Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Thiên Phúc Hưng (Trang 32)

3.1.2.1. Những mặt tồn tại

Mặc dù hoạt động kinh doanh ổn định và đạt được một số kết quả trên nhưng những hạn chế về quản lý và sử dụng vốn trong công ty chưa được khắc phục nên hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian qua còn nhiều hạn chế:

- Hình thức huy động vốn của công ty chưa đa dạng, cơ cấu nguồn vốn chỉ tập trung vào 2 nhóm: vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng, công tác huy động vốn từ các nguồn khác còn yếu. tuy công ty có chiếm dụng được một lượng vốn lớn nhưng nguồn vốn của công ty cũng bị chiếm dụng nhiều.

- Mặc dù công ty đã chú ý xây dựng chiến lược kinh doanh cho năm kế hoạch nhưng chưa sát với thực tế thực, công tác nghiên cứu, dự báo thị trường chưa thật sự được quan tâm, chú trọng, vì vậy không linh hoạt và bị động khi thị trường có biến động lớn theo hướng bất lợi cho hoạt động kinh doanh.

- Mặc dù doanh thu, lợi nhuận tăng mạnh trong năm 2012 nhưng các chỉ tiêu sinh lời và chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.

- Năm 2012, công tác quản lý các khoản phải thu và hàng tồn kho có nhiều chuyển biến rõ rệt nhưng các khoản phải thu và hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động trực tiếp làm vốn luân chuyển chậm, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Việc sử dụng vốn lưu động của công ty còn nhiều hạn chế. Việc quản lý hàng tồn kho còn tồn tại những bất hợp lý và chưa hiệu quả dẫn đến kỳ luân chuyển vốn lưu động dài, vòng quay vốn lưu động thấp làm cho vốn bị ứ đọng.

3.1.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:

Năm 2012 nền kinh tế phải ghánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như những khó khăn của kinh tế trong nước như: vấn đề lạm phát cao, lãi suất tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, … tác động trực tiếp đến quá trình huy động, quản lý, sử dụng nguồn vốn kinh doanh của công ty. Kết quả là doanh thu và lợi nhuận tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của tài sản.

- Công tác dự báo thị trường còn nhiều hạn chế dẫn đến việc dự trữ hàng tồn kho nhiều nhưng chưa đem lại hiệu quả, do đó kéo theo nhiều chi phí không cần thiết như chi phí bảo quản, kho bãi, đặc biệt là chi phí lãi vay ngân hàng làm vốn lưu động bị ứ đọng trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Mặc dù tồn tại này đã được khắc phục phần nào trong năm 2012, tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao.

- Công tác thu hồi công nợ chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện chưa nghiêm ngặt; nợ khó đòi, quá hạn vẫn phát sinh qua các năm. Công ty đã thực hiện phân loại công nợ để theo dõi và quản lý nhưng chưa có những biện pháp và giải pháp rõ ràng để giải quyết triệt để công nợ khó đòi.

- Hệ thống nội quy, quy chế quản lý các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quản lý tài chính được hành nhiều nhưng không được xem xét cập nhật theo tình hình thực tế từng giai đoạn nên việc chỉ đạo điều hành còn mang tính chủ quan.

- Khả năng phân tích, dự báo thị trường của nhân viên kinh doanh còn nhiều hạn chế, còn bị động trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh. Lãnh đạo công ty chỉ dự đoán kế hoạch trong tương lai mà không chi tiết thành các kế hoạch tài chính cụ thể.

- Quản lý chi phí chưa hiệu quả, đặc biệt là các chi phí phát sinh khi dự trữ hàng tồn kho quá mức cần thiết.

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty còn thấp.Trong tương lai, công ty cần định hướng lại và đưa ra các giải pháp giải quyết những tồn tại trên.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Thiên Phúc Hưng (Trang 32)