Chủ thể quản lý nợ nước ngoài

Một phần của tài liệu Luận án Tiến Sĩ Kinh Tế Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 73)

Nợ nước ngoài của Việt Nam do nhà nước thống nhất quản lý toàn diện. Cụ

thể, từ khâu huy động vốn, tiếp nhận, phân bổ sử dụng, quản lý, theo dõi và giám sát đều được phân công thực hiện [10]. Chiến lược nợ nước ngoài và các kế hoạch vay và trả nợ trung và dài hạn của quốc gia phải được Quốc hội phê duyệt. Thủ

tướng Chính phủ là cấp cao nhất của nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chiến lược nợ dài hạn, chương trình quản lý nợ trung hạn và Kế hoạch hàng năm về vay và trả

nợ nước ngoài [19]. Thủ tướng Chính phủ cũng trực tiếp phê duyệt một số các nội dung cụ thể có tầm quan trọng chiến lược.

Các Bộ, Ngành được phân công làm tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ

trong việc hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nợ nước ngoài bao gồm: Bộ Tài chính; Bộ

Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tư pháp; Văn phòng Chính phủ và Ngân hàng Phát triển [19].

B Tài chính

Theo Luật Quản lý nợ công (2010) và Luật Ngân sách (2002), trách nhiệm thống nhất quản lý tài chính công được tập trung vào Bộ Tài chính.

Điều 21.5 Luật Ngân sách trao cho Bộ Tài chính quyền và trách nhiệm thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước đối với nợ và trả nợ nước ngoài của nhà nước và quốc gia [50].

Điều 10 Luật Quản lý nợ công cũng phân công quyền hạn và nhiệm vụ của Bộ Tài chính, đó là giúp Chính phủ thống nhất quản lý nợ công [51].

Trong Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ ban hành 01/11/2005 cũng xác định Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối của Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về vay và trả nợ nước ngoài. [19, điều 6]

Đây là một hướng chuyển đổi chức năng quản lý nợ phù hợp hơn với thực tiễn quốc tế. Thời gian trước khi có Luật Ngân sách (2002) và Luật quản lý nợ công (2010), các chức năng lập kế hoạch vay nợ nước ngoài, quản lý dự án sử dụng nợ

nước ngoài và các vấn đề liên quan đến quản lý nợ công được tập trung chủ yếu tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong khi chức năng bảo lãnh và đảm bảo việc trả nợ được trao cho Bộ Tài chính (và một phần cho Ngân hàng Nhà nước), dẫn đến tình trạng

đứt đoạn trong quản lý, giám sát nợ và không đảm bảo tính trách nhiệm cao trong việc giám sát nợ. Thực tế này đến nay vẫn còn tồn tại, song việc xác định Bộ Tài

chính là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm về tổng thể nợ nước ngoài là một sự

chuyển dịch quan trọng để đi đến hoàn thiện hệ thống quản lý nợ quốc gia.

Theo quy định của Chính phủ [19], Bộ Tài chính chủ trì việc xây dựng Chương trình quản lý nợ trung hạn và Kế hoạch hàng năm về vay và trả nợ nước ngoài và trình để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các văn kiện này. Bộ Tài chính cũng chủ trì việc xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống các chỉ

tiêu giám sát nợ quốc gia, quy trình thu thập, báo cáo, tổng hợp, chia sẻ và công bố

thông tin về nợ nước ngoài [19]. Thu thập thông tin một cách có hệ thống và xây dựng được một cơ sở dữ liệu cập nhật về vốn vay nước ngoài là khâu hết sức quan trọng để đảm bảo hiệu quả quản lý tài chính nguồn vốn vay và đảm bảo theo dõi

được các cân đối vĩ mô của nền kinh tế.

B Kế hoch và Đầu tư

Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành năm 2005 [19] và Luật Quản lý nợ công [51] xác định trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là:

- Chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược nợ

dài hạn trong chiến lược tổng thể về huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế;

- Chủ trì, thống nhất với Bộ Tài chính xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục chương trình, dự án được cấp phát hoặc vay lại nguồn vốn vay nợ nước ngoài của Chính phủ;

- Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ, Chương trình quản lý nợ trung hạn, Kế hoạch hàng năm về vay và trả nợ nước ngoài của quốc gia và giám sát các chỉ số vĩ mô về nợ nước ngoài của quốc gia;

- Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng quy trình thu thập, báo cáo, tổng hợp, chia sẻ và công bố thông tin về nợ nước ngoài trình Thủ tướng Chính phủ ban hành;

- Theo dõi, đánh giá sau đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ…

Luật Ngân sách 2002 quy định trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước là phối hợp cùng với Bộ Tài chính trong việc xây dựng các chiến lược và kế hoạch vay và trả nợ, xây dựng và thực hiện các kế hoạch vay nợđể bù đắp các khoản bội chi ngân sách của nhà nước [50].

Theo Quy chế quản lý nợ nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm về một loạt các lĩnh vực quản lý nhà nước cụ thể, bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với khu vực nợ công: quản lý nhà nước đối với việc vay và trả nợ; hướng dẫn và kiểm tra việc bảo lãnh vay nước ngoài; chủ trì xây dựng hạn mức vay thương mại của khu vực công [18].

Đối với khu vực tư nhân: giám sát việc vay và trả nợ nước ngoài; dự báo mức vay nước ngoài hàng năm gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào hạn mức vay thương mại hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ duyệt. Mặc dù các doanh nghiệp có quyền vay trực tiếp từ nước ngoài, song các khoản vay này phải được

đăng ký với Ngân hàng Nhà nước và nằm trong phạm vi mức trần đi vay cốđịnh hàng năm. Các doanh nghiệp cũng phải báo cáo định kỳ hàng quý cho Ngân hàng Nhà nước về các khoản giải ngân vốn vay và trả nợ của họ[35].

Theo Luật Quản lý nợ công, Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm:

- Thẩm định phương án vay lại vốn vay thương mại nước ngoài của Chính phủ theo các chương trình, hạn mức tín dụng và vay thương mại có bảo lãnh chính phủ của tổ chức tài chính, tín dụng.

- Hướng dẫn và tổ chức đăng ký các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng được Chính phủ bảo lãnh.

- Tham gia với Bộ Tài chính trong việc: (i) Xây dựng mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm; chương trình quản lý nợ trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ; (ii) Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công và nợ

nước ngoài của quốc gia; (iii) Xây dựng phương án huy động vốn trong nước, nước ngoài của Chính phủ gắn với điều hành chính sách tiền tệ - tín dụng.

Như vậy, các chủ thể quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam cũng thể hiện

đầy đủ các chức năng của quản lý nợ. Tuy nhiên, vẫn có sự chồng chéo trong phân cấp nhiệm vụ, cụ thể như sau: (i) Cả Quốc hội và Chính phủ đều đóng vai trò là chủ thể chính sách, Quốc hội là cơ quan phê duyệt chiến lược nợ nước ngoài, các kế hoạch và trả nợ trung và dài hạn của quốc gia. Chính phủ là cơ

quan có thẩm quyền phê duyệt chiến lược nợ dài hạn, Chương trình quản lý nợ

trung hạn và Kế hoạch trả nợ hàng năm về vay và trả nợ nước ngoài. (ii) Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ của cả chủ thể kiểm soát, chủ thể tư vấn, chủ thể

hoạt động và chủ thể thống kê. (iii) Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các nhiệm vụ củ chủ thể tư vấn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ của chủ thể kiểm soát và phân tích tác động của vay mượn.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến Sĩ Kinh Tế Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 73)