báo cáo thực tập tổng hợp,khoa tài chính ngân hàng đai học thương mại Hòa cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tiến dần tới nền kinh tế thị trường. Đóng vai trò là mạch máu của nền kinh tế, ngành Tài chínhNgân hàng ( gồm NHNN, hệ thống các NHTM, các công ty tài chính, tổ chức tín dụng…) giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình phát triển đó. Là một sinh viên ngành Tài chínhNgân hàng, sau quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa Tài chínhNgân hàng, trường Đại học Thương Mại, em đã tích lũy được một lượng kiến thức nhất định. Nhận thấy mọi hoạt động trên thị trường tài chính đều có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế. Vì vậy, được sự giúp đỡ của Khoa Tài chínhNgân hàng, phòng tín dụng công ty Tài chính cổ phần VinaconexViettel và sự hướng dẫn tận tình của thầy Vũ Xuân Dũng, em đã có thêm những hiểu biết thực tế về hoạt động tài chính nói chung và hoạt động cũng như quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức của các công ty tài chính nói riêng. Kết hợp kiến thức học được từ quá trình thực tế tại công ty cùng với kiến thức trên giảng đường em xin được hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp về lịch sử hình thành, quá trình phát triển, cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động của công ty Tài chính cổ phần VinaconexViettel. báo cáo thực tập tổng hợp,khoa tài chính ngân hàng đai học thương mại
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Tham gia thực tập tại Công ty Cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Thăng Long, được tiếp xúc với môi trường kinh doanh thực tiễn, được đào tạo, thực hành các nghiệp vụ tài chính tại công ty, em nhận thấy Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Thăng Long thực sự là môi trường tốt cho nhân viên làm việc Các sản phẩm mà công ty cung cấp ngày càng đa dạng, có nhiều mẫu mã mới, tiện lợi cho người sử dụng.Tuy nhiên trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay thì tình hình tài chính của công ty cũng đang gặp những khó khăn nhất định
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Thăng Long, em xin chân thành cảm sự giúp đỡ nhiệt tình của chú Nguyễn Văn Ca – Giám đốc công ty, anh Phan Viết Hùng – Thư ký giám đốc, chị Lê Thị Ngân –
Kế toán trưởng công ty cùng các anh chị trong công ty Em cũng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Nguyễn Thu Thủy – Trưởng bộ môn Ngân hàng – Chứng khoán – Khoa tài chính – Ngân hàng – Trường Đại học thương mại
đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này
Trang 2PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1 Tổng quan về Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Thăng Long
Tên công ty: Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Thăng Long Địa chỉ: Số 713 , đường Giải Phóng - Quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: 3D hẻm 368, Kinh Dương Vương, phường An Lạc A, quận Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh
Mã số thuế: 0101189457
Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Thăng Long tiền thân trực thuộc Tổng công ty Phát triển Công nghệ và Du lịch (DETECHTOUR), và được cổ phần hóa từ năm 2001 đồng chuyển hạng mục kinh doanh chính sang kinh doanh
"Máy móc thiết bị, vật tư ngành in và bao bì"
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
1.2.1 Chức năng
- Nhập khẩu: Nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị ngành in như: Máy in offset, máy in flexo, máy in ống đồng, cho đến các chủng loại máy móc thiết bị trước và sau in chất lượng cao
- Dịch vụ: khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch Bên cạnh đó công ty còn cung cấp đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm luôn luôn sẵn sang giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng từ quá trình qui hoạch đến công nghệ
- Đại lý phân phối cho nhiều Tập đoàn chế tạo thiết bị công nghiệp ngành in danh tiếng của Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Thụy Điển…
1.2.2 Nhiệm vụ
- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn góp của các cổ đông
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu, tình hình thị trường, khả năng phát triển của Công ty và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch đã đề ra
- Sử dụng hợp lý lao động, tài sản, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả kinh tế, chấp hành các quy định của Luật kế toán và Luật thống kê, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước
Trang 3- Công bố công khai và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo tài chínhhàng năm và các thông tin về hoạt động của Công ty cho các cổ đông theo quy định của pháp luật
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty theo quy định của Bộ Luật lao động
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Công ty
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Thăng Long hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị vật tư ngành in, có địa bàn tiêu thụ rộng Hiện nay, số lượng nhân viên của công ty là 100 người, trong đó có
20 nhân viên quản lý trên văn phòng, chiếm 20% Trình độ cán bộ công nhân viên của công ty đều tốt nghiệp đại học Lãnh đạo công ty bao gồm giám đốc và 2 phó giám đốc trong đó có 1 phó giám đốc tài chính và 1 phó giám đốc kỹ thuật Cấp phòng có: Phòng kỹ thuật, phòng khinh doanh, phòng kế toán và phòng thị trường
Cơ cấu bộ máy của công ty được sắp xếp theo chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bảo đảm sự thống nhất, tự chủ và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban
Trong đó:
- Giám đốc: chịu mọi trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty Đảm bảo hiệu quả theo pháp luật quy định Chỉ đạo giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tổ chức thực hiện kinh tế nội bộ đến các phân xưởng, xây dựng thực hiện tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh
Trang 4GIÁM ĐỐC
Phòng Tài
chính Kế
toán
Phòng Tổ chức - nhân sự
Phòng Kinh doanh Phó giám đốc tài chính Phó giám đốc kỹ thuật
Hình 1: Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty cổ phần thương mại và xuất
nhập khẩu Thăng Long
- Phó giám đốc: là người giúp đỡ giám đốc đảm bảo công tác quản lý công ty:
+ Phó giám đốc tài chính: chịu trách nhiệm trước giám đốc về vấn đề tài
chính của công ty Thay mặt giám đốc điều hành công ty khi giám đốc đi vắng
+ Phó giám đốc kĩ thuật: có trách nhiệm theo dõi sản phẩm, xác định tình
trạng hiện tại các thiết bị máy móc đang quản lý, đôn đốc kiểm tra giám sát sửa chữa máy móc thiết bị đảm bảo chất lượng tốt nhất
- Phòng tài chính - kế toán: là nơi xử lý, thực hiện toàn bộ công tác kế toán
tài chính của công ty Phòng có nhiệm vụ điều hoà, phân phối, tổ chức sử dụng vốn
và nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh, đánh giá kết quả, hạch toán lãi, lỗ, phân phối lợi nhuận, thực hiện các chế độ thu nộp ngân sách nhà nước
- Phòng tổ chức nhân sự: Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến
nhân sự của công ty
- Phòng kinh doanh: khai thác về kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhập xuất,
xây dựng các chỉ tiêu sản phẩm mới, tìm nguồn hàng mới, ký kết các hợp đồng nhập xuất, khai thác hết năng lực của thiết bị máy móc Chịu trách nhiệm về thủ tục nhập xuất
Trang 5PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
THĂNG LONG
2.1 Bảng cân đối kế toán rút gọn và bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Thăng Long năm
2010 – 2011 – 2012
Trang 6Bảng2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Thăng Long
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
A.Tổng tài sản 39,351,670,794 100 46,147,614,125 100 59,498,699,919 100 6,795,943,331 17.27 13,351,085,794 28.93
I Tài sản ngắn hạn 37,722,511,623 95.86 44,327,394,482 96.06 57,869,155,459 97.26 6,604,882,859 17.51 13,541,760,977 30.55
1 Tiền và các khoản tương đương tiền 601,505,608 1.53 1,002,510,663 2.17 2,061,727,456 3.47 401,005,055 66.67 1,059,216,793 105.66
2 Các khoản đầu tư tài chính ngăn hạn
3 Các khoản phải thu ngắn hạn 18,792,107,475 47.75 20,398,333,874 44.20 27,231,546,574 45.77 1,606,226,399 8.55 6,833,212,700 33.50 Hàng tồn kho 18,219,643,000 46.30 22,797,927,218 49.40 28,130,085,608 47.28 4,578,284,218 25.13 5,332,158,390 23.39
4 Tài sản ngắn hạn khác 109,255,540 0.28 128,622,727 0.28 445,795,821 0.75 19,367,187 17.73 317,173,094 246.59
1 Tài sản cố định 682,128,944.84 1.73 856,779,483 1.86 619,183,533 1.0 174,650,538 25.60 -237,595,950 -27.73
2 Bất động sản đầu tư
3 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
4 Tài sản dài hạn khác 947,030,226.03 2.41 963,440,160 2.09 1,010,360,927 1.70 16,409,934 1.73 46,920,767 4.87
B Tổng Nguồn vốn 39,351,670,794 100 46,147,614,125 100 59,498,699,919 100 6,795,943,331 17.27 13,351,085,794 28.93
I Nợ phải trả 33,637,808,194.71 85.48 38,185,099,732 82.75 44,321,444,272 74.49 4,547,291,537 13.52 6,136,344,540 16.07
1 Nợ ngắn hạn 33,563,805,016.68 85.29 38,089,099,732 99.75 41,225,939,272 69.29 4,525,294,715 13.48 3,136,839,540 8.24
2 Nợ dài hạn 74,003,178.03 0.19 96,000,000 0.25 3,095,505,000 5.20 21,996,822 29.72 2,999,505,000 3124.48
II Vốn chủ sở hữu 5,713,862,599.29 14.52 7,962,514,393 17.25 15,177,255,647 25.51 2,248,651,794 39.35 7,214,741,254 90.61
Trang 7Bảng 2 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Thăng Long
So sánh
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 58,512,877,346 67,066,955,072 41,827,993,888 8,554,077,726 14.62 (25,238,961,184) (37.63) Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 58,512,877,346 67,066,955,072 41,827,993,888 8,554,077,726 14.62 (25,238,961,184) (37.63) Giá vốn hàng bán 53,580,241,786 61,076,220,168 36,456,309,818 7,495,978,382 13.99 (24,619,910,350) (40.31) Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4,932,635,560 5,360,734,904 5,371,684,070 428,099,344 8.68 10,949,166 0.20 Doanh thu hoạt động tài chính 39,555,298 51,248,269 43,074,114 11,692,971 29.56 (8,174,155) (15.95) Chi phí tài chính 1,406,954,231 1,584,231,576 2,012,333,435 177,277,345 12.60 428,101,859 27.02
Trong đó: Chi phí lãi vay
Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,391,215,028 3,650,409,249 3,245,512,510 259,194,221 7.64 (404,896,739) (11.09) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 174,021,599 177,342,348 156,912,239 3,320,749 1.91 (20,430,109) (11.52)
Lợi nhuận khác (4,259,671) (4,115,000) (6,184,362) 144,671 (3.40) (2,069,362) 50.29 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 169,761,928 173,227,348 150,727,877 3,466,420 2.04 (22,499,471) (12.99)
Lợi nhuận sau thuế TNDN 127,321,446 129,920,511 113,045,908 2,599,065 2.04 (16,874,603) (12.99)
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Trang 82.2 Một só nhận xét về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Thăng Long
Nhìn vào bảng số liệu 2.1 ta thấy, tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Thăng Long có xu hướng tăng lên trong 3 năm vừa qua Cụ thể:
+ Về tài sản :
- Tổng tài sản
Năm 2011, tổng tài sản của Công ty tăng 6,795,943,331 đồng, ứng với tăng 17.27 so với năm 2010 Sang năm 2012, tổng tài sản của Công ty tiếp tục tăng lên 13,351,085,794 đồng, ứng với tăng 28.93% so với năm 2011 Điều này cho thấy qui
mô về vốn của Công ty đã tăng lên Cụ thể, tổng tài sản tăng phần lớn là do tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng 6,604,882,859 đồng (tăng 17.51%)so với năm 2010, tài sản ngắn hạn năm 2012 tăng 13,541,760,977 đồng (tăng 30.55%)so với năm 2011và chiếm 97.26% tỷ trọng tổng tài sản Tài sản dài hạn năm 2011 so với năm 2010 tăng không đáng kể (tăng 11.73%), sang năm 2012 tài sản dài hạn giảm không đáng kể là 190,675,183 (giảm 10.48%) đồng chiếm 2.74% tỷ trọng tổng tài sản
- Tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn tăng lên là do: Các khoản phải thu tăng 8.55% (năm 2011), tăng 33.5% (năm 2012) Tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh tới 66.67% (năm 2011), và 105.66%(năm 2012) Một khoản khác cũng tăng một cách đáng kể vào năm 2012đó là tài sản ngắn hạn khác, tăng tới 246.59% Hàng tồn kho cũng có xu hướng tăng lên qua các năm, tăng 4,578,284,218 đồng, ứng 25.13% vào năm 2011; tăng 5,332,158,390 đồng, ứng với 23.39% vào năm 2012 Sự thay đổi này một phần là
do cuối năm Công ty đã bán được một lô hàng Bên cạnh đó, qua theo dõi có thể thấy chính sách kinh doanh của Công ty trong năm qua đã thay đổi qua từng năm
- Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn năm 2011 tăng 191,060,472 đồng, ứng với tăng 11.73% so với năm 2012 Tuy nhiên, đến cuối năm 2012, tài sản dài hạn của Công ty lại giảm xuống,
Trang 9cụ thể giảm 190,675,183 đồng, tương ứng 10.48% là do tài sản cố định giảm mạnh hơn
sự gia tăng của tài sản dài hạn khác
Về cơ cấu, trong tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn, tức vốn lưu động luôn chiếm phần lớn trong tổng vốn kinh doanh của Công ty Đầu năm 2012, tỷ trọng tài sản ngắn hạn là 96.06%, cuối năm tỷ lệ này tăng lên 97.26% Việc tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn như vậy là hoàn toàn hợp lý khi Công ty là doanh nghiệp kinh doanh thương mại có tỷ trọng hàng tồn kho và nợ phải thu lớn
+ Về nguồn vốn
Tổng nguồn vốn năm 2011 tăng 6,795,943,331 đồng, ứng tăng 17.27% so với năm 2010.Sang năm 2012 Công ty mở rộng vốn kinh doanh tăng lên 13,351,085,794 đồng, ứng tăng 28.93% Tổng vốn kinh doanh tăng lên là do vốn chủ sở hữu tăng lên, năm 2012 vốn chủ sở hữu tăng 90.61% so với năm 2011
Nguồn vốn của công ty gồm có nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.Nợ phải trả của công ty liên tục tăng lên Điều này chứng tỏ công ty sử dụng khá nhiều nguồn vốn
đi vay
- Nợ phải trả
Nợ phải trả năm 2012 tăng so với năm 2011 là do nợ ngắn hạn tăng 3,136,839,540 đồng (ứng với tăng 8.24%), nợ dài hạn tăng 2,999,505,000 đồng (ứng với tăng 3124.48%)
Mặc dù công ty là doanh nghiệp thương mại nhưng cũng cần quan tâm đến tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ phải trả bởi tỷ lệ nợ phải trả là rất cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với công ty nếu không thanh toán kịp thời khi các khoản nợ đến hạn.Công ty cần xem xét kỹ các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, đồng thời chú ý không để tồn tại các khoản nợ đến hạn
- Vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng 7,214,741,254 đồng, tương ứng tăng 90.61% là
do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng Việc giảm các khoản nợ ngắn hạn đồng
Trang 10thời tăng vốn chủ sở hữu là hợp lý Sự thay đổi nguồn vốn này sẽ giúp Công ty tiết kiệm một lượng lớn chi phí sử dụng vốn trong bối cảnh lãi suất rất cao ở năm 2011 Chi phí cho sử dụng vốn từ nguồn lợi nhuận để lại chắc chắn là thấp hơn chi phí lãi vay trong khi việc tiếp cận lại dễ dàng hơn
Với sự thay đổi trên, kết cấu nguồn vồn kinh doanh đã bớt phụ thuộc vào nguồn vốn vay Tuy nhiên kết cấu 75% vốn vay là chưa hợp lý khi lãi suất ngân hàng trung bình năm luôn trên 20%
Vốn chủ sở hữu cuối năm 2012 chiếm 25.51% trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty, tăng 90.91% Điều này cho thấy Công ty đã chú trọng hơn đến việc tăng khả năng tự chủ về mặt tài chính, hạn chế việc phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh
Chính những sự thay đổi về cơ cấu tài sản, nguồn vốn kinh doanh, dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cũng có những biến động đáng kể trong thời gian qua Cụ thể:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 tăng 8,554,077,726 đồng ứng với tỉ lệ tăng là 14.62%, so với năm 2010 Nhưng bước sang năm 2012, lại giảm 25,238,961,184 đồng ứng với tỷ lệ giảm là 37.63% trong đó doanh thu từ bán thành phẩm giảm tới 40.31% Việc giảm doanh thu năm 2012 so với năm 2011 là do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm, giá vốn hàng bán giảm, doanh thu hoạt động tài chinh cũng giảm mạnh Điều này cho thấy năm 2012 việc kinh doanh của doanh nghiệp không mấy khởi sắc
Doanh thu tài chính trong năm 2011 tăng 11,692,971 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 29.56% so với năm 2010 Nhưng bước sang năm 2012 lại giảm 8,174,155 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 15.95%
Thu nhập khác trong năm 2011 so với năm 2010 cũng tăng nhiều hơn 386,850 đồng Tuy nhiên năm 2012, thu nhập khác lại không có Như vậy có nghĩa là năm
2012, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp không có bất cứ nguồn thu nhập nào khác
Trang 11Tất cả những biến động của các chỉ tiêu trên đã làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2012 giảm xuống chỉ còn 150,727,877 đồng, giảm 22,499,471 đồng so với năm
2011, ứng với tỷ lệ giảm 12.99% Công ty kinh doanh không có lãi do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho lạm phát tăng cao, hoạt động xuất nhập khẩu cũng bị chịu ảnh hưởng đáng kể (Cán cân thương mại của Việt nam luôn trong trạng thái thâm hụt) Cũng chính vì vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2012 giảm 16,874,603 đồng, tương ứng giảm 12.99% Lợi nhuận sau thuế giảm một cách đáng kể đã đặt ra cho công ty một bài toán rất lớn trong bối cảnh kinh doanh khó khăn hiện nay
Để đánh giá chi tiết hơn kết quả kinh doanh mà Công ty đã đạt được trong năm qua, ta có bảng sau:
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
năm 2011 - 2012
1 Hệ số lãi ròng = LNST/DTT 0.19 0.27 0.08
2 Tỷ suất LNST trên vốn kinh doanh ( ROA) 0.28 0.26 (0.02)
3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE) 1.63 0.74 (0.89)
Qua bảng trên ta thấy: Năm 2012, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, lạm phát cao, hoạt động xuất nhập khẩu trong nước gặp khó khăn nên việc kinh doanh của công
ty cũng gặp phải những trở ngại nhất định:
Năm 2012, hệ số lãi ròng là 0.27%, tăng 0.02% so với năm 2011 Điều này cho thấy năm 2012, khi thực hiện 1 đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so với năm 2011, bởi trong năm này công ty tiết kiệm được một phần đáng
kể chi phí quản lý doanh nghiệp (mặc dù các khoản chi phí tài chính và chi phí khác cũng tăng lên)