Thứ nhất: Hoàn thiện đầy đủ và đồng bộ cơ chế pháp luật, đặc biệt là các biện pháp kiềm chế lạm phát và bình ổn giá thị trường.
Tình hình lạm phát tăng cao có tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế, do vậy Nhà nước cần có biện pháp kiềm chế tỷ lệ lạm phát cũng như bình ổn giá cả thị trường, tránh để giá cả hàng hóa và các dịch vụ đầu vào biến động lớn gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Hoàn thiện chính sách tín dụng: Tình hình lãi suất ngân hàng cón nhiều bất hợp lý gây khó khăn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Các chính sách tín dụng cũng cần có điều chỉnh nhằm dăm bảo tăng trưởng vững chắc cho ngân hàng đồng thời cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Thứ hai: Phát triển mạnh hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp
- Quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp lớn: Tạo ra sự bình đẳng trong các khu vực kinh tế, tránh tình trạng quá ưu tiên đến các doanh nghiệp lớn, tạo ra sự ỷ lại cho các doanh nghiệp lớn đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước.
- Tập trung tháo gỡ những rào cản hành chính của Doanh nghiệp; điều này sẽ góp phần đẩy nhanh sự phát triển của các doanh nghiệp, do đó gián tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình.
- Thiết kế các chính sách và công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với các định hướng phát triển và quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam gia nhập, đây là một tất yếu khách quan vì phải tạo ra sự phù hợp với các thể chế thì mới mong có sự hoà nhập và phát triển.
Thứ ba: Có chính sách hoàn thuế kịp thời
Bộ Tài chính cần có chính sách hoàn thuế kịp thời, trả vốn kinh doanh cho các khoản phải thu của doanh nghiệp. Như vậy thuế Giá trị gia tăng được khấu trừ tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong các khoản phải thu của doanh nghiệp nhưng nếu không được hoàn trả kịp thời sẽ gây lãng phí nguồn vốn kinh của doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp đang phải đi vay các nguồn vốn từ bên ngoài với lãi suất cao.