Quan niệm về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài

Một phần của tài liệu Luận án Tiến Sĩ Kinh Tế Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 44)

Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Hiện nay, đề cập đến vấn đề hiệu quả, chúng ta vẫn chưa thống nhất được khái niệm. Bởi vì, ở mỗi lĩnh vực khác nhau, xem xét trên các góc độ khác nhau, sẽ có những cách nhìn nhận khác nhau. Xét trên bình diện các quan điểm kinh tế học, cũng có nhiều quan điểm về hiệu quả. Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng “Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế”, còn theo Daft (2008), hiệu quảđược hiểu là khả năng biến đổi các yếu tốđầu vào có tính chất khan hiếm thành khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí so với đối thủ cạnh tranh.

Theo từ điển Lepetit Lasousse, hiệu quả là kết quả đạt được trong việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định [96].

Khái niệm hiệu quả quản lý danh mục nợ nước ngoài được đưa ra trong nghiên cứu “Is foreign debt portfolio management efficient in emerging economies? Emphasis on Latin America”, của Luiz R. de Mello, Jr. Khaled A. Hussein: hiệu quả quản lý danh mục nợ nước ngoài chính là hiệu quả trong việc huy động một nợ

nước ngoài với một danh mục tối ưu cho nền kinh tế, đó là sự hài hòa giữa vốn ngắn hạn và vốn dài hạn nhằm đảm bảo cho hiệu quảđầu tư trong nước [99].

Phát triển quan điểm của Luiz R. de Mello và Jr.Khaled A. Hussein, tác giả

Sanjeer Gupta (IMF) trong nghiên cứu “Is foreign debt portfolio management efficient in emerging economies” cho rằng hiệu quả quản lý nợ nước ngoài là hiệu

quả trong huy động nợ, trong việc sử dụng nợ nước ngoài và hiệu quả trong thanh toán các khoản nợ nước ngoài đã đến hạn. Tuy nhiên, dù quản lý như thế nào đi chăng nữa thì hiệu quả của quá trình này phải được thể hiện thông qua hiệu quả của khâu cuối cùng, đó là khâu trả nợ.

Khái niệm hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA được đưa ra trong luận án tiến sỹ “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam” của Tôn Thanh Tâm như sau: “Hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA là hiệu quả trong việc tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động có liên quan đến quá trình lập kế hoạch, thiết kế dự án, thẩm định, phê duyệt khoản vay, đàm phán, ký kết, phê chuẩn các điều ước quốc tế, tổ chức triển khai thực hiện, đánh giá và kết thúc dự án…”. Như vậy, trong khái niệm này, hiệu quả quản lý chính là hiệu quả

của các khâu trong quá trình kể từ khi lập kế hoạch cho đến khi kết thúc dự án [58].

Khái niệm hiệu quả quản lý nợ nước ngoài trong luận án tiến sỹ của Hạ Thị

Thiều Dao: “Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài thể hiện ở mức độ nợ nước ngoài trong giới hạn an toàn cho phép, thể hiện qua chiến lược vay nợ cụ thể và một cơ

cấu tổ chức quản lý nợ thống nhất”. Khác với quan điểm của Tôn Thanh Tâm, Hạ

Thị Thiều Dao cho rằng hiệu quả quản lý nợ nước ngoài chính là hiệu quả trong từng nội dung quản lý, bao gồm: Hiệu quả trong quản lý quy mô và cơ cấu nợ; Hiệu quả trong việc giám sát và duy trì thông tin quản lý nợ; Hiệu quả của khung pháp lý và thể chế quản lý nợ[27].

Qua tìm hiểu các nghiên cứu về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam cũng nhưở nhiều nước trên thế giới, tác giả nhận thấy, việc quản lý nợ không hiệu quả có thểđưa một nước lâm vào tình trạng hết sức khó khăn về tài chính, thậm chí có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán (khủng hoảng nợ). Việc sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ dẫn đến một tình trạng giảm sút năng lực trả nợ. Chính vì vậy, tác giả cho rằng thước đo quan trọng nhất để đo lường hiệu quả quản lý nợ nước ngoài chính là khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia bằng việc sử dụng chính các khoản nợ nước ngoài.

Như vậy, tác giả cho rằng: “Hiu qu qun lý n nước ngoài là mt phm trù kinh tế đánh giá trình độ qun lý, điu hành vĩ mô sao cho kh năng tr n

nước ngoài nm trong gii hn an toàn và trong tm kim soát”

Qua khái niệm trên, hiệu quả quản lý nợ nước ngoài không chỉ bó hẹp ở hiệu quả trong quá trình vay và sử dụng nợ, mà còn bao hàm khả năng trả nợ quốc gia không vượt quá năng lực trả nợ. Bởi, việc xác định sai số tiền vay nợ sẽ dẫn đến sự

thiếu hụt vốn cho đầu tư phát triển hoặc gây ra sự lãng phí về vốn của nền kinh tế. Việc sử dụng các khoản nợ nước ngoài kém hiệu quả, sai mục tiêu có thể khiến các nước vay nợ có nguy cơ trở thành các nước mắc nợ trầm trọng, không có khả năng thanh toán các khoản nợ nước ngoài. Do vậy, nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài nhằm mục đích tăng cường hiệu quả sử dụng vốn vay, trên cơ sở đó tăng cường khả năng trả nợ quốc gia.

Hơn nữa, nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài cũng xuất phát từ

chính yêu cầu của các nước cho vay. Bởi khi chuyển quyền sử dụng vốn vay, các chủ thể cho vay luôn quan tâm đến đồng vốn đầu tư của mình có được sử dụng

đúng mục đích hay không, các dự án sử dụng vốn vay có khả thi và hiệu quả hay không, khả năng trả nợ của các nước vay nợ có tốt hay không. Việc quản lý nợ nước ngoài kém hiệu quả của người đi vay có thể dẫn đến việc cắt giảm hoặc thậm chí chấm dứt quan hệ vay mượn.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến Sĩ Kinh Tế Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)