0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Chính sách phát triển nguồn nhân lực của EVN

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CÔNG NGHỆ MỚI CHO CÁN BỘ NGÀNH ĐIỆN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC.PDF (Trang 83 -83 )

8. Cấu trỳc luận văn

3.2.1.3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực của EVN

Quản lý nguồn nhân lực, phát huy nguồn lực con ng-ời là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững cho chiến l-ợc phát triển và xây dựng tập đoàn lực của EVN. Do vậy chính sách phát triển nguồn nhân lực của EVN là:

73

- Xây dựng đội ngũ lực l-ợng lao động: Xây dựng cơ chế tuyển dụng bổ sung, đào tạo lại đội ngũ CBCNV về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và năng lực chuyên biệt phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của EVN.

- Phát triển CBCNV: Xây dựng và thực hiện qui trình phân tích nhu cầu đào tạo và BD, phát triển CBCNV để có thể đảm đ-ơng công việc trên cơ sở những kỹ năng và năng lực chủ yếu; thực hiện luân chuyển công tác CB.

- Quan hệ lao động: Đảm bảo sự tham gia QL của Công đoàn, duy trì sự thỏa thuận, đàm phán giữa lãnh đạo các đơn vị và đại diện công đoàn về các quyết định ảnh h-ởng đến hợp đồng lao động.

3.2.2. Mục tiêu, nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2006-2015

3.2.2.1.Phát triển khối các tr-ờng, phấn đấu có một đến hai tr-ờng đạt tiêu chuẩn khu vực

Củng cố và phát triển đội ngũ QL, GV: tăng c-ờng số GV có trình độ thạc sỹ; tổ chức các lớp cập nhật kiến thức công nghệ, kiến thức s- phạm cho CB GV; nâng cao trình độ tin học, máy tính và tiếng Anh cho GV.

- Nội dung ch-ơng trình cần bố trí liên thông giữa các bậc học (tạo thuận lợi cho ng-ời học khi chuyển đổi nghề. Phát triển đào tạo kỹ s- thực hành và đẩy mạnh đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề.

- Xác định tỷ lệ: Đại học, cao đẳng, trung học, công nhân cho hợp lý ;

cần điều chỉnh tỷ lệ tuỳ theo lĩnh vực hoạt động của EVN.

- Đổi mới hình thức đào tạo bám sát việc áp dụng khoa học công nghệ mới và theo địa chỉ sử dụng. Xây dựng kế hoạch chỉnh lý mục tiêu, kế hoạch, nội dung, ch-ơng trình đào tạo theo h-ớng: Xây dựng ch-ơng trình chuẩn thống nhất trong EVN về đào tạo các chuyên ngành hệ thống điện, thuỷ điện, nhiệt điện; xây dựng mới ngành bảo d-ỡng vận hành tuabin khí, công nghệ thông tin viễn thông... Ch-ơng trình giảng dạy phải luôn đ-ợc cập nhật kiến thức khoa học và công nghệ mới của ngành điện;

- Đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, nghiên cứu thực nghiệm khoa học trong các tr-ờng đào tạo, BD để nâng cao chất l-ợng.

74

3.2.2.2. Tăng c-ờng công tác đào tạo ngắn hạn, bồi d-ỡng nghiệp vụ

- Mở rộng các loại hình đào tạo, BD và đào tạo lại, theo các chuyên ngành để từng b-ớc đ-a công tác đào tạo của EVN đạt trình độ của các quốc gia trong khu vực. Tăng quy mô và tỷ trọng đ-ợc đào tạo, đặc biệt là các kỹ s- giỏi, chuyên gia đầu ngành ở tất cả các lĩnh vực trong kỹ thuật và QL. Chọn cử một số có triển vọng đi đào tạo cao học tại Học viện Công

nghệ Châu á (AIT) – Thái Lan và các n-ớc khác nh- Canada, Thuỵ Điển....

- Tổ chức luân phiên BD để cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ lao động kỹ thuật chuyên ngành để đáp ứng đ-ợc yêu cầu vận hành, bảo d-ỡng thiết bị với công nghệ hiện đại;

- Chỉ đạo thống nhất công tác bồi huấn chuyên môn, nghiệp vụ và thi nâng bậc tại các cơ sở sản xuất; Công nhân từ bậc 5 trở lên sẽ đ-ợc học tập và thi nâng cao tay nghề tại các tr-ờng đào tạo của EVN.

- Tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, để trao đổi kinh nghiệm ở những cơ sở đã đ-ợc đầu t- thiết bị công nghệ mới; Chủ động có kế hoạh BD những CB trẻ có năng lực phát triển thành những CB nòng cốt của EVN.

3.2.2.3. Liên kết đào tạo

Tiếp tục liên kết đào tạo với các tr-ờng đại học kỹ thuật trong n-ớc để đào tạo các kỹ s- chuyên ngành điện cung cấp cho các đơn vị vùng sâu, vùng xa; Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CB khoa học kỹ thuật ở một số lĩnh vực: QL dự án, tua bin khí, kỹ thuật số, công nghệ thông tin và viễn thông.

3.2.2.4. Quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo

Tranh thủ hỗ trợ và hợp tác của các tổ chức quốc tế, hợp tác với các hãng sản xuất thiết bị điện và tập đoàn điện lực n-ớc ngoài để cử các chuyên gia QL và kỹ thuật trong các lĩnh vực then chốt đi đào tạo tại n-ớc ngoài. Bên cạnh đó, có thể mời những chuyên gia giỏi hoặc trao đổi chuyên

75

gia trong lĩnh vực đào tạo cần thiết; Tăng c-ờng trao đổi kinh nghiệm đào tạo nội dung, chuyên gia ngành điện trong ngành điện lực ASEAN.

3.2.2.5. Thể chế pháp lý cho đào tạo và phát triển nguồn lực

 Xây dựng chiến l-ợc tổng thể về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

đến 2020 và cơ chế, quy chế thực hiện mục tiêu; Căn cứ vào quy hoạch và tiêu chuẩn CB để lập kế hoạch đào tạo, BD và huy động các nguồn lực của EVN cho công tác đào tạo, BD

 Tiếp tục đầu t- CSVC, trang thiết bị tr-ờng học nh- th- viện, phòng học

ngoại ngữ... cho các tr-ờng đào tạo

 Củng cố, hoàn thiện và triển khai quy chế đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực đến các đơn vị cơ sở

 Xây dựng quy chế sử dụng lao động gắn đào tạo với các tr-ờng thuộc

EVN

 Đào tạo GV bằng cách trao đổi, hội thảo, cho GV và học sinh đi tham

quan thực tế ở các nhà NMĐ có công nghệ hiện đại

 Chú trọng đào tạo đội ngũ kỹ s-, chuyên gia về năng l-ợng hạt nhân để

chuẩn bị cho việc xây dựng và vận hành NMĐ nguyên tử.

3.3. Một số biện pháp quản lý công tác bồi d-ỡng công nghệ mớichocán bộ ngành điện lực bộ ngành điện lực

3.3.1. Xác định nhu cầu và quy hoạch đào tạo bồi d-ỡng

Công tác BD CB phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu phụ thuộc vào công tác quy hoạch CB. Quy hoạch CB là nội dung chủ yếu của công tác CB, bảo đảm cho công tác CB đi vào nề nếp chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ tr-ớc mắt và lâu dài.

Công tác qui hoạch phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, đánh giá thực trạng CB để chủ động có ph-ơng h-ớng đào tạo, BD kịp thời; đảm bảo tính kế thừa và tính liên tục của đội ngũ CB; tránh tình trạng

76

thiếu hụt CB có trình độ năng lực và kinh nghiệm khi cần bổ nhiệm; tạo thế chủ động trong việc bố trí, sắp xếp CB.

Để xác định nhu cầu BD của một HV cụ thể, thông th-ờng phải “phân tích nhu cầu”. Cơ sở khoa học của phân tích nhu cầu và xác định yêu cầu BD th-ờng gắn liền với việc giải bài toán sau:

Gọi A là Tri thức – Kỹ năng – Thái độ (hay là năng lực phẩm chất của một ng-ời cần để đáp ứng yêu cầu công việc của một vị trí công tác)

Gọi B là Tri thức – Kỹ năng – Thái độ của ng-ời đang hoặc sẽ thực hiện chức vị đó thì C = A – B và phân tích nhu cầu gắn với phân tích bài toán này, kể cả số l-ợng, chất l-ợng, cơ cấu... Từ đó làm quy hoạch và lập kế hoạch BD.

Việc xây dựng, hoàn thiện qui hoạch kế hoạch BD CB của ngành cần chú trọng đến những vấn đề sau:

- Dựa vào quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà n-ớc về công tác CB nói chung và công tác qui hoạch, kế hoạch BD, đào tạo CB công chức nói riêng

- Căn cứ vào chủ tr-ơng chiến l-ợc phát triển của EVN, cụ thể là dựa vào mục tiêu chiến l-ợc phát triển khoa học và công nghệ đến 2015: Làm cho nền kinh tế tăng tr-ởng nhanh, bảo đảm an ninh quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, đ-a Việt Nam trở thành một quốc gia công nghiệp

- Căn cứ vào ch-ơng trình phát triển nguồn điện, l-ới điện theo TSĐ VI.

Đây là yếu tố ảnh h-ởng đến việc xây dựng kế hoạch, BD CB, quyết định sự phát triển của CB cả về quy mô, số l-ợng, chất l-ợng và cơ cấu

- Căn cứ vào thực trạng CB: Đây là tiêu chí quan trọng cần phải nắm để xây dựng kế hoạch đào tạo, BD CB. Trình độ đã đ-ợc đào tạo thể hiện qua bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận, ngoài ra cần nắm đ-ợc thời gian ng-ời công chức đó tham gia công tác, thâm niên công tác chuyên môn đảm nhiệm nói riêng

77

- Điều tra, nắm vững nhu cầu BD hàng năm: Nhu cầu BD cần đ-a vào nội dung qui hoạch BD CB của tr-ờng, hoặc áp dụng ph-ơng pháp dự báo, thống kê, điều tra.... để xác định, tổng hợp nhu cầu từ các bộ phận thành nhu cầu chung của toàn ngành. Đơn cử nh-, tại thời điểm này ngành điện đã có thêm khoảng 200 NMTĐ quy mô vừa và nhỏ đã và đang đ-ợc xây mới, cùng với nhiều NMNĐ khác. Việc đ-a vào vận hành các nhà máy này đòi hỏi một lực l-ợng CB đông đảo phải đ-ợc đào tạo, BD qua nhiều cấp và trong nhiều năm. Đây là căn cứ quan trọng nhất để xây dựng kế hoạch bởi vì nó chi phối và quyết định các chỉ tiêu kế hoạch năm

- Cần xác định năng lực của cơ sở BD CB

Để nâng cao chất l-ợng, hiệu quả của công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Một là, ngành phải có sự chỉ đạo sâu sát đến các đơn vị, cơ sở quán triệt quan điểm gắn quy hoạch BD với việc sử dụng và tạo nguồn CB lâu dài. Công tác xây dựng quy hoạch kế hoạch phải đ-ợc thực hiện từ d-ới lên. Cần xác định nguồn lực đã quy hoạch của các cơ quan đơn vị; hoàn thiện công tác quy hoạch CB lãnh đạo, CB công chức đ-ơng nhiệm, CB dài hạn, trung hạn, CB dự bị. Để làm đ-ợc việc này, cần tiến hành đánh giá, rà soát lại đội ngũ CB đã đ-ợc quy hoạch thuộc các chức danh xem mặt nào đ-ợc và ch-a đ-ợc ở các đối t-ợng này để tìm biện pháp khắc phục.

Hai là, quản lý CB trong diện quy hoạch một cách liên tục, th-ờng xuyên, có chất l-ợng và hiệu quả. Thực hiện đánh giá CB hàng năm, nhất là đánh giá thông qua các hoạt động thực tiễn, trong quá trình xử lý công việc qua đó phát hiện những mặt tích cực, đồng thời chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót để ng-ời CB đ-ợc hoàn thiện hơn.

Ba là, lãnh đạo ngành phải thực hiện việc đôn đốc và th-ờng xuyên tiến hành kiểm tra tiến độ và khả năng thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch. Nếu đơn vị nào cố tình chậm trễ, phải xử lý kịp thời và theo đúng quy chế.

78

3.3.2. Cải tiến mục tiêu nội dung, ch-ơng trình và ph-ơng pháp giảng dạy

Nội dung, ch-ơng trình, giáo trình trong các khoá BD là một nội dung cơ bản của công tác BD CB. Xác định đúng đắn ch-ơng trình, nội dung BD sẽ giúp cho CB nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khuyến khích họ độc lập suy nghĩ, nâng cao năng lực t- duy, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ứng xử thích nghi với tình huống mới, giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra.

3.3.2.1.Về nội dung bồi d-ỡng

Hiện tại các tr-ờng, các đơn vị sản xuất chỉ chú trọng vào công tác đào tạo vận hành, ch-a có ch-ơng trình đào tạo về bảo d-ỡng, sửa chữa một cách chính qui. Nhằm ổn định sản xuất và duy trì hoạt động kinh doanh điện năng có hiệu quả trong cơ chế thị tr-ờng cần tổ chức đào tạo cân đối cả ba lĩnh vực "Vận hành-Bảo d-ỡng; sửa chữa-QL; sản xuất-kinh doanh". Do vậy phải cân đối ch-ơng trình BD trên cả ba lĩnh vực này.

Nh- vậy, “Ba chân kiềng” để ổn định sản xuất và kinh doanh điện năng trong cơ chế thị tr-ờng là: Vận hành - Sửa chữa - QL một cách có hiệu quả. Sự đào tạo tổng hợp cả ba yếu tố tạo nên nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của ngành Điện lực Việt Nam.

Việc điều tra nhu cầu của thị tr-ờng cho thấy nhà tr-ờng phải xây dựng ch-ơng trình BD một cách hợp lý, vừa đảm bảo hàm l-ợng kiến thức chuyên môn, vừa đảm bảo kỹ năng nghề đ-ợc BD, gắn lý thuyết với thực hành; tăng c-ờng thời l-ợng thực hành nhiều hơn học lý thuyết, từ 40% thời l-ợng học thực hành lên 70%. Mặt khác phải liên kết, phối hợp với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong việc xây dựng nội dung ch-ơng trình nhằm đảm bảo tính thiết thực và độ chính xác cao.

Thiết lập ch-ơng trình cho các khóa BD theo kiểu mô đun đào tạo. Trong đó thể hiện rõ mục đích, yêu cầu cụ thể, đối t-ợng đào tạo, thời gian, nội dung, địa điểm tổ chức, tài liệu tham khảo, ph-ơng pháp thực hiện.

Xây dựng đ-ợc hệ thống mô đun đào tạo chuyên ngành sẽ cho thấy bức tranh tổng thể và các b-ớc thực hiện đào tạo chuyên sâu để hình thành

79

kế hoạch hoá đào tạo chuyên gia và thực hiện toàn bộ chiến l-ợc đào tạo, BD nguồn nhân lực của EVN.

Mỗi mô đun đ-ợc thiết kế là ch-ơng trình BD cho một khóa chuyên đề cụ thể, tùy theo đối t-ợng, nội dung mà thời gian, ph-ơng pháp có sự thay đổi cho hợp lý. Sự tổng hợp nhiều mô đun theo nhu cầu đào tạo sẽ tập hợp đủ số kiến thức cần thiết cho một mục tiêu của đối t-ợng BD cụ thể.

3.3.2.2. Về ph-ơng pháp giảng dạy

Khác với lĩnh vực giáo dục phổ thông và dạy nghề , lĩnh vực BD CB chủ yếu thu hút những đối t-ợng CB làm việc trong khu vực nhà n-ớc và t- nhân vì vậy các ch-ơng trình BD đòi hỏi việc áp dụng các ph-ơng pháp phù hợp.

Việc áp dụng các ph-ơng pháp giảng tiên tiến, hiện đại cần phải là yêu cầu bắt buộc đối với các GV tham gia giảng dạy cho lớp BD công nghệ và phải thực hiện một cách triệt để. Bởi vậy các GV phải th-ờng xuyên đổi mới ph-ơng pháp, tiến tới cải tiến hình thức giảng lạc hậu như kiểu “độc thoại”, thay vào đó là hình thức dạy học tích cực. Từ dạy và học thụ động

sang dạy và học tích cực GV trở thành ng-ời thiết kế, tổ chức, h-ớng dẫn

các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học viên tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của ch-ơng trình. Trên lớp, HV hoạt động là chính, GV có vẻ nhàn nhã hơn nh-ng tr-ớc đó, khi soạn giáo án, GV đã phải đầu t- công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên

lớp với vai trò là ng-ời gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong

các hoạt động tìm tòi, tranh luận sôi nổi của HV. GV phải có năng lực chuyên môn sâu rộng, trình độ s- phạm lành nghề mới có thể tổ chức các hoạt động của học viên mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của GV.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CÔNG NGHỆ MỚI CHO CÁN BỘ NGÀNH ĐIỆN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC.PDF (Trang 83 -83 )

×