Hệ số tín nhiệm

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn tại Việt nam (Trang 38 - 40)

Kinh doanh thông tin tín nhiệm từ lâu đã không còn xa lạ trên thế giới. Hầu hết các nước phát triển và trong khu vực Đông Nam Á đã có các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên tại VN, khái niệm trên vẫn còn rất mới mẻ và loại hình kinh doanh này mới chỉ ở bước khởi đầu.

Tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, thông tin tín nhiệm (Credit Information) được đánh giá rất cao. Khách hàng của các công ty thông tin tín nhiệm thường là các nhà cung cấp, đầu tư, các nhà kinh doanh tiền tệ, chứng khoán và ngân hàng. Nhiều nước còn quy định bắt buộc ngân hàng hoặc các nhà xuất nhập khẩu phải có những bản báo cáo độc lập do một công ty kinh doanh thông tin tín nhiệm cung cấp trước khi cho vay hoặc bảo lãnh.

Ngày nay, vấn đề tìm hiểu và thẩm định khách hàng trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, khi mà ngày càng có nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh được mở ra và đi liền đó là nhu cầu cần phải thẩm định các cơ hội làm ăn này. Mặt khác, hội nhập kinh tế đòi hỏi phải có sự minh bạch hóa cao về thông tin doanh nghiệp, chẳng hạn như về tài chính, năng lực điều hành, công nghệ áp dụng... nhưng trong thực tế các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đều có xu hướng che giấu sự thật về bản thân mình, khuếch trương những điểm tốt, mặt mạnh, che giấu thông tin tài chính thực và những hạn chế của mình.

Theo báo cáo mới nhất gần đây của tổ chức xếp hạng tài chính

Standard & Poor’s (S&P) thông báo quyết định nâng hệ số tín nhiệm của Việt Nam thêm một mức lên BB tức là từ B1 lên Ba3, cao hơn 1 bậc so với

Phillipines và Indonesia, nhờ vào những biến chuyển tích cực của tiến trình đổi mới nền kinh tế.

Chuyên gia của S&P cho biết việc nâng mức tín nhiệm phản ánh tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa của nền kinh tế VN dựa trên những nỗ lực của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Các biện pháp cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia hệ thống ngân hàng trong nước cũng đã tạo cơ sở ổn định tài chính lớn hơn trong tương lai.

Theo Bộ Tài chính, việc S&P nâng hệ số tín nhiệm đối với Việt Nam là điều rất quan trọng khẳng định với các tổ chức tài chính quốc tế về năng lực của VN đang có chiều hướng phát triển và sẽ nâng lên một tầm rất cao trong

tương lai. Đây cũng là cơ hội để

Việt Nam thu hút các nguồn lực về vốn trong và ngoài nước. Thực tế này đã phản ánh sự nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam nói chung và sự quan tâm của các nhà đầu tư tài chính trên thế giới đối với trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam sắp phát hành nói riêng. Theo Moody’s, vị trí đối ngoại của VN hiện đã mạnh hơn với việc xuất khẩu gia tăng và đang đứng trước triển vọng gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong tương lai gần. Moody’s đánh giá VN là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á với tỉ lệ tăng trưởng trung bình hơn 7% mỗi năm và có các triển vọng kinh tế sáng sủa nếu có thể duy trì sự thận trọng về tài chính và tính cạnh tranh ở bên ngoài, đồng thời tạo được đà cải cách các khu vực ngân hàng và công nghiệp lạc hậu của đất nước.

Theo Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh, việc S&P nâng hệ số tín nhiệm đối với Việt Nam là điều rất quan trọng, khẳng định với các tổ chức tài chính quốc tế về năng lực của Việt Nam đang có chiều hướng phát triển và sẽ nâng lên một tầm rất cao trong tương lai. Ông Ninh nhấn mạnh, đây là cơ hội để Việt Nam có thể thu hút được các nguồn lực trong và ngoài nước, đặc biệt là từ thị trường vốn quốc tế để phát triển nền kinh tế. Theo quan điểm của ông Ninh, Việt Nam nên tận dụng cơ hội này để tiếp tục phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, ông Ninh cũng cho rằng, phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng các dự án trong nước trước khi mang trái phiếu phát

hành tại thị trường quốc tế. Điều quan trọng là việc sử dụng vốn như thế nào chứ không đơn giản là việc mang vốn về.

Cũng trong một buổi họp bàn về việc phát triển ngành định mức của nước ta hiện nay thì ông Trần Minh Tuấn- phó thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam cho rằng : Việt Nam đang đi đúng hướng trên con đường phát triển thị trường vốn như chú trọng việc giữ vững ổn định về chính trị, kinh tế và ổn định tình hình tài chính quốc gia; phát triển cơ sở hạ tầng cho thị trường vốn; xây dựng một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thị trường; và tạo dựng những cơ chế khuyến khích cho sự phát triển của thị trường vốn và các thành viên tham gia thị trường.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, trong khi hệ thống các công ty định mức tín nhiệm có thể được coi là một bộ phận cấu thành của hạ tầng cho thị trường vốn và ở bất cứ quốc gia nào sự tồn tại và phát triển các công ty định mức tín nhiệm đều là điều kiện cần cho sự phát triển của thị trường trái phiếu thì tại Việt Nam lại đang thiếu các công ty định mức tín nhiệm. Thực tế cho thây rằng Việt Nam là một quốc gia có thị trường vốn non trẻ, không những cả bề rộng mà theo cả bề sâu. Với một thị trường chỉ mới có 41 công ty niêm yết với tổng quy mô chiếm 4% GDP và một thị trường trái phiếu chủ yếu là trái phiếu chính phủ và gần 25000 doanh nghiệp trông cậy vào hệ thống các ngân hàng thương mại để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của mình. Do đó để phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ hơn nữa và để hội nhập kinh tế thế giới thì trước hết phải khơi thông thị trường vốn , thị trường tài chính của Việt Nam trong những năm tới. Nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì đòi hỏi này cần phải đáp ứng một cách kịp thời.

Phần hai : Giải pháp thu hút vốn đầu tư trên thị

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn tại Việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w