các thực thể này hoạt động dưới một hệ thống ra quyết định chung và định hướng chiến lược phát triển chung

Theo khái niệm chung nhất,công ty xuyên quốc gia là công ty có quá trình sản xuất kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia và có quan hệ kinh tế chặt chẽ với nhiều nước thông qua việc thiết lập chi nhánh ở nước ngoài

Cũng có quan niệm cho rằng công ty xuyên quốc gia là:công ty tư bản độc quyền có tư bản thuộc về chủ tư bản của một nước nhất định nào đó.Theo quan niệm này,người ta nhấn mạnh tới tính chất sở hữu và tính quốc tịch của tư bản.Chủ tư bản ở một nước cụ thể nào đó có công ty mẹ

và thực hiện kinh doanh trong và ngoài nước bằng cách lập các công ty con ở nước ngoài

Theo các chuyên gia UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development- Hội nghị liên hợp quốc về thương mại và phát triển) định nghĩa TNCs( Transnational Corporations- công ti xuyên quốc gia) như sau: TNCs là các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn, có cơ cấu tổ chức gồm công ty mẹ và hệ thống công ty chi nhánh ở nước ngoài, theo nguyên tắc công ty

mẹ sẽ kiểm soát tài sản của các công ty chi nhánh thông qua góp vốn cổ phần Công ty chi nhánh

là một công ty hoặc phi công ty trong đó nhà đẩu tư là người thuộc nền kinh tế khác, sở hữu một

số vốn cổ phần cho phép trong sự quản lí của doanh nghiệp đó Số lượng cổ phần cho phép ở một công ty hoặc phi công ty là 10% cổ phần

2 Cấu trúc của TNCs:

Công ty mẹ (Parent Corporation) : Công ty kiểm soát tài sản của những thực thể kinh tế

khác nước ngoài

Công ty con nước ngoài (Foriegn Affiliates) :

Một doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, thuộc sở hữu một phần hoặc toàn bộ của công ty mẹ - một nhà đầu tư cư trú tại nước khác sở hữu một tỉ lệ góp vốn cho phép có được lợi ích lâu dài trong việc quản lí công ty đó

Mỗi cty con đều bao gồm các chức năng điều hành, tài chính và quản lý nguồn nhân lựcvì thế các cty con ở các quốc gia tự cho phép họ việc đáp ứng với các điều kiện cạnh tranh trong khu vựcvà phát triển chiến lược riêng cho sự đáp ứng đó

3 Phân biệt công ty xuyên quốc gia (TNCs) và công ty đa quốc gia (MNCs):

Ta có phân biêt TNCs và MNCs qua bảng sau:

Trang 6

TNCs (Transnational Corporations)

MNCs (Multination Corporations)

ĐẶC ĐIỂM -Công ty xuyên quốc gia là công ty cổ

phần, vốn là từ 1 quốc gia hình thành nên

- Nhờ quá trình hoạt động lớn mạnh

mà thục hiện chính sách hướng ngoại,

mở cửa thị trường thế giới thị trường hoạt động từ 2 quốc gia trở lên

- Công ty đa quốc gia là công ty

cổ phần đóng góp từ nhiều cá nhân của các quốc gia khác nhau

- Thị trường tiêu thụ có thể tại 1 quốc gia hay nhiều hơn, tùy thộc vào chính sách kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia đó

MỘT SỐ VÍ

DỤ

“Công ty xuyên quốc gia có đặc điểm nổi bật đó là sức mạnh tài chính( trong 100 thực thể kinh tế lớn nhất thế giới thì có tới 51 là công ty xuyên quốc gia; TNCs chiếm 2/3 tổng thương mại thế giới về hàng hóa và dịch vụ thế giới trong đó 1/3 là thương mại nội bộ công ti, 1/3 là thương mại giữa TNCs và các thực thể bên ngoài) Ngoài ra hệ thống phân phối, công nghệ của TNCs cũng rất vô địch, 3/4 chi phí của thế giới tới từ TNCs Ngoài ra TNCs còn có khả năng vận động hành lang chính phủ để chính phủ đưa ra các chính sách có lợi cho mình về thuế và môi trường”

1 Nguồn gốc ra đời:

Dấu vết của các công ty xuyên quốc gia được các nhà lịch sử lần theo từ thế kỉ thứ 17 - kỉ nguyên của các cuộc khám phá ra vùng đất mới và xâm chiếm thuộc địa Trong quá trình phát triển của lịch sử sự ra đời của các TNCs trên thế giới gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa Đó là sự phát triển cao của chế độ tư bản chủ nghĩa là sự vận động sâu sắc của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Khi các mối quan hệ kinh tế vượt dần ra khỏi phạm vi quốc gia và gia nhập vào guồng máy sản xuất kinh doanh quốc tế ngày càng được phát triển

Hai nhà nghiên cứu C.Mác và Ăngghen khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh

đã dự đoán tích tụ và tập trung cơ bản thông qua hiệp tác giản đơn và công trường thủ công cùng với sự phân công lao động ngày càng hoàn thiện tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời những xí nghiệp tư bản chủ nghĩa có quy mô lớnvà sự cạnh tranh của những xí nghiệp này càng trở nên gay gắt Sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp tất yếu sẽ đưa đến kết quả là các xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản hoặc bị sát nhập với nhau để trở thành những xí nghiệp lớn hơn

Với chế độ tự do cạnh tranh của thị trường đã điều tiết sự phân công và trao đổi của xã hội xí nghiệp và nhà máy cũng nhanh chóng trở thành hình thức tổ chức sản xuất điển hình để tổ chức

sự phân công lao động xã hội Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất chế độ xí nghiệp nhà máy đã mở rộng phạm vi lĩnh vực phân công xã hội từ nội bộ quốc gia sang địa bàn quốc tế Và do vậy phân công lao động và trao đổi quốc tế về nguyên vật liệu bán thành phẩm và sản xuất giữa các nước ngày càng phát triển

Trang 7

2 Sự hình thành và phát triển:

Công ty Xuyên quốc ra đời trong thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản Trong thời kỳ đầu cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản, mục đích lợi nhuận và sự phát triển sản xuất đã làm tăng yêu cầu về thị trường nguyên liệu, thị trường lao động, thị trường hàng hoá và thị trường tài chính Các yêu cầu đó đã thúc đẩy việc tăng cường khai thác và mở rộng hoạt động kinh doanh sang nước khác Ngoài ra, sự cạnh tranh quyết liệt cũng hướng nhiều công ty trong nước

đi tìm lợi nhuận trong thị trường bên ngoài Quá trình này đã được tạo điều kiện bởi sự phát triển của thương mại quốc tế đã hình thành qua nhiều thế kỷ trước Quá trình này cũng được tạo điều kiện bởi sự ủng hộ của các nhà nước tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa thực dân Đồng thời, quá trình đi từ hợp tác giản đơn đến liên kết sâu sắc hơn trong giới công thương tư bản đã làm tăng khả năng thực hiện sự mở rộng này Trên cơ sở đó, các tổ chức kinh doanh quốc tế bắt đầu được hình thành và phát triển Những tổ chức kiểu này được biết đến sớm là vào đầu thế

kỷ XVII như các Công ty Đông Ấn của Anh, Hà Lan hay Công ty Hudson Bay Có những đoàn thám hiểm thực dân do các công ty này tổ chức, nhiều cuộc xâm lược do chính các công ty này khuyến khích và hỗ trợ Khi ách thực dân đã được thiết lập, những công ty này đã đi đầu trong việc bóc lột và khai thác thuộc địa

Các TNCs thực sự hình thành và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc Trong thời kỳ này, quá trình tích tụ tư bản, tập trung sản xuất, sự kết hợp giữa giới tài chính và giới công thương đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các tập đoàn sản xuất- kinh doanh lớn theo xu hướng độc quyền Sự cạnh tranh tự do trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản với sự thôn tính cá lớn nuốt cá bé cũng tạo thêm điều kiện cho sự hình thành các tổ chức kinh doanh độc quyền lớn Đáng chú ý, sự cạnh tranh và xu hướng độc quyền diễn ra mạnh mẽ cả trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước nên càng làm tăng tính quốc tế của các công ty này Sự nổi lên của các công ty độc quyền và sự vươn mạnh ra thế giới còn nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa quyền lực kinh

tế của chúng với quyền lực chính trị của nhà nước chủ nghĩa tư bản Điều đã thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc trong quan hệ quốc tế Hai quyền lực này đã song hành cùng nhau trong nhiều nỗ lực tranh giành thị trường quốc tế, mở rộng khu vực ảnh hưởng và chiến tranh đế quốc

Sau Chiến tranh Thế giới II, sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nhu cầu tăng cường quan

hệ kinh tế quốc tế và sự hợp tác chính trị giữa các chủ nghĩa tư bản đã tạo điều kiện cho sự phát triển tiếp tục của các TNCs, đặc biệt trong thế giới tư bản Nhiều TNCs ra đời và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này Sự phát triển của TNCs không chỉ ở sự nắm giữ các lĩnh vực kinh tế trọng yếu, năng lực tài chính và khoa học kỹ thuật,… mà còn ở sự mở rộng hoạt động kinh doanh ra khắp thế giới tư bản Vai trò của TNCs cũng vì thế mà đã tăng lên qua sự đóng góp rất lớn vào việc tăng trưởng các dòng đầu tư nước ngoài, thúc đẩy thương mại xuyên quốc gia và mở rộng phân công lao động quốc tế Bên cạnh đó, sự ra đời của hàng loạt quốc gia mới thuộc Thế giới thứ Ba cùng với sự yếu kém của các nền kinh tế đó cũng vẫn duy trì cơ hội cho TNCs mở rộng kinh doanh tại thị trường này Tuy nhiên, quá khứ gắn liền với chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc đã tạo nên sự phản ứng và nghi ngờ đối với các TNCs Trong những năm 1960 và 1970, nhiều nước mới giành được độc lập đã coi các TNCs là “kẻ bóc lột”, “thực dân kinh tế” hay “động vật ăn thịt” các nước nghèo Các TNCs còn bị lên án bởi xuất khẩu công nghệ lạc hậu, khai thác quá nhiều tài nguyên không tái tạo được, tranh giành thu hút lao động chuyên môn, chèn ép sản xuất nội địa và tạo nên một tầng lớp giàu Vì thế, tài sản nước ngoài của các TNCs được quốc hữu hoá ở nhiều nơi Các TNCs phải rút lui khỏi thị trường của một số nước Thế giới thứ Ba Mặc dù vậy, điều này cũng không ngăn cản được sự lớn mạnh của các TNCs

Từ những năm 1980, nhất là sau Chiến tranh Lạnh, các TNCs đã phát triển rất mạnh mẽ

và đóng vai trò ngày càng quan trọng Xu thế hoà dịu sau Chiến tranh Lạnh, sự phát triển của kinh

tế thị trường như con đường phát triển chung, xu thế hợp tác cùng phát triển, trào lưu thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế đã tạo điều kiện cho các TNCs mở rộng địa bàn, phát triển hoạt động ra khắp thế giới Vai trò chính trị và thực lực kinh tế to lớn cũng như sự chi phối nền kinh tế thế giới của các nước phát triển - nơi xuất phát của hầu hết các TNCs lớn - tiếp thêm

Trang 8

điều kiện cho sự phát triển và vai trò của các TNCs Đáng chú ý, sự thay đổi cách nhìn nhận về TNCs đã góp phần đáng kể cho sự mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế của các TNCs TNCs ngày càng được coi là công cụ phát triển, là sự tạo công ăn việc làm, là nguồn thuế thu,

là sự khắc phục về vốn, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm làm ăn quốc tế Điều kiện chính trị thay đổi ở nhiều nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi, sự phát triển của hệ thống luật lệ quốc tế và pháp luật quốc gia liên quan đến TNCs cũng làm giảm bớt sự nghi ngại chính trị đối với các TNCs Bởi thế, các nước đều mở cửa thị trường, khuyến khích FDI

và thậm chí còn cạnh tranh với nhau trong việc thu hút TNCs Nhờ đó, các TNCs đã bành trướng khá nhanh và mở rộng vai trò trong đời sống quốc tế

Sau Chiến tranh Lạnh, TNCs đã có sự phát triển chóng mặt với số lượng các TNCs tăng gần gấp đôi, từ khoảng 37.000 đầu thập kỷ 1990 lên gần 70.000 vào năm 2004 Đồng thời, mức

độ quốc tế hoá của chúng cũng phát triển chưa từng thấy với số lượng chi nhánh nước ngoài tăng gần bốn lần, từ 170.000 đầu thập kỷ 1990 lên gần 690.000 vào năm 2004 Một điểm khác cũng đáng chú ý, TNCs không còn là độc quyền của các nước phát triển hàng đầu mà đã xuất hiện cả trong các nền kinh tế đang phát triển hoặc mới nổi Tuy nhiên, quy mô và vai trò của các TNCs này vẫn còn rất khiêm tốn Chúng chỉ chiếm 4 trong tổng số 100 TNCs phi tài chính lớn nhất thế giới năm 2003 chiếm 3 trong tổng số 50

III BẢN CHẤT:

Bản chất của các công ty xuyên quốc gia thể hiện rõ qua hai mặt : hình thức sở hữu và tổ chức quản lý

Về hình thức sở hữu:kể từ khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ mạnh mẽ đã tạo ra

những sự thay đổi các quan hệ pháp lý của các chủ sở hửu trong các công ty xuyên quốc gia.Ngày nay,hình thức sở hữu tại các công ty xuyên quốc gia tồn tại chủ yếu dưới hai hình thức sở hữu sau:

Thứ nhất là, hình thức sở hữu độc quyền siêu quốc gia,đây là hình thức sở hữu hỗn hợp đã

được quốc tế hóa.Hình thức sở hữu này mang tính khách quan tạo nên bởi quá trình tích tụ,tập trung hóa và xã hội hóa sản xuất trên quy mô quốc tế của chủ nghĩa tư bản,dưới sự tác động mạnh

mẽ và sâu sắc của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ và các quy luật cạnh tranh,quy luật kinh

tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản.Theo hình thức sở hữu này các công ty xuyên quốc gia tồn tại dưới hình thức các tổ hợp đa ngành khác nhau và các xí nghiệp chi nhánh của nó là các xí nghiệp liên doanh với số lượng cá thể đồng sở hữu từ hai đến bốn nước hoặc nhiều hơn nhưng với tỷ lệ góp vốn khác nhau.Điều này đã phản ánh tính chất đa dạng,phức tạp và tính chất hỗn hợp của loại hình sở hữu tại các công ty xuyên quốc gia

Thứ hai là, hình thức sở hữu hỗn hợp,hình thức sở hữu này được tạo ra do sự thay đổi về căn

bản địa vị và vai trò của những người công nhân,trí thức làm việc trực tiếp trong các ngành nghề khác nhau,đặc biệt là các ngành nghề có hàm lượng khoa học và công nghệ cao và nó có tác động lớn tới chất lượng của lao động và sản xuất.Loại hình sở hữu này diễn ra theo hướng phát triển số người có cổ phần trong các công ty xuyên quốc gia nhưng với tỷ trọng sở hữu cổ phần trong tổng

số vốn kinh doanh không lớn

Như vậy,dù theo hình thức sở hữu nào thì các công ty xuyên quốc gia cũng không còn là sở hữu của một người hay một nước mà là sở hữu hổn hợp quốc tế.Nhưng trong đó sở hữu của các nhà tư bản vẫn giữ giá trị trọng yếu,còn sở hữu của những người lao động chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ

Trang 9

Về tổ chức quản lý: việc tổ chức quản lý sản xuất và các hoạt động kinh tế đã dịch chuyển từ

kiểu đại trà,được tiêu chuẩn hóa hang loạt sang kiểu sản xuất loạt nhỏ và linh hoạt theo đơn đặt hàng.Đồng thời có sự dịch chuyển từ các tổ chức có quy mô lớn được liên kết theo chiều dọc sang phi liên kết kiểu mạng lưới theo chiều ngang giữa các đơn vị kinh tế trong nước và nước ngoài.Điều đó đã lám xuất hiện sự liên kết mới giữa các công ty xuyên quốc gia,đó là kiểu liên kết

mà trong đó có các vệ tinh xoay quanh một công ty gốc tạo nên một mạng lưới phủ lên thị trường các nước.Phương thức tổ chức quản lý sản xuất tại các công ty xuyên quốc gia ngày nay luôn biến đổi theo các xu thế sau:

Thứ nhất là, phi hàng hóa và đa dạng hóa các sản phẩm:được tổ chức quản lý theo loạt nhỏ

hay đơn chiếc theo đúng yêu cầu và thị hiếu đa dạng của khách hàng

Thứ hai là, phi hàng hóa chuyên môn:việc tổ chức quản lý theo phương thức cấu tạo tổ hợp

các khối cấu kiện,phụ kiện

Thứ ba là, phi tập trung hóa:quá trình sản xuất được phân bố và được tổ chức quản lý trên

diện rộng trong các chi nhánh và đơn vị sản xuất nhỏ và vừa với các nguồn nhân lực,vật lực và tài lực phân tán trên quy mô quốc gia và quốc tế.Nhờ vậy mà các công ty xuyên quốc gia giảm được chi phí vận chuyển ,tránh được các hàng rào bảo hộ và chuyển giao năng lực thiết kế và phát triển sản phẩm

Thứ tư là, tổ chức quản lý từ xa:dưới tác động của sự phát triển ngành khoa học viễn vông,tổ

chức quản lý từ xa ngày càng được ứng dụng rộng rãi,đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia.Áp dụng hình thức quản lý này sẽ tiết kiệm thời gian,chi phí cho các nhà quản lý

Thứ năm là, quốc tế hóa và toàn cầu hóa hoạt động tổ chức quản lý

Như vậy,việc tổ chức và quản lý các hoạt đống sản xuất ,kinh doanh, thương mại và dịch vụ trong các công ty xuyên quốc gia đã được quốc tế hóa và đang được toàn cầu hóa trong quá trình thâm nhập qua lại giữa các hoạt động kinh tế và nền kinh tế của các quốc gia trên quy mô thế giới

IV VAI TRÒ CỦA TNCs:

Các TNCs đã có những tác động to lớn đối với sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung cũng như các nền kinh tế của các quốc gia nói riêng Những tác động đó được thể hiện qua hoạt động thương mại, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ

1 Trong thương mại thế giới:

1) Thúc đẩy hoạt động thương mại thế giới phát triển

Một trong những vai trò nổi bật của các TNCs là thúc đẩy hoạt động thương mại thế giới Trong qúa trình hoạt động của mình các TNCs đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia và gia công quốc tế Hay nói cách khác là TNCs thúc đẩy thương mại phát triển với ba dòng lưu thông hàng hoá cơ bản là: hàng hoá xuất nhập khẩu từ công ty mẹ, hàng hoá bán ra từ các chi nhánh ở nước ngoài và hàng hoá trao đổi giữa các công ty trong cùng một tập đoàn TNCs chi phối hầu hết chu chuyển hàng hoá giữa các quốc gia bởi các kênh lưu thông xuyên quốc gia của mình

Trang 10

Thật vậy, nếu tổng giá trị xuất khẩu của chi nhánh nước ngoài năm 1982 là 647 tỷ USD thì đến năm 1990 là 1.366 tỷ USD, năm 2004 là 3.733 tỷ USD Và đến năm 2005, con số này đã tăng gấp 6,5 lần năm 1982 và đạt 4,214 tỷ USD [4]

Hơn nữa, trong tổng giá trị xuất khẩu của các quốc gia thì giá trị xuất khẩu của các chi nhánh TNCs chiếm một tỷ trọng tương đối lớn Chẳng hạn giá trị xuất khẩu của các chi nhánh TNCs tại nước ngoài trong tổng giá trị xuất khẩu của thế giới trong các năm 2003 và năm 2004 lần lượt là 54,1% và 55,8%, cụ thể như sau:

Bảng 1: Tỷ trọng xuất khẩu của chi nhánh nước ngoài năm 2001

Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2006

Qua Bảng 1 ta thấy các TNCs chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của các quốc gia, đối với Airland là 66%, với Trung Quốc là 44% Một đặc điểm khác cần chú ý là thương mại nội bộ giữa các công ty trong tập đoàn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thương mại thế giới Nhìn chung trao đổi nội bộ giữa các chi nhánh TNCs chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị thương mại thế giới Giá trị trao đổi nội bộ này ngày càng tăng nhanh và cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thương mại của các nước Ví dụ, trao đổi trong nội bộ các TNCs trong ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử của Mỹ chiếm 21,5% tổng giá trị xuất khẩu của TNCs trong ngành này năm 1983 và tăng lên 30,6% năm 1998 [3] Hoạt động thương mại nội bộ TNCs thường tạo điều kiện cho các chi nhánh tiếp cận với trình độ công nghệ và bí quyết kỹ thuật tiên tiến của công ty

mẹ và các chi nhánh khác trong cùng hệ thống

Trong những năm gần đây TNCs chiếm khoảng 40% giá trị nhập khẩu và 60% xuất khẩu của toàn thế giới Với các hoạt động hướng về xuất khẩu, TNCs hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu Á Chẳng hạn xuất khẩu của các chi nhánh TNCs đã chiếm tới 50% tổng giá trị hàng hoá chế tạo tại một số quốc gia như Philippin, Srilanka, Malaysia [3]

Trang 11

2) Làm thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế

Ngày nay, kinh tế thế giới càng phát triển thì vai trò của các TNCs cũng ngày càng cao Với

tỷ trọng lớn trong thương mại thế giới thì các TNCs chính là chủ thể chính làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu đối tác trong thương mại thế giới

* Thay đổi trong cơ cấu hàng hoá

Chiến lược phát triển của TNCs gắn liền với các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu Qua

đó ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu hàng hoá xuất khẩu

Trong những năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận trong ngành dịch vụ tăng cao còn trong ngành nông nghiệp và công nghiệp giảm dần Do đó, các công ty nói chung và các TNCs nói riêng cũng chuyển mạnh sang đầu tư vào các ngành dịch vụ và thúc đẩy giá trị xuất khẩu của hàng hoá dịch

vụ tăng cao Bên cạnh đó, hiện nay giao dịch trên thế giới đang thay đổi theo chiều hướng tăng tỉ trọng hàng hoá có hàm lượng vốn hoặc kỹ thuật cao và giảm dần tỉ trọng hàng sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu Thật vậy, nếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới năm 1983, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao chỉ chiếm 24% thì đến năm 1998 con số này đã tăng lên 39,3% Những sản phẩm quan trọng nhất trong thương mại thế giới hiện nay chủ yếu thuộc ngành sản xuất không dựa vào nguyên liệu trong đó các sản phẩm bán dẫn là một trong những sản phẩm mũi nhọn

Nguyên nhân của xu hướng này xuất phát từ chiến lược tập trung phát triển các ngành có trình độ công nghệ cao của TNCs nhằm duy trì khả năng cạnh tranh cao và thu lợi nhuận tối đa Điều này được thể hiện qua tỉ trọng hàng xuất khẩu của hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao trong nội bộ TNCs chiếm tới 43,1% tổng gía trị hàng hoá xuất khẩu Như vậy, sự thay đổi trong chiến lược toàn cầu của TNCs tác động trực tiếp tới cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước hướng về xuất khẩu Ví dụ tại Mêhico, trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thì phần lớn những sản phẩm thuộc ngành ô tô, điện tử do các chi nhánh của TNCs sản xuất [3]

* Thay đổi trong cơ cấu đối tác

Cùng với sự thay đổi trong cơ cấu hàng hoá thì cơ cấu đối tác trong thương mại thế giới hiện nay cũng đang dần thay đổi Tỷ trọng của hàng hoá xuất khẩu của các nước đang phát triển ngày càng cao, đặc biệt là các nước mới công nghiệp Sự thay đổi chiến lược của các TNCs và hệ thống sản xuất quốc tế của chúng mở ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi tham gia vào các hoạt động hướng về xuất khẩu Theo báo cáo của UNCTAD năm

2005, trong cơ cấu thương mại thế giới, tỷ trọng thương mại của các nước đang phát triển chiếm 33,6% trong khi năm 1985 là 30.3% Mặc dù các nước phát triển vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong thương mại thế giới (63.5%) song tỉ trọng thương mại của các nước đang phát triển ngày càng tăng lên Xét một cách riêng rẽ thì bên cạnh các nền kinh tế phát triển (Mỹ, Nhật Bản, Đức) thì chính những nền kinh tế đang phát triển (Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Đài Loan…) lại chiếm thị phần xuất khẩu lớn trong thương mại thế giới [4]

Trang 12

2 Trong đầu tư quốc tế

1) TNCs thúc đẩy lưu thông dòng vốn đầu tư trên toàn thế giới

Trên thực tế, hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện qua kênh TNCs Các TNCs hiện chi phối trên 90% Tổng FDI trên toàn thế giới Chỉ tính riêng TNCs của tam giác kinh

tế (Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu) đã chiếm 1/3 lượng FDI toàn cầu Giá trị của lượng vốn FDI thực sự là thước đo vai trò to lớn của các TNCs trong nền kinh tế thế giới vì FDI là công cụ quan trọng nhất của các TNCs trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu của mình [3]

Với tư cách là chủ thể của hoạt động đầu tư trên thế giới TNCs là nhân tố đặc biệt quan trọng

có ảnh hưởng mang tính quyết định tới toàn bộ hoạt động đầu tư quốc tế Vai trò điều tiết hoạt động đầu tư trên quy mô toàn cầu của TNCs thể hiện như sau:

Vào thời kỳ suy thoái kinh tế năm 2001, hầu hết các ngành đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại Các TNCs giảm hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực Động thái đó ảnh hưởng trực tiếp tới dòng lưu chuyển FDI trên thế giới Tổng đầu tư vào các nước giảm 51%, từ 1492 tỉ USD xuống còn 735

tỉ USD Trong xu thế đó thì các nước phát triển lại bị ảnh hưởng nhiều nhất do hầu hết các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) đều diễn ra tại các nước phát triển Trong giai đoạn 1982-1994 dòng vốn FDI nước ngoài tăng lên 4 lần và đạt con số 3,2 nghìn tỉ USD vào năm 1996 Trong thời

kỳ những năm 2004-2006 nguồn vốn FDI lại tăng lên Tổng vốn FDI trên toàn cầu năm 2005 tăng 29% và đạt 916 tỉ USD Nguyên nhân chủ yếu là do các vụ M&A tăng lên cả về số lượng và giá trị Chủ yếu là từ các TNCs của Mỹ và Tây Âu Trong thời kỳ này, giá trị của các vụ M&A tăng đến 16% (năm1996), chiếm 47% dòng vốn FDI toàn cầu Dòng vốn FDI tăng lên cả ở các nước phát triển và đang phát triển Tuy nhiên Tốc độ tăng trưởng giảm hơn so với cuối những năm 90 [3]

Hơn nữa, các TNCs làm thay đổi xu hướng đầu tư giữa các quốc gia Khác với hai cuộc bùng nổ trước (lần 1: 1979-1981 đầu tư vào các nước sản xuất dầu mỏ, lần 2: 1987-1990: đầu tư giữa các nước công nghiệp phát triển) cuộc bùng nổ đầu tư lần 3 (1995-1996) có sự tham gia đáng

kể của các nước đang phát triển Trong cơ cấu vốn FDI trên thế giới tỷ trọng vốn FDI vào các nước phát triển chiểm phần lớn Tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm dần trong khi các nước đang phát triển lại có tỷ trọng ngày càng cao

Bảng 2: Tỷ trọng vốn FDI tại các khu vực giai đoạn 1978 - 2005(Đơn vị: %)

Khu vực

Giai đoạn 1978-1980 1988-1990 1998-2000 2003-2005

Trang 13

Cơ cấu dòng vốn FDI đã thay đổi do có sự điều chỉnh trong chiến lược kinh doanh của các TNCs Cũng chính nhờ mở rộng chính sách tự do hoá FDI, các TNCs ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển

Nếu trước đây, hầu hết nguồn vốn FDI được thực hiện bởi các TNCs của các nước phát triển thì ngày nay số lượng các TNCs của các nước đang phát triển cũng tăng lên và có ngày càng nhiều vốn FDI đến từ các nước đang phát triển Theo Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNCTAD), lượng FDI mới từ các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi như Nga và các nước Xô Viết cũ tăng 5% lên mức 133 tỉ USD trong năm 2005 Ngày càng có nhiều công ty của các nước đang phát triển mở rộng hoạt động đầu tư của mình ở các thị trường nước ngoài Nếu như năm 1990, các công ty của các nước đang phát triển sở hữu 148 tỉ USD vốn FDI thì đến năm 2005 con số này lên tới 1.400 tỉ USD Tuy nhiên, nguồn vốn này chỉ tập trung vào một số quốc gia nhất định Trong các nước đang phát triển thì Trung Quốc là nước đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất (chiếm tới 1/3 tổng lượng vốn nói trên) sau đó là Singapore, Hàn Quốc, Malaysia Các TNc lớn của các nước này là Hutchison Whampa (67 tỉ USD), Petronas(22tỉ USD), Singtel (18tỉ), Samsung (14tỉ USD) [3]

2) TNCs làm tăng tích luỹ vốn của nước chủ nhà

Với thế mạnh về vốn TNCs đóng vai trò là động lực thúc đẩy tích luỹ vốn của nước chủ nhà Thông qua kênh TNCs, nước chủ nhà có thể tăng cường thu hút vốn FDI đầu tư vào nước mình Vai trò này của TNCs được thể hiện qua một số khía cạnh sau:

Thứ nhất: Bản thân các TNCs khi đến hoạt động ở các quốc gia đều mang đến cho nước này

một số lượng vốn nào đó Hơn nữa, trong quá trình hoạt động các TNCs cũng đóng cho ngân sách của nước chủ nhà qua các khoản như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, chi phí về viễn thông, điện nước… Mặt khác, nhờ có các TNCs mà một bộ phận đáng kể người dân có thêm thu nhập do làm việc trực tiếp trong các công ty chi nhánh nước ngoài hoặc gián tiếp thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho các TNCs và hoặc những người lao động khác Tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển thì các TNCs làm ăn hiệu quả chính là kênh để thu hút tiền nhãn rỗi của người dân và của các nhà đầu tư trong việc mua cổ phiếu của các công ty này

Thứ hai: Ngoài việc vốn ban đầu để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh các TNCs

còn thực hiện các biện pháp huy động thêm vốn từ Công ty mẹ, từ các chi nhánh thành viên của tập đoàn, từ các đối tác, các tổ chức tài chính và tín dụng thế giới… Đây chính là hình thức thu hút đầu tư của các nước đang phát triển hiện nay

Thứ ba: TNCs góp phần cải thiện cán cân thanh toán của các nước thông qua việc tích luỹ

ngoại hối nhờ các hoạt động xuất khẩu Như đã phân tích ở trên Hoạt động xuất khẩu của TNCs chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước Điều đó không chỉ thể hiện ở vai trò thúc đẩy thương mại thế giới của các TNCs mà còn đem lại một nguồn ngoại tệ quan trọng, góp phần tạo thế cân bằng cho cán cân thanh toán của nước chủ nhà

Trang 14

Tóm lại, TNCs đóng vai trò rât to lớn trong hoạt động đầu tư quốc tế Xét trên góc độ nền kinh tế toàn cầu thì TNCs thúc đẩy lưu thông dòng vốn FDI trên phạm vi toàn thế giới Mặt khác,

ở góc độ từng quốc gia riêng thì TNCs góp phần làm tăng tích luỹ vốn cho nước chủ nhà

3 Trong hoạt động phát triển và chuyển giao công nghệ

1) TNCs là chủ thể chính trong phát triển công nghệ thế giới

Trong chiến lược cạnh tranh, các công ty xuyên quốc gia luôn coi công nghệ là yếu tố quan trọng, giữ vị trí hàng đầu Do đo, thúc đẩy đổi mới công nghệ bằng hoạt động Nghiên cứu và phát triển (R&D) là nhiệm vụ sống còn của các công ty Đi đầu trong đổi mới công nghệ đồng nghĩa với nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và giữ vị trí độc quyền

Ngày nay, nhận thức của các TNCs về khoa học công nghệ đã chuyển biến Nếu như trước đây, các TNCs thường đầu tư lớn cho các phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu để các cơ sở này tạo ra các phát minh sáng chế này Tại các TNCs đang diễn ra quá trình quốc tế hoát hoạt động R&D một cách mạnh mẽ Công nghệ mới ra đời không chỉ từ các phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu, các trường đại học mà còn từ chính các cơ sở sản xuất của TNCs Thí dụ Motorola đã thiết lập hệ thống R&D của mình bao gồm 14 cơ quan tại 7 quốc gia, tập đoàn Bristol Myer Squibb có 12 cơ sở hoạt động R&D tại 6 quốc gia [5]

Bước chuyển quan trọng trong chính sách hoạt động R&D của công ty đã có những thay đổi căn bản Nếu trước đây các công ty đầu tư cao cho công tác R&D tại công ty mẹ thì nay đang thực hiện chính sách phi tập trung hoá do một số lý do sau:

Thứ nhất: tiềm năng về tri thức không chỉ bó hẹp trong một vài công ty hoặc một nước nào

đó Như vậy, để tiếp cận với tiềm năng này các công ty phải thiết lập thêm nhiều cơ sở hoạt động R&D mới Tại những khu vực đó, các công ty có thể làm giầu thêm nguồn tri thức bằng việc mở rộng hoạt động R&D, đồng thời tiếp thu thành quả từ các đối thủ cạnh tranh

Thứ hai: Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu để chiếm lĩnh thị trường các công ty buộc phải đưa

sản phẩm ra thị trường càng nhanh càng tốt nên buộc các TNCs phải thực hiện R&D ở nước ngoài

Ví dụ, hoạt động R&D của Mỹ đối với các chi nhánh ở nước ngoài tăng rất nhanh Từ năm 1985 đến 1995 tăng 3-4 lần trong khi doanh số tăng 2,5 lần và lao động tăng 1,7 lần [3]

Các hoạt động R&D thường tập trung tại những khu vực dồi dào nguồn tri thức Ví dụ năm

1994 khoảng 90% các nghiên cứu do các chi nhánh TNCs của Mỹ thực hiện ở những nước công nghiệp phát triển.Microsoft đã thành lập một phòng nghiên cứu tại Anh để thuê lao động khoa học với chi phí rẻ hơn

Bước vào thiên niên kỷ mới, tầm quan trọng của khoa học công nghệ đối với việc phát triển kinh tế xã hội một lần nữa lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia và các doanh nghiệp

sự thay đổi mau chóng của công nghệ đang tạo ra nền sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn Trong năm 1985-1998 hàng hoá chế tạo có hàm lượng khoa học cao tăng 21,4%, hàng hoá có hàm lượng khoa học công nghệ trung bình tăng 14,3% Như vậy, nhờ tiếp thu khoa học công nghệ mà giá trị gia tăng của hàng hoá xuất khẩu qua chế biến của các nước đang phát triển đạt tỷ lệ tăng trưởng

Trang 15

cao Muốn có lợi nhuận cao, các quốc gia đã tăng cường đầu tư cho R&D Các quốc gia như Mỹ

và Nhật Bản đầu tư cho hoạt động R&D 3% GDP, Đức và Pháp là 2,3% ; Singapore là 1,1% Mức đầu tư bình quân đầu người cho R&D cao nhất là Nhật Bản (1.200USD), Mỹ (680USD), Đức (625USD), Pháp (575USD), Singapore (262 USD) Hàn Quốc là quốc gia theo đuổi chiến lược công nghệ cao và đặt mục tiêu đến năm 2010 trở thành 1 trong 10 nước đứng đầu về khoa học công nghệ [1], [3]

Trong các ngành hưởng lợi từ các hoạt động R&D thì ngành công nghệ thông tin đứng hàng đầu Mức đầu tư cho công nghệ thông tin của Mỹ hàng năm là 8% GDP, Nhật Bản là 7%, Hàn Quốc 6% , Pháp và Đức là 4% [3]

Các TNCs không chỉ đầu tư cho hoạt động R&D bằng chính sức lực của mình mà chúng còn nhận được sự hỗ trợ về nhiều mặt từ chính phủ của các nước tư bản Ví dụ chính phủ Nhật Bản giúp 6 công ty lớn là Fujisu, Hitachi, Mitshubishi, Kinzonku, Nihondenki và Toshiba cùng nghiên cứu kỹ thuật siêu mạch Trong khuôn khổ chiến lược phát triển công nghệ, TNCs cũng thiết lập các mối liên kết với các trung tâm nghiên cứu và viện nghiên cứu

4 Trong phát triển nguồn nhân lực:

Các TNCs tác động đối với phát triển nguồn lực và tạo việc làm qua hai cách trực tiếp và gián tiếp Các trực tiếp là thông qua các dự án TNCs góp phần tạo ra một khối lượng công việc khổng lồ Cách gián tiếp là TNCs đã tạo ra nhiều cơ hội cho việc phát triển nguồn lực

Là những công ty có quy mô lớn nên nhu cầu về lao động của các TNCs cũng rất lớn Thông qua việc thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài TNCs đã trực tiếp tạo ra một khối lượng đáng kể việc làm cho các nước tiếp nhận đầu tư Một cách gián tiếp TNCs cũng tạo ra một khối lượng lớn việc làm thông qua việc liên doanh với các đơn vị khác để cùng phát triển Thông qua việc liên kết với các nhà cung cấp, các nhà phân phối từ đó mở rộng phạm vi hoạt động của những đơn vị này và chính những đơn vị này lại tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động

Như vậy, các TNCs làm tăng khối lượng việc làm trên thế giới, bao gồm tăng việc làm ở cả chính quốc và ở nước chủ nhà Với gần 77.000 công ty mẹ và 900.000 chi nhánh trên toàn thế giới các TNCs là nguồn việc làm khổng lồ cho lực lượng lao động thế giới [3] Số liệu cụ thể như sau:

Bảng 3: Số lượng lao động của các chi nhánh nước ngoài

Năm Số lượng lao động (Người)

Nguồn: UNCTAD, World Investment report 2006

Như vậy, số lượng lao động làm việc tại các chi nhánh nước ngoài liên tục tăng lên Nếu như năm 1982 chỉ có 19,537 triệu lao động làm việc trong các chi nhánh của TNCs tại nước ngoài thì đến năm 2005 con số này là 62,092 triệu lao động, tức tăng gấp 3 lần so với năm 1982 Cũng theo Báo cáo Đầu Tư thế giới của UNCTAD năm 2004 thì tỷ lệ lao động làm việc tại các chi nhánh nước ngoài cũng chiếm phần lớn trong tổng cơ cấu lao động của các công ty mẹ Chẳng hạn, hãng General Electric của Mỹ có 307.000 nhân viên thì trong đó có 142.000 nhân viên tại các chi nhánh, Siemens

AG của Đức có 430.000 nhân viên trong đó có 266.000nhân viên làm việc tại các chi nhánh, IBM của Mỹ có 329.000 nhân viên trong đó có 175.832 nhân viên làm việc tại các chi nhánh, Nissan của Nhật có 183.000 nhân viên trong đó có 112.530 nhân viên làm việc tại các chi nhánh Như vậy, tỷ lệ

Trang 16

lao động tại các chi nhánh nước ngoài của các hãng Siemens AG, Nissan, IBM, General Electric lần lượt là 62%, 61%, 53%, và 44% [3]

Tại nhiều nước các chi nhánh nước ngoài đóng vai trò sống còn trong việc tạo ra việc làm cho người lao động Tại Singapore, số người làm cho các chi nhánh nước ngoài chiếm trên 50% tổng số lao động trong các ngành sản xuất, tại Ấn Độ, chỉ riêng số người làm trong ngành công nghệ phần mềm đã giải quyết 5 triệu việc làm cho nước này

1 Cấu trúc bộ máy hoạt động:

2 Tình hình TNCs trong những năm gần dây:

Theo danh sách World Investment Report của UNCT AD thì các côn g ty xuyê n quốc gi a chủ yế u tậ p tr un g ở ba nền kinh tế l ớn nhất thế giới là: Mỹ, Nh ật Bản, E U Tuy

nhiên, tro n g nh ữn g nă m gần đây c ó sự vươn lên mạn h mẽ của T run g Q uốc N guyê n

nhân là do cá c nền kinh tế nà y có ti ề m lực kinh tế mạ nh, có s ự phá t tri ển ki nh tế cao, tài c hính mạnh mẽ ủn g hộ cho T N Cs phá t triể n Một số cô n g ty xuyê n qu ốc gia

có lịch sử lâ u đời, hình thà nh từ tr ước chiến tra nh thế giới th ứ nhấ t, kh i đó cá c nước phát tr iển chủ y ếu l à EU, M ỹ, và s au đ ó là N hật N gày na y, cùn g với s ự t oàn cầu hó a

Ban quản lí điều hành

Kinh Nghiệm Người Dùng

Marketing

Sales

Mỹ

Châu Âu, Trung Đông

và Châu Phi

Châu Á - Thái Bình Dương

Bộ phận Pháp

Luật sư

Phát triển doanh nghiệp

Phát triển kinh doanh

Bộ phận tài chính

Viên thủ quỷ

Bất động sản

Kế hoạch tài chínhBan giám đốc

Ngày đăng: 23/01/2015, 21:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w