1: Chính phủ cố gắng điều tiết nền kinh tế, nhưng quyền lực quyết định về kinh
tế là ở các doanh nghiệp, các cá nhân.
Nước Mỹ coi hệ thống doanh nghiệp tự do của mình như là một mô hình cho các quốc gia khác. Thành công về kinh tế của đất nước này dường như củng cố quan điểm cho rằng nền kinh tế vận hành tốt nhất khi chính phủđể cho các doanh nghiệp và cá nhân giành lấy thắng lợi - hay thất bại - bằng năng lực của chính họ trên những thị trường cạnh tranh và rộng mở. Nhưng chính xác thì kinh doanh trong hệ thống doanh nghiệp tự do của Mỹđược “tựdo” đến mức nào? Câu trả lời là “không hoàn toàn”. Một tập hợp những quy
định phức tạp của chính phủđã định hình nhiều phương diện của hoạt động kinh doanh. Mỗi năm, chính phủ lại thảo ra hàng ngàn trang những quy định mới, thường là giải thích rõ ràng và chi tiết những gì các doanh nghiệp được phép làm và không được làm.
Tuy nhiên, cách tiếp cận của người Mỹ đối với hoạt động điều tiết của chính phủ vẫn luôn thay đổi. Trong những năm gần đây, các chính sách điều tiết trở nên chặt chẽ hơn
trong một số lĩnh vực và nới lỏng hơn ở những lĩnh vực khác. Trên thực tế, một chủ đề
xuyên suốt trong lịch sử kinh tế Mỹ gần đây là cuộc tranh luận liên tục về việc khi nào thì chính phủ nên can thiệp vào hoạt động kinh doanh và ở mức độ nào.
D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 26
Mỹ là một đất nước được xây dựng trên lòng tin vào cá nhân và ngờ vực uy quyền.
Và cách nền kinh tế Mỹ được vận hành được tóm tắt bằng một thuật ngữ tiếng Pháp
“laissez-faire” (hãy để mặc nó). Khái niệm này xuất phát từ các học thuyết kinh tế của
Adam Smith, một nhà kinh tế học người Xcôtlen ở thế kỷ XVIII, người mà các tác phẩm
của ông đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Mỹ. Ở đây, lợi ích cá nhân được coi cần có tự do hoàn toàn, chừng nào các thị trường còn tự do và cạnh tranh
thì hoạt động của từng người, được thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân, sẽ có thể phối hợp để tạo
ra lợi ích lớn hơn cho xã hội. Trong đó, chính phủ chủ yếu thiết lập nên những qui tắc cơ bản cho doanh nghiệp tự do, để bảo vệ người tiêu dùng, cũng như các doanh
nghiệp (thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) trước sự khống chế của các tập đoàn
tài chính lớn được nắm giữ bởi một số nhà tài phiệt chóp bu của phố Wall, cũng như
bảo vệ các doanh nghiệp có lợi thế trước sức tấn công bên ngoài. T
Thực tế nước Mỹ, trong rất nhiều trường hợp, việc thực thi chính sách tự do kinh doanh không ngăn cản các nhóm lợi ích cá nhân hướng tới chính phủ để nhờ giúp đỡ. Các công ty đường sắt chấp nhận sự giúp đỡ về đất đai và tiền trợ cấp công ích trong thế kỷ
XIX. Các ngành công nghiệp đương đầu với cạnh tranh mạnh mẽ của nước ngoài từ lâu đã kêu gọi sự bảo hộ thông qua chính sách thương mại. Ngành nông nghiệp Mỹ, hầu như
toàn bộ nằm trong tay tư nhân, đã hưởng lợi từ những chính sách trợ giúp của chính phủ.
Nhiều ngành công nghiệp khác cũng tìm kiếm và nhận được sự giúp đỡ của chính phủ từ
việc cắt giảm thuế cho đến trợ cấp toàn bộ…
Sự điều tiết của chính phủ đối với ngành công nghiệp tư nhân có thể được chia thành hai phạm trù - điều tiết kinh tế và điều tiết xã hội. Hoạt động điều tiết kinh tế chủ yếu tìm cách kiểm soát giá cả. Được xây dựng về mặt lý thuyết để bảo vệ người tiêu dùng và những công ty nhất định (thường là các doanh nghiệp nhỏ) trước các công ty có thế lực
mạnh hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các hoạt động điều tiết kinh tế lại được
tiến hành nhằm bảo vệ các công ty tránh khỏi sự cạnh tranh tiêu cực. Ngược lại, điều tiết
D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 27
việc an toàn hơn hoặc một môi trường trong sạch hơn. Các hoạt động điều tiết xã hội tìm cách hạn chế hoặc ngăn cấm các hành vi có hại mang tính tập thể hoặc khuyến khích các hành vi được xã hội mong muốn. Ví dụ, chính phủ kiểm soát việc xả khói thải từ các nhà máy, và cắt giảm thuế cho những công ty đáp ứng được các chuẩn mực nhất định về
quyền lợi hưu trí và sức khoẻ đối với người lao động của mình.
Lịch sử nước Mỹ đã nhiều lần chứng kiến sự dao động giữa những nguyên tắc tự do
kinh doanh và những yêu cầu về sự điều tiết của chính phủ ở cả hai hình thức. Trong 25 năm qua, những người theo phái tự do cũng như phái bảo thủ đều tìm cách giảm bớt hoặc
xóa bỏ một số hình thức điều tiết kinh tế, nhất trí rằng các hoạt động điều tiết này đã bảo
vệ một cách sai lầm các công ty tránh khỏi cạnh tranh bằng phí tổn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo chính trị lại có rất nhiều ý kiến khác nhau về điều tiết xã hội.
Những người tự do nghiêng về ủng hộ sự can thiệp của chính phủ nhằm thúc đẩy hàng loạt các mục tiêu phi kinh tế, trong khi những người bảo thủ lại coi đó như là một sự xâm
phạm làm cho các doanh nghiệp bị giảm tính cạnh tranh và hiệu quả.
Có rất nhiều cơ quan điều tiết được cơ cấu tổ chức sao cho biệt lập với tổng thống và, trên lý thuyết, với các áp lực chính trị. Chúng được điều hành bởi các ủy ban độc lập với
các thành viên do tổng thống chỉ định và phải được thượng viện phê chuẩn. Theo luật, các ủy ban này phải bao gồm những người được ủy quyền của cả hai đảng chính trị và làm việc trong một thời hạn cố định, thông thường từ năm đến bảy năm. Mỗi cơ quan có
bộ máy nhân sự khoảng hơn 1.000 người. Quốc hội dành riêng ngân sách cho những cơ
quan này và giám sát hoạt động của chúng. Xét theo một số khía cạnh, các cơ quan điều
tiết hoạt động giống như những tòa án. Chúng tổ chức các buổi điều trần giống như
những phiên xét xử của tòa án, và các phán quyết của chúng phụ thuộc vào việc xem xét
lại của tòa án liên bang.
Mặc dù các cơ quan điều tiết có tính độc lập chính thức, nhưng các đại biểu quốc hội
thay mặt cử tri của mình thường tìm cách gây ảnh hưởng tới các thành viên của chúng.
D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 28
đối với các cơ quan điều tiết chúng; các quan chức của cơ quan này thường có quan hệ
mật thiết với những doanh nghiệp mà họ điều tiết, và rất nhiều người được mời làm việc
với mức lương cao ở những ngành công nghiệp đó khi nhiệm kỳ làm cán bộ điều tiết của
họ hết hạn. Tuy nhiên, các công ty cũng có những than phiền riêng của mình. Ngoài những vấn đề khác, một số tập đoàn chỉ trích rằng các chính sách điều tiết kinh doanh của
chính phủ thường lỗi thời ngay sau khi vừa được viết ra bởi vì các điều kiện kinh doanh thay đổi rất nhanh chóng.
2: Những nỗ lực của liên bang để kiểm soát độc quyền
Các công ty độc quyền nằm trong số những thực thể kinh doanh đầu tiên mà chính phủ Mỹ cố gắng điều tiết vì quyền lợi cộng đồng. Sự sáp nhập các công ty nhỏ thành các công ty lớn hơn đã tạo điều kiện cho một số tập đoàn có quy mô rất lớn tránh khỏi những
nguyên tắc thị trường bằng cách “cố định” giá cả hoặc loại bớt đối thủ cạnh tranh. Các
nhà cải cách lập luận rằng những hành động này cuối cùng đều khiến chongười tiêu dùng phải trả giá cao hơn hoặc hạn chế sự lựa chọn của họ. Đạo luật chống độc quyền Sherman, được thông qua năm 1890, tuyên bố rằng không một ai hoặc một doanh nghiệp nào được phép độc quyền hóa thương mại hoặc phối hợp hay liên kết với người khác nhằm hạn chế thương mại. Vào đầu những năm 1900, chính phủ đã sử dụng đạo luật này
để chia tách công ty dầu mỏ Standard Oil Company của John D.Rockefeller và một số
hãng lớn khác bị coi là đã lạm dụng sức mạnh kinh tế của mình.
Năm 1914, Quốc hội lại thông qua hai luật nữa được xây dựng để củng cố Đạo luật
chống độc quyền Sherman: Đạo luật chống độc quyền Clayton và Đạo luật về ủy ban thương mại liên bang. Đạo luật chống độc quyền Clayton xác định rõ ràng hơn cái gì bị
coi là hạn chế thương mại bất hợp pháp. Đạo luật này cấm phân biệt giá làm cho một số người mua nhất định có ưu thế hơn người khác; cấm các hợp đồng trong đó các nhà sản
xuất chỉ bán cho các đại lý đồng ý không bán hàng hóa của đối thủ cạnh tranh; và ngăn
D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 29
ủy ban thương mại liên bang lập ra một ủy ban của chính phủ nhằm mục đích ngăn cản
các hoạt động kinh doanh không công bằng và chống lại cạnh tranh.
Các nhà phê bình cho rằng ngay cả những công cụ chống độc quyền mới này cũng chưa hoàn toàn có hiệu quả. Năm 1912, Tập đoàn thép Hoa Kỳ, một tập đoàn kiểm soát hơn một nửa toàn bộ sản lượng thép của Mỹ, đã bị tố cáo là độc quyền. Hoạt động pháp
lý chống lại tập đoàn này kéo dài cho đến tận năm 1920 khi Tòa án tối cao, trong một
quyết định mang tính bước ngoặt, đã phán quyết rằng Tập đoàn thép Hoa Kỳ không phải là độc quyền bởi vì nó không ngăn cản thương mại “một cách bất hợp lý”. Tòa án đã đưa
ra sự phân biệt thận trọng giữa khái niệm khổng lồ và độc quyền, và cho rằng quy mô to
lớn của một tập đoàn không nhất thiết là xấu.
Cuộc đấu tranh giữa các đời tổng thống với các thế lực tài chính ngân hàng nhằm
bảo vệ lợi ích của người dân, để bảo vệ mục tiêu buổi đầu xây dựng hợp chủng quốc
Hoa Kỳ - một đất nước : tự do, dân chủ thực sự, vận mệnh là tự cá nhân quyết định
chứ không phải nằm trong sự khống chế của một số cá nhân như thực tại. Song,
những vụ ám sát đẫm máu của các đời tổng thống, tỷ lệ tổng thống bị ám sát của Mỹ
là cao nhất thế giới, đã cho chúng ta hiểu, các nhà tài phiệt nắm giữ phố Wall đang
thắng thế, nền kinh tế Mỹ thực sự không phải là nền kinh tế tự do đúng nghĩa như nó
vốn được tin tưởng và đặt ra trong quy tắc kinh doanh của người Mỹ.