Đối tượng của quản lý nợ nước ngoài

Một phần của tài liệu Luận án Tiến Sĩ Kinh Tế Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 85)

- Nhu cầu vay nợ

Trong thời gian qua, nhu cầu vay nợ nước ngoài của Việt Nam được tính toán trên cơ sở tài trợ vốn cho sự mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư; giữa thu và chi ngân sách, giữa xuất khẩu và nhập khẩu.

- Nguồn tài trợ

Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức tài chính vi mô, tổ chức từ thiện quốc tế là những khoản thường không đi kèm với điều kiện ràng buộc và thường liên quan đến những đối tượng khó khăn. Đây là nguồn tài trợ phụ thuộc vào chính sách đối ngoại của nước tài trợ nên rất khó xác định nguồn vào và quốc gia nhận tài trợ cung không chủ động theo ý muốn của mình được. Hơn nữa, xét về quy mô, luồng tài trợ này thường khá khiêm tốn so với quy mô nền kinh tế. Do vậy, trong phần phân tích dưới đây, luận án sẽ tập trung nghiên cứu đến nguồn vốn vay ưu đãi

và vay thương mại. Trong đó, vay thương mại chủ yếu là L/C trả chậm và vay thương mại của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ Việt Nam

đã huy động nguồn vốn ODA lớn, tập trung nên cho phép giải quyết nhanh và dứt

điểm nhu cầu của các nước nhận đầu tư trong việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ

tầng; qua đó tạo môi trường thuận lợi trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác như FDI hay các nguồn vốn tài trợ khác của các công ty, tổ chức kinh tế

quốc tế khác để phát triển kinh tế.

Bảng 3.6: Vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 2000-2013

(đơn vị: triệu USD, %)

Năm Vốn cam kết Vốn ký kết Vốn giải ngân Tỷ lệ vốn giải ngân/vốn cam kết 2001 2.399 2.418 1.500 62,53 2002 2.462 1.805 1.528 62,06 2003 2.839 1.757 1.422 50,09 2004 3.441 2.568 1.650 47,95 2005 3.748 2.515 1.787 47,68 2006 3.740 3.065 1.780 47,59 2007 4.445 1.216 0.709 15,95 2008 5.430 3.800 2.180 40,15 2009 5.012 4.144 4.100 81,80 2010 7.900 3.172 3.500 44,30 2011 7.692 6.637 4.329 56,28 2012 10.612 6.791 5.233 49,31 2013 9.772 6.308 5.014 51,31 Cộng 74.685 53.750 57.735 50,53 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, [42])

Về tình hình thu hút vốn ODA theo ngành, theo vùng lãnh thổđược phản ánh qua các bảng sau:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Năng lượng và công nghiệp Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông

Cấp thoát nước và phát triển đô thị

Y tế, giáo dục, môi trường, khoa học và các ngành khác

Hình 3.1. Tình hình ký kết ODA giai đoạn 2000-2013 Bảng 3.7: Tình hình vốn ký kết ODA theo vùng lãnh thổ trong

giai đoạn 2000-2013

Vùng, lãnh thổ Tỷ lệ ký kết ODA (%)

Vùng đồng bằng sông Hồng 13.69

Vùng trung du miền núi Bắc bộ 8.07

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung 12,82

Vùng Tây Nguyên 4.43 Vùng Đông Nam Bộ 15.62 Vùng đồng bằng sông Cửu Long 9.36 Liên Vùng 36.01 Cộng 100 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, [42])

Xét theo doanh số, ODA chiếm tỷ trọng khá cao và tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa đảm bảo nguyên tắc lựa chọn dự án dẫn đến tốc độ

giải ngân còn chậm, tỷ lệ giải ngân trung bình trên cam kết chỉđạt 50,53% [42].

Như vậy, mặc dù nguồn vốn ODA còn có một số tồn tại nhưng những phân tích trên cho thấy Việt Nam đã khai thác khá hiệu quả lợi thế của một nước có thu nhập thấp trong việc sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài. Hiện nay, nguồn vốn ưu đãi này đang được ưu tiên thu hút và sử dụng trong danh mục nợ vì đây là vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển, thời gian hoàn trả dài (25-40 năm) và có thời gian ân hạn

(10-12 năm), lãi suất thấp (dưới 20%, trung bình 0,25%/năm). Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì việc tiếp nhập nguồn vốn ODA cũng gặp không ít những khó khăn, bất lợi về các điều kiện ràng buộc như phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ, nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch, Các nước tiếp nhận vốn ODA thường phải đáp ứng những điều kiện đưa ra của nước cung cấp ODA đôi khi liên quan đến một số vấn đề nhạy cảm thuộc công việc nội bộ của nước nhận đầu tư như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kiểm soát mức thâm hụt ngân sách, chống tham nhũng... [42].

Do vậy, cần phải thật thận trọng khi sử dụng nguồn vốn này để tránh làm tổn thương tính tự chủ của quốc gia. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần tiếp cận các nguồn vốn thương mại theo cách có lợi nhất thông qua việc sử dụng linh hoạt các công cụ

tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Danh mục nợ

Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam vẫn chưa thực sự tiến hành phân tích danh mục nợ. Theo kỳ hạn nợ, bảng 3.3 cho thấy nợ nước ngoài của Việt Nam chủ

yếu là các khoản nợ trung và dài hạn, khoảng từ 88,9% đến 98,8%. Với tỷ lệ này, Việt Nam tài trợ cho thâm hụt cán cân thanh toán chủ yếu bằng các khoản nợ dài hạn. Đây được xem là cơ cấu nợ khá tốt, do vậy, Việt Nam khó có thể bị ảnh hưởng của dòng vốn tháo chạy. Tuy nhiên, nền kinh tế sẽ kém linh hoạt do thiếu những hoạt động sôi động của thị trường tài chính hiện đại [27].

Nếu xét theo chủ thể đi vay, số liệu cho thấy phần lớn các khoản nợ nước ngoài là nợ của Chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh, chiếm khoảng trên 75%, thậm chí có những năm, tỷ lệ vay nợ của khu vực này lên đến 86,8%. Như vậy, có thể thấy rằng vốn vay nợ nước ngoài được phân bổ chưa thật hợp lý, vốn vay nợ

nước ngoài của khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng nhở mặc dù các số liệu thống kê cho thấy khả năng hấp thụ vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của khu vực nhà nước là thấp nhất. Điều đó cũng chứng tỏ rằng, nợ nước ngoài của khu vực tư nhân chưa

được khuyến khích, chưa tương xứng với năng lực của khu vực kinh tế này trong giai đoạn hiện nay.

Nếu xét theo chủ thể cho vay, chủ nợ chính thức chiếm tỷ trọng lớn, dao

động ở mức từ 75% đến 85%, bảng 3.4. Trong đó, chủ yếu là các nguồn song phương, đến những năm 2000, nợ đa phương mới dần tăng lên và đến nay chiếm khoảng 45% đến 55%. Sự thay đổi trên là kết quả của cuộc đàm phán 8 năm nhằm cơ cấu nợ với Nga, nước chủ nợ song phương lớn nhất của Việt Nam và kết quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta trong thời gian qua, đặc biệt là tự do hóa trong lĩnh vực tài chính.

Nếu xét theo cơ cấu đồng tiền, trước năm 2000, nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là nợ bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi và nợ bằng đồng RCN (đồng rúp chuyển nhượng). Số nợ bằng đồng RCN chiếm khoảng 52% đến 60% tổng nợ [27].

Kể từ năm 2000 đến nay, nợ bằng USD, JPY, SDR chiếm tỷ trọng cao, bảng 3.8.

Bảng 3.8: Cơ cấu nợ nước ngoài theo loại tiền

Đơn vị tính: tỷ USD, áp dụng tỷ giá quy đổi vào thời điểm cuối kỳ

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 USD 3,01 3,06 3,10 3,14 4,07 6,17 7,21 7,96 7,64 JPY 4,84 5,45 6,45 7,94 9,49 10,82 14,7 15,83 16.03 EUR 1,37 1,62 2,12 2,02 2,58 2,56 3,14 3,72 3,94 SDR 3,48 3,82 4,86 5,18 7,01 7,54 8,87 9,05 10,06 (Nguồn: Bộ Tài chính, các năm 2000-2013 [5])

- Khả năng trả nợ, sẽđược phân tích cụ thể trong mục 3.3.1

Một phần của tài liệu Luận án Tiến Sĩ Kinh Tế Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 85)