Trong mô hình nghiên cứu, thang đo của biến phụ thuộc khả năng trả nợ
nước ngoài là tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP. Thang đo của biến độc lập Hiệu quả sử
dụng nợ nước ngoài là sự đóng góp của nợ nước ngoài vào GDP. Cơ sở của việc xác định thang đo này là báo cáo Nguồn tài chính trong nước và nước ngoài cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, 2007, chương 4 của tác giả Nguyễn Hoàng Phương. Trong cáo cáo, Nguyễn Hoàng Phương có chỉ ra rằng: Hiệu quả sử dụng ODA chính là đóng góp của ODA trong tăng trưởng kinh tế. Biến độc lập Tăng trưởng xuất khẩu được được đo bằng n n n XK XK XK GX = +1− . Thang đo của biến độc lập thâm hụt cán cân thanh toán là tổng thâm hụt trong cán cân thanh toán vãng lai, thâm hụt cán cân vốn. Thang đo của biến độc lập thâm hụt ngân sách là chênh lệch giữa chi và thu ngân sách nhà nước. Thang đo của các biến trong mô hình nghiên cứu được thể hiện qua Bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1: Tổng hợp thang đo của các biến trong mô hình nghiên cứu
STT Biến Thang đo
1 Khả năng trả nợ nước ngoài Nợ nước ngoài/GDP, % 2 Hiệu quả sử dụng nợ nước
ngoài
Đóng góp của nợ nước ngoài vào GDP, % 3 Tăng trưởng xuất khẩu n n n XK XK XK GX = +1− , %
4 Cán cân thanh toán Cán cân vãng lai + Cán cân vốn (triệu đồng) 5 Thâm hụt ngân sách Chi ngân sách – Thu ngân sách (triệu đồng)
4.1.2.2. Số liệu
Số liệu để tính toán trong mô hình được thu thập từ các nguồn chính: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB); Tổng cục thống kê, Bộ
Bảng 4.2: Tổng hợp nguồn số liệu cho các biến trong mô hình nghiên cứu STT Biến Nguồn 1 Khả năng trả nợ nước ngoài Bộ Tài chính, ADB, WB [5], [75], [121] và kế thừa các công trình trước. 2 Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài Kết quả tính toán của tác giả về đóng góp của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế. 3 Tăng trưởng xuất khẩu ADB, Tổng cục thống kê [75], [63]
4 Cán cân thanh toán ADB, Tổng cục thống kê [75], [63]
5 Thâm hụt ngân sách ADB, Tổng cục thống kê [75], [63]