Giới thiệu doanh nghiệp cụ thể hoạt động trên nền kinh tế thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Tiểu luận:Nền kinh tế Mỹ docx (Trang 29 - 34)

1: JPMorgan Chase (NYSE: JPM):

Là một trong những hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất trên thế giới. Công ty này có trụ sở tại Thành phố New York, là đơn vịhàng đầu trong dịch vụ tài chính, lĩnh vực ngân

hàng đầu tư và quản lý tài sản. Tài sản của tập đoàn này hiện là 2.041 tỷ USD, là đơn vị

D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 30

ro của JPMorgan Chase là quỹ lớn nhất Hoa Kỳ với tài sản 34 tỷ USD năm 2007. Đây là

một ngân hàng lớn, có sức mạnh chi phối nền kinh tế Mỹ.

Bước ngoặt trong sự nghiệp của Dimon là vào năm 1998, ông đã cứu ngân hàng Bank One ở Chicago khỏi bị phá sản, sau đó hợp nhất với ngân hàng J.P.Morgan vào

năm 2004. Khi Citi rơi vào thất bại, Dimon đang có một chỗ đứng tốt nhất để hạ gục

hoàn toàn đối thủ của mình. Và Bear Stearns là một trong những vụ giao dịch lớn, tuy không phải là vụ giao dịch lớn nhất thời đại, cũng không phải là cuộc giao dịch hoành tráng nhất mà Dimon từng thực hiện. Sát nhập Bank One với JPMorgan Chase trị giá 58 tỉ USD vào năm 2004 mới là vụ giao dịch vinh danh cho sự nghiệp của Dimon. Tuy nhiên, vụ giải cứu Bear Stearns đã đánh bóng tiếng tăm của JPMorgan và đây là yếu tố nâng đỡ cho Ngân hàng trong suốt 1 năm sau đó, thậm chí khi hoạt động kinh doanh vẫn tiếp tục đi xuống theo đà suy thoái của nền kinh tế.

Dimon là người đứng đầu một ngân hàng lớn duy nhất đã chuẩn bị chu đáo cho cơn

bão tài chính tồi tệ nhất trong vòng 1 thế kỷ quét qua phố Wall. Ngay từđầu năm 2007, ông đã sớm rút chân ra các khoản cho vay thế chấp, đặc biệt là các khoản vay dưới chuẩn, trong khi những ngân hàng khác vẫn ồ ạt lao vào. Đây là một quyết định sáng suốt, đã giúp cho JPMorgan vượt qua cơ khủng hoảng.

Và khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu thoát ra khỏi khủng hoảng tài chính, không chỉ Jamie Dimon được Chính phủ Mỹ coi trọng mà cả JPMorgan cũng đã trở thành ngân hàng

được nhà đầu tư ưu ái. Thị phần ở mảng ngân hàng bán lẻ tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2009, Ngân hàng đã dẫn đầu ngành tài chính ở mảng huy động vốn, qua mặt cả

Goldman Sachs. Mặc dù tiếng tăm của Goldman nổi như cồn, nhưng JPMorgan cũng có

một số điểm vượt trội: Tổng tài sản của JPMorgan lên tới 2.000 tỉ USD, lớn hơn gấp đôi

so với Goldman (890 tỉ USD), trong khi giá thị trường của ngân hàng là 160 tỉ USD, gấp

2 lần Goldman (80 tỉ USD). Tỉ phú Warren Buffett, vốn rất "kết" Jamie Dimon, đã hết lời ca ngợi ông: "Jamie là nhà lãnh đạo ngân hàng đúng nghĩa".

D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 31

Mặc dù đến đầu năm 2008, JPMorgan đã ở vị thế thuận lợi hơn nhiều so với các đối

thủ khác, nhưng nhiều người vẫn quan ngại trước những kết quả kinh doanh đang có dầu

hiệu suy giảm trong cả 2 mảng ngân hàng đầu tư và cho vay của Ngân hàng. Vào tháng 2.2008, cuộc họp cổ đông thường niên của JPMorgan đã diễn ra trong nhiếu tâm trạng.

Ngân hàng có tới 94 tỉ USD rơi vào các khoản cho vay mua nhà rủi ro đang rình rập phía trước. Giám đốc Tài chính Mike Cavanagh càng khiến không khí họp thêm căng thẳng

khi ông cho biết, Ngân hàng có thể phải mất thêm 459 triệu USD từ hoạt động cho vay

trong quý I. mặc dù ngân hàng đã bán đi hầu hết các khoản cho vay dưới chuẩn, nhưng

vẫn còn nắm giữ khoảng 15,5 tỉ USD và hơn 12% người vay mua nhà trễ hạn thanh toán

30 ngày trở lên.

Tuy nhiên, Dimon cho rằng, không nên quá lo lắng về tình hình thị trường. "Đây

không phải là cuộc khủng hoảng đầu tiên. Chúng ta không nên quá lo lắng về vấn đề này. Cuộc sống vẫn tiếp tục và sự phục hồi sẽ đến", ông nói. Câu nói của ông trở thành lời

tiên tri. Chỉ trong vòng vài tuần, các nạn nhân lớn đầu tiên của cuộc khủng hoảng đã đến

gõ cửa, nhờ ông giúp đỡ.

Nhiều nhà phân tích nhận xét, sở dĩ JPMorgan không bị “dính đạn” của khủng hoảng

là do Jamie Dimon rất tỉnh đòn khi không bị dính vào mua bán chứng khoán liên quan

đến cho vay tín dụng thế chấp nhà dưới chuẩn (subprime mortgage), rồi cũng chẳng có

dính dáng gì đến CIT, ngân hàng chuyên cung cấp tín dụng cho các đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Mỹ đang phải vận lộn để không bị phá sản. Không những thế,

JPMorgan là một trong số rất ít tập đoàn tài chính - ngân hàng Mỹ lớn mạnh lên nh

khủng hoảng. Nghe có vẻ vô lý, nhưng đó hoàn toàn là sự thật. Tháng 3/2008, JPMorgan

mua lại Bear Stearns Cos. với cái giá rất rẻ khi ngân hàng đầu tư này ngấp nghé ở bờ vực

phá sản. Rồi đến cuối năm ngoái, JPMorgan lại tiếp tục mua lại Washington Mutual, một

ngân hàng bán lẻ lớn của Mỹ đã phải đệ đơn xin bảo hộ phá sản. Sau khi thâu tóm xong 2

D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 32

Báo chí Mỹ đã không cường điệu khi nhận xét Jamie Dimon là một CEO có thế lực

và ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở Mỹ hiện nay. Tờ New York

Times trong số ra ngày 20/7 đã có bài báo gần hết một trang với cái tít rất ấn tượng là “Sếp của JPMorgan - ngôi sao đang lên ở Washington lẫn Phố Wall (nguyên văn tiếng

Anh; JPMorgan chief’s star is rising in Washington, as on Wall Street). Đi kèm với bài báo là ảnh ông Jamie Dimon đang đi lại trong khuôn viên của Nhà Trắng cùng với ông

Lloyld Blankfein, CEO Citigroup.

2- General Motors - Sự tồn tại, phá sản và tái cơ cấu.

General Motors Corporation (GM) là một hãng sản xuất ô tô Hoa Kỳ, đóng trụ sở ở Detroit, tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ. Đây đã là hãng sản xuất ô tô lớn thứ nhì thế giới, sau Toyota theo xếp hạng doanh số toàn cầu năm 2008.

GM đã là hãng có doanh số ô tô hàng đầu trong 77 năm liên tục từ năm 1931 đến 2007. Hãng này sản xuất xe hơi và xe tải tại 34 quốc gia.

Tình hình nền công nghiệp ô tô Mỹchưa bao giờ bi đát hơn thế, tất cảđều trông chờ

vào quyết định hỗ trợ của chính phủ Mỹ.

Điều này là rất rõ ràng. Không còn GM, lỗ hổng để lại đối với ngân khố của Chính

phủ sẽ không còn đơn giản như việc tái tổ chức, thiết lập lại các đại lý và UAW (liên hiệp công nhân ô tô) để hướng tới thành công trong tương lai.

100.000 công nhân Mỹ đang làm việc cho GM sẽ bị thất nghiệp. Bảo hiểm Y tế dành cho một triệu người Mỹ sẽ mất hoặc chịu tác động.

Vụ phá sản của GM chắc chắn sẽ là một cú hích lớn đối với nền kinh tế Mỹ. Quy mô

của GM càng lớn thì tác động đối với các nhà cung cấp càng mạnh, đặc biệt nếu họ buộc

phải đàm phán lại về các điều khoản của hợp đồng đã được ký kết trước đó. Delphi, một đối tác lớn của GM cũng đang trong tình trạng tái cơ cấu tổ chức và có thể giải thể bất cứ

lý nào nếu như GM tiến hành các thủ tục pháp lý phá sản của mình. Số phận của Delphi đang treo lơ lửng và tính từng ngày theo số phận của GM.

D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 33

GM có khoảng 6.000 đại lý phân phối, hãng đang có kế hoạch giảm bớt 2.600 đại lý. GM đồng thời cũng thông báo tới 1.100 đại lý khác rằng họ đang trong kế hoạch đóng

cửa.

Chính phủ sẽ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp nặng nề hơn, nhiều người Mỹ sẽ

không có bảo hiểm y tế, các khoản nợ lương hưu cũng sẽ lớn hơn.

Trong hai đến bốn tháng, GM sẽ hết tiền mặt, chỉ duy nhất ngân khố của Chính phủ

mới có thể ngăn chặn được tình trạng này, lựa chọn khác thì chỉ là ảo tưởng.

25 tỉ USD mà Quốc hội đã thông qua cho hãng vay để cải thiện từng bước nền kinh

tế nhiên liệu là điều không thích hợp. Bởi vì các nhà sản xuất ôtô đã phá sản không tập trung đầu tư vào kỹ thuật.

Sư sụp đổ của hệ thống tài chính toàn cầu đang ảnh hưởng lớn đến thị trường ôtô của

Mỹ nếu không nhận được giúp đỡ, GM sẽ phá sản cùng với các nhà máy sản xuất ở Mỹ. Ngày 1/6/2009, General Motors (GM) đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản, để bước vào thời kỳ tái cơ cấu toàn diện. Đây là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp chế tạo Mỹ và lớn thứ 4 toàn nền kinh tế.

Sau khi GM tái cơ cấu, Bộ Tài chính Mỹ sẽ sở hữu hơn 60% cổ phần công ty và có quyền can thiệp sâu hơn vào doanh nghiệp ô tô lớn nhất nước Mỹ này.

Trước đó, tối 31/5, một số quan chức biết chính phủ Mỹ sẽ cho GM vay khẩn cấp thêm 30 tỷ USD trong thời gian tập đoàn này tiến hành thủ tục bảo hộ phá sản và tái cơ

cấu, vì GM hiện đã cạn tiền mặt. Như vậy, tổng số tiền thuế của người dân Mỹ mà Bộ Tài

chính bơm vào nhà sản xuất này sẽlên đến 50 tỷ USD.

Người ta ngờ rằng tới đây, với đa số cổ phần trong tay, chính phủ Mỹ sẽ can thiệp sâu vào hoạt động của GM. Nhưng các quan chức khẳng định rằng chính phủ không có ý

định tham gia vào hoạt động thường nhật của GM, và sẽ giảm tỷ lệ sở hữu sớm nhất có thể.

D07 QT Marketing - HVCNBCVT Page 34

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là ban lãnh đạo GM sẽ có xáo trộn lớn và chính phủ Mỹ sẽ “góp tay” chọn lựa ban giám đốc mới.

Tuy nhiên, thực tế là chính quyền tổng thống Obama đã gây sức ép khiến CEO Richard Wagoner của GM phải từ chức cách đây một tháng. Và cũng chính quyền tổng thống đã yêu cầu GM co hẹp quy mô để có thể đạt điểm hòa vốn ở mức sản lượng 10 triệu xe/năm. Mức hòa vốn hiện tại của GM là 16 triệu xe.

Cùng với thông báo phá sản, GM sẽđưa ông Al Koch vào vịtrí giám đốc tái cơ cấu

Một phần của tài liệu Tiểu luận:Nền kinh tế Mỹ docx (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)