1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược Marketing của KFC

70 5,1K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 612,44 KB

Nội dung

Chiến lược Marketing của KFC

I. Tổng quan về KFC KFC là cụm từ viết tắt của KENTUCKY FRIED CHICHKEN – Thịt gà rán Kentucky, sản phẩm của Tập đoàn Yum Restaurant Internation (Hoa Kỳ). Đây là món ăn nhanh và đang trở nên thông dụng với người dân nhiều nước trên thế giới. Hiện Restaurant đã có tới 34 nghìn nhà hàng trên toàn cầu. Thị trường châu Á, đang là thị trường tiềm năng, phát đạt nhất của Restaurant. Trong hai năm 2005-2006, khi dịch Sars và đại dịch cúm gia cầm hoành hành ở nhiều nước khiến thị phần của KFC giảm sút nghiêm trọng, nhiều thị trường gà rán KFC có chứa một số phẩm mầu, hàm lượng gây Cholesterol và béo phì cho người sử dụng .gây tổn thất không nhỏ đến doanh thu, kế hoạch phát triển thị trường KFC. Nhưng bằng chiến lược kinh doanh phù hợp, sản phẩm đã trở nên quen thuộc với nhiều thị trường, Restaurant đã nhanh chóng lấy lại hình ảnh, thương hiệu của mình, đặc biệt là thị trường châu Á. Có thể nói năm 2006 là năm châu Á của gà rán KFC. Chỉ tính riêng tại thị trường Trung Quốc, hiện số cửa hàng của KFC đã lên đến cón số hơn 5000. Doanh thu năm qua của Restaurant tại Trung Quốc lên hơn 200 triệu USD, vượt xa đối thủ cùng thị trường là L'etoile (Pháp), có mặt ở đây nhiều năm nay. Sau thành công ở Trung Quốc, thương hiệu gà rán KFC tiếp tục, mở rộng phát triển ra thị trường nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Có thể nói, năm 2006 và vừa qua, là thời gian thương hiệu gà rán KFC tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh trở nên sôi động, đắt khách, người dân "đua" nhau tìm đến các nhà hàng KFC để thưởng thức sản phẩm của thời công nghiệp, đặc biệt là lớp trẻ. Sự tăng đột biến của lượng khách hàng, khiến KFC phải mở thêm nhiều cửa hàng mới tại thành phố Hồ Chí Minh, cũng như một số tỉnh khác, trong đó phải kể đến sự kiện gà rán KFC thành lập cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội, đánh dấu sự kiện KFC tiến chân ra Bắc. "Cuộc chơi" của KFC tại Việt Nam thực sự bắt đầu. Bảy năm cho một thị trường, bảy năm cho một thương hiệu, trong kinh doanh thật không phải là ngắn, cũng không phải là dài cho một thương hiệu chợt làm quen và lớn. "Đắt sắt nên miếng" câu thành ngữ đó luôn đúng trong kinh doanh, với một thị trường tiềm năng, rộng lớn, hơn 80 triệu dân, lại vừa ra nhập WTO, đủ để thương hiệu gà rán KFC làm nên mọi chuyện ở đây. Với hơn 20 cửa hàng hiện có tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và một mới mở ở Hà Nội, kế hoạch sắp tới của Restanrant sẽ tiếp tục mở thêm nhiều cửa hàng gà rán KFC ở nhiều tỉnh thành khác. Chiến lược kinh doanh phù hợp, sự tiên đoán chính xác, sản phẩm uy tín, chất lượng đang làm nên thương hiệu gà rán KFC ở thị trường Việt Nam. Một thương hiệu nổi tiếng thế giới, một xu hướng mới, một phong cách sống mới hứa hẹn mang đến cho thị trường Việt Nam đầy tiềm năng là những lí do khiến nhóm chọn KFC cho bài nghiên cứu của mình. II. Phân đoạn Thị trường Phân đoạn thị trường theo vị trí địa lý: Chủ yếu tập trung vào những Thành phố lớn, tập trung đông dân như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng…Trong đó KFC đã lựa chọn cho mình 2 thị trường điểm là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.Năm 1998 thì KFC đã có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng phải mãi đến tận năm 2006 thì KFC mới phát triển hệ thống các của hàng của mình ra Hà Nội.KFC đã không phát triển một cách ồ ạt hệ thống các của hàng mà với mục đích phát triển lâu dài trên thị trường Việt Nam thì KFC tiến hành sự mở rộng một cách vững chắc. Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học: Trong phần này sẽ đề cập đến 3 khía cạnh là lứa tuổi, thu nhập và nghề nghiệp: + Lứa tuổi: KFC chủ yếu nhắm vào giới trẻ từ 17 đến 29 tuổi, gia đình có trẻ em.Do nhiều nguyên nhân mà KFC đã chọn thị trường là giới trẻ với độ tuổi dưới 30.Với việc xác định thị trường thì KFC chủ yếu đánh vào xu hướng năng động,khả năng tiếp cận văn hóa nhanh của các bạn trẻ Việt Nam.Ngoài ra KFC cũng đặc biệt quan tâm đến trẻ em,có thể nói họ tác động vào nhận thức của các em ngay từ khi các em còn nhỏ. + Thu nhập: Việt Nam là nước có thu nhập đầu người thấp vì vậy đây cũng là một khó khăn của KFC khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam.Những người có thu nhập khá, ổn định chính là đoạn thị trường mà KFC chú trọng.Với những người có thu nhập khá thì việc sử dụng sản phẩm có thể thường xuyên song những người có thu nhập thấp cũng có thể trở thành khách hàng của KFC nhưng mức độ sử dụng sản phẩm có thể không thường xuyên. + Nghề nghiệp: Việc chọn 2 thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì KFC có thể tiếp xúc một thị trường lớn là:Học sinh, sinh viên, bạn trẻ làm việc ở khu vực trung tâm Thành phố.Vì số lượng các trường đại học,cao đẳng,dạy nghề…ở đây là rất nhiều.Và điều đó cũng phù hợp với định hướng của KFC. Phân đoạn thị trường theo tâm lý: Việt Nam là một nước phát triển nhanh trong thời gian qua.Việc phát triển theo nền kinh tế thị trường đã kéo theo những phong cách sống mới,những xu hướng mới đặc biệt những xu hướng,phong cách sống này được các bạn trẻ tiếp thu rất nhanh.Điều đó giúp cho KFC có cơ sở tin vào sự thành công của mình khi đặt chân vào thị trường Việt Nam. Phân đoạn thị trường theo hành vi: Tiến hành một cuộc điều tra bỏ túi về nguyên nhân phát triển quá nhanh của Lotteria và KFC, câu trả lời từ hầu hết các thực khách trong độ tuổi từ 17-29 là: tiện lợi, ngon, giá cả phải chăng, trong đó khâu phục vụ được coi là chuẩn nhất.Chính vì vậy mà KFC đã thể hiện một phong cách chuyên nghiệp không chỉ trong đội ngũ nhân viên,hệ thống các của hàng tương đối dày đặc mà còn là điều hành một loạt các của hàng với sự tiện lợi nhất cho khách hàng sử dụng sản phẩm KFC. III. Lựa chọn thị trường mục tiêu Thời gian vừa qua sự bùng nổ về nhu cầu đã tạo nên một làn sóng phát triển mạnh mẽ ở các lĩnh vực dịch vụ. Đặc biệt là ở mảng thức ăn nhanh, người tiêu dùng ngày càng tìm đến những nhãn hiệu tòan cầu quen thuộc hơn là đến những quán ăn thông thường khác. Hiện nay, KFC ngày càng phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Điển hình tại Malaysia, cửa hàng KFC đầu tiên đã được mở tại Jalan Tuanku Abdul Rahman. Nếu như năm 1998 mới chỉ có 225 cửa hàng KFC thì ngày nay món gà mang hương vị tuyệt vời này đồng nghĩa với tên KFC và được người dân Malaixia đặc biệt yêu thích. Còn tại Việt Nam, KFC đã dành ra bảy năm để xây dựng thị trường (chịu lỗ tới bảy năm) và bắt đầu có lãi từ năm ngoái, bây giờ bắt đầu là thời điểm gặt hái kết quả. Thị trường Việt Nam-một thị trường mới với 17 nhà hàng so với hơn 34.00 nhà hàng nằm trong chuỗi KFC trên toàn thế giới. Trong giai đoạn đầu, KFC chấp nhận đầu tư để phát triển thương hiệu, xây dựng hệ thống nhà hàng, thực hiện các chương trình tiếp thị để gây dựng khách hàng cho mình trong tương lai. Năm ngoái, hoạt động kinh doanh của chuỗi cửa hàng KFC khá thành công với doanh số bán hàng tăng khoảng 80%. Theo đánh giá của tập đoàn Yum Restaurant International, Việt Nam là thị trường mới và đang có nhiều cơ hội để phát triển mạnh. Hiện nay, KFC đã trở thành thương hiệu thức ăn nhanh được biết đến nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Số lượng khách hàng làm quen và chấp nhận loại thực phẩm này càng nhiều. KFC với mục tiêu thị trường nhằm vào giới trẻ thì thị trường Việt Nam được đánh giá là một thị trường triển vọng. Một nửa dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 30, nghĩa là giới trẻ sẽ dễ chấp nhận sản phẩm thức ăn nhanh của KFC hơn người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong giới trẻ, KFC Việt Nam đặc biệt hướng sự quan tâm vào trẻ em thông qua chương trình tiếp thị dành riêng cho nhóm khách hàng nhiều triển vọng này. Mục tiêu của KFC là muốn thương hiệu của KFC trở thành bạn đồng hành của khách hàng tiềm năng ngay từ khi còn nhỏ. Với mục tiêu xây dựng lòng tin nơi khách hàng thông qua chất lượng, uy tín và an toàn vệ sinh thực phẩm, KFC Việt Nam chỉ chọn những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và đảm bảo chất lượng, ví dụ như CP Việt Nam. Tất cả nguyên liệu sử dụng đều phải có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức nămg. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu của KFC là hoàn toàn chính xác. Trong khi fast food ở nước ngoài được coi là sản phẩm của ngành công nghiệp, nhiều công ty không cần đến mặt bằng quá lớn để kinh doanh, khách hàng chủ yếu mua về. Song ở Việt Nam, người dân chưa quen với cách kinh doanh này, do đó fast food Việt Nam vẫn mang tính chất nhà hàng nhưng được phục vụ nhanh.Do vậy tính chất phổ biến của KFC còn có những hạn chế (do thu nhập người Việt Nam còn thấp,sự cạnh tranh từ các sản phẩm truyền thống,thói quen tiêu dùng…),việc xây dựng một hệ thống cửa hàng với sự định vị khác biệt với các cửa hàng truyền thống(trong đó lấy mầu đỏ làm chủ đạo) thì KFC đã tạo ra một trào lưu mới trong cách tiêu dùng của người dân Việt Nam.Trong khi thói quen tiết kiệm vẫn là quan điểm của những người có độ tuổi trên 30 thì với giới trẻ (độ tuổi<30) thì KFC đã nhận được những phản hồi tích cực.Sự tiếp nhận tương đối dễ dàng dần dần đã trở thành trào lưu mới,xu hướng mới,một xu hướng tây hóa phù hợp với sự năng động của giới trẻ.KFC cũng tạo ra một không gian mới mẻ nơi mà có thể trò chuyện,bàn bạc công việc…Chính vì vậy mà sản phẩm KFC ngày càng được nhiều người biết đến,đây là điều kiện để KFC phát triển hệ thống cửa hàng của mình thêm nữa cụ thể là:trong bốn năm tới là phát triển mạng lưới nhà hàng KFC tăng gấp sáu lần, 100 nhà hàng. Còn sau tám năm nữa (vào năm 2014), số nhà hàng của KFC có thể nhiều gấp 9-10 lần hiện nay. Với việc phát triển tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội . IV. CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ Xác định đối thủ cạnh tranh: Khi xâm nhập thị trường thì KFC tất nhiên sẽ phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh.Đối thủ cạnh tranh có thể là các sản phẩm truyền thống như phở 24,sản phẩm ăn nhanh khác (BBQ chicken,lotteria…)hay là đối thủ tiềm ẩn như Macdonald (hiện tại thì Macdonald chưa vào Việt Nam).KFC xác định đối thủ của mình từ đó đưa ra chiến lược phát triển thương hiệu một cách dần dần,từ từ tạo ra sự tin tưởng từ khách hàng đặc biệt qua chất lượng của sản phẩm.Song do là sản phẩm mang phong cách hiện đại nên khi vào Việt Nam thì KFC đã gặp nhiều khó khăn trong việc đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng mặc dù cơ hội thị trường rất lớn. Nhận thức của người tiêu dùng về các đối thủ cạnh tranh: Đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về các đối thủ cạnh tranh chính là đánh giá sự hiểu biết về các thông tin của đối thủ cạnh tranh.Việc đánh giá này thông qua các tiêu chí mà KFC đặt ra,và để thực hiện được điều đó thì việc nghiên cứu thông tin từ thị trường là rất cần thiết.Nghiên cứu thông tin thị trường bằng các công cụ như là:Bảng câu hỏi điều tra,sử dụng các tài liệu thứ cấp… Đánh giá vị trí của các đối thủ cạnh tranh: Từ việc nghiên cứu thông tin từ thị trường sẽ đưa lại những kết quả giúp cho KFC có thể xác định được thị phần của mình cũng như của đối thủ cạnh tranh,biết được nguyên nhân người tiêu dùng không sử dụng sản phẩm của mình mà lại sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh…từ đây để có những đánh giá chính xác vị trí của các đối thủ cạnh tranh.Hiện tại thì Lotteria chính là đối thủ tiêu biểu đe dọa đến thị phần của KFC.Bên cạnh đó các thương hiệu Việt (phở 24) cũng là những đối thủ của KFC.Còn đối với Macdonald thì có thể do thị trường chưa đủ hấp dẫn với “ông lớn” này.Nhưng không sớm thì muộn KFC cũng sẽ phải đối mặt với đối thủ lớn này tại thị trường Việt Nam. Phân tích ưa chuộng của người tiêu dùng: Qua số liệu nghiên cứu (thu thập được) thì KFC là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất bởi nhóm học sinh,sinh viên là 78%,và với những người có thu nhập dưới 1 triệu đồng là 49%.Điều đó chứng tỏ giới trẻ là người tiêu dùng chính của các sản phẩm KFC và những người có thu nhập không cao lại là khách hàng chính của KFC.Cũng thông qua kết quả thu thập được thì nếu không mua sản phẩm KFC thì lotteria chiếm tới 45% niềm tin từ khách hàng từ đó để thấy được lotteria chính là đối thủ chính của KFC. Ra quyết định: KFC đã chọn cho mình hướng đi riêng phù hợp với ẩm thực của người Việt như là cho ra các sản phẩm mới như:bánh mì mềm,bắp cải chộn jumbo…KFC khẳng định chất lượng sản phẩm của mình bằng các chứng nhận kiểm dịch.Không những thế các sản phẩm của KFC còn tạo sự khác biệt với các sản phẩm khác bằng sự pha chộn 11 loại gia vị khác nhau chính điều đó tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm của KFC…thể hiện rất rõ trong chiến lược sản phẩm của KFC. Giám sát thực hiện chiến lược: Quá trình này để đảm bảo cho chiến lược định vị của KFC luôn đi đúng hướng,mục tiêu đề ra.Đồng thời phát hiện những sai sót,nhầm lẫn để có thể có các biện pháp khắc phục kip thời… V. CHIẾN LƯỢC CỦA NHÀ SẢN XUẤT Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm chủ yếu của KFC là Buckets, Burgers và Twisters và thịt gà Colonel Crispy Strips với những món ăn thêm mang phong cách quê hương. Nhưng vào năm 2001 KFC đã tiến hành lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho mình và “Soul Food” chính là sản phẩm mới trong chiến lược đó. Vì vậy khi vào Việt Nam, KFC đã thay đổi khẩu vị, kích thước, mẫu mã cho phù hợp với ẩm thực của người tiêu dùng Việt Nam. Điều quan trọng trong chíên lược phát triển sản phẩm là tạo sự khác biệt hóa so với các sản phẩm khác.Từ đó người tiêu mới cảm nhận được sản phẩm nào của nhãn hiệu KFC hay Lotteria,hay một cửa hàng thức ăn nhanh khác. Bản thân sản phẩm KFC đã có sự khác biệt về sự pha trộn giữa mười một loại gia vị. Chính điều này đã tạo nên hương vị đặc biệt cho món gà rán. KFC không những tạo ra sự khác biệt mà còn đa dạng hóa sản phẩm tạo nên thực đơn vô cùng phong phú. Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và hambeger, khi xâm nhập vào Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt Nam như: gà giòn không xương, bánh mì mềm, cơm gà gravy, bắp cải trộn Jumbo…Kích thước của Hambeger cũng thay đổi, trở nên nhỏ hơn thích hợp với vóc dáng nhỏ nhắn của người Việt Nam. Danh mục sản phẩm được sắp xếp theo nhiều loại giúp cho ngưòi tiêu dùng dễ chọn lựa thức ăn ưa thích. Danh mục này bao gồm: gà rán truyền thống, tiện lợi mỗi ngày, phần ăn cho trẻ em, nước giải khát, thức ăn nhẹ, thức ăn phụ, kinh tế mỗi ngày, xalach, tráng miệng,… Bên cạnh đó, một số món mới đã dược tung ra thị trường Việt Nam góp phần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục thực đơn, như: bơgơ phi lê, bơgơ tôm, lipton ice tea, nước Evian…Với việc mở rộng sang các nguyên liệu tôm cá, một số nước giải khát thay thế sản phẩm nước ngọt Pepsi, KFC tạo sự thích thú và tò mò cho giới thanh niên, từ đó có thể giảm sự nhàm chán ở nơi khách hàng khi chỉ độc quyền phục vụ chỉ mỗi món gà. Đặc biệt đối với giới thanh niên hiện nay luôn thích đi tìm cái mới, cái lạ. KFC không những chỉ chú trọng đến việc phát triển thêm dòng sản phẩm mới, thay đổi sản phẩm để bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng mà còn đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ của kháck hàng. Theo tin NewYork, ngày 30 tháng 10 năm 2006, sau 2 năm bí mật thử nghiệm một loại dầu chiên Gà ít chất béo, hôm nay KFC chính thức tuyên bố sẽ thay đổi loại dầu mới này vào tháng 4-2007 ngoại trừ loại bánh mì biscuits. 5500 tiệm KFC sẽ thay đổi dầu chiên loại đậu nành thay vì dầu rau mà công ty cho rằng ảnh hưởng đến bệnh đau tim, thực ra hai năm qua KFC đã bí mật dùng loại dầu đậu nành để bán cho thực khách và chờ đợi phản ứng của họ về khẩu vị thay đổi của mỗi người khác nhau ra sao. Đậu nành có hàm lượng linolenic thấp có chứa hàm lượng axit linolenic dưới 3% trong khi hàm lượng này ở dầu nành thông thường là 8%. Kết quả là dầu nành ổn định hơn cần ít hydro hoá hơn và do vậy tạo ra ít axit béo no hơn. Do đó người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm KFC, đặc biệt trong giới thanh thiếu niên hiện nay, khi mà tình trạng béo phì đang ngày càng có sự gia tăng rõ rệt. Việc thay đổi nguyên liệu dầu chiên này sẽ thu hút nhiều người đến với KFC hơn. Các bạn nữ sẽ thoải mái ăn KFC hơn mà không bị ám ảnh tình trạng thừa cân và béo phì. Đây là bước tiến quan trọng để KFC tấn công vào thị trường. Đặc biệt trong thời gian gần đây, nạn dịch cúm gia cầm đang bùng nổ, ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh thức ăn nhanh của KFC nói riêng và các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh nói chung. Nhưng vấn đề này KFC đã khắc phục được. Với những nguồn cung cấp thịt gà sạch và uy tín của KFC trên thị trường đã tao cho người tiêu dùng sự an tâm khi dùng sản phẩm gà rán. Với việc phát triển thêm các dòng sản phẩm mới, cải thiện dòng sản phẩm cũ, nhất là thay đổi loại dầu rán cùng với những nguyên liệu ga sạch đã giúp cho KFC nâng cao uy tín của mình trên thị trường, tăng thêm vị thế cạnh tranh trong thương trường quốc tế. Chiến lược giá: Từ năm 1998 khi KFC bắt đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam, KFC chịu lỗ trong suốt 7 năm cho tới năm 2006 khi người dân Việt Nam bắt đầu chuộng thức ăn nhanh vì sự tiện lợi của nó, lúc đóhệ thống chuỗi cửa hàng KFC thực sự bùng nổ tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Trong những bước đầu tiên thâm nhập thị trường Việt Nam khi mà người dân còn quáxa lạ với thức ăn nhanh cùng mùi vị của nó, KFC sử dụng chiến thuật định giá thâm nhập thị trường, sử dụng giá thấp để thu hút thị phần lớn trước khi các đối thủ đuổi kịp. Khi đã có đủ số khách hàng trung thành sẽ tiến hành tăng giá. Và rõ ràng chiến lược này có hiệu quả khi năm 2006 KFC bắt đầu có lời và số lượng khách hàng và khách hàng trung thành tăng vọt. Đi cùng với sự cạnh tranh hiện nay trên thị trường của các hãng Lotteria hay Jolie Bee, KFC có những ý tưởng cạnh tranh mới lạ, ví dụ như kết hợp các phần ăn 2 người với giá khá mềm (trung bình là 69.000đ/phần) cùng những hoạt động đóng góp cho quỹ từ thiện hoặc các sự kiện lễ hội, Tết mang nhiều ý nghĩa. Chiến lược phân phối: Có thể nói ngày nay với nhịp sống đô thị hoá cao, con người ngày càng trở nên hối hả, bận rộn hơn với cuộc sông thì fastfood như làmột giải pháp hữu hiệu để tiết kiệm thời gian. Đồng thời đánh vào tâm lý chuộng phong cách tây, chuyên nghiệp của thanh niên. KFC đã mở rộng mạng lưới của mình đấn khắp cả nước, trong đó chủ yếu là các thnàh phố lớn nơi thuận tiện d8i lại và có số người trẻ tuổi cao như: siêu thị, khu công nghiệp. Hệ thống phân phối của KFC chủ yếu d8ược mở rộng thông qua nhượng quyền. Tuy nhiên thời gian đầu để được KFC nhượng quyền thường phải trả phí cao, theo thời gian phí này có xu hướng giảm xuống đã tạo cho KFC được mở rộng và dự kiến đến 2010 sẽ có 100 cữ hàng KFC trên khắp cả nước. Chiến lược xúc tiến: + Khuyến mãi: Nắm được thị hiếu của thanh niên Việt Nam nói riêng cũng như người Việt Nam nói chung, KFC thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi không chỉ trong ngày lễ mà còn trong ngày thường . Vào dịp Noel thì KFC có chương trình quảng cáo với nội dung: "Giáng sinh là thời gian đẹp nhất trong năm, đó là thời gian cho gia đình và bạn bè. Hãy để KFC chuyển những lời chúc tốt đẹp, những món quà ý nghĩa nhất đến người thương yêu của bạn”. KHI MUA 1 "PHẦN ĂN GIÁNG SINH" người thân của bạn sẽ nhận được tấm thiệp và có CƠ HỘI NHẬN NHIỀU QUÀ TẶNG HẤP DẪN: + 04 máy LAPTOP + 10 điện thoại NOKIA N72 + 10 máy nghe nhạc MP4 + 200 cặp áo thời trang + 50.000 thiệp Giáng Sinh Bên cạnh đó KFC còn có các chương trình khuyến mãi trong năm: Mua hàng vào ngay thời điểm chuông cửa hàng reo, khách hàng sẽ được tặng: 01 miếng gà, 01 phiếu đổi miễn phí 02 ly Pepsi lớn khi mua 02 ly Pepsi nhỏ cho lần mua hàng sau .Mỗi ngày có 24 lần rung chuông. Với mỗi lần mua 01 ly Pepsi lớn, khách hàng sẽ nhận được 01 mã số để tham gia chương trình rút thăm tự động bằng cách nhắn tin đến tổng đài (8113) hoặc vào Website: w w w. p epsiw o rld . c o m.vn Trong mùa dịch cúm, KFC tung ra chương trình khuyến mãi: khách hàng nào dám gác nỗi lo cúm gà, dùng thẻ VIP giá 15.000đ sẽ được giảm 10% số tiền mỗi lần ăn trong một năm kể từ ngày mua thẻ. Mặc khác KFC còn liên kết với các với các nhãn hiệu khác cùng làm khuyến mãi như mực in Laser hiệu Vmax : “Khi mua bất kỳ 01 sản phẩm mực in laser hiệu Vmax, khách hàng sẽ được tặng 1 coupon trị giá 40 00 0đ, sử dụng tại các nhà hàng thức ăn nhanh KFC. Chương trình kéo dài từ 1/12 đến 31/12/2007 tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai. Với hệ thống phân phối toàn quốc, sản phẩm mực in Vmax (dùng cho máy in HP, Canon, Samsung .) có chất lượng tương đương mực in chính hãng nhưng giá thấp hơn từ 30 đến 60%. “ Quan hệ công chúng (PR): Để quảng bá cho thương hiệu của mình , KFC thường xuyên có các hoạt động từ thiện , tài trợ như : Nhân kỉ niệm 8 năm ngày thành lập chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh KFC tại VN, chuỗi nhà hàng này đã đóng góp tiền cho quỹ từ thiện của Hội bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật quận Gò Vấp. ông Graham Allen - Chủ tịch Tập đoàn Yum Restaurant International, tập đoàn có nhiều thương hiệu nổi tiếng (trong đó có KFC), đã trao tặng số tiền 64 triệu đồng cho quỹ từ thiện của Hội bảo trợ trẻ em mồ côi - tàn tật Q.Gò Vấp (TP.HCM) nhằm góp phần vào hoạt động nuôi dạy trẻ bất hạnh. Bên cạnh đó KFC cũng thành lập đội tình nguyện KFC Team tham gia các hoạt động từ thiện , giúp các trẻ em mồ côi, tàn tật ,….Tài trợ các giải thi đấu thể thao trong nước . Quảng cáo: Chiến lược quảng cáo của KFC là tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo sự quen thuộc cho người tiêu dùng về một cách ăn mới lạ nhưng nổi tiếng trên thế giới đó là : fastfood . KFC không chỉ quảng cáo trên các phương tiện in ấn như báo chí , tạp chí mà còn được quảng cáo trên các phương tiện điện tử như truyền hình , internet. Bên cạnh đó KFC còn tổ chức quảng cáo ngoài trời như : panô , áp-phích, bảng hiệu , phát leaflet… ĐÁNH GIÁ KFC đã thực sự thu hút được giới thanh niên không chỉ vì sự thuận tiện , sang trọng mà KFC đã tạo nên một trào lưu mới trong giới trẻ , đến KFC không chỉ để thưởng thức món ăn , mà còn thưởng thức một phong cách hiện đại đang phổ biến trên thế giới. Với kinh nghiêm và thành công gặt hái được ở nhiều nước trên thế giới , khi đến Việt Nam thì KFC cũng đã thành công không kém, việc chấp nhận chịu lỗ 7 năm và đến năm 2006 mới bắt đầu thu được lợi nhuận đã khẳng định vị trí thức ăn nhanh số 1 của KFC ở Việt Nam. KFC được nhiều người biết đến và có thể nói là đạt được thành công rực rỡ ở Việt Nam. Viết vào ngày: 11/08/2010 Chương I. Giới thiệu sơ lược về KFC: KFC Corporation, có trụ sở tại Louisville, Kentucky, là chuỗi nhà hàng chuyên về gà nổi tiếng nhất thế giới, đặc biệt về Original Recipe®, Extra Crispy®, Kentucky Grilled Chicken™ and Original Recipe Mỗi ngày,. hơn 12 triệu khách hàng được phục vụ tại nhà hàng KFC tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. KFC đưa hơn 5.200 nhà hàng ở Hoa Kỳ và hơn 15.000 đơn vị trên toàn thế giới vào hoạt động. KFC là nổi tiếng thế giới về công thức rán gà Original Recipe® - được tạo bởi cùng một công thức pha trộn bí mật của 11 loại thảo mộc và gia vị khác nhau do Đại tá Harland Sanders hoàn thiện hơn nửa thế kỷ trước. Khách hàng trên toàn cầu cũng có thể thưởng thức hơn 300 sản phẩm khác nhau - từ món Kentucky Grilled Chicken tại Hoa Kỳ tới bánh sandwich cá hồi tại Nhật Bản. KFC là một phần của Yum! Brands, Inc., công ty lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng với hơn 36,000 chi nhánh trên thế giới. Công ty này được xếp hạng # 239 trong danh sách Fortune 500, với doanh thu hơn 11 tỷ USD trong năm 2008. 1.1 lịch sử hình thành Từ những năm 1950 KFC đã đánh dấu bước tiến vượt bậc của mình từ một nhà hang trên đường xa lộ thành chuỗi nhà hang chuyên về gà lớn nhất thế giới. Thế nhưng điều này sẽ không xảy ra nếu như không có sự kiên trì bền bỉ của một người đàn ông – Colonel Harland D. Sanders. Colonel Sanders chào đời năm 9/9/1890 ở ngoại thành Henryville, Indiana. Cha ông qua đời khi ông vừa sáu tuổi thế nên mẹ ông đã phải bươn chải để nuôi sống cả gia đình. • 1930 Khi bước vào tuổi 40, với vị trí là nhà quản lý của một của hang dịch vụ tại Corbin, Kentucky, Colonel đã hướng tình yêu của mình vào công việc nấu nướng và bắt tay vào chế biến, cung cấp thức ăn cho thực khách, chủ yếu là những người đi quãng đường dài trên xa lộ. Harland Sanders mở nhà hàng đầu tiên của mình trong một căn phòng nhỏ phía trước của một trạm xăng tại Corbin, Kentucky. Tại đây Sanders làm việc với tư cách là nhà điều hành trạm, đầu bếp chính, thủ quỹ và quản lý khu vực ăn uống "Sanders Court & Café." Khi số lượng thực khách tăng lên và bắt đầu tạo nên hàng dài thì ông đã chuyển sang bân kia đường và mở một nhà hàng đặt tên là “Sander’s court” với 142 chỗ ngồi trong một nhà nghỉ. Cũng chính trong thời gian đó, ông đã phát minh ra một loại công thức đặc biệt dành cho gà rán- công thức bí mật là sự pha trộn của 11 loại hương liệu và gia vị, cùng là một loại công thức được sử dụng ở tất cả các nhà hàng KFC trên toàn thế giới hiện nay, được gọi là “Original Recipe”. • 1936 Nhà hàng của ông đã trở nên nổi tiếng đến nỗi Harland Sanders đã được thống đốc bang Kentucky trao huân chương “Colonel” để ghi nhận sự đóng góp của ông cho nền ẩm thực của bang. • 1939 Không lâu sau đó, The Sanders Court & Café bị thiêu trụi trong đám cháy và đã nhanh chóng được xây dựng và đưa vào hoạt động trở lại. Khi nồi áp suất được ra đời, Sanders đã nhanh chóng sử dụng chúng trong việc chế biến và tạo ra những món gà tươi giòn với thời gian nhanh hơn rất nhiều. • 1949 Sanders cưới Claudia Price. • 1952 Sau đó Colonel đến tham quan một nhà hàng độc lập và dạy cho người chủ cách chế biến món gà đặc biệt này. Sau khi hoàn tất, Colonel vào phòng ăn của nhà hàng và thực hiện điều mà ông gọi là “Coloneling” – phải chắc chắn rằng khách hàng thật sự thoải mái và hài long với món gà và dịch vụ mà họ nhận được. Sau cùng khi việc kinh doanh ngày càng lớn mạnh vượt qua khả năng quản lý của mình, Colonel đã bán nó. Công việc nhượng quyền kinh doanh gà rán được chủ động tiến hành lần đầu từ khi đó. Tiệm KFC nhượng quyền đầu tiên được trao cho Pete Harman, Salt Lake City với thỏa thuận mức doanh thu mà Sanders nhận được là một động niken cho mỗi phần gà được bán ra. • 1955 Một đường cao tốc nối các bang được xây dựng vòng qua Corbin, Kentucky. Sanders đã bán tất cả cá trạm dịch vụ của mình và cùng ngày ông nhận được tiền phúc lợi xã hội $105. Sau khi trả hết tất cả cá khoản nợ thì ông chính thức phá sản và quyết định bán công thức bí mật của mình hoc các nhà hàng khác. • 1957 Kentucky Fried Chicken chính thức được ra mắt. • 1960 Đến năm 1960 có 190 nhà nhượng quyền và 400 chi nhánh nhượng quyền của KFC tại Mỹ và Canada. • 1964 Kentucky Fried Chicken đã có hơn 600 cửa hàng nhượng quyền thương mại tại Hoa Kỳ, Canada và các cửa hàng đầu tiên ở châu lục khác, tại Anh. Sanders bán lợi nhuận của mình nhóm các nhà đầu tư của Mỹ mà lãnh đạo là John Y. Brown Jr. tương lai là thống đốc của bang Kentucky với giá $ 2.000.000. tuy nhiên ông vẫn còn là phát ngôn viên cho công ty. • 1965 Colonel Sanders nhận giải thưởng Horatio Alger Award của American Schools and Colleges Association. • 1969 Kentucky Fried Chicken được niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán New York. • 1971 Hơn 3.500 công ty nhượng quyền và nhà hàng thuộc sở hữu của công ty đang hoạt động trên toàn thế giới khi Heublein Inc mua lại Công ty KFC • 1979 Hiện có khoảng 6.000 nhà hàng KFC trên toàn thế giới với doanh số bán của hơn 2 tỷ USD. • 12/16/1980 Colonel Harland Sanders, người trở thành biểu tượng chất lượng trong ngành công nghiệp thực phẩm của Mỹ, qua đời sau một thời gian chống chọi với bệnh bạch cầu. Cờ được treo tại các của hàng, trụ sở của KFC tại các bang đã được hạ trong 4 ngày. • 1982 Kentucky Fried Chicken sẽ trở thành một công ty con của RJ Reynolds Industries, Inc (nay là RJR Nabisco, Inc) khi Heublein, Inc được mua lại bởi Reynolds [...]... http://resources.alibaba.com/topic/507713/Why _KFC_ can_do_better_than_McDonald_s_i n_China.htm) KFC đã xác định được chiến lược nội địa hóa của mình hay từ khi mở cửa hàng đầu tiên trên thế giới, bằng chứng là KFC sử dụng gần như 100% gà của địa phương nơi có sự hiện hữu của cửa hàng KFC KFC cung cấp sử dụng những thứ như rau, bánh mì, hay những thứ có thể dùng kèm theo món gà rán của KFC của nước sở tại để tăng thêm... phương của KFC 2.2.3 .Chiến lược kinh doanh trên toàn cầu : Như đã phân tích ở trên, có thể thấy do những điều kiện cạnh tranh gay gắt tạo sức ép giảm chi phí và sức ép từ nhu cầu địa phương cao KFC buộc phải lựa chọn cho mình một chiến lược kinh doanh toàn cầu nhất quán và hiệu quả để cạnh tranh trong môi trường quốc tế Qua nghiên cứu và những kinh nghiệm thâm nhập quốc tế, thì hiện nay chiến lược mà KFC. .. trì công thức bí quyết riêng của họ được lưu tại Mỹ bằng việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật mới trong việc chế biến, bảo quản thực phẩm KFC đã nâng cao hơn hiệu quả hoạt động của mình Thêm vào đó, với việc nhìn nhận thị trường, lựa chọn chiến lược kinh doanh tốt, KFC đã tối ưu chi phí tạo nên sự đồng bộ trong hình ảnh thương hiệu của mình Vào tháng 12/2002 năm khó khăn của ngành thực phẩm thức ăn... nhanh như Mc’ Donald hay Pizza Hut, đã thúc ép KFC tìm cách tiết kệm chi phí tạo ra sản phẩm chất lượng tối ưu làm hài long các khách hàng Chiến lược của họ tập trung chuyển giao các hương vị cơ bản trên các tiêu chuẩn chung, lợi thế chung xây dựng đựơc của gà rán KFC và biến đổi, cung cấp những sản phẩm đa dạng, địa phương giữa các cửa hàng KFC trên toàn cầu KFC trên toàn thế giới nhận định họ cạnh tranh... 10,423 KFC có khoảng 273,800 nhân viên trên toàn thế giới USA 120,400 International 153,400 World Wide 273,800 Chương 2 Phân tích chiến lược kinh doanh của KFC trên toàn thế giới: 2.1 Phân tích sơ lược một số các yếu tố môi trường thế giới chính: 2.1.1 Tình hình kinh tế, tài chính Bức tranh kinh tế thế giới cuối năm 2008 cho đến đầu năm 2009 mang một màu sắc vô cùng ảm đạm Bắt đầu từ sự suy sụp của lĩnh... trong doanh số, lợi nhuận và quy mô của tổ chức • Luôn hoạt động như một thể thống nhất 1.4 cơ cấu tổ chức công ty KFC là công ty kinh doanh lĩnh vực nhà hàng thức ăn nhanh hoạt động theo hình thức nhượng quyền thương mại Kfc hiện nay là một phần của Tricon Global Restaurants Inc Ngày nay KFC có hơn 10,000 đơn vị hoạt động trên hơn 79 quốc gia, doanh thu của hệ thống KFC tại Mỹ là khoảng 4 triệu USD USA... tương ớt công nghiệp ngọt của KFC nên KFC đã nhanh chóng tạo ra món gà rán có gia vị cay thật sự như món gà rán cay mang hương vị Tứ xuyên –Trung Quốc Hay như tại chính Trung Quốc, KFC khẳng định mình khác so với các thức ăn nhanh khác, có lợi hơn cho sức khỏe Marketing campaigns may have convinced people that KFC is more healthy in China than America - Their message is that KFC in China is the “new... Mỹ xen trong hương vị, danh sách thực đơn đặc biệt mang đậm hương vị là của quê hương địa phương nơi mà KFC có mặt Xin điểm qua những thành công đáng kể của KFC trên toàn cầu từ khi xâm nhập trên thị trường thế giới bằng chiến lược xuyên quốc gia, như một minh chứng cho sự một thương hiệu toàn cầu : Gà rán Kentucky • Mỗi ngày, KFC đón tiếp gần 8 triệu khách hàng trên toàn thế giới Hàng năm, hơn một... tráng miệng theo phong cách của KFC • Sides: KFC không chỉ phục vụ một chủng loại thức ăn duy nhất mà còn cung cấp các loại khác nhau cũng như những mòn kèm theo cho bữa ăn của thực khách them đa dạng và phong phú ví dụ: • Thức ăn cho trẻ con • Salads: Đôi khi cũng cần chút “xanh” cho bữa ăn them dinh dưỡng Món rau trộn làm đa dạng thêm một hương vị mới cho thực đơn của KFC • các loại hộp phần khác... Loteria cũng là một trong những đối thủ đáng gờm của KFC tại những thị trường mà nó hiện diện Lotteria đã có mặt tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam Thế mạnh của của Loteria chính là hamburger theo công thức chế biến đặc biệt của Hàn Quốc Lotteria có nhiều lọai hamburger với hương vị phong phú, hấp dẫn Với phương châm hoạt động của mình trên toàn cầu là Chất lượng- Quality (high- . KFC thể hiện rất rõ trong chiến lược sản phẩm của KFC. Giám sát thực hiện chiến lược: Quá trình này để đảm bảo cho chiến lược định vị của KFC luôn đi đúng hướng,mục. có các biện pháp khắc phục kip thời… V. CHIẾN LƯỢC CỦA NHÀ SẢN XUẤT Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm chủ yếu của KFC là Buckets, Burgers và Twisters và thịt

Ngày đăng: 29/03/2013, 19:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

KFC là công ty kinh doanh lĩnh vực nhà hàng thức ăn nhanh hoạt động theo hình thức nhượng quyền thương mại - Chiến lược Marketing của KFC
l à công ty kinh doanh lĩnh vực nhà hàng thức ăn nhanh hoạt động theo hình thức nhượng quyền thương mại (Trang 16)
1.4 cơ cấu tổ chức công ty - Chiến lược Marketing của KFC
1.4 cơ cấu tổ chức công ty (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w