1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận:Nền kinh tế Mỹ docx

34 443 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 500,22 KB

Nội dung

Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 1 BÁO CÁO MARKETING QUỐC TẾ Nền kinh tế Mỹ Thực hiện nhóm 07 – D07 QT2 – HVCNBCVT Các thành viên bao gồm: Vũ Ngọc Anh Lê Thanh Hoài Nguyễn Thành Trung Nguyễn Phương Ngân Trần Thị Vân Anh Lê Đức Anh Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 2 MỤC LỤC I: Đặc thù nền kinh tế Mĩ và những nhận định về cơ hội, thách thức đối với DN Việt Nam. 4 1: Những nhân tố cấu thành cơ bản của nền kinh tế Mỹ. 4 1.1: Nhân tố cấu thành đầu tiên của một hệ thống kinh tế quốc gia là nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia đó. 4 1.2: Nhân tố cấu thành thứ hai là lao động, yếu tố chuyển hóa các tài nguyên thiên nhiên thành hàng hoá. 4 1.3: Quản lý khoa học. 6 2: Một nền kinh tế hỗn hợp. 7 3: Nền kinh tế thương mại điện tử. 9 4: Nhận định cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam. 10 II: Phân tích tiến trình phát triển của nền kinh tế Mỹ thông qua GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp. 12 1: Cái nhìn toàn cảnh sự phát triển của kinh tế Mỹ từ năm 1947 đến 2010. 12 1.1: Đánh giá chung tiến trình phát triển nền kinh tế Mỹ gần 100 năm qua. 12 1.2: Phân tích tình hình nền kinh tế Mỹ qua những con số. 14 2: Nền kinh tế Mỹ năm 2010, và những tháng đầu năm 2011. 17 3: Mỹ và những cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử. 19 Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 3 3.1: Suy thoái kinh tế Mỹ bắt đầu vào tháng 12/2007 và kết thúc vào tháng 6/2009, kéo dài 18 tháng. 20 3.2: Suy thoái đầu năm 2000 21 3.3: Suy thoái cuối thập kỷ 90 21 3.4: Suy thoái đầu những năm 1980 21 3.5: Khủng hoảng dầu mỏ những năm 1973 22 3.6: Suy thoái năm 1958 23 3.7: Suy thoái năm 1953 23 3.8: Suy thoái năm 1947 23 3.9: Đại suy thoái năm 1930 24 III: Nền kinh tế Mỹ vận hành như thế nào? 25 1: Chính phủ cố gắng điều tiết nền kinh tế, nhưng quyền lực quyết định về kinh tế là ở các doanh nghiệp, các cá nhân. 25 2: Những nỗ lực của liên bang để kiểm soát độc quyền 28 IV: Giới thiệu doanh nghiệp cụ thể hoạt động trên nền kinh tế thị trường Mỹ. 29 1: JPMorgan Chase (NYSE: JPM): 29 2- General Motors - Sự tồn tại, phá sản và tái cơ cấu. 32 Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 4 I: Đặc thù nền kinh tế Mĩ và những nhận định về cơ hội, thách thức đối với DN Việt Nam. 1: Những nhân tố cấu thành cơ bản của nền kinh tế Mỹ. 1.1: Nhân tố cấu thành đầu tiên của một hệ thống kinh tế quốc gia là nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia đó. Nước Mỹ rất giàu khoáng sản, đất đai canh tác màu mỡ và được phú cho khí hậu ôn hoà. Nó còn có đường bờ biển trải dài cả hai bên bờ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương cũng như trên vịnh Mêhicô. Những con sông bắt nguồn từ sâu trong lục địa và hệ thống Hồ Lớn - gồm năm hồ lớn nội địa dọc theo biên giới của Mỹ với Canada - cung cấp thêm mạng lưới giao thông đường thuỷ. Những tuyến đường thủy mở rộng này đã giúp nước Mỹ tạo ra tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm và nối liền 50 bang riêng rẽ thành một khối kinh tế thống nhất. 1.2: Nhân tố cấu thành thứ hai là lao động, yếu tố chuyển hóa các tài nguyên thiên nhiên thành hàng hoá. -So với châu Âu, văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ có những điểm khác biệt. Mặc dù đa số người Mỹ là người Anh và người châu Âu di cư, nhưng khi sang lục địa mới, họ nuôi dưỡng trong mình chí tiến thủ mạnh mẽ, tinh thần chú trọng thực tế cộng với tinh thần trách nhiệm nghiêm túc. Tất cả những điều đó đã tạo nên một bản sắc văn hóa mới – bản sắc văn hóa Mỹ. Người Mỹ cho rằng, ai cũng có quyền lợi hưởng cuộc sống hạnh phúc tự do bằng sức lao động chính đáng của họ. Bản sắc văn hóa Mỹ làm cho người ta học được chữ tín trong khế ước và tất cả mọi người đều bình đẳng về cơ hội phát triển: ai nhanh hơn, thức thời hơn, giỏi cạnh tranh hơn thì người đó giành thắng lợi. Có thể nói, ý thức suy tôn tự do, chú trọng hiệu quả thực tế, phóng khoáng, khuyến khích phấn đấu cá nhân đã trở thành nhịp điệu chung của văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ. Đây là những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu cho các nước phát triển trong quá trình tạo dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm phát triển đất nước. Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 5 -Người Mỹ nói chung là những người có khả năng làm việc độc lập rất cao. Nếu được giao làm một công việc nào đó theo nhóm, họ họp nhau lại, phân công công việc cụ thể cho từng người, khi dự án hoàn thành, mỗi một cá nhân lại trở về công việc của mình, không hề phụ thuộc vào nhau. Trong quan hệ công việc giữa cấp trên và cấp dưới hình thành một ranh giới rõ ràng. Các sếp luôn được ưu ái hơn so với nhân viên dưới quyền ở nhiều điểm: chỗ để xe riêng, phòng ăn riêng, phòng họp riêng, các chế độ đãi ngộ riêng. Và đó có lẽ cũng là nét đặc trưng của xã hội Mỹ: chức vụ càng cao, anh càng khác biệt với những người cấp dưới, và lúc này người có chức vụ cao thường hạn chế đến mức tối đa các mối quan hệ tiếp xúc với người cấp dưới. Trong các công ty Mỹ cơ cấu tổ chức rất rõ ràng, mỗi nhân viên đều có một chức vụ, vị trí nhất định, và họ không được quên rằng tất cả mọi vấn đề bàn bạc phải được thống nhất với những người lãnh đạo trực tiếp trước khi được báo cáo lên cho lãnh đạo cao cấp. -Số lượng nhân công sẵn có, và điều quan trọng hơn là năng suất lao động của họ, đã góp phần quyết định tình trạng lành mạnh của nền kinh tế. Xuyên suốt lịch sử của mình, nước Mỹ đã có sự tăng trưởng liên tục về lực lượng lao động, và chính điều đó lại góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gần như liên tục. Cho đến ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hầu hết số lao động là người nhập cư từ châu Âu, con cái họ, hoặc người Mỹ gốc Phi, những người mà tổ tiên họ bị mang đến Mỹ làm nô lệ. Vào những năm đầu thế kỷ XX, có một số lượng lớn người châu Á nhập cư vào Mỹ, và rất nhiều người nhập cư Mỹ Latinh đến vào những năm sau đó. Mặc dù nước Mỹ đã trải qua một vài thời kỳ thất nghiệp cao và những thời kỳ khác thiếu cung về lao động, nhưng khi có rất nhiều việc làm thì người nhập cư lại có xu hướng đến đây. Họ thường sẵn sàng làm việc với mức lương thấp hơn đôi chút so với lương lao động có văn hoá; và họ nhìn chung đều phát đạt, kiếm được nhiều tiền hơn rất nhiều so với ở quê hương. Nước Mỹ cũng thịnh vượng làm cho nền kinh tế phát triển nhanh, đủ sức thu hút nhiều người mới đến hơn nữa. Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 6 -Đối với sự thành công về kinh tế của một đất nước, chất lượng lao động sẵn có, mọi người sẵn sàng làm việc chăm chỉ như thế nào và tay nghề của họ ra sao - ít nhất cũng quan trọng như số lượng lao động. Trong buổi ban đầu của nước Mỹ, cuộc sống tại vùng đất hoang vu rộng lớn này đòi hỏi lao động nặng nhọc, và những gì được xem là nguyên tắc làm việc của người Tin lành đã củng cố thêm nét đặc biệt này. Sự chú trọng đặc biệt tới giáo dục, bao gồm cả đào tạo kỹ thuật và dạy nghề, cũng góp phần đưa đến thành công kinh tế cho nước Mỹ, cũng giống như ý chí sẵn sàng thử nghiệm và thay đổi. -Tính lưu động của lao động cũng quan trọng như thế đối với khả năng của nền kinh tế Mỹ để thích nghi với những điều kiện thay đổi. Khi người nhập cư tràn ngập thị trường lao động ở bờ biển phía Đông, nhiều người lao động đã di chuyển vào sâu trong nội địa, và thường là đến các vùng đất trang trại đang chờ được canh tác. Tương tự như vậy, những cơ hội về kinh tế trong các thành phố công nghiệp ở miền Bắc đã thu hút người Mỹ da đen đến từ các trang trại miền Nam vào nửa đầu thế kỷ XX. -Chất lượng của lực lượng lao động vẫn tiếp tục là một vấn đề quan trọng. Ngày nay, người Mỹ coi “vốn nhân lực” là chìa khóa dẫn đến thành công trong nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao, hiện đại. Do đó, các nhà lãnh đạo chính phủ và các quan chức quản lý kinh doanh ngày càng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo để phát triển lực lượng lao động có đầu óc nhanh nhạy và kỹ năng thích hợp cần thiết cho các ngành công nghiệp mới như tin học và viễn thông. 1.3: Quản lý khoa học. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động mới chỉ là một phần của hệ thống kinh tế. Các nguồn lực đó cần phải được tổ chức và quản lý để đạt được hiệu quả tối đa. Trong nền kinh tế Mỹ, các nhà quản lý, người đáp lại các tín hiệu của thị trường, đảm nhận chức năng đó. Cấu trúc quản lý truyền thống ở Mỹ dựa trên một chuỗi mệnh lệnh từ trên xuống; quyền lực bắt đầu từ ban lãnh đạo tối cao, những người bảo đảm cho hoạt động kinh doanh được thông suốt và hiệu quả, xuống tới các cấp quản lý thấp hơn khác nhau chịu trách nhiệm điều phối các bộ phận của doanh nghiệp, cho đến người quản Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 7 đốc tại phân xưởng. Rất nhiều nhiệm vụ lại được phân công cho các bộ phận khác nhau và người lao động. Ở nước Mỹ vào đầu thế kỷ XX, tính chuyên môn hóa này, hay sự phân công lao động, được coi là phản ánh cách “quản lý khoa học” dựa trên phân tích hệ thống. Rất nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục vận hành với cấu trúc truyền thống, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp khác đã thay đổi quan điểm quản lý. Đối mặt với tình trạng cạnh tranh gia tăng trên toàn cầu, các doanh nghiệp Mỹ đang tìm kiếm những cấu trúc tổ chức linh hoạt hơn, đặc biệt trong các ngành công nghiệp công nghệ cao đòi hỏi tuyển dụng những lao động tinh xảo và phải phát triển, cải tiến sản phẩm và thậm chí đáp ứng thị hiếu khách hàng một cách nhanh chóng. Việc phân cấp và phân công lao động quá mức ngày càng bị coi là ngăn cản sự sáng tạo. Do vậy, nhiều công ty đã “san phẳng” cấu trúc tổ chức của họ, giảm số lượng các nhà quản lý và trao quyền nhiều hơn cho các nhóm công nhân thuộc nhiều lĩnh vực. 2: Một nền kinh tế hỗn hợp. Nước Mỹ được coi là có một nền kinh tế hỗn hợp, bởi vì cả doanh nghiệp sở hữu tư nhân và chính phủ đều đóng những vai trò quan trọng. Quả thực, một số trong những cuộc tranh luận kéo dài nhất của lịch sử kinh tế Mỹ tập trung vào vai trò tương đối của các khu vực nhà nước và tư nhân. Hệ thống doanh nghiệp tự do của Mỹ nhấn mạnh đến sở hữu tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân tạo ra phần lớn hàng hóa và dịch vụ, và gần hai phần ba tổng sản lượng kinh tế của quốc gia là dành cho tiêu dùng cá nhân (một phần ba còn lại được mua bởi chính phủ và doanh nghiệp). Trên thực tế, vai trò của người tiêu dùng lớn đến mức quốc gia này thỉnh thoảng được mô tả là có một “nền kinh tế tiêu dùng”. Sự nhấn mạnh này đối với sở hữu tư nhân xuất phát một phần từ niềm tin của người Mỹ về tự do cá nhân. Ngay từ thời lập quốc, người Mỹ đã lo sợ quyền lực quá mức của chính phủ, và họ luôn tìm cách hạn chế uy quyền của chính phủ đối với cá nhân - bao Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 8 gồm cả vai trò của chính phủ trong lĩnh vực kinh tế. Hơn nữa, người Mỹ nhìn chung đều tin rằng một nền kinh tế được đặc trưng bởi sở hữu tư nhân dường như hoạt động hiệu quả hơn so với nền kinh tế đặc trưng bởi sở hữu nhà nước. Tuy vậy, doanh nghiệp tự do cũng có những hạn chế. Người Mỹ luôn tin rằng một số dịch vụ do nhà nước đảm nhận sẽ tốt hơn các doanh nghiệp tư nhân. Chẳng hạn, Chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm chủ yếu đối với các hoạt động về tư pháp, giáo dục (mặc dù có rất nhiều trường học và trung tâm đào tạo tư nhân), hệ thống đường giao thông, báo cáo thống kê xã hội và an ninh quốc phòng. Hơn nữa, chính phủ cũng thường được yêu cầu can thiệp vào nền kinh tế để điều chỉnh những tình huống mà ở đó hệ thống giá cả không hoạt động. Ví dụ, chính phủ điều tiết các nhà “độc quyền tự nhiên”, và sử dụng luật chống độc quyền để kiểm soát hoặc ngăn chặn các tổ hợp kinh doanh trở nên quá mạnh đến mức chúng có thể chế ngự các lực lượng thị trường. Chính phủ cũng giải quyết những vấn đề nằm ngoài phạm vi của các lực lượng thị trường. Nó cung cấp phúc lợi và trợ cấp thất nghiệp cho những người không có khả năng tự trang trải, do họ gặp rủi ro trong cuộc sống cá nhân hoặc bị mất việc làm bởi biến động kinh tế đột ngột; nó thanh toán hầu hết chi phí chăm sóc y tế cho người già và những người sống trong cảnh nghèo nàn; chính phủ điều tiết ngành công nghiệp tư nhân nhằm hạn chế sự ô nhiễm không khí và nước; nó cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp cho những người bị thiệt hại do thiên tai; và nó đóng vai trò đầu tàu trong việc khám phá vũ trụ, một ngành có chi phí quá cao đối với bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào. Nền kinh tế hỗn hợp này chính là sự thể hiện rõ nhất nguyên tắc cơ bản trong các hoạt động kinh tế của Mỹ: - Thứ nhất, và là điều quan trọng nhất, nước Mỹ vẫn duy trì một “nền kinh tế thị trường”. Người Mỹ tiếp tục cho rằng một nền kinh tế nhìn chung vận hành tốt nhất khi các quyết định về sản xuất cái gì và định giá hàng hóa như thế nào được hình thành thông qua hoạt động trao đổi qua lại của hàng triệu người mua và người bán độc lập, chứ không phải bởi chính phủ hay những lợi ích cá nhân có thế lực nào. Người Mỹ tin rằng trong Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 9 một hệ thống thị trường tự do, giá cả gần như phản ánh giá trị thật sự của đồ vật, và bởi vậy nó có thể là chỉ dẫn tối ưu cho nền kinh tế nên sản xuất cái gì cần thiết nhất. - Tuy nhiên, niềm tin của người Mỹ vào “doanh nghiệp tự do” không loại bỏ vai trò quan trọng của chính phủ. Đôi khi người Mỹ vẫn trông cậy vào chính phủ để ngăn chặn hoặc điều tiết các công ty xuất hiện khuynh hướng phát triển quá nhiều quyền lực đến mức không tuân theo các lực lượng thị trường. Họ dựa vào chính phủ để giải quyết những vấn đề mà kinh tế tư nhân bỏ qua, từ giáo dục cho đến bảo vệ môi trường. Và mặc dù ủng hộ tích cực các nguyên lý thị trường, nhưng thỉnh thoảng họ vẫn sử dụng chính phủ để nuôi dưỡng các ngành công nghiệp mới, và thậm chí để bảo vệ các công ty Mỹ trong cạnh tranh. 3: Nền kinh tế thương mại điện tử. Nói đến Mỹ có lẽ không thể không nói đến thương mại điện tử. Các giao dịch thương mại trên mạng đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho tất cả các doanh nghiệp và các quốc gia. Ở Mỹ hiện nay có thể mua hầu hết mọi thứ trên mạng từ sách vở, DVD, quần áo, thức ăn, máy vi tính và phụ kiện, các tiện nghi trong gia đình (bàn ghế) đến vé máy bay, mua tour du lịch, đặt phòng khách sạn, thuê xe hơi, rồi đến tra bản đồ để tìm đường đi đến địa chỉ cần thiết, các thông tin về tình hình giao thông (kẹt xe) trên các xa lộ. Tất cả đều trên mạng. Thời gian đầu khách hàng đều rất ngại mua hàng trên mạng vì những lý do an toàn thông tin và cảm giác không yên tâm khi đối diện với các nhà cung cấp “ảo”. Nhưng càng sử dụng họ càng thấy hệ thống rất ổn định và đáng tin cậy. Thông thường mua hàng trên mạng giá rẻ hơn và đây là một thị trường trong suốt về giá. Nghĩa là khi mua một sản phẩm khách hàng trên mạng thường tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và nguồn nào cho giá rẻ nhất với dịch vụ tốt nhất thì mua. Trong những cái tên lớn, phải kể đến Amazon.com, không chỉ là nhà cung cấp rất nhiều chủng loại sản phẩm trên mạng, Amazon còn là một thị trường tập hợp các nhà cung cấp khác nhau, ai muốn bán sản phẩm thì đăng ký với Amazon và sẽ được đăng trên mạng này. Khi bán được sản phẩm nhà cung cấp trích phí cho Amazon. Để đảm bảo Marketing quốc tế - Nhóm 7 D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 10 chất lượng cung ứng, sau khi hoàn tất một giao dịch, khách hàng được yêu cầu đánh giá chất lượng nhà cung cấp và đây là một thông số quan trọng để các khách hàng chọn nhà cung cấp. Mặt khác, với các giao dịch giá trị lớn khách hàng được khuyến cáo mua bảo hiểm để tránh rủi ro. Một cái tên lớn khác – E-bay.com lại là một thị trường bán đấu giá, bán đủ thứ trên trời dưới đất. Sản phẩm và giá cả rất đa dạng và phản ứng rất theo cung cầu của thị trường. Cần thấy rằng khi các giao dịch trên mạng phát triển thì hàng loạt các ngành dịch vụ liên đới như vận chuyển, bưu chính, tính dụng – ngân hàng, bảo hiểm cũng phát triển theo. 4: Nhận định cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam. Mỹ là một thị trường mở rộng lớn nhiều tiềm năng cho việc tiêu thụ sản phẩm với mức giá cả cao cho tất cả các doanh nghiệp muốn tham gia vào nó, đây là một cơ hội lớn, doanh nghiệp nào cũng muốn nắm bắt. Nhưng cũng chính vì vậy, đây cũng là thách thức lớn với các doanh nghiệp Việt khi hoạt động trong một thị trường tự do canh tranh đầy khốc liệt này, vốn dĩ đã có rất nhiều nhà cung cấp, đa dạng các chủng loại hàng hóa cung cấp. Vậy nên, cái khó là chúng ta lựa chọn, DN Việt sẽ bán gì và như thế nào? Việt Nam có thế mạnh về các mặt hàng truyền thống, các mặt hàng thủy hải sản tươi sống ngon, giá rẻ và thực tế khách hàng nước ngoài trong đó có Mỹ rất ưa chuộng mặt hàng mây tre đan cũng như hoa quả, thủy hải sản của ta. Đây là một hướng đi cho các doanh nghiệp trong nước. Nhưng trong tương lai, Việt Nam cần tìm hiểu nhiều hơn về thị trường Mỹ để biết được họ vẫn đang thiếu gì, và ta đang có những lợi thế tương đối gì để khai thác triệt để. Một cách thức xâm nhập thị trường Mỹ mà các DN Việt có thể ứng dụng chính là E- Marketing ( Marketing điện tử ) trong một xã hội người dân đã chấp nhận và sử dụng rộng rãi cách thức giao dịch mua hàng qua mạng. Chúng ta có thể nghĩ đến các cơ hội xâm nhập thị trường quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc tham gia là nhà cung cấp trên Amazon, hay E-bay. Đây là một con đường Marketing phù hợp đối với doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào nền kinh tế thương mại điện tử như Mỹ. Có [...]... trường tài chính, suy thoái kinh tế Mỹ lần vừa qua kéo dài 18 tháng, dài hơn thời kỳ kinh tế Mỹ đi xuống sau thời kỳ Đại Khủng hoảng 1929 – 1933 Hơn 8 triệu người Mỹ đã mất việc trong thời gian 18 tháng kinh tế Mỹ suy thoái vừa qua, hậu quả sẽ mất nhiều năm mới có thể khắc phục được Nước Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới vì vậy sự suy sụp của nó dẫn đến sự suy thoái nền kinh tế cả thế giới Và đến nay... nơi ít dân cư sinh sống Trước đó, Theo Bộ Thương mại Mỹ, tăng trưởng kinh tế Mỹ quý 2/2010 chỉ còn 1,6% từ mức 3,7% của quý 1/2010 và 5% trong quý 4/2009 Kinh tế Mỹ đã hồi phục được 70% so với mức trước khủng hoảng Lakshman Achuthan, giám đốc điều hành tại Viện nghiên cứu chu kỳ kinh tế (ECRI) và là chuyên gia về suy thoái kinh tế, nhận xét kinh tế Mỹ hiện đã hồi phục được 70% so với trước khủng hoảng... động sản xuất, kinh doanh tiêu dùng bị đình trệ, thất nghiệp tràn lan gây ảnh hưởng to lớn tới kinh tế Mỹ và toàn thế giới III: Nền kinh tế Mỹ vận hành như thế nào? 1: Chính phủ cố gắng điều tiết nền kinh tế, nhưng quyền lực quyết định về kinh tế là ở các doanh nghiệp, các cá nhân Nước Mỹ coi hệ thống doanh nghiệp tự do của mình như là một mô hình cho các quốc gia khác Thành công về kinh tế của đất nước... Marketing - HVCNBCVT Page 18 Marketing quốc tế - Nhóm 7 Tuy nhiên ông cũng thừa nhận đà phục hồi lần này không giống những lần phục hồi trước đây Hiện kinh tế Mỹ mới chỉ lấy lại được 9% số lượng việc làm đã mất trong thời kỳ suy thoái kinh tế Khả năng kinh tế rơi vào suy thoái lần 2 khá hiếm Lần gần nhất kinh tế Mỹ suy thoái lần 2 là vào năm 1981 – 1982 sau khi kinh tế suy thoái vào năm 1980 Chỉ số giá cho... So sánh những lần kinh tế Mỹ suy thoái tính từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 19 Marketing quốc tế - Nhóm 7 3.1: Suy thoái kinh tế Mỹ bắt đầu vào tháng 12/2007 và kết thúc vào tháng 6/2009, kéo dài 18 tháng Suy thoái kinh tế Mỹ tồi tệ nhất trong 70 năm, bắt đầu từ tháng 12/2007 đã kết thúc vào tháng 6/2009 Từ quý 4/2007 cho đến quý 2/2009, kinh tế Mỹ tăng trưởng âm... thấy kinh tế vẫn đang tăng trưởng nhưng rất yếu Sau 1 năm nữa, tỷ lệ thất nghiệp vẫn sẽ không mấy thay đổi so với hiện nay.” Ông Kasman dự báo khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái lần 2 là khoảng 25% -Nói chung, nền kinh tế Mỹ sau suy thoái kinh tế bắt đầu từ năm 2007 đã bước đầu ổn định, dù tốc độ hồi phục chậm Tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý thứ 4 năm 2010, theo Cục Phân tích kinh tế: tổng... hoàn cảnh khó khăn 2: Nền kinh tế Mỹ năm 2010, và những tháng đầu năm 2011 -Theo NBER - Cục Nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER), một tổ chức phi lợi luận của các nhà kinh tế hàng đầu đến từ các hãng nghiên cứu, trường đại học và một số cơ quan khác Cơ quan này luôn chịu trách nhiệm tính ngày bắt đầu và kết thúc của mỗi cuộc suy thoái kinh tế, chính thức công bố kinh tế Mỹ bước vào suy thoái kể từ... quan đến thời kỳ kinh tế đi xuống vừa qua bởi chúng ta chưa thoát ra khỏi những D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 17 Marketing quốc tế - Nhóm 7 ảnh hưởng xấu Rõ ràng, kinh tế trong khoảng thời gian trên đi xuống chưa từng có tính từ Đại Khủng hoảng 1930.” Ông Bruce Kasman, chuyên gia kinh tế trưởng tại JP Morgan Chase, nhận xét: Kinh tế Mỹ vẫn phục hồi mong manh và rủi ro đối với kinh tế toàn cầu không... ích người nuôi trồng II: Phân tích tiến trình phát triển của nền kinh tế Mỹ thông qua GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp 1: Cái nhìn toàn cảnh sự phát triển của kinh tế Mỹ từ năm 1947 đến 2010 1.1: Đánh giá chung tiến trình phát triển nền kinh tế Mỹ gần 100 năm qua Trong suốt quá trình phát triển của mình trăm năm qua , Nền kinh tế Mỹ biến đổi theo những cách thức khác nhau Dân số và lực lượng lao... của Cục thống kê Lao động của Mỹ, Lạm phát Mỹ tăng 1,6% trong tháng Giêng, năm 2011, nhưng Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ giảm đến 9% trong tháng Giêng 2011 3: Mỹ và những cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử Dù là cường quốc kinh tế số một hiện nay trên thế giới, nhưng nền kinh tế Mỹ cũng đã phải trải qua những cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ Cường quốc kinh tế số một thế giới không lạ lẫm . trình phát triển nền kinh tế Mỹ gần 100 năm qua. 12 1.2: Phân tích tình hình nền kinh tế Mỹ qua những con số. 14 2: Nền kinh tế Mỹ năm 2010, và những. kinh tế Mỹ năm 2010, và những tháng đầu năm 2011. -Theo NBER - Cục Nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER), một tổ chức phi lợi luận của các nhà kinh tế

Ngày đăng: 10/03/2014, 19:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2: Phân tích tình hình nền kinh tế Mỹ qua những con số. - Tiểu luận:Nền kinh tế Mỹ docx
1.2 Phân tích tình hình nền kinh tế Mỹ qua những con số (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w