Cơ sở đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Luận án Tiến Sĩ Kinh Tế Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 134)

Thứ nhất, tác giả dựa vào hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà nước, cụ

thể: Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam: “phải thật sự coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng hợp lý, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ

phát triển kinh tế” [23].

Căn cứ vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020: “Quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ chính phủ, nợ quốc gia và nợ

công trong giới hạn an toàn”

Căn cứ vào Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030: “Tổ chức huy động vốn vay với chi phí và

mức độ rủi ro phù hợp, đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; việc phân bổ, sử dụng vốn vay phải

đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ; duy trì các chỉ số nợ công, nợ

Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế” [13].

Thứ hai, luận án căn cứ vào yêu cầu của xu thế hội nhập nền kinh tế. Trong

điều kiện hội nhâp nền kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, thị trường tài chính sẽ tự do hơn, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ ngày càng phát triển. Đối tượng sử

dụng vốn vay nước ngoài sẽ chuyển dần sang thành phần kinh tế này. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài là yêu cầu hết sức cấp thiết. Bởi nếu năng lực quản lý, sử dụng nguồn vốn ngoại lực này chưa cao sẽ dẫn đến tình trạng đầu tư

tràn lan, sử dụng vốn kém hiệu quả, khả năng trả nợ thấp. Đây là nguyên nhân chính dẫn các quốc gia rơi vào trạng thái khủng hoảng nợ nước ngoài. Do vậy, các giải pháp được đề xuất dưới đây được đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế và khu vực.

Thứ ba, dựa vào thời cơ và thách thức trong điều kiện tự do hóa tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở nhận diện thời cơ và thách thức mà hội nhập kinh tế đem lại, các giải pháp cần phát huy tối đa những thời cơ cũng như hạn chế đến mức thấp nhất những thách thức của quá trình này.

Thời cơ của quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập kinh tế là quá trình xã hội hóa và toàn cầu hóa thị trường vốn. Với sự phát triển mạnh mẽ của tổ chức tài chính phi ngân hàng, đặc biệt là sự mở rộng mạng lưới hoạt động của các công ty tài chính xuyên quốc gia, cơ hội tiếp cận các nguồn vốn đã phong phú và đa dạng hơn. Bên cạnh những thời cơ kể trên, tự do hóa tài chính và hội nhập nền kinh tế

quốc tế cũng làm nảy sinh nhiều thách thức: Một là, nguy cơ gia tăng rủi ro do có một số các định chế tài chính nước ngoài quy định các ràng buộc trong việc cho vay kém khắt khe hơn, quá trình kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả nợ vay kém chặt chẽ hơn. Thêm vào đó là các cơ quan giám sát tài chính quốc gia chưa kịp tiếp nhận và nắm bắt thông tin cũng như kiểm soát hoạt động vay vốn, sử dụng vốn vay nước ngoài và hoàn trả các khoản nợ vay, dẫn đến tình trạng

gia tăng rủi ro đạo đức, gia tăng tình trạng mất khả năng thanh toán. Hai là, nguy cơ

nảy sinh do thị trường tài chính phát triển quá nóng, sự phát triển của thị trường sản xuất vật chất không theo kịp sự phát triển của thị trường tài chính dẫn đến tình trạng

đầu tưồạt, hiệu quảđầu tư thấp. Ba là, tự do hóa tài chính và hội nhập kinh tế luôn tiềm ẩn nguy cơ lây lan trên diện rộng ảnh hưởng của các cú sốc tài chính, nhất là sự lan truyền của các cuộc khủng hoảng tài chính.

Thứ tư, dựa trên năng lực thực tế của Việt Nam. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của việc vay nợ nước ngoài, nhận thức được tính nghiêm trọng của tình trạng mất kiểm soát, nợ nước ngoài vượt qua giới hạn an toàn hay mất khả năng thanh toán. Đây là cơ sở quan trọng giúp Việt Nam có thể nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khuôn khổ pháp lý.

Thứ năm, dựa vào những tồn tại trong quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài.

Thứ sáu, dựa vào sự thành công và thất bại trong quản lý nợ nước ngoài. Đó là, không nên quá phụ thuộc vào nguồn vốn từ nước ngoài, nên khai thác tối đa nguồn vốn trong nước. Bên cạnh đó, việc tự dó hóa thị trường tài chính, đặc biệt là dòng vốn từ nước ngoài phải phù hợp với năng lực của các chủ thể quản lý. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ ngắn hạn, tránh tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến Sĩ Kinh Tế Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)