1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đổi mới công tác xây dựng đội ngũ ở trường thcs trung sơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

24 576 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 283,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá , hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những hạn chế, bất cập.. Chất lư

Trang 1

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ Ở TRƯỜNG THCS TRUNG SƠN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Trong lịch sử nước ta "tôn sư trọng đạo" là truyền thống quý báu của dântộc, nhà giáo bao giờ cũng được nhân dân yêu mến, kính trọng Những năm qua,chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo vào cán bộ quản lý giáo dục ngàycàng đông đảo phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độchuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao Đội ngũ này đã đáp ứng quantrọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phầnvào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước

Đề cập đến đội ngũ giáo viên nghị quyết TW 2 khoá VIII đã nêu "Muốntiến hành công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước thắng lợi phải phát triển giáodục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triểnnhanh và bền vững" Điều 2 luật giáo dục đã ghi "Mục tiêu giáo dục là đào tạocon người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ

và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất đạo đức và năng lực công dân,đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước" nghĩa là giáo dục đào tạo là tạo

ra những con người có tri thức, có nhân cách, những người có đủ "đức, trí, thể,mĩ" Vì vậy người lãnh đạo quản lý nhà trường phải hết sức coi trọng việc đổimới công tác xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng Nghị quyết

Trang 2

hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW khoá VIII của Đảng cũng đã khẳng định

"Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo và được xã hội tônvinh Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài" Ông cha ta cũng đã nói "Không thầy đốmày làm nên" Như vậy người thầy giáo có vai trò hết sức quan trọng

Tuy nhiên trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời

kỳ công nghiệp hoá , hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

có những hạn chế, bất cập Số lượng giáo viên vừa thiếu, vừa yếu, đặc bịêt ở cácvùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như trường THCS TrungSơn

Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, các vùngmiền Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đápứng yêu cầu và truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sángtạo, kỹ năng thực hành của người học, một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫutrong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh Năng lựccủa sự nghiệp giáo dục Chế độ chính sách còn bất hợp lý, chưa tạo được độnglực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này

Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầutrước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiếnlược phát triển giáo dục 2013 - 2014 Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáođược chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặcbiệt trú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm taynghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và cóhiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đápứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước

* Lý do chủ quan:

Trường THCS Trung Sơn – Yên Lập – Phú Thọ là một trường nằm trong hệthống giáo dục quốc dân Trường đóng trên địa bàn miền núi, nằm xa trung tâmhuyện lỵ và tỉnh lỵ Nhân dân trong vùng phần lớn kinh tế còn nghèo, trình độ

Trang 3

dân trí chưa cao, cơ sở vật chất của trường cũng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.Đội ngũ giáo viên chưa đủ theo quy định và còn bất cập với nhiệm vụ.

Xuất phát từ những lý do khách quan, lý do chủ quan như đã nêu trên, tôimạnh dạn lựa chọn chuyên đề "Đổi mới công tác xây dựng đội ngũ ở trườngTHCS Trung Sơn – Yên Lập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục"

* Sự cấp thiết:

Đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng việc thực hiện nhiệm vụ giáodục của Đảng Họ là những người thực thi những nhiệm vụ, các kế hoạch củađơn vị, họ quyết định chất lượng giáo dục đào tạo của một nhà trường Bàn về vịtrí vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục: Lao động sư phạm củagiáo viên THCS mang tính đặc thù về đối tượng, phương tiện, thời gian và sảnphẩm lao động Lao động sư phạm của người giáo viên hết sức phức tạp, kinh tếkhó khăn và có một sứ mạng hết sức nặng nề là đào tạo thế hệ tương lai cho đấtnước vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải nhận thức rõ vai trò của mình, cótrình độ chuẩn và trên chuẩn, không ngừng học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng

để nâng cao phẩm chất đạo đức trình độ chuyên môn và nghiệp vụ

Đổi mới công tác xây dựng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục làthực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng về giáo dục, đổi mới công tác xây dựngđội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là thực hiện quan điểm về "giáo dục

là quốc sách hàng đầu" và thực hiện Nghị quyết TW 4 khoá VIII "Khâu thenchốt đó là thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đàotạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ giáo dục vềchính trị tư tưởng, đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn" Nghị quyết hộinghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII đã nêu "Giáo viên là nhân tốquyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh Giáo viên là phải có

đủ đức đủ tài" Đặc biệt ngày 15 tháng 6 năm 2004 Ban Bí thư TW Đảng đã banhành Chỉ thị 40 nhấn mạnh "Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàngđầu, là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệm của

Trang 4

toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượngnòng cốt có vai trò quan trọng".

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đấtnước Trong bối cảnh trên thế giới cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đangphát triển như vũ bão đưa thế giới chuyển từ kỉ nguyên công nghiệp sang kỉnguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, khoa học công nghệ trở thànhđộng lực cơ bản phát triển kinh tế - xã hội Giáo dục là chìa khoá của sự pháttriển công nghệ là nền móng của phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của

xã hội hiện nay Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta ngày càng coi trọng vai trò củagiáo dục và khẳng định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" Để đổi mới giáo dụcthì người thầy giáo có vai trò vô cùng quan trọng "Là người tổ chức, hướng dẫnđiều khiển quá trình dạy học và quyết định chất lượng giáo dục"

Đổi mới công tác xây dựng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục làđáp ứng yêu cầu phát triển của ngành giáo dục nói chung và nhu cầu phát triểngiáo dục THCS nói riêng Đội ngũ giáo viên THCS là lực lượng quyết định chấtlượng và hiệu quả giáo dục đảm bảo thành công của chủ trương đổi mới giáodục

Đổi mới công tác xây dựng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dụcđáp ứng nhu cầu phát triển của từng trường, vì đội ngũ giáo viên là người trựctiếp thực hiện mục tiêu kế hoạch giảng dạy giáo dục của nhà trường, là ngườitạo niềm tin chất lượng và hiệu quả của nhà trường Đồng thời đáp ứng nhu cầuphát triển của mỗi cá nhân giáo viên và đáp ứng nhu cầu học của học sinh Với

vị trí và tầm quan trọng như vậy người thầy giáo phải có những tiêu chuẩn,phẩm chất và chuyên môn nghiệp vụ mới có thể đáp ứng được sự nghiệp cáchmạng của Đảng, nhà nước và nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay

Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết "Thầy giáo là nhân vật trung tâm trongnhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới XHCN" Thủtướng còn chỉ rõ thêm "Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của ta hiện nay là tạođiều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủnăng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mệnh của mình Chất lượng giáo dục trước mắt

Trang 5

và tương lai tuỳ thuộc vào đội ngũ này Cho nên lo cho chất chất lượng, lo chogiáo dục thì khâu quan trọng bậc nhất là lo cho đội ngũ giáo viên Phải thực sự

lo và có một biện pháp từ trung ương đến địa phươn Bộ giáo dục đã coi đây làcông tác trọng yếu nhất, phải kiên trì làm trong nhiều năm, phải làm cho giáoviên có đạo đức tốt hơn, có ý thức với nghề, có tâm hồn với trẻ Không có giáoviên tốt thì không có nhà trường tốt, không có giáo dục tốt thì không có chấtlượng cao Muốn đạt được như vậy điều quan trọng trước tiên là phải lo bồidưỡng đội ngũ giáo viên của ta làm sao để ngày mai dạy tốt hơn

Nghị quyết lần thứ 2 BCH TW Đảng khoá VIII đã ghi rõ "Đội ngũ giáoviên vừa thiếu, vừa yếu, nhìn chung chất lượng giáo viên chưa đáp ứng yêu cầuphát triển giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới"

Thực tiễn của nhà trường THCS Trung Sơn – Yên Lập – Phú Thọ Thực

tế trong những năm gần đây số lượng đội ngũ giáo viên tăng đáng kể và hầu hếtđược đào tạo chính quy Hiện nay theo tiêu chuẩn đào tạo tỉ lệ giáo viên đạtchuẩn đào tạo là 100% theo quy định và trên chuẩn là 63,5% Về định mức giáoviên trên lớp bây giờ là không phù hợp nữa, vì thực chất giáo viên của nhàtrường "vừa thiếu, vừa thừa" Đặc biệt là trường THCS Trung Sơn là trường ởvùng miền núi, vùng sâu, vùng xa nhiều môn học đặc thù (Âm nhạc, mĩ thuật)còn thiếu phương tiện, thiếu giáo viên dạy các môn văn hóa Một bộ phận giáoviên còn bất cập so với yêu cầu đổi mới giáo dục, đời sống giáo viên còn gặpnhiều khó khăn Truyền thống "Tôn sư trọng đạo" bị xói mòn, vị trí xã hội củangười thầy bị hạ thấp mà ngành giáo dục chưa thu hút được người giỏi

Cơ sở vật chất đầu tư cho trường học còn thiếu đặc biệt là các phòng học

bộ môn, phòng các đoàn thể, phòng chức năng các điều kiện hỗ trợ cho hoạtđộng dạy và học còn thiếu nhiều Thiết bị dạy học chưa đáp ứng đồng bộ, chấtlượng đồ dùng kém

Đội ngũ giáo viên trường THCS Trung Sơn – Yên Lập – Phú Thọ vàonhững năm trước đây còn thiếu về số lượng, cơ cấu bộ môn ( Âm nhạc, Mĩthuật, tin học ) Phần lớn số giáo viên mới ra trường nên kinh nghiệm giảngdạy và giáo dục học sinh còn có những hạn chế Mặt khác học sinh của trường là

Trang 6

học sinh con em sống trong nông thôn, nhút nhát, chưa mạnh dạn trong việcgiao tiếp, cập nhật thông tinh kinh tế, chính trị xã hội nên còn có những hạn chếtrong các hoạt động giáo dục, trình độ dân trí thấp và kinh tế chưa phát triển nêncông tác xã hội hoá giáo dục gặp rất nhiều khó khăn Do đó có những hạn chếnhất định trong việc phát triển giáo dục của địa phương Chính vì vậy, đổi mớicông tác xây dựng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là một vấn đề lớncần được nhà trường đặc biệt quan tâm thực hiện để đáp ứng nhu cầu người học

và sự nghiệp đổi mới công tác giáo dục

Đây là nhiệm vụ "Cấp bách hàng đầu” mà nghị quyết của chi bộ trường

đề ra nhiệm kỳ 2012 - 2015

Trang 7

PHẦN II THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ

1 Tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương

a Dân số, dân trí và mức sống:

Xã Thị Trấn I là một xã thuộc thượng huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ, nằm

ở trung tâm của huyện Yên Lập

- Phía Đông giáp với xã Hương Lung - Cẩm Khê - Tỉnh Phú Thọ

- Phía Tây giáp xã Thượng Long - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ

- Phía Nam giáp xã Đồng Thịnh - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ

- Phía Bắc giáp với Hưng Long huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ

Tổng diện tích tự nhiên 1.768 ha là một Thị trấn thuộc vùng núi, diện tíchchủ yếu là đồi núi Với tổng số hộ 1.856hộ, tổng nhân khẩu 5.788 khẩu, sống rảirác trong 15 khu hành chính Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trồngcây lâm nghiệp, dịch vụ và thương mại, vận tải Điều kiện kinh tế còn gặp nhiềukhó khăn với tổng số hộ nghèo 21.5% mức thu nhập bình quân đầu người thấp.Tuy nhiên về chính trị, an ninh quốc phòng luôn được giữ vững và ổn định

Thực trạng về thu nhập bình quân đầu người như trên đã tác động khôngnhỏ đến công tác giáo dục

b Đặc điểm về đội ngũ và tình hình học sinh của nhà trường.

Trường THCS Trung Sơn nằm trong hệ thống giáo dục địa phương, nằmtrên khu Nai – Xã Trung Sơn Xã gồm 15 khu hành chính Trường có một điểmtrường, cơ sở vật chất đã được kiên cố hoá, song còn thiếu còn thiếu phòng học

bộ môn và các phòng chức năng Trường có chi bộ Đảng với tổng số đảng viênhiện nay là 15 đồng chí, hiệu trưởng nhà trường đồng thời là bí thư chi bộ.Trong những năm gần đây được sự quan tâm của UBND huyện Yên Lập vàPhòng GD&ĐT Yên Lập nên đội ngũ giáo viên của nhà trường cũng đã đủ biên

về số lượng giáo viên, nhưng cơ cấu chưa hợp lý

Trang 8

Năm học 2013 - 2014 tổng số học sinh có 225 em Học sinh có hoàn cảnhkhó nhăn chiếm 40,3%.

Năm học 2012 - 2013, số học sinh được đánh giá xếp loại 190 em Kếtquả cụ thể như sau:

- Tuổi đời cao nhất: 54 tuổi, thấp nhất 24 tuổi

- Ban giám hiệu nhà trường: 02 đ/c, trong đó: Hiệu trưởng: 01 đ/c, phóhiệu trưởng: 01 đ/c

- Nhân viên kế toán: 01 đ/c

- Nhân viên bảo vệ: 01 (do nhà trường hợp đồng ngoài biên chế)

Trang 9

Về phân công bố trí giáo viên: Vì đội ngũ thiếu đồng bộ trình độ chuyênmôn khá chênh lệch nhau nên việc bố trí công tác gặp không ít khó khăn Cácđồng chí có chuyên môn vững vàng lại phải kiêm nhiệm các chức vụ chủ chốtcông việc quá nhiều nên có phần hạn chế.

Sự phân công bố trí sắp xếp chuyên môn giảng dạy của giáo viên chưathật hợp lý và hiệu quả chưa cao Sở dĩ như vậy là do đội ngũ giáo viên của nhàtrường thiếu Bên cạnh đó, những năm gần đây số giáo viên ngày càng giảm donghỉ chế độ số giáo viên các môn thiếu theo định mức phải liên tục luân chuyển

- tăng cường từ trường khác đến cũng ảnh hưởng tới việc phân công chuyênmôn Nhiều giáo viên có tay nghề nhưng tâm lý xa gia đình vì vậy ảnh hưởngkhông nhỏ tới việc phân công chuyên môn và chất lượng giáo dục của nhàtrường

b Thực trạng đội ngũ giáo viên:

- Đội ngũ giáo viên tương đối đầy đủ được đào tạo chuẩn về trình độnghiệp vụ, tương đối đồng bộ về cơ cấu bộ môn

- Đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, hứng thú nghề nghiệp sôi nổinăng động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn100% Tuy nhiên đội ngũ giáo viên của nhà trường vẫn còn những hạn chế: Giáoviên có tuổi nghề dưới 5 năm còn nhiều nên kinh nghiệm giảng dạy và giáo dụchọc sinh còn có nhiều hạn chế

Sự đổi mới về phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá củamột số giáo viên trong nhà trường còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu

3 Những điểm mạnh, yếu của đơn vị để đổi mới công tác xây dựng đội ngũ trường THCS Thị Trấn I nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

* Điểm mạnh:

- Trong những năm vừa qua, nhà trường tích cực trong việc quản lí nhằmnâng cao chất lượng cho đội ngũ Coi đây là nhiệm vụ quan trọng để xây dựngnhà trường phát triển Hơn 5 năm qua, nhà trường kiên trì thực hiện mục tiêu.Đến nay trường đã có đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường cơ bản đủ

Trang 10

số lượng, tương đối đủ các môn dạy và nâng chuẩn trình độ chuyên môn vànghiệp vụ, phần lớn đã an tâm bám trụ lâu dài phục vụ con em trong địa bàn.

- Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ đoàn thể, tổ chuyên mônnghiệp vụ, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giỏi bộ môn có nhiều đồng chí đãtrưởng thành và đứng trong hàng ngũ của Đảng

- Cơ sở vật chất: Được nhà nước đầu tư, phối kết hợp với nhân dân xâydựng trường đạt chuẩn quốc gia phấn đấu vào năm 2017, đủ điều kiện tổ chứcdạy học

- Về chất lượng đội ngũ: Đến nay, đội ngũ cán bộ giáo viên đã có 02 đ/c

có bằng Trung cấp lí luận chính trị và 01 đ/c đang theo học và nhà trường tiếptục tạo điều kiện cho giáo viên khác đi học đại học để nâng cao nghiệp vụchuyên môn, 100% giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn theo chu

kỳ thường xuyên và các lớp bồi dưỡng khác do Sở GD&ĐT Phú Thọ, phòngGD&ĐT Yên Lập tổ chức

+ Số giáo viên giỏi và chiến sĩ thi đua cấp cơ sở luôn được duy trì về sốlượng và chất lượng (theo bảng)

STT Năm học CBGV TS CSTĐ LĐTT Thành tích XS Xếp loại GV Khá TB Yếu Ghi chú

+ Nhà trường liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động Tiên tiến

+ Chi bộ liên tục đạt chi bộ trong sạch vững mạnh

+ Công đoàn nhà trường đạt công đoàn vững mạnh

+ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của trường nhiều năm đạt thành tích liên độimạnh

- Về cơ chế chính sách đối với giáo viên:

+ Đảm bảo mọi chế độ chính sách cho giáo viên đầy đủ và kịp thời.Trường đã được xây dựng và tạo điều kiện về chỗ ở, điện nước và được nhànước cấp trang thiết bị nghe nhìn phục vụ cho giáo viên

Trang 11

* Điểm yếu:

- Về cơ cấu đội ngũ: Một số giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều công việckhác nhau Đội ngũ cán bộ giáo viên vẫn còn thiếu so với quy định.( So với quyđịnh còn thiếu 01GV) Đội ngũ giáo viên không ổn định, kinh nghiệm giảng dạy

và giáo dục chưa có nhiều, thiếu nhân viên (cán bộ y tế, cán bộ thư viện, thiếtbị) Mặt khác, các điều kiện sinh sống và công tác còn quá thiếu thốn cũng ảnhhưởng đến thời gian chuẩn bị, nghiên cứu bài dạy nên chất lượng chưa được cao

và đặc biệt là quy hoạch đội ngũ còn gặp nhiều khó khăn

- Công tác bồi dưỡng đội ngũ: Còn một số giáo viên chưa thật sự tích cựctrong việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học Công tác tựhọc và tự bồi dưỡng đã tổ chức nhưng chưa thường xuyên, chưa toàn diện, hìnhthức chưa phong phú, một số giáo viên chưa thực sự đầy tư trong chuyên môn,chưa say mê trong việc tự nồi dưỡng đổi mới phương pháp chưa có chiều sâu,điều kiện thực hiện đổi mới vẫn còn nhiều hạn chế nên hiệu quả công tác tự bồidưỡng chưa cao Trong việc sử dụng thiết bị dạy học còn nhiều giáo viên cònlúng túng Trường được các cấp quan tâm đúng mức xong chưa đều, chưa kịpthời, còn giáo viên sử dụng máy tính chưa thành thạo, ứng dụng khoa học côngnghệ còn nhiều hạn chế trong công tác soạn giảng của quá trình dạy học

- Một số cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chưa kích thích người laođộng chuyên tâm vào công việc được giao (Phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi

b Cách giải quyết tình huống:

- Lập kế hoạch thăm lớp dự giờ thường xuyên

Trang 12

- Phân công chuyên môn cho phù hợp với trình độ đào tạo, năng lực đượcđào tạo (bố trí dạy đuổi từ lớp 6 đến lớp 9).

- Bồi dưỡng phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học theohướng đổi mới

- Giao cho một giáo viên có kinh nghiệm dạy cùng khối lớp kèm cặp, giúpđỡ

- Thường xuyên kiểm tra đánh giá và rút kinh nghịêm trực tiếp cho giáoviên trên tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp xây dựng cho đồng nghiệp phương phápdạy của môn học

c Nguyên nhân thành công, thất bại

Trong quá trình phân công chuyên môn nhà trường đã phân công giáoviên giảng dạy đủ số lượng môn học theo đúng chương trình, đủ số tiết theo địnhmức của ngành, của bộ giáo dục nên hầu hết giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụđược giao, hiệu quả công việc cao và tạo điều kiện thuận lợi cho trường thựchiện tốt nhiệm vụ năm học

Tuy nhiên chất lượng giảng dạy của một số giáo viên dạy chưa đúngnguyện vọng nên tâm lí chưa thoải mái khi được phân công giảng dạy hoặcmột số giáo viên được phân công đúng nguyện vọng nhưng chất lượng tay nghềyếu nên cũng cảm thấy ái ngại khi được nhà trường phân công nhiệm vụ (chẳnghạn: Một giáo viên A tay nghề yếu vốn quen dạy lớp 7, nếu năm học sau đượcnhà trường phân công dạy lớp 8, 9 thì sẽ rất ái ngại) và cũng tạo sự cân nhắc đốivới nhà quản lý vì nếu bất đắc dĩ phải giao nhiệm vụ thì người quản lý sẽ khôngtin tưởng về chất lượng học sinh của bộ môn đó

Bên cạnh đó, một bộ phận giáo viên do nhận thức, năng lực còn hạn chếnên việc đổi mới còn chậm, hiệu quả, chất lượng giảng dạy chưa cao Một sốgiáo viên chưa thực sự nhiệt tình trong công việc, đôi khi chỉ muốn thực hiệnnhững công việc dễ, ngại khó, ngại khổ Điều này cũng gây không ít cho ngườilãnh đạo và nhà quản lý

*Bài học kinh nghiệm:

Ngày đăng: 23/01/2015, 19:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w