ÔN tập PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học

5 2K 30
ÔN tập PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. Các bước tiến hành nghiên cứu khoa học Hình thành ý tưởng nghiên cứu Hình thành Hướng vấn đề Xác định tên đề tài nghiên cứu Xác định quá trình thu thập thông tin Tổng hợp thông tin Viết đề cương nghiên cứu Xử lý dữ liệu Thí nghiệm và xử lý kết quả thí nghiệm Viết báo cáo tổng kết

ÔN TẬP PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Các bước tiến hành nghiên cứu khoa học - Hình thành ý tưởng nghiên cứu - Hình thành Hướng vấn đề - Xác định tên đề tài nghiên cứu - Xác định quá trình thu thập thông tin - Tổng hợp thông tin - Viết đề cương nghiên cứu - Xử lý dữ liệu - Thí nghiệm và xử lý kết quả thí nghiệm - Viết báo cáo tổng kết 2. Sơ lược về quá trình hình thành luận điểm khoa học (trang 44) Bắt đầu từ việc quan sát để nắm bắt và thu thập sự kiện khoa học. Sự kiện tồn tại ngay trong tự nhiên và trong đời sống XH. Từ những sự kiện thu thập, ta sẽ phát hiện những mâu thuẫn trong đó, rồi đặt câu hỏi về những điều chưa biết thấu đáo, nguyên nhân cà cách xử lý mâu thuẫn, bản chất sự vật – hiện tượng cần được làm sáng tỏ trong quá trình nghiên cứu, để có được vấn đề khoa học. Sau đó, trả lời sơ bộ để có đưa ra những giả thuyết khoa học, tức luận điểm cần chứng minh của người nghiên cứu về cách thức xử lý. 3. Cấu trúc của một chứng minh luận điểm khoa học (trang 53) Muốn chứng minh giả thuyết khoa học người nghiên cứu phải có đầy đủ các luận cứ khoa học. Muốn tìm được các luận cứ và làm cho luận cứ có sức thuyết phục, người nghiên cứu phải sử dụng những phương pháp nhất định. Phương pháp ở đây bao gồm 2 loại: PP tìm kiếm luận cứ và PP sắp xếp các luận cứ để chứng minh luận điểm hoa học. Đây là những việc làm cần thiết của người nghiên cứu trong quá trình chứng minh giả thuyết khoa học của mình. Như vậy, phép chứng minh gồm 3 bộ phận hợp thành: Luận điểm (giả thuyết khoa học), luận cứ và phương pháp 4. Tại sao phải xây dựng khái niệm? Xây dựng khái niệm là công việc đầu tiên của người nghiên cứu, bởi vì ko có sự thống nhất khái niệm thì không thể có ngôn ngữ chung trong tranh luận khoa học. Trong bất cứ nghiên cứu nào, người nghiên cứu cũng cần phải chuẩn hóa những khái niệm vốn đã được sử dụng trong các lĩnh vực khác, thống nhất hóa những khái niệm được hiểu biết khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau và phải xây dựng những khái niệm hoàn toàn khác để đáp ứng cho sự đòi hỏi của nhiệm vụ nghiên cứu mới. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn có thể sai lệch nếu không được tiến hành trên những khái niệm chuẩn xác 5. So sánh giả thiết và giả thuyết Giả thuyết Giả thiết - Là một sự giải thích sơ bộ về bản chất sự vật. - Là nhận định sơ bộ, là kết luận giả định của nghiên cứu - Là luận điểm cần chứng minh của tác giả - Là câu trả lời sơ bộ, cần chứng minh, vào câu hỏi nghiên cứu của đề tài => Nghiên cứu nào cũng phải có giả thuyết. Giả thuyết chẳng qua là sự giải thích sơ bộ bản chất của sự vật. Không một nghiên cứu nào không phải đặt giả thuyết. Đặt ra một giả thuyết sai vẫn còn hơn không đặt ra một giả thuyết nào - Là một điều kiện giả định trong quan sát hoặc thực nghiệm. Ví dụ, khi nói nước sôi ở 1000 C, người ta đã ngầm hiểu, nước đó được quy về những điều kiện giả định, đó là: (1) Nước nguyên chất, (2) Được đun nóng dưới áp suất là 1 atm. => Giả thiết là một điều kiện mang tính quy ước của người nghiên cứu, nó có thể không tồn tại hoặc không phải lúc nào cũng tồn tại trong thực tế. 6. Vai trò của nhóm nghiên cứu lý thuyết Thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic để rút ra các kết luận khoa học cần thiết 7. Một số vấn đề cơ bản của các phương pháp thu thập thông tin thực tiễn - Trực tiếp tác động vào đối tượng có trong thực tiễn - Làm bộc lộ bản chất và các quy luật vận động của các vận động ấy - Nhóm này có các PP: • Quan sát khoa học • Phỏng vấn – điều tra • Thực nghiệm khoa học • Phân tích và tổng kết kinh nghiệm • Hỏi ý kiến chuyên gia 8. Câu hỏi mở và câu hỏi đóng trong phương pháp điều tra phỏng vấn. nêu ưu và nhược điểm của chúng Trong câu hỏi mở không có những câu trả lời định trước. Trong câu hỏi đóng có nhiều câu trả lời định trước mà người được hỏi chỉ việc lựa chọn trong đó. Khuyết điểm Ưu điểm Câu hỏi mở - Có tính cấu trúc thấp - Khó mã hóa câu trả lời để có thể phân tích thống kê - Tốn nhiều thời gian - Khó trả lời hơn - Có nhiều chi tiết hơn Câu hỏi đóng - Có ít chi tiết hơn - Có thể khiến người được hỏi khó chịu - Có tính cấu trúc cao - Câu trả lời dễ mã hóa hơn - Tốn ít thời gian hơn 9. Phân biệt dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng. Để xử lý các loại dữ liệu này có thể sử dụng các phương pháp nào? Dữ liệu định tính: là những dữ liệu dựa trên giá trị mà bạn đưa ra theo tiêu chí mang tính chủ quan như ý kiến, cảm giác, kinh nghiệm, v.v. và thường thể hiện dưới dạng từ ngữ. Dữ liệu định lượng: là những dữ liệu được thu thập bằng các biên pháp khách quan và được thể hiện dưới dạng số học. Để xử lý các loại dữ liệu này có thể sử dụng các phương pháp: phỏng vấn – điều tra, quan sát khoa học, phân tích – tổng kết kinh nghiệm, hỏi ý kiến chuyên gia, toán học, chọn mẫu… 10. Trình bày sơ lược cấu trúc của một đề cương nghiên cứu khoa học (trong đề cương nghiên cứu, pp nào là quan trọng nhất?) Cấu trúc đề cương NCKH: Gồm các mục dưới đây: 1. Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài) : Phần này yêu cầu người nghiên cứu phải trình bày rỏ ràng, tường minh những lý do nào khiến cho tác giả chọn đề tài để nghiên cứu. Phải làm rõ những lý do này là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu: Tác giả phải trả lời câu hỏi, nghiên cứu đề tài này để làm gì? 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu: Đó là cái chứa đối tượng nghiên cứu; - Đối tượng nghiên cứu: Đó là cái trung tâm trong khách thể nghiên cứu mà tác giả sẽ phải làm rõ bản chất. 4. Giả thuyết khoa học: Đó là mô hình giả định, một dự đoán về bản chất của đối tượng nghiên cứu (Mục này có thể ở một số đề tài không cần đưa ra) 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đó là mục tiêu cụ thể mà đề tài phải thực hiện. Thông thường có 3 nhiệm vụ sau: - Xây dựng cơ sở lý luận (tổng quan về vấn đề nghiên cứu) - Phân tích và làm rõ bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu. - Đề xuất những biện pháp (giải pháp) ứng dụng cải tạo hiện thực liên quan. 6. Giới hạn nghiên cứu: Xác định về nội dung, thời gian, không gian, đối tượng khảo sát,… mà đề tài thực hiện. 7. Phương pháp nghiên cứu: Nêu các phương pháp trong hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực khoa học của đề tài mà tác giả dự kiến sử dụng khi thực hiện đề tài. Mỗi phương pháp cần phải giải trình vắn tắt những vấn đề sau: Mục đích sử dụng phương pháp để làm gì? Cách thức triển khai phương pháp đó như thế nào? 8. Dự kiến tính mới của đề tài: Đó là những thông tin khoa học mà tác giả của công trình là người đầu tiên tìm ra. Chúng có giá trị đối với lý luận và thực tiễn (Mục này có thể chưa nêu ra trong đề cương đối với một số đề tài) 9. Dàn ý nội dung : Đó là một dàn ý dự kiến về nội dung của công trình, được trình bày cụ thể theo chương, mục và các tiểu tiết. 10. Danh mục tài liệu tham khảo: Liệt kê các tài liệu được tác giả tham khảo và trích dẫn trong quá trình thực hiện đề tài. Các tài liệu được xếp theo thứ tự A,B,C…(theo tên tác giả hoặc cơ quan ra văn bản). 11. Dự kiến kế hoạch thực hiện đề tài (công trình) 12. Dự trù kinh phí và công tác viên (Nếu có) 11. Một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện luận văn tốt nghiệp a. Các loại luận văn khoa học (coi thêm trang 71) Tiểu luận, khóa luận, đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp, luận văn cử nhân, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ b. Quy trình nhận đề tài Nhận đề tài Tìm tài liệu tham khảo tại các thư viện, tại các cơ quan, trường học, bạn bè,… Đây là khâu quan trọng nhất để đảm bảo cho sự thành công của luận văn. Nghiên cứu sơ bộ tài liệu và đề tài, sau đó viết đề cương (sơ bộ) và thông qua giáo viên hướng dẫn. Đề cương sẽ giúp SV khái quát vấn đề trước khi đi vào chi tiết Tiến hành nghiên cứu lý thuyết, làm thực nghiệm theo nội dung đề tài đã được vạch ra trong đề cương. Vừa làm vừa viết luận văn để kịp thời gian và dễ xử lý các sai sót. Đây là giai đoạn tốn nhiều thời gian và cần sự tập trung cao của SV. c. Lưu ý về trình bày văn bản 1. Soạn thảo văn bản: - Sử dụng chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, dãn dòng 1.5 Lines, lề trên 3cm, lề dưới 3cm, lề trái 3.5cm, lề phải 2cm. Số trang được đánh ở giữa, bên dưới, kích thước 12, in đậm. - Các bảng biểu trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng hạn chế trình bày theo cách này. Luận văn được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 2. Tiểu mục: Các tiểu mục của luận văn được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1. chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo. 3. Bảng biểu, hình vẽ, phương trình: Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương; ví dụ hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường, những bảng ngắn và đồ thị phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên. Đối với những trang giấy có chiều đứng hơn 297mm (bản đồ, bản vẽ…) thì có thể để trong một phong bì cứng đính bên trong bìa sau của luận văn. Các hình vẽ phải sạch sẽ bằng mực đen để có thể sao chụp lại; có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề, cỡ chữ phải bằng cỡ chữ sử dụng trong văn bản luận văn. Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số của hình vẽ bảng biểu đó, ví dụ “… được nêu trong Bảng 4.1” hoặc “xem Hình 3.2” mà không được viết “… được nêu trong bảng dưới đây” . Việc trình bày phương trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là tùy ý, tuy nhiên phải thống nhất trong toàn luận văn. Khi ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên thì phải giải thích và đơn vị tính phải đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu đó. Nếu cần thiết, danh mục của tất cả các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của chúng cần được liệt kê và để ở phần đầu của luận văn. Tất cả các phương trình cần được đánh số và để trong ngoặc đơn đặt bên phía lề phải. Nếu một nhóm phương trình mang cùng một số thì những số này cũng được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương trình trong nhóm phương trình (5.1) có thể được đánh số là (5.1.1), (5.1.2), (5.1.3). 4. Viết tắt: Không lạm dụng việc viết tắt trong luận văn. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong luận văn. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong luận văn. Nếu cần viết tắt những từ thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức … thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu luận văn có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu luận văn. 5. Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn: Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ ra nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của luận văn. Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết cũng như không làm luận văn nặng nề với những tham khảo trích dẫn. Việc trích dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những ý tưởng có giá trị giúp người đọc theo được mạch suy nghĩ của tác giả, không làm trở ngại việc đọc. Nếu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ chỗ trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo của luận văn. Cách sắp xếp danh mục Tài liệu tham khảo xem phụ lục 4. Việc trích dẫn là theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [15, tr.314-315]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ [19], [25], [41], [42]. 6. Phụ lục của luận văn: Phần này bao gồm nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc hỗ trợ cho nội dung luận văn như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh … . Phụ lục không được dày hơn phần chính của luận văn. d. Báo cáo khoa học đó Báo cáo sơ bộ với giáo viên hướng dẫn tình hình thực hiện theo đề cương và kết quả nghiên cứu. Hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp Nộp luận văn cho GVHD duyệt lần cuối Nộp luận văn cho bộ môn (khoa) Chuẩn bị bảo vệ tốt nghiệp . ÔN TẬP PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Các bước tiến hành nghiên cứu khoa học - Hình thành ý tưởng nghiên cứu - Hình thành Hướng vấn đề - Xác định tên đề tài nghiên cứu - Xác định. hiện. 7. Phương pháp nghiên cứu: Nêu các phương pháp trong hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực khoa học của đề tài mà tác giả dự kiến sử dụng khi thực hiện đề tài. Mỗi phương. nghiên cứu: Tác giả phải trả lời câu hỏi, nghiên cứu đề tài này để làm gì? 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu: Đó là cái chứa đối tượng nghiên cứu; - Đối tượng nghiên cứu:

Ngày đăng: 21/01/2015, 10:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan