1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án Tiến Sĩ Kinh Tế Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam

174 822 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn vai trò của vấn đề vay và trả nợ nước ngoài, nhằm khai thác nguồn vốn vay nước ngoài hiệu quả, biến việc vay nợ nước ngoài thành một đòn bẩy phát triển kinh

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong Luận án là hoàn toàn trung thực Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Nguyệt Dung

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ vii

LỜI MỞ ĐẦU 8

1 Tính cấp thiết của đề tài 8

2 Mục tiêu nghiên cứu 10

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 11

5 Kết cấu của luận án 12

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 13

1.1 Tình hình nghiên cứu và điểm mới của luận án 13

1.1.1 Tình hình nghiên cứu 13

1.1.2 Điểm mới của luận án 26

1.2 Định hướng nghiên cứu 26

1.2.1 Câu hỏi quản lý 26

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 27

1.2.3 Mô hình phân tích trong luận án 27

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 29

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI30 2.1 Quản lý nợ nước ngoài 30

2.1.1 Nợ nước ngoài 30

2.1.2 Quản lý nợ nước ngoài 36

2.2 Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài 44

2.2.1 Quan niệm về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài 44

2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài 46

Trang 3

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài 54

2.3 Kinh nghiệm thế giới về quản lý nợ nước ngoài 56

2.3.1 Kinh nghiệm trong quản lý nợ nước ngoài 56

2.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 62

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 64

Chương 3: HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 66

3.1 Khái quát về nợ nước ngoài của Việt Nam 66

3.1.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 66

3.1.2 Tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam 68

3.2 Quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam 73

3.2.1 Mục tiêu quản lý nợ nước ngoài 73

3.2.2 Chủ thể quản lý nợ nước ngoài 73

3.2.3 Công cụ quản lý nợ nước ngoài 77

3.2.4 Phương thức quản lý nợ nước ngoài 81

3.2.5 Đối tượng của quản lý nợ nước ngoài 85

3.3 Phân tích hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam 89

3.3.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng 89

3.3.2 Nhóm chỉ tiêu định tính 97

3.3.3 Đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam 99

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 111

Chương 4: MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI 113

4.1 Thiết kế nghiên cứu 113

4.1.1 Mô hình nghiên cứu 113

4.1.2 Thang đo và nguồn thu thập dữ liệu 114

4.2 Mô hình ước lượng đóng góp của nợ nước ngoài vào GDP 116

4.2.1 Cơ sở của tính toán 116

4.2.2 Tính toán 117

4.2.3 Kết quả 123

Trang 4

4.3 Mô hình đánh giá tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước

ngoài 123

4.3.1 Tổng quan về phần mềm SPSS 18.0 123

4.3.2 Các bước thực hiện 124

4.3.3 Mô tả mẫu 124

4.3.4 Đánh giá độ phù hợp của mô hình 125

4.3.5 Kiểm định độ phù hợp của mô hình 125

4.3.6 Kiểm định các giả thuyết 126

4.3.7 Kiểm định vi phạm các giả thuyết 129

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 131

Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 132

5.1 Một số quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam 132

5.2 Cơ sở đề xuất các giải pháp 134

5.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam 136

5.3.1 Nhóm giải pháp cơ bản trên cơ sở phân tích dữ liệu 136

5.3.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý nợ nước ngoài 144

5.3.3 Các giải pháp khác 150

KẾT LUẬN 154

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

PHỤ LỤC 1 168

PHỤ LỤC 2 171

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ của IMF 21

Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB 22

Bảng 1.3: Tổng quan về tác động của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế 24

Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia 50

Bảng 3.1: GDP và GDP bình quân giai đoạn 2004-2013 66

Bảng 3.1: GDP và GDP bình quân giai đoạn 2004-2013 67

Bảng 3.2: Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân tính theo giá so sánh 1994 67

Bảng 3.3 Cơ cấu nợ nước ngoài theo kỳ hạn nợ 70

Bảng 3.4 Cơ cấu nợ nước ngoài theo chủ thể vay nợ 71

Bảng 3.5 Cơ cấu trả nợ nước ngoài theo chủ thể vay nợ 72

Bảng 3.6: Vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 2000-2013 86

Bảng 3.7: Tình hình vốn ký kết ODA theo vùng lãnh thổ trong giai đoạn 2000-2013 87

Bảng 3.8: Cơ cấu nợ nước ngoài theo loại tiền 89

Bảng 3.9: Đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam 91

Bảng 3.10: Đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam 95

Bảng 3.11: Đánh giá tính thanh khoản của nợ nước ngoài 96

Bảng 3.12: Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư giai đoạn 2000-2013 103

Bảng 3.13 Thâm hụt thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2013 104

Bảng 3.14: Thâm hụt NSNN giai đoạn 2000 – 2013 105

Bảng 4.1: Tổng hợp thang đo của các biến trong mô hình nghiên cứu 115

Bảng 4.2: Tổng hợp nguồn số liệu cho các biến trong mô hình nghiên cứu 116

Bảng 4.3: Thống kê cho phương trình tính toán tăng trưởng tại Việt Nam 118

Bảng 4.4: Tính toán tăng trưởng ở Việt Nam 119

Bảng 4.5: Đóng góp của K, L, TFP với tăng trưởng GDP ở Việt Nam 121

Bảng 4.6: Đóng góp của nợ nước ngoài trong tổng vốn 122

Bảng 4.7: Đánh giá độ phù hợp của mô hình 125

Bảng 4.8: Kiểm định ANOVA 126

Bảng 4.9: Kiểm định các giả thuyết 126

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu 27

Hình 2.1: Mô hình quản lý nợ nước ngoài 38

Hình 3.1 Tình hình ký kết ODA giai đoạn 2000-2013 87

Hình 4.1: Kiểm định phần dư chuẩn hóa 129

Hình 4.2: Biểu đồ Histogram 130

Hình 4.3: Biểu đồ P-P Plot 130

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nợ nước ngoài là nguồn lực tài chính từ nước ngoài nhằm bổ sung cho sự thiếu hụt về vốn đầu tư trong nước Nợ nước ngoài được xem là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mà xu hướng mở cửa hòa nhập nền kinh tế đã trở thành phổ biến

Tuy nhiên, việc quản lý nợ không hiệu quả có thể đưa một nước lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, thậm chí có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ Việc giám sát quá trình vay và trả nợ nước ngoài không chặt chẽ có thể dẫn tới sự mất cân đối nghiêm trọng cho nền tài chính quốc gia Việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài kém hiệu quả, sai mục tiêu và sự trì trệ trong thay đổi chính sách để thích nghi với bối cảnh quốc tế có thể khiến các nước vay nợ có nguy cơ trở thành những nước mắc nợ trầm trọng Chính vì vậy, quản lý nợ nước ngoài như thế nào cho hiệu quả là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp bách trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia

Trong suốt thời gian dài kể từ khi giành được độc lập, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ hết sức quý báu từ các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây như Liên

Xô, Trung Quốc, các nước Đông Âu, Cu ba… Do vậy, kinh nghiệm quản lý nợ trong thời kỳ này chỉ giới hạn ở một số khoản vay nhỏ Hơn nữa, việc vay và trả nợ trong thời gian này thường với mục đích hữu nghị và ngoại giao

Vấn đề vay và trả nợ ở Việt Nam mới thực sự nổi lên như một vấn đề quan trọng kể từ khi có sự nối lại các hoạt động cho vay với các tổ chức tài chính đa phương Những khoản vay nợ nước ngoài ngày càng tăng về món vay, doanh số vay, tính đa dạng của các hình thức vay và trả nợ Theo dữ liệu của Bộ Tài chính, trong những năm gần đây nợ nước ngoài so với GDP của Việt Nam tăng nhanh, từ 31,4% năm 2006 lên lên 41,5% năm 2011 Cơ cấu nợ của Việt Nam chủ yếu là nợ

Trang 9

vay dài hạn với lãi suất ưu đãi Điều kiện vay nợ ngày càng ngặt nghèo hơn, lãi suất vay đã tăng từ 1,54% năm 2006 lên 1,9% năm 2009 và tăng tới 2,1% năm 2010 [37] Bên cạnh đó là việc sử dụng nợ nước ngoài còn kém hiệu quả Theo báo cáo của Bộ Tài chính tháng 9/2011, không ít các khoản đầu tư của Nhà nước được coi là còn dàn trải, chậm tiến độ do sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư đã gây thất thoát, lãng phí lớn Hiệu quả đầu tư của Việt Nam còn thấp Hệ số ICOR của Việt Nam tăng liên tục qua các thời kỳ, tăng từ 4,7 lần (thời kỳ 1996-2000), lên tới 5,2 lần (thời kỳ 2001-2005) và lên tới 6,2 lần (thời kỳ 2006-2010), chứng tỏ hiệu quả đầu tư không những thấp mà còn bị sụt giảm Khả năng trả nợ càng ngày càng khó khăn, năm 2010, Việt Nam phải trả các chủ nợ nước ngoài là 1,67 tỷ USD (riêng tiền lãi và phí là hơn 616 triệu USD), tăng gần 30% so với con số 1,29 tỷ USD của năm 2009 Tính đến năm 2020, tổng số tiền phải trả là 2,4 tỷ USD [37] Do vậy, quản lý nợ nước ngoài là yêu cầu hết sức cấp thiết, đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu lập

kế hoạch, theo dõi, kiểm soát việc vay nợ, nâng cao tính hiệu quả trong việc sử dụng các khoản nợ và cân đối tài chính quốc gia để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả

nợ đầy đủ và đúng hạn

Trong vài năm gần đây, Chính phủ đã đổi mới một loạt các quy định về quản

lý vay và trả nợ nước ngoài, cho thấy tính cấp thiết của việc đổi mới toàn diện hệ thống quản lý nợ quốc gia Tuy nhiên, do kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài trong nền kinh tế thị trường của nước ta chưa có nhiều, hệ thống quản lý nợ nước ngoài còn đang trong quá trình hoàn thiện, nên nhu cầu nghiên cứu và xây dựng năng lực quản lý nợ nước ngoài ở nước ta trong thời gian tới ngày càng lớn Trên cơ sở nhận thức đúng đắn vai trò của vấn đề vay và trả nợ nước ngoài, nhằm khai thác nguồn vốn vay nước ngoài hiệu quả, biến việc vay nợ nước ngoài thành một đòn bẩy phát triển kinh tế, mà không làm gia tăng những nguy cơ đối với an ninh tài chính và không phụ thuộc vào những can thiệp về kinh tế - chính trị từ nước ngoài là không

dễ dàng.Xuất phát từ những vấn đề lý thuyết và thực tiễn trên, nghiên cứu sinh lựa

chọn đề tài “Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam” để nghiên cứu luận

án tiến sĩ

Trang 10

2 Mục tiêu nghiên cứu

• Mục tiêu tổng quát

Xuất phát từ tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy rằng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam Luận án đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013; Xác định và lượng hóa sự tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ Trên cơ sở đó, luận án đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn tới năm 2020

• Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu mô hình quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia;

- Phát triển hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia;

- Đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013;

- Xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc

độ khả năng trả nợ nước ngoài;

- Lượng hóa tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài;

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam tới năm 2020

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu mô hình quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia; hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài

• Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu

Trang 11

Mục tiêu của luận án là tìm ra những điểm mới về lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao tính hiệu quả của quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam Để thực hiện mục tiêu này, luận án sẽ thực hiện nghiên cứu số liệu trong quá khứ (giai đoạn 1995-2013) về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn tới năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

• Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp:

- Dữ liệu: Quy mô nợ nước ngoài bao gồm: nợ ngắn hạn, nợ trung và dài hạn, nợ của khu vực công, nợ của khu vực tư nhân; quy mô trả nợ; lãi suất vay nợ nước ngoài; GDP, số lượng lao động, tăng trưởng xuất khẩu, cán cân thanh toán, thâm hụt ngân sách nhà nước; tiết kiệm; đầu tư trong nước

- Nguồn dữ liệu: Niên giám thống kê, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); Ngân hàng thế giới (WB)và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Các loại sách báo, tạp chí như tạp chí Kinh tế phát triển, tạp chí Ngân hàng, tạp chí Tài chính, tạp chí Kinh tế Sài Gòn, tạp chí Nghiên cứu và trao đổi và các tạp chí khác; Các trang web như Google, Proquest, Sciendirect…; bộ số liệu của các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài; các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nợ nước ngoài như Nghị định, Thông tư, Quyết định… của Chính Phủ và các cơ quản

có liên quan đến quản lý nợ nước ngoài

- Phương pháp thu thập: Tìm kiếm, tra cứu theo từ khóa, kế thừa bộ số liệu của các công trình nghiên cứu trước

• Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá các nghiên cứu hiện có trong và ngoài nước, từ đó rút ra những vấn đề lý luận về nợ nước ngoài, quản lý nợ nước ngoài và hiệu quả quản lý nợ nước ngoài

Trang 12

- Phương pháp so sánh: So sánh theo chuỗi thời gian để đánh giá được những bước cải thiện trong quản lý nợ nước ngoài Bên cạnh đó, phương pháp so sánh chéo (theo không gian) được sử dụng để đánh giá hiệu quả của nợ nước ngoài ở Việt Nam trong bối cảnh quốc tế

- Phương pháp định lượng: Phương pháp này được sử dụng để ước lượng đóng góp của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Đồng thời, phương pháp này còn được sử dụng dưới dạng mô hình hồi quy đa biến để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ Từ đó, tìm ra yếu tố chính làm suy giảm khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam

5 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 5 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài

Chương 3: Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam

Chương 4: Mô hình đánh giá tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài

Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam

Trang 13

Chương 1:

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu và điểm mới của luận án

1.1.1 Tình hình nghiên cứu

• Các công trình nghiên cứu trong nước

Vấn đề hiệu quả quản lý nợ nước ngoài ở nước ta thực ra mới chỉ được thảo luận và nghiên cứu một cách sâu sắc trong một nhóm hẹp các nhà quản lý tài chính

vĩ mô Công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài ở Việt

Nam tính cho tới nay là Dự án VIE/01/010 (2005): “Capacity Development for

effective and sustainable external debt management” của Bộ Tài chính do Chính phủ Australia, Chính phủ Đức và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ Dự án đã đi sâu phân tích các giải pháp nhằm tăng cường khuôn khổ thể chế

để quản lý nợ nước ngoài một cách hiệu quả và bền vững, kết hợp với việc nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện chiến lược vay nợ nước ngoài Đồng thời xây dựng

và thực hiện một chiến lược tài trợ bền vững cho sự nghiệp phát triển của Việt Nam Báo cáo dự thảo về khung thể chế và pháp luật của Dự án Xây dựng năng lực quản

lý nợ nước ngoài tháng 10 năm 2003, đã phân tích và chỉ ra những điểm chưa hợp

lý trong thể chế và tổ chức hệ thống quản lý nợ nước ngoài tại thời điểm đầu những năm 2000 Báo cáo chỉ ra tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc tập trung các chức năng quản lý nợ nước ngoài để đạt được hiệu quả cao nhất

Tiếp theo nghiên cứu đó, đã có một số công trình khác cũng nhằm đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, từ đó đưa ra một số khuyến nghị như luận án tiến

sỹ của tác giả Hạ Thị Thiều Dao với đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước

ngoài trong quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam” (2006), luận án đã hệ thống hóa các quan điểm vay mượn nhằm đảm bảo quản lý nợ một cách có hiệu quả Làm

rõ các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nợ của quốc gia Đánh giá toàn diện về thực trạng

nợ và quản lý nợ của Việt Nam trong giai đoạn 1993-2005 Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài về mặt thể chế và kỹ

Trang 14

thuật Ngoài ra, luận án của Tôn Thanh Tâm với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam” (2004) và luận án tiến sĩ kinh tế của Vũ Thị Kim Oanh, “Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn ODA tại Việt Nam” (2002) cũng tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam, đặc biệt là hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam Bài viết của GS.TSKH Tào Hữu Phùng

“Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay nước ngoài để đầu tư phát triển kinh tế xã hội”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu trao đổi số 17 (9/2000), bài viết đã đưa ra bốn giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay nước ngoài để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước

Liên quan đến vấn đề quản lý nợ nước ngoài, luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương với đề tài “Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam” (2007), luận án đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý

nợ nước ngoài, nghiên cứu bài học kinh nghiệm về quản lý nợ nước ngoài trên thế giới; Phân tích thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 1995-2005

và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam Ngoài ra tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương còn đề xuất ứng dụng mô hình của Jaime De Pinies để dự báo tính bền vững của nợ nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn mới Luận án tiến sỹ kinh tế “Một số vấn đề về chiến lược vay trả nợ nước ngoài ở Việt Nam” (2002) của tác giả Tạ Thị Thu, luận án đã nghiên cứu những vấn

đề lý luận, kinh nghiệm quốc tế về sự chu chuyển các luồng vay nợ quốc tế, thực trạng vay trả nợ của Việt Nam với trọng tâm là thu hút nguồn vốn vay bên ngoài cho đầu tư phát triển, khả năng tích lũy để thanh toán nợ trong giai đoạn 2002-2010 Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Ngọc Thuỷ Tiên (2009) “Những giải pháp tăng cường quản lý vay và trả nợ nước ngoài ở Việt Nam” đã làm rõ vị trí, vai trò quản

lý nợ nước ngoài trong quản lý kinh tế nói chung, kinh nghiệm vay nợ các nước trên thế giới, phân tích, đánh giá thực trạng vay nợ và khả năng nợ nước ngoài của Việt Nam Tuy nhiên việc phân tích đã chưa đưa ra được sự an toàn trong việc vay nợ

Trang 15

nước ngoài, so với các chỉ tiêu kinh tế và chưa đưa ra được chiến lược vay để hạn chế các rủi ro đến từ việc mất giá tiền đồng Việt Nam so với các loại tiền khác Đề tài đã đưa ra một số biện pháp quản lý nợ nước ngoài, nhưng chưa đưa ra được các chiến lược, cách thức, phương pháp vay và trả nợ

Bên cạnh những nghiên cứu mang tính tổng quan, có rất nhiều các nghiên cứu chuyên sâu vào các khía cạnh của vấn đề hiệu quả nợ nước ngoài của Việt nam Tác giả Lê Ngọc Mỹ (2005) với đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam” đã đi sâu vào phân tích công tác quản lý nhà nước nguồn vốn ODA Nghiên cứu của Vũ Quang Việt “Về nợ nước ngoài của Việt Nam” đăng trên tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Trên cơ sở số liệu trong bản tin số 05 của

Bộ Tài chính, nghiên cứu đã tính toán và đưa ra kết luận về vay và trả nợ nước ngoài trong thời gian tới Thứ nhất, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP của nền kinh tế năm 2009 là 39%, đã vượt ngưỡng qua ngưỡng an toàn (ngưỡng nợ mà các thành viên trong Liên hiệp Châu Âu đã ký kết với nhau trong hiệp ước Maastricht vào năm 1992 là 30% nợ nước ngoài so với GDP) Tuy nhiên, điều này cũng không quá

lo ngại bởi các khoản nợ nước ngoài của Viêt Nam thường có thời gian dài (khoảng

10 năm) và có lãi suất thấp (dưới 6%) Trong việc trả nợ hiện nay thì năm phải trả

nợ cao nhất là 2,1 tỷ vào năm 2016 nên việc trả nợ cũng không phải là vấn đề quá lo ngại Thứ hai, nghiên cứu phân tích khả năng chi trả trong ngắn hạn và dài hạn và đưa ra kết luận, nếu Việt Nam cứ điều hành kinh tế như hiện nay thì có thể sẽ nhanh chóng mất khả năng chi trả nợ nước ngoài trong thời gian tới Do đó, Việt Nam cần chỉnh đốn, giải quyết vấn đề nhập siêu như hiện nay, đồng thời cần khuyến cáo tất

cả các doanh nghiệp quốc doanh thực hiện phương hướng đã đề ra

Trên các diễn đàn khoa học như các Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tài chính, Phát triển kinh tế - xã hội (xuất bản bằng tiếng Anh), Kinh tế và phát triển… cũng

có một số các công trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề nợ nước ngoài TS Tào Khánh Hợp (Tạp chí Tài chính, 9/2003) và ThS Đỗ Đình Thu (tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 5/2002) nhấn mạnh tính chất hai mặt của nợ nước ngoài và khả năng tác động đến sự ổn định nền tài chính quốc gia TS Lê Huy Trọng - ThS Đỗ Đình

Trang 16

Thu (Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 12/2003) nêu bật sự cần thiết và những giải pháp tăng cường huy động vốn vay nước ngoài để đầu tư phát triển ở Việt Nam trong những năm sắp tới Một số tác giả khác quan tâm hơn đến khía cạnh hiệu quả của nguồn vốn vay nước ngoài trong đầu tư phát triển và các giải pháp cụ thể mà Chính phủ đã áp dụng để tăng cường hiệu quả đầu tư bằng vốn vay

• Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Trong nghiên cứu External Debt Management in Low - Income Countries,

các tác giả Bangura Sheku, Damoni Kitabire, and Robert Powell cho rằng: đối với các quốc gia có thu nhấp thấp, việc quản lý nợ nước ngoài hiệu quả trước hết phải bắt nguồn từ việc xác định chính xác nhu cầu vay nợ nước ngoài Nhu cầu vay mượn cần phải được xây dựng dựa trên khả năng trả nợ; các chủ thể quản lý nợ nước ngoài là một hệ thống các cơ quan được sắp xếp từ thấp đến cao theo chức năng nhiệm vụ quản lý nợ Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển, các tác giả này cũng đưa ra khuyến nghị đối với các quốc gia đi vay cần: (i) xác định chính xác nhu cầu vay mượn cần thiết mà vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán gốc và lãi, đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch; cần tính toán khả năng chịu đựng của nợ nước ngoài trong trường hợp cán cân vãng lai

bị thâm hụt và tính toán mức thâm hụt ngân sách tối đa nhằm đảm bảo mức nợ trong giới hạn an toàn (ii) trong danh mục vay nợ và đồng tiền vay cần cân đối giữa

cơ cấu tiền vay với cơ cấu ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu và cơ cấu dự trữ ngoại hối để phòng ngừa trước những rủi ro thanh khoản có thể xảy ra

Luiz R de Mello và Jr and Khaled A Hussein, Sanjeer Gupta (IMF) trong

nghiên cứu “Is foreign debt portfolio management efficient in emerging economies”

cho rằng hiệu quả quản lý nợ nước ngoài là hiệu quả trong huy động nợ, trong việc

sử dụng nợ nước ngoài và hiệu quả trong thanh toán các khoản nợ nước ngoài đã đến hạn Nhóm tác giả đã nghiên cứu trên 13 quốc gia với phương pháp định lượng

để đưa ra kết luận, dù quản lý như thế nào đi chăng nữa thì hiệu quả của quá trình này phải được thể hiện thông qua hiệu quả của khâu cuối cùng, đó là khâu trả nợ

Trang 17

Tác giả Jalil Hadenan Abd trong nghiên cứu “Management of Currency

Composition of Debt: Malaysian Expirience, in Managing External Debt in Developing Countries” đã kết luận, mô hình quản lý nợ nước ngoài hiệu quả bao gồm: Quản lý quy mô và cơ cấu nợ nước ngoài một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả

sử dụng nợ nước ngoài là các giải pháp làm giảm gắng nặng trả nợ tập trung vào một thời điểm, đảm bảo khả năng thanh toán các món nợ đến hạn

Tác giả Jaime De Pines trong nghiên cứu Debt Sustainability and

Overadjustment đưa ra các kết luận: (i) Chỉ số nợ nước ngoài trên xuất khẩu tăng lên vô hạn, thì cả nợ và thâm hụt cán cân thanh toán sẽ không có khả năng chịu đựng được và (ii) Tốc độ tăng nhập khẩu lớn hơn tốc độ tăng xuất khẩu thì sớm hay muộn quốc gia đó cũng mất khả năng trả nợ Cũng nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ nước ngoài, Begg David, Stanley Fisher, Rudiger Dornbush lại cho rằng thu nhập từ xuất khẩu là chỉ tiêu đánh giá đúng về khả năng trả nợ nước ngoài của một nước chứ không phải là GDP Hay tác giả Underwood John trong tác

phẩm “Debt in a Macroeconomic Context, in Managing External Debt in

Developing Countries” cho rằng lãi suất và thâm hụt ngân sách nhà nước là yếu tố tác động khá mạnh đến mức tích lũy nợ nước ngoài, và do đó, tác động tới khả năng trả nợ nước ngoài của một quốc gia

Nghiên cứu “External debt management in Heavily Indebted Poor

Countries” của IMF và IDA (được Timothy Geither và Gobind Nankani phê duyệt) cho rằng, để quản lý hiệu quả nợ nước ngoài, cần thiết phải quy định cụ thể các đối tượng được tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài, hạn mức vay mượn để đảm bảo một mức nợ bền vững hay các quốc gia vay nợ không rơi vào tình trạng khủng hoảng

nợ Đồng thời, thiết lập các luật lệ điều chỉnh hoạt động của các chủ thể quản lý nợ

Hay IMF and WB với nghiên cứu “Guidelines for Public Debt Management”, đưa

ra khuyến nghị đối với các nước vay nợ cần cung cấp các dự đoán vĩ mô và thông tin phục vụ việc hoạch định chính sách, định kỳ thông tin cho các chủ thể về bất kỳ các vấn đề nào có liên quan đến quản lý nợ, giúp cho công tác quản lý nợ nước ngoài được rõ ràng, cụ thể và minh bạch

Trang 18

Trong nghiên cứu “Optimal Foreign Borrowing Revisitted”, nhóm tác giả

Seung Huh, Tadashi Inoue và Hyun Hoon Lee đã kết luận việc vay nợ nước ngoài

có vai trò ngày càng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là các khoản đầu tư tài chính của các quốc gia đang phát triển Tuy nhiên, các dòng vốn nước ngoài có thể biến động bởi các cuộc khủng hoảng tài chính gần đây Nghiên cứu đã đánh giá về mặt lý thuyết các hành vi vay vốn nước ngoài của các nước có nền kinh

tế đang phát triển trong việc hình thành vốn nội địa và đề cập đến những tác động khác nhau trong chính sách cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế Kết quả nghiên cứu cho thấy việc vay nước ngoài sẽ giúp tăng trưởng kinh tế, không phân biệt chính sách cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế

Trong nghiên cứu “The efficiency of foreign borrowing: the case of Poland”

Jacek Prokopa, Ewa Baranowska-Prokopb cho rằng việc sử dụng các khoản nợ vay nước ngoài để tài trợ cho tăng trưởng kinh tế của Ba Lan trong 15 năm (kể từ những năm năm 1971 đến năm 1985) có hiệu quả rất cao Cụ thể là tác động của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế là tích cực và vượt cao hơn nhiều so với chi phí vốn vay Tuy nhiên, Ba Lan cũng như nhiều quốc gia mắc nợ khác đã gặp khó khăn lớn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn Các tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng để ước lượng hiệu quả đóng góp của nợ nước ngoài trong tăng trưởng kinh tế trong thời gian nghiên cứu

Tác giả Ahmed S Abutaleb, Marwa G Hamad sử dụng phương pháp kiểm

soát việc vay nợ nước ngoài bằng cách tính xác suất ngẫu nhiên Phương pháp này được trình bày trong nghiên cứu Optimal foreign debt for Egypt: A stochastic control

approach Công trình nghiên cứu này nhằm đánh giá chính sách vay nợ nước ngoài tại Ai Cập và nó cũng trái ngược hẳn với chính sách tối ưu trong suốt thời kỳ 1985-

2008 Công trình nghiên cứu này cũng dự đoán khoản vay nợ tối ưu trong giai đoạn 2009-2014 Chính sách vay nợ tối ưu bắt nguồn từ việc sử dụng mô hình kinh tế mở cho Ai Cập Điều không rõ trong mô hình này xuất phát từ sự không chắc chắn trong các khoản thanh toán lãi suất hoặc các khoản cho vay và tỷ lệ lợi nhuận trong đầu tư Cách tiếp cận kiểm soát ngẫu nhiên được sử dụng để tìm ra chính sách nợ tối ưu Các

Trang 19

tác giả cho rằng Ai Cập có thể vay bên ngoài miễn là với xu hướng tỷ lệ lợi nhuận trong đầu tư vượt quá lãi suất thực hay tỷ lệ các khoản thanh toán nợ Đồng thời, các phân tích cũng chỉ ra nợ nước ngoài của Ai Cập đã cao hơn mức tối ưu trước năm

1997 Sau năm 1997, nợ nước ngoài dường như quay về mức tối ưu Tuy nhiên, nợ nước ngoài của Ai Cập vẫn còn dưới mức tối ưu Điều đó đã dẫn đến chi phí cơ hội cho nền kinh tế tăng lên, trái lại, chỉ số GDP có được ghi nhận một sự gia tăng theo chiều hướng tốt Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đề xuất giải pháp tính toán mức vay

nợ nước ngoài tối ưu cho Ai Cập trong giai đoạn tới

Nhóm tác giả Chi-Chur Chao, Shih-Wen Hu, Ching-Chong Lai, và Meng-Yi

Tai trong nghiên cứu Foreign Aid, Government Spending, and the Environment đã

sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh để nghiên cứu sự tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của việc phân bổ viện trợ nước ngoài cho các lĩnh vực kinh tế Các yếu tố đầu vào của mô hình là các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, khoa học-công nghệ và tài nguyên Kết quả nghiên cứu cho thấy khi yếu

tố đầu vào được tài trợ một phần bởi thuế thu nhập hay phúc lợi sẽ trợ tạo thành một khối chuyển khoản và có thể làm tăng tiêu dùng gia đình và phúc lợi

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, tác giả tổng quan tài liệu theo từng vấn đề như sau:

• Tổng quan về quản lý nợ nước ngoài

Tác giả Hạ Thị Thiều Dao trong luận án tiến sỹ “Nâng cao hiệu quả quản lý nợ

nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam” cho rằng, quản lý nợ nước ngoài bao gồm hai khía cạnh là khía cạnh kỹ thuật và khía cạnh thể chế Khía cạnh kỹ thuật tập trung vào định mức nợ nước ngoài và đảm bảo các điều khoản và điều kiện vay mượn sao cho phù hợp với khả năng trả nợ trong tương lai Khía cạnh kỹ thuật bao gồm quản lý quy mô, cơ cấu nợ và giám sát, duy trì hệ thống thông tin Khía cạnh thể chế bao gồm cơ cấu tổ chức, khía cạnh pháp lý và chức năng nhiệm vụ

Đối với quản lý quy mô và cơ cấu nợ, Hạ Thị Thiều Dao và Bangura Sheku,

Damoni Kitabire, và Robert Powell, đều cho rằng quản lý quy mô và cơ cấu nợ bao

gồm: Nhu cầu vay mượn, khả năng trả nợ, nguồn tài trợ và danh mục nợ Trong đó

Trang 20

có ba vấn đề then chốt và gắn kết với nhau chặt chẽ nhất là khả năng trả nợ, nhu cầu vay mượn và nguồn tài trợ

Riêng đối với khía cạnh liên quan đến thể chế, Jalil Hadenan Abd (1990), nhắc đến khía cạnh luật pháp, sắp xếp thể chế, chức năng nhiệm vụ mà cơ quan quản lý nợ nước ngoài phải đảm nhận Trong đó, khung pháp lý thể hiện ý chí, quan điểm của chính phủ trong vay và trả nợ, khung pháp lý có thể chi phối cơ cấu tổ chức quản lý nợ, cơ chế trao đổi thông tin, cơ sở vật chất và con người nhằm đảm bảo thực thi chức năng quản lý nợ (IMF và IDA, 2005) Khung pháp lý về quản lý

nợ bao gồm các luật lệ quy định phân cấp vay nợ, quy định mối quan hệ chức năng giữa các đơn vị có liên quan về quản lý nợ và thiết lập các văn bản chính sách quản

lý nợ, thực thi các vấn đề nợ sơ cấp, thu xếp thị trường thứ cấp, các phương tiện tiền gửi, thực hiện thanh toán và bù trừ với trái phiếu chính phủ (UNDP, UNCTAD và

WB,1997)

Cũng đánh giá về nội dung của quản lý nợ nước ngoài, tác giả Nguyễn Thị

Thanh Hương (2007) trong luận án tiến sỹ với đề tài “Tăng cường quản lý nợ nước

ngoài” lại cho rằng quản lý nợ nước ngoài bao gồm 5 nội dung, đó là:

- Xây dựng chiến lược vay và kế hoạch vay trả nợ nước ngoài

- Ban hành khung thể chế, xây dựng cơ chế, tổ chức bộ máy quản lý nợ nước ngoài

- Đánh giá tính bền vững của nợ nước ngoài

- Đánh giá năng lực trả nợ hiện có của nền kinh tế thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô

- Đánh giá mức nợ và tốc độ tăng nợ nước ngoài, trong đó có đưa ra một số chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng nợ

• Tổng quan về khái niệm hiệu quả quản lý nợ nước ngoài

Phạm trù “Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài” mới chỉ được nghiên cứu bởi rất

ít các học giả trên thế giới Luiz và Khaled (2001) cho rằng hiệu quả quản lý danh mục nợ nước ngoài chính là hiệu quả trong việc huy động nguồn lực nợ nước ngoài với một danh mục tối ưu cho nền kinh tế

Trang 21

Đứng trên góc độ rộng hơn, Sanjeer Gupta (2001) cho rằng hiệu quả quản lý

nợ nước ngoài là hiệu quả trong huy động nợ, trong việc sử dụng nợ nước ngoài và hiệu quả trong thanh toán các khoản nợ nước ngoài đã đến hạn Tuy nhiên, dù quản

lý như thế nào đi chăng nữa thì hiệu quả của quá trình này phải được thể hiện thông qua hiệu quả của khâu cuối cùng, đó là khâu trả nợ Với quan điểm này, Sanjeer Gupta đã bổ sung và khái niệm hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Luiz và Khaled (2001), vì quản lý nợ nước ngoài là quá trình bao gồm 3 khâu, đó là quá trình vay

nợ, quá trình sử dụng nợ vay và quá trình thanh toán các khoản nợ vay

Ở Việt Nam, cho tới nay cũng không có nhiều học giả nghiên cứu về phạm trù này Tác giả Tôn Thanh Tâm cho rằng, hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA là hiệu quả trong việc tổ chức điều hành toàn bộ các hoạt động có liên quan bằng các cơ chế chính sách quản lý nhà nước và hệ thống các cơ chế quản lý chính sách Khác với quan điểm này, tác giả Hạ Thị Thiều Dao cho rằng hiệu quả quản

lý nợ nước ngoài chính là hiệu quả trong từng nội dung quản lý

• Tổng quan về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài Các nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức độ an toàn về nợ hoặc mức độ trầm trọng của các khoản nợ nước ngoài, cụ thể như sau:

IMF đánh giá mức độ an toàn về nợ nước ngoài đối với các quốc gia có thu nhập thấp dựa vào hiện giá thuần của nợ và dịch vụ nợ (nghĩa vụ trả nợ) Các tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ theo quan điểm của IMF bao gồm:

Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ của IMF

Trang 22

Ngân hàng thế giới (WB) đã tổng kết và đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản mang tính tổng quát đánh giá mức độ nợ nước ngoài trong một thời kỳ nhất định, cụ thể:

Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB

trầm trọng

Mức nợ khó khăn

Mức nợ bình thường

Nợ/Xuất khẩu > 200% 165%÷200% < 165% Nợ/Thu ngân sách > 300% 200%÷300% < 200% Trả nợ (Gốc+Lãi)/Xuất khẩu > 30% 18%÷30% < 18% Trả nợ (Gốc+Lãi)/GDP > 4% 2%÷4% < 2%

(Nguồn: Ngân hàng thế giới, 1990 [120])

Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng trên, cũng đã có một vài nghiên cứu xác định các chỉ tiêu định tính đánh giá tính hiệu quả của quản lý nợ nước ngoài Cụ thể:

Nhóm nghiên cứu của dự án VIE/01/010, (2004) cho rằng, một trong số các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả trong quản lý nợ nước ngoài là khung pháp lý

Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài còn thể hiện ở sự kịp thời của thông tin giải ngân khoản vay (IMF and IDA, 2005) hay sự rõ ràng, công khai của mức vay nợ và điều kiện vay nợ

• Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài

- Thâm hụt cán cân thanh toán: Theo Jaime De Pines (1989), nếu chỉ số nợ nước ngoài trên xuất khẩu tăng lên vô hạn, thì cả nợ và thâm hụt cán cân thanh toán

sẽ không có khả năng chịu đựng được

- Lãi suất: Theo Underwood John (1996), khi các yếu tố khác không đổi, lãi suất tăng sẽ làm cho tốc độ nợ sẽ tăng Do vậy, yếu tố lãi suất có ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng trả nợ nước ngoài

- Cán cân thương mại: Theo Jaime De Pines (1989), nếu tốc độ tăng nhập khẩu lớn hơn tốc độ tăng xuất khẩu thì sớm hay muộn quốc gia đó cũng mất khả năng trả nợ

Trang 23

- Môi trường chính sách: Theo Craig Burnside và David Dollar (1997), môi

trường kinh tế vĩ mô ổn định và cơ sở pháp lý rõ ràng ảnh hưởng tới việc thu hút nguồn tài trợ và đầu tư nước ngoài

- Năng lực và trình độ quản lý nợ của các chủ thể quản lý nợ: Nếu bộ máy quản lý nợ nước ngoài được xây dựng theo hướng tập trung, thống nhất và gắn kết chặt chẽ với bộ máy quản lý tài chính quốc gia nhằm đảm nhận việc ra các quyết định, phân tích vĩ mô; có phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng cơ quan về thiết lập chính sách và chiến lược vay mượn, thực hiện đàm phán, ký kết, giám sát vay nợ; năng lực quản lý của các cấp được nâng cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả

quản lý nợ nước ngoài (VIE/01/010, 2004)

- Hệ thống giám sát và duy trì thông tin nợ: Nếu hệ thống giám sát, đầy đủ các chi tiết giám sát và thực hiện đúng quy trình giám sát; Các cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác và cập nhật về nợ nước ngoài theo chủ thể đi vay, thời hạn vay, cơ cấu tiền vay… sẽ giúp cho việc quản lý nợ nước ngoài hiệu quả và bền vững

(VIE/01/010, 2004)

• Tổng quan về tác động của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế

Nghiên cứu của Ths Nguyễn Hoàng Phương với đề tài “Ước lượng hiệu quả

của vốn ODA đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, giai đoạn 1986-2007”, đăng trên tập Nguồn tài chính trong nước và nước ngoài cho tăng trưởng ở Việt, Nam, Diễn đàn Phát triển Việt Nam, NXB Lao động Xã hội, năm 2007 Kết quả ước lượng: Vốn ODA đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong tổng vốn tích luỹ, tổng đầu tư toàn xã hội cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế: ODA đóng góp 0,73% vào tăng trưởng GDP năm 1993, tăng lên 10% năm 1999, và sau đó ổn định

ở mức 8% cho đến năm 2006; sự đóng góp của ODA đối với tổng vốn đầu tư toàn

xã hội và tổng vốn tích luỹ chiếm tỉ lệ đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu, trung bình ở mức 15% và 11% Tuy nhiên, kết quả tính toán của sự đóng góp của ODA đối với sự tăng trưởng của GDP chỉ là sự ước lượng trong ngắn hạn, và sự đóng góp dài hạn của ODA đối với sự tăng trưởng GDP trong dài hạn vẫn chưa được xác

Trang 24

định Do đó, có thể khẳng định rằng tổng đóng góp của ODA đối với sự tăng trưởng của GDP sẽ cao hơn nhiều so với kết quả ước lượng

Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới cũng mới chỉ đề cập đến tác động của

nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam, bao gồm: Nghiên cứu của tác giả Frimpong, J M and Oteng-Abayi, E F., đăng trong Tạp chí Khoa học

và Công nghệ, Vol 26 No.3, 12/2006 “The Impact Of External Debt On Economic Growth In Ghana: A Cointegration Analysis” Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tỷ

số về nợ nước ngoài trên GDP rất cao, đã chỉ ra rằng Ghana đứng nguy cơ của việc tích lũy nợ, có thể là không bền vững trong dài hạn

Ngoài ra, còn một số nghiên cứu phân tích đánh giá mối quan hệ tác động giữa nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại các nước Kenya, Nepal, Pakistan và Turkye, với kết quả tóm lượt như sau:

Bảng 1.3: Tổng quan về tác động của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế

Năm Tác giả Thời gian nghiên

cứu

Quốc gia nghiên cứu

Kết quả

2001 Maureen Were

1970-1995

Kenya Nợ nước ngoài tác động tiêu cực tăng

trưởng kinh tế thực, sự gia tăng trong tỷ

lệ dịch vụ nợ hiện tại ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư tư nhân, điều này khẳng định hiệu ứng lấn át của dịch vụ nợ trên đầu tư tư nhân

2002 Karagol,

Causality

1965-2001

Turkey Tồn tại một mối quan hệ tiêu cực giữa nợ

nước ngoài và tăng trưởng GDP trong thời gian dài Các khoản chi trả cho nợ nước ngoài tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

2008 Krishna Prasad

Regmi

1986-

2006

Nepal Sự gia tăng nợ nước ngoài và dịch vụ

nợ không đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thậm chí còn gây khó khăn, trở

Trang 25

ngại cho tăng trưởng kinh tế

Pakistan Nợ nước ngoài, là nguyên nhân chính

của suy giảm trong đầu tư sẽ dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế

2012 Jacek Prokopa,

Ewa B.Prokopb

1971-1985

Poland Tác động của nợ nước ngoài tới tăng

trưởng kinh tế là tích cực và vượt cao hơn nhiều so với chi phí vốn vay

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

• Tổng quan về khung pháp lý

Kể từ những năm 1990, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong sửa đổi

và tăng cường khuôn khổ pháp lý cho quản lý nợ nước ngoài và quản lý ODA Cũng trong giai đoạn này, vai trò và trách nhiệm hành chính của các cơ quan liên quan chính trong quản lý nợ nước ngoài đã được làm rõ Cùng với Luật Ngân sách Nhà nước (1996) và Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng (1997), hai Nghị định 17/CP (2001) và Nghị định 90/CP (1998), thiết lập khuôn khổ pháp lý về vai trò của hành chính và trách nhiệm của các tổ chức chính có liên quan,

cụ thể là Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp

Hơn nữa, khuôn khổ pháp lý trong giai đoạn này cũng đã làm rõ việc phân chia thể chế giữa các cơ quan liên quan trong quản lý và giải quyết nợ nần và việc quản lý các khoản vay của các doanh nghiệp, các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ, hoạt động cho vay lại và dịch vụ nợ của Chính phủ

Giai đoạn kể từ năm 2000 cho đến nay, khuôn khổ pháp lý tập trung vào quy chế vay và trả nợ, phê duyệt chương trình quản lý nợ công và nợ nước ngoài Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam đươc thể hiện trong phụ lục 1

Trang 26

• Khoảng trống nghiên cứu

Như vậy, nghiên cứu về quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, có thể thấy rằng dù là nghiên cứu tổng quan hay nghiên cứu chuyên sâu về các khía cạnh trong vấn đề hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, cho tới nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu cứu mô hình quản lý nợ nước ngoài hay xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ; Chưa có hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài Thêm vào đó, phương pháp nghiên cứu định lượng với các

mô hình kinh tế lượng chưa được các nghiên cứu sử dụng

1.1.2 Điểm mới của luận án

- Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý nợ nước ngoài theo mô hình quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia;

- Đưa ra quan điểm cá nhân về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài;

- Phát triển hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước;

- Nghiên cứu, xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ, trên cơ sở đó, lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố đó tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ của Việt Nam;

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam tới năm 2020

1.2 Định hướng nghiên cứu

1.2.1 Câu hỏi quản lý

- Mô hình quản lý nợ nước ngoài như thế nào được coi là hiệu quả?

- Những chỉ tiêu nào đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam?

- Quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013 có hiệu quả không?

Trang 27

- Những giải pháp nào nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn tới năm 2020?

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Các yếu tố nào tác động đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam?

- Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ phụ thuộc như thế nào vào các yếu tố tác động?

1.2.3 Mô hình phân tích trong luận án

• Mô hình nghiên cứu

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu

Hiệu quả quản lý

nợ nước ngoài

Đối tượng quản lý

Công cụ quản lýChủ thể quản lý

Phương thức quản lý Mục tiêu quản lý

Quản lý nợ nước ngoài

Khả năng trả

nợ nước ngoài

Trang 28

Đề tài tiếp cận vấn đề hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài Đồng thời, đề tài cũng chỉ ra các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ nước ngoài và lượng hóa sự tác động của các yếu tố đó đến khả năng trả nợ nước ngoài theo mô hình định lượng:

THNS CCTT

TTXK HQSD

KNTT =α+α1 +α2 +α3 +α4 (1.1) Trong đó:

- Biến phụ thuộc (KNTT): Khả năng trả nợ nước ngoài

- Các biến độc lập:

+ HQSD: Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài

Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài là kết quả của mô hình ước lượng:

g

Trong đó: GY là biến phụ thuộc đại diện cho tăng trưởng kinh tế; GK là tốc

độ tăng trưởng vốn, GL là tốc độ tăng trưởng của lao động; g là tốc độ tăng trưởng của các nhân tố tổng hợp TFP;

Trên cơ sở ước lượng đóng góp của tổng vốn vào tăng trưởng kinh tế, luận

án ước lượng đóng góp của các thành tố của tổng vốn, cụ thể là nợ nước ngoài

Kết quả ước lượng này sẽ xác định được mức độ đóng góp nợ nước ngoài vào tăng trưởng kinh tế

+ TTXK: Tăng trưởng xuất khẩu

+ CCTT: Cán cân thanh toán

+ THNS: Thâm hụt ngân sách nhà nước

- α : Hệ số chặn của mô hình

- αi: Tham số hồi quy thứ i

• Các giả thuyết nghiên cứu

H1: Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài có tác động tích cực (tác động thuận chiều) tới khả năng trả nợ nước ngoài

Trang 29

H2: Tăng trưởng xuất khẩu có tác động tích cực (tác động thuận chiều) tới khả năng trả nợ nước ngoài

H3: Cán cân thanh toán có tác động tích cực (tác động thuận chiều) tới khả năng trả nợ nước ngoài

H4: Thâm hụt ngân sách nhà nước có tác động tiêu cực (tác động nghịch chiều) tới khả năng trả nợ nước ngoài

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả đã tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước theo từng công trình nghiên cứu và theo từng vấn đề cụ thể như tổng quan về quản

lý nợ nước ngoài, khái niệm hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, các chỉ tiêu đánh giá

và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài Trên cơ sở đó, tác giả xác định khoảng trống nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, câu hỏi quản lý và xây dựng

mô hình nghiên cứu

Trang 30

2.1.1.1 Khái niệm nợ nước ngoài

Khái niệm về nợ nước ngoài được 8 tổ chức nghiên cứu thống kê về nợ nước ngoài đưa ra trong cuốn “External Debt Statistics Guild for Complier and Users” như sau:

“Tổng nợ nước ngoài, tại bất kỳ thời điểm nào, là số dư nợ của các công nợ thường xuyên thực tế, không phải công nợ bất thường, đòi hỏi bên nợ phải thanh toán gốc và/hoặc lãi tại một (số) thời điểm trong tương lai, do đối tượng cư trú tại một nền kinh tế nợ đối tượng không cư trú”[85, p.16]

Theo quan điểm này, nợ nước ngoài được coi là nợ của đối tượng cư trú đối với đối tượng không cư trú Đối tượng cư trú của một nước, theo định nghĩa của hệ thống Thống kê tài khoản quốc gia (SNA), là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có

kế hoạch thường trú lâu dài ở một nước và chịu sự kiểm soát của pháp luật nước đó

[68] Thông thường, người cư trú từ 1 năm trở lên được coi là lâu dài, song độ dài thời gian này cũng còn tùy thuộc vào từng quốc gia, ở Việt Nam, cá nhân cư trú là người có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam hoặc có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; hoặc có nơi ở thường xuyên ở Việt nam, bao gồm có nơi

ở đăng ký thường trú hoặc có nhà cho thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn [52] Như vậy, tất cả các khoản nợ phải trả của đối tượng cư trú đối với đối tượng không cư trú ở Việt Nam đều là nợ nước ngoài, không phân biệt nơi phát sinh

nợ là trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam

Trang 31

Thuật ngữ “nợ”, theo định nghĩa của WB được đưa ra trong cuốn Cẩm nang

hệ thống báo cáo bên nợ, bao gồm toàn bộ nghĩa vụ thanh toán phải thực hiện trong tương lai, bằng tiền hay bằng hiện vật, với các khoản xác định hoặc có thể xác định

và các mức lãi suất cố định hoặc có thể xác định (có thể bằng không) [36]

Ở Việt Nam, Luật số 29/2009/QH 2009 quy định: “Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh,

nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam” [51]

Như vậy, quan niệm về nợ nước ngoài của Việt Nam và Thế giới không có

sự khác biệt đáng kể Tuy nhiên, quan niệm về nợ nước ngoài của Thế giới rõ ràng hơn bởi nó mang ý nghĩa thống kê và nhất quán với Hệ thống thống kê tài khoản quốc gia (SNA) Do đó, để đảm bảo tính nhất quán trong phân loại nợ nước ngoài, phần sau của luận án, tác giả sẽ sử dụng quan niệm của thế giới về nợ nước ngoài 2.1.1.2 Phân loại nợ nước ngoài

Việc phân loại nợ nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác theo dõi, đánh giá và quản lý hiệu quả nợ nước ngoài Hiện nay, các quốc gia trên thế giới sử dụng các tiêu chí phân loại nợ nước ngoài như sau:

• Phân loại nợ nước ngoài theo chủ thể đi vay

Theo tiêu chí phân loại này, nợ nước ngoài bao gồm: Nợ công, nợ tư nhân được công quyền bảo lãnh và nợ tư nhân

- Nợ công là các nghĩa vụ nợ của khu vực công [85] Khu vực công bao gồm các thể chế sau: Chính phủ và các bộ, ban ngành; Các cơ quan chính trị cấp dưới, như tỉnh, huyện và thành phố; Ngân hàng trung ương; Các thể chế tự quản (như các doanh nghiệp tài chính và phi tài chính, các ngân hàng thương mại và ngân hàng phát triển, các ngành dịch vụ xã hội như đường sắt, doanh nghiệp nhà nước…), trong đó: Ngân sách của thể chế đó phải được Chính phủ phê duyệt; hoặc sở hữu nhà nước chiếm trên 50% cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc trên một nửa số thành viên của Hội đồng Quản trị là các đại diện của Chính phủ; hoặc

Trang 32

trong trường hợp phá sản, nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm về khoản nợ của thể chế đó [85]

Nếu một tổ chức đáp ứng một trong 3 điều kiện trên, thì nợ của tổ chức đó được đưa vào nợ công Ngược lại, các tổ chức không đáp ứng định nghĩa về khu vực công sẽ được phân loại là khu vực tư nhân [85]

Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh được xác

định là các công nợ nước ngoài của khu vực tư nhân mà dịch vụ trả nợ được bảo lãnh theo hợp đồng bởi một đối tượng thuộc khu vực công cư trú tại cùng một nền kinh tế với bên nợ đó [85]

Ở Việt Nam, các khoản nợ này được phân biệt cụ thể như sau:

Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ [51]

Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh [51]

- Nợ tư nhân bao gồm nợ nước ngoài của khu vực tư nhân không được khu

vực công của cùng nền kinh tế đó bảo lãnh theo hợp đồng [85] Về bản chất, nợ tư nhân là các khoản nợ do khu vực tư nhân tự vay, tự trả

Tuy nhiên, có một số khoản nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được một tổ chức thuộc khu vực công trong cùng nền kinh tế bảo lãnh một phần theo hợp đồng Đối với những khoản nợ này, thì giá trị hiện tại của các khoản thanh toán được bảo lãnh sẽ được xếp vào loại nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh, và những khoản thanh toán không được bảo lãnh được xếp vào loại nợ nước ngoài của khu vực tư nhân không được bảo lãnh [85]

• Phân loại nợ nước ngoài theo thời hạn nợ

Trang 33

Theo tiêu chí phân loại này, nợ nước ngoài được chia thành nợ dài hạn và nợ ngắn hạn

- Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời gian đáo hạn gốc (theo hợp đồng hoặc

đã gia hạn) kéo dài trên 1 năm tính từ ngày ký kết vay nợ cho tới ngày đáo hạn khoản thanh toán cuối cùng [36] Đây là các khoản nợ rất được quan tâm do khả năng tác động lớn tới nền tài chính quốc gia Chính vì vậy, các tổ chức tài chính quốc tế thường xuyên theo dõi và phân tích nợ dài hạn của các quốc gia một cách có

hệ thống Cơ sở dữ liệu về nợ nước ngoài của thế giới thường xuyên được cập nhật

và phân tích, tuy nhiên, những thông tin này chỉ được công bố với những nhóm đối tượng có liên quan mà không được công khai rộng rãi nợ dài hạn phải trả bằng đồng tiền của nước bên nợ và bằng hàng hoá dịch vụ

- Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản nợ có thời gian đáo hạn từ 1 năm trở

xuống Thông thường, nợ ngắn hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ nước của một quốc gia Do thời gian đáo hạn ngắn, khối lượng thường không đáng kể, nợ ngắn hạn thường không thuộc đối tượng quản lý một cách chặt chẽ như nợ dài hạn Tuy nhiên, nợ ngắn hạn là những khoản nợ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thanh khoản của quốc gia và có khả năng gây ra khủng hoảng kinh tế

• Phân loại nợ theo loại hình vay

Theo tiêu chí phân loại này, nợ nước ngoài được chia thành hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay thương mại

- Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Theo Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), vay hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các chuyển khoản song phương (giữa các Chính phủ) hoặc đa phương (từ các tổ chức quốc tế cho các Chính phủ), trong đó ít nhất 25% tổng giá trị chuyển khoản là cho không [102]

Hỗ trợ phát triển chính thức có thể bao gồm: các khoản cho không (bao gồm

cả hỗ trợ kỹ thuật); các khoản cho vay ưu đãi; các đóng góp bằng hiện vật; tín dụng của nước cung cấp hàng hoá; và tiền bồi thường Hỗ trợ phát triển chính thức không

Trang 34

bao gồm viện trợ quân sự giữa các Chính phủ và chuyển khoản của các tổ chức phi Chính phủ Hỗ trợ phát triển chính thức thường là nợ giữa Chính phủ với Chính phủ

và giữa Chính phủ với các tổ chức đa phương Vốn ODA đựợc cung cấp dưới 2 hình thức:

Viện trợ không hoàn lại: thông thường có quy mô nhỏ, chiếm khoảng 20% tổng nguồn vốn ODA và chỉ giới hạn trong các lĩnh vực nhân đạo, y tế, văn hoá, giáo dục, cải cách và nâng cao năng lực quản lý hành chính nhà nước

15-Vốn vay: có quy mô lớn, chiếm khoảng 83-85% tổng nguồn vốn ODA, nhưng được vay với lãi suất thấp (lãi suất ưu đãi) và thời gian hoàn trả dài

- Vay thương mại, khác với vay hỗ trợ phát triển chính thức, vay thương mại thường không có ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn Lãi suất vay thương mại là lãi suất thị trường tài chính quốc tế và thường thay đổi theo sự thay đổi của lãi suất thị trường Do vậy, vay thương mại thường có chi phí khá cao và chứa đựng nhiều rủi ro Đối tượng vay thương mại thường là các doanh nghiệp

Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn nợ nước ngoài của Việt Nam là nợ phát sinh

từ việc vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Nợ thương mại chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ nước ngoài Các phân tích về đánh giá tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam được tiến hành chủ yếu theo cách phân loại nợ nước ngoài theo loại hình vay

• Phân loại nợ theo chủ thể cho vay

Theo tiêu chí phân loại này, nợ nước ngoài được phân loại thành nợ đa phương và nợ song phương

- Nợ đa phương là các khoản nợ mà chủ nợ thường là các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, các ngân hàng phát triển khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên chính phủ [77], [81]

- Nợ song phương là các khoản nợ mà chủ nợ là chính phủ một nước hoặc

một tổ chức quốc tế nhân danh một chính phủ duy nhất [77], [81]

2.1.1.3 Vai trò của nợ nước ngoài

Trang 35

- Nợ nước ngoài tạo lập nguồn vốn bổ sung cho quá trình phát triển kinh tế

Nợ nước ngoài là nguồn tài trợ bổ sung cho sự thiếu hụt về vốn cho các nước

có nền kinh tế đang trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình phát triển Với các khoản nợ vay từ nước ngoài, một số quốc gia có cơ hội đầu tư phát triển ở mức cao hơn trong thời điểm hiện tại mà không phải giảm tiêu dùng trong nước, và do đó, có thể đạt được tỷ lệ tăng trưởng trong hiện tại cao hơn mức mà bản thân nền kinh tế cho phép [43]

Như vậy, đối với các quốc gia đang trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình phát triển, việc vay vốn nước ngoài chính là quá trình cân đối giữa tiêu dùng trong hiện tại với thu nhập trong tương lai Việc vay nợ nước ngoài chỉ có thể có hiệu quả nếu như nó đảm bảo không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và tiêu dùng trong tương lai

- Nợ nước ngoài góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý

Bên cạnh việc bổ sung nguồn vốn cho đầu tư trong nước, các khoản nợ nước ngoài còn góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý thông qua việc nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến Các dự án đầu tư đã góp phần hiện đại hóa nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế Trên cơ sở đó, tạo ra lực lượng lao động mới, hiện đại có công nghệ tiên tiến và góp phần thúc đẩy hiệu quả của cả nền kinh tế Ngoài ra, các nước vay nợ còn được tiếp cận với việc chuyển giao kỹ năng quản lý của các chuyên gia nước ngoài Các dự án hợp tác đào tạo cũng tạo ra rất nhiều cơ hội đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho lực lượng cán bộ chủ chốt của các ngành, lĩnh vực, góp phần năng cao năng lực quản lý của toàn bộ nền kinh tế [43]

- Nợ nước ngoài bù đắp cán cân thanh toán và ổn định tiêu dùng trong nước Trong một số trường hợp bất lợi của nền kinh tế, cán cân thanh toán bị thâm hụt do điều kiện bất lợi tạm thời trong thương mại quốc tế hay sản lượng bị thiếu hụt nặng và tiêu dùng trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng Trong những trường hợp như vậy, các khoản vay nợ nước ngoài khẩn cấp đóng vai trò là biện pháp ổn định kinh tế trong ngắn hạn, giúp nền kinh tế lấy lại thế cân bằng [43]

Trang 36

Như vậy, có thể nói nợ nước ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển của các nước đang trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình phát triển Tuy nhiên việc sử dụng các khoản nợ nước ngoài luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến một nền tài chính không bền vững và không hiếm trường hợp nợ nước ngoài quá cao và quản lý lỏng lẻo đã dẫn đến khủng hoảng tài chính và kinh tế suy thoái Tác động của việc vay nợ nước ngoài đến các nền kinh tế đang phát triển rất khác nhau, tuỳ thuộc vào môi trường chính sách của các nước này và năng lực quản lý nguồn vốn vay nước ngoài của các Chính phủ Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đi vay đều nhận thức được và có đủ khả năng thể chế và khả năng quản lý nền kinh tế như mong muốn, nhất là quản lý nợ nước ngoài của khu vực tư nhân

2.1.2 Quản lý nợ nước ngoài

2.1.2.1 Quan niệm về quản lý nợ nước ngoài

Theo UNDP, UNCTAD và The World Bank, quản lý nợ nước ngoài là việc khống chế mức nợ nước ngoài trong quan hệ tỷ lệ với năng lực tăng trưởng GDP và tăng trưởng xuất khẩu của quốc gia Hay nói cách khác, quản lý nợ nước ngoài chính là giữ cho mức nợ nước ngoài phù hợp với năng lực trả nợ của nền kinh tế và tránh được gánh nặng nợ quá mức, đảm bảo khả năng thanh toán quốc gia [112]

Theo kết luận của nhóm nghiên cứu dự án VIE 01/010,quản lý nợ nước ngoài bao hàm hệ thống điều hành vĩ mô sao cho việc sử dụng vốn nước ngoài được sử dụng có hiệu quả và không gia tăng đến mức vượt quá khả năng thanh toán để không làm tích lũy nợ [114] Hay nói cách khác, quản lý nợ nước ngoài chính là việc đảm bảo một cơ cấu vốn vay hợp lý và phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế

Như vậy, quản lý nợ nước ngoài chính là một phần của công tác quản lý nền kinh tế vĩ mô Nó bao hàm việc hoạch đinh, triển khai, duy trì các khoản nợ nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế, giảm tình trạng đói nghèo

và tiếp tục duy trì sự phát triển mà không tạo ra những khó khăn trong thanh toán

Do vậy, quản lý nợ hiệu quả đòi hỏi cả chính sách tốt và thể chế mạnh nhằm điều hành và phối hợp các hoạt động liên quan đến vay và trả nợ nước ngoài

Trang 37

Theo quan niệm trên, quản lý nợ nước ngoài không chỉ đơn thuần là vay và trả

nợ, mà còn đảm bảo nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế, duy trì mức nợ phù hợp với khả năng trả nợ quốc gia Một nền tài chính ổn định, vững mạnh có thể tạo uy tín cho quốc gia, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay,

từ đó tạo được môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế Kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài ở nhiều nước cho thấy việc quản lý nợ nước ngoài không chặt chẽ cùng với các sai lầm trong chính sách vĩ mô có thể đưa một nước vào những tình trạng hết sức khó khăn về tài chính, thậm chí có thể rơi vào khủng hoảng Nếu việc giám sát vay nợ nước ngoài không chặt chẽ và báo cáo không đầy đủ, nhất là đối với các khoản vay thương mại ngắn hạn thường được xem là có quy mô nhỏ, không quan trọng và có thể được gia hạn dễ dàng, có thể dẫn đến mất cân đối nghiêm trọng

Việc sử dụng các khoản nợ nước ngoài kém hiệu quả, sai mục tiêu và sự trì trệ trong thay đổi chính sách để thích nghi với bối cảch quốc tế có thể khiến các nước vay nợ có nguy cơ trở thành những nước mắc nợ trầm trọng Do vậy, quản lý

nợ nước ngoài còn nhằm mục đích tăng cường hiệu quả sử dụng vốn vay, thúc đẩy

kinh tế phát triển, vừa không tạo ra gánh nặng nợ nần cho tương lai Trong quản lý việc cân đối giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng tương lai là một vấn đề cần quan tâm chặt chẽ

Nhu cầu quản lý nợ nước ngoài cũng xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi từ chính

những chủ thể cho vay, đặc biệt trong các trường hợp cho vay ODA Khi cho vay ODA, các nhà tài trợ thường đặt ra những mục tiêu cụ thể Do vậy, họ rất quan tâm đến nguồn tài trợ có được sử dụng đúng mục đích hay không, có hiệu quả hay không Vì vậy, quá trình vận động, quản lý và sử dụng nợ nước ngoài đều phải đàm phán, phải tuân thủ các yêu cầu của nhà tài trợ và tuân thủ tiến trình giải ngân cũng như việc thực hiện chương trình của dự án

Hơn nữa, bản thân các khoản nợ nước ngoài cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh tế Bao gồm sự biến động của lãi suất vay khiến các nước vay nợ rơi vào tình trạng khó khăn trong thanh toán; Các điều kiện ưu đãi của ODA; Kinh nghiệm và trình

độ quản lý vốn vay, một thực tế không thể phủ nhận là trình độ quản lý của các nước

Trang 38

tiếp nhận thường thấp, dễ mắc sai lầm trong tất cả các khâu quản lý từ khâu xây dựng chiến lược, quản lý tầm vĩ mô cho đến khâu tác nghiệp, dễ rơi vào tình trạng nợ nần nặng nề trong khi hiệu quả kinh tế không được cải thiện Thêm vào đó là sự biến động của tỷ giá, các khoản vay thường lấy ngoại tệ mạnh làm đơn vị tính toán, do vậy, các biến động bất lợi của tỷ giá cũng tạo ra gánh nặng cho các nước vay nợ Để hạn chế và khắc phục những rủi ro đó, cần thiết phải có sự quản lý chắt chẽ nguồn vốn này

2.1.2.2 Mô hình quản lý nợ nước ngoài

Quản lý nợ nước ngoài bao gồm các thành phần: Mục tiêu quản lý; Chủ thể quản lý; Công cụ quản lý; Phương thức quản lý; Đối tượng quản lý Mô hình quản

lý nợ nước ngoài được thể hiện qua hình 2.1

Hình 2.1: Mô hình quản lý nợ nước ngoài

• Mục tiêu quản lý nợ nước ngoài

Mục tiêu của quản lý nợ nước ngoài tập trung vào việc duy trì mức nợ nước ngoài cần thiết; sử dụng nợ hiệu quả; đảm bảo các điều khoản và điều kiện vay mượn sao cho phù hợp với khả năng trả nợ trong tương lai [79]

• Chủ thể quản lý nợ nước ngoài

Đối tượng quản lý

Công cụ quản lýChủ thể quản lý

Phương thức quản lý Mục tiêu quản lý

Trang 39

Chủ thể quản lý nợ nước ngoài là một hệ thống các cơ quan được sắp xếp từ thấp đến cao theo chức năng nhiệm vụ quản lý nợ Những cơ quan này có thể là NHTW, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, những cơ quan này đảm nhiệm việc xác nhận các khoản nợ Chính phủ, công bố các văn bản có liên quan đến thanh toán nợ, trả lãi, hay xử lý tranh chấp có liên quan đến vấn đề vay và trả nợ nước ngoài [79]

Hệ thống quản lý nợ nước ngoài lý tưởng thường bao gồm các chủ thể sau:

- Chủ thể chính sách: Là những chủ thể đưa các quyết định liên quan đến: (i) nhu cầu vay mượn của cả khu vực công và khu vực tư nhân; (ii) quy mô trả nợ và lãi vay Trong quá trình ra các quyết định, chủ thể chính sách cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác của Chính phủ đảm nhiệm việc quản lý nợ

- Chủ thể kiểm soát, phân tích tác động của vay mượn: Là những chủ thể thực hiện nhiệm vụ: bảo lãnh; đảm bảo hướng dẫn và các chính sách liên quan đến các hiệp định đàm phán và bảo lãnh; đảm bảo các điều khoản cho vay lại được ban hành bởi chủ thể chính sách

- Chủ thể tư vấn: Là chủ thể có chức năng theo dõi xu hướng biến động của thị trường tài chính quốc tế, theo dõi sự thay đổi của lãi suất, tỷ giá hối đoái, phân tích ảnh hưởng của các công cụ tài chính khác nhau và khả năng áp dụng từng loại công cụ vào điều kiện thực tế của từng quốc gia

- Chủ thể hoạt động: Là chủ thể thực hiện quá trình đàm phán các khoản vay với các chủ nợ, thực hiện việc nộp đơn, thương thuyết, thụ hưởng, báo cáo

- Chủ thể thống kê: Là các chủ thể làm nhiệm vụ ghi chép các hiệp định và hợp đồng đã được đàm phán; thu thập các thông tin chi tiết khoản vay và cung cấp tiến độ trả nợ và trả lãi Ngoài ra, chủ thể này còn theo dõi tất cả các khoản bảo lãnh của chính phủ cũng như các khoản bảo lãnh bất thường của khu vực tư nhân

Chức năng của các chủ thể quản lý nợ thường bao gồm:

Trang 40

- Hoạch định chính sách: Hình thành chính sách và chiến lược quản lý nợ Trong đó quy định cụ thể các đối tượng được tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài, hạn mức vay mượn để đảm bảo một mức nợ bền vững [86].

- Điều tiết: Thiết lập các luật lệ điều chỉnh hoạt động của các chủ thể quản lý

nợ, phối hợp hoạt động giữa các chủ thể trong ghi chép, phân tích, kiểm tra hoạt động và hỗ trợ luồng thông tin Chức năng này hoạt động thông qua sự dàn xếp về luật lệ hành chính [86]

- Ghi chép và phân tích: Thu thập các chứng từ liên quan đến vay mượn như các hiệp định (đối với nợ Chính phủ), các thỏa thuận vay mượn (đối với bảo lãnh), các hợp đồng vay mượn; Đảm bảo việc thực thi các điều khoản; Giám sát việc thực hiện giải ngân các khoản vay một các có hệ thống và trật tự [77]

- Hoạt động và giám sát: Chức năng này bao gồm cả việc xem xét cơ cấu tiền vay, biến động của lãi suất, theo dõi sự phát triển của các công cụ tài chính, phân tích lựa chọn các khoản vay, thực hiện theo dõi danh mục nợ và đàm phán ký kết hợp đồng vay [77]

- Hỗ trợ: Cung cấp các dự đoán vĩ mô và thông tin phục vụ việc hoạch định chính sách, định kỳ thông tin cho các chủ thể về bất kỳ các vấn đề nào có liên quan đến quản lý nợ [89]

• Công cụ quản lý nợ nước ngoài

- Chiến lược vay và trả nợ dài hạn là văn kiện đưa ra mục tiêu, định hướng, các giải pháp, chính sách đối với quản lý nợ nước ngoài quốc gia Chiến lược này được xây dựng trong chiến lược tổng thể về huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế dài hạn của quốc gia

Nội dung của chiến lược vay và trả nợ dài hạn bao gồm quá trình đánh giá thực trạng nợ nước ngoài, công tác quản lý nợ nước ngoài trong quá khứ Từ đó đề

ra mục tiêu, định hướng và hệ thống các chỉ tiêu về vay và trả nợ nước ngoài; Các giải pháp, chính sách đối với quản lý nợ nước ngoài của quốc gia; Đặc biệt là công tác tổ chức thực hiện chiến lược

Ngày đăng: 21/01/2015, 18:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Anh Quân (2011), Nóng chuyện vay nợ nước ngoài, http://vneconomy.vn/ doanh-nhan/ca-phe-cuoi-tuan-nong-chuyen-vay-nuoc-ngoai 20110817112939199.htm , [truy cập ngày 16/08/2013] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nóng chuyện vay nợ nước ngoài
Tác giả: Anh Quân
Năm: 2011
[2] Begg David, Stanley Fisher, Rudiger Dornbush (1992), Kinh tế học, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội dịch, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học
Tác giả: Begg David, Stanley Fisher, Rudiger Dornbush
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 1992
[3] Bloomberg: Nhà đầu tư nước ngoài muốn mua trái phiếu của Việt Nam, http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=45&amp;sub=83&amp;article=89794, [truy cập ngày 26/03/2013ư Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà đầu tư nước ngoài muốn mua trái phiếu của Việt Nam
[21] Dương Thị Bình Minh &amp; Sử Đình Thành (2008), “Phương thức tiếp cận đánh giá hiệu quả quản lý nợ công”, tạp chí Kinh tế phát triển, số 9/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương thức tiếp cận đánh giá hiệu quả quản lý nợ công”, "tạp chí Kinh tế phát triển
Tác giả: Dương Thị Bình Minh &amp; Sử Đình Thành
Năm: 2008
[22] Đào Quang Thông (1994), Các giải pháp giải quyết nợ nước ngoài của Việt Nam, luận án phó tiến sỹ, trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp giải quyết nợ nước ngoài của Việt Nam
Tác giả: Đào Quang Thông
Năm: 1994
[25] Đoàn Kim Thành (2008), “Vốn vay ODA và khả năng trả nợ của Việt Nam, giai đoạn 1990-2005”, Hội nghị nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam, ngày 4/12/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vốn vay ODA và khả năng trả nợ của Việt Nam, giai đoạn 1990-2005”, "Hội nghị nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam
Tác giả: Đoàn Kim Thành
Năm: 2008
[26] Federic S. Minshkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: ngân hàng và thị trường tài chính
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
[27] Hạ Thị Thiều Dao (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam
Tác giả: Hạ Thị Thiều Dao
Năm: 2006
[28] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Nhà XB: NXB Hồng Đức
[29] Honsson, P.O. và Mauran P. (2004), Báo cáo nợ phi Chính phủ, 6-2004, Dự án Tăng cường năng lực quản lý nợ nước ngoài, Bộ Tài chính và UNDP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo nợ phi Chính phủ, 6-2004, Dự án Tăng cường năng lực quản lý nợ nước ngoài
Tác giả: Honsson, P.O. và Mauran P
Năm: 2004
[30] Minh Hiền (2012), “Nợ công Việt nam đã vượt xa ngưỡng an toàn”, http://vneconomy.vn/doanh-nhan/ca-phe-cuoi-tuan-nong-chuyen-vay-nuoc-ngoai-20110817112939199.htm, [truy cập ngày 24/08/2013] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nợ công Việt nam đã vượt xa ngưỡng an toàn
Tác giả: Minh Hiền
Năm: 2012
[31] Lan Hương (1990), Quản lý nợ nước ngoài ở Malaysia, tạp chí ngân hàng tháng 7/1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nợ nước ngoài ở Malaysia
Tác giả: Lan Hương
Năm: 1990
[32] Lê Quốc Hội (2007), “Định hướng thu hút và sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam”, tập Nguồn tài chính trong nước và nước ngoài cho tăng trưởng ở Việt Nam, Diễn đàn Phát triển Việt Nam, NXB Lao động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Định hướng thu hút và sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam”
Tác giả: Lê Quốc Hội
Nhà XB: NXB Lao động Xã hội
Năm: 2007
[33] Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Thị Hoàng Anh, Quy mô và cơ cấu dự trữ ngoại hối của Việt Nam thời kỳ hậu WTO,http://www. sbv.gov.vn/wps/wcm/connect/ .../le+tuan+nghia.doc?MOD=AJPERES, [truy cập ngày 2/4/2013] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy mô và cơ cấu dự trữ "ngoại hối của Việt Nam thời kỳ hậu WTO
[34] Lê Ngọc Mỹ (2005) cùng với đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam
[39] Nguyễn Hoàng Phương (2007), “Ước lượng hiệu quả của vốn ODA đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, giai đoạn 1986-2007”, Nguồn tài chính trong nước và nước ngoài cho tăng trưởng ở Việt Nam, Diễn đàn Phát triển Việt Nam, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ước lượng hiệu quả của vốn ODA đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, giai đoạn 1986-2007”
Tác giả: Nguyễn Hoàng Phương
Năm: 2007
[40] Nguyễn Hồng Thái, Lê Thị Tuệ Khanh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng tái thiết và phát triển, Tạp Chí Khoa học và Công nghệ, số 19, tháng 11/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng tái thiết và phát triển, Tạp Chí Khoa học và Công nghệ
Tác giả: Nguyễn Hồng Thái, Lê Thị Tuệ Khanh
Năm: 2013
[63] Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê từ năm 2000 đến năm 2013, http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 Link
[75] ADB, http://www.adb.org/publications/key-indicators-asia-and-pacific-2013?ref=data/publications, [truy cập ngày 22/10/2013] Link
[121] World Bank, http://data.worldbank.org/country/vietnam, [ truy cập ngày 16/06/2013] Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w