1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống dưa chuột có triển vọng

48 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 319,07 KB

Nội dung

Vấn đề đặt ra là phải tìm được những giống dưa chuột có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, thích ứng với điều kiện thời tiết ở miền Trung cho năng suất cao, ổn định đặc biệt là chất

Trang 1

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Mở đầu

Rau là loại cây trồng có nhiều chất dinh dưỡng và là thực phẩm cần thiết không thể thiếu trong đời sống nhân dân Đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ Ngành sản xuất rau cung cấp cho chúng ta sản phẩm của các loại cây rau hằng năm, hai năm là một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp

Dưa chuột Cucumis sativus L thuộc họ bầu bí, trong họ bầu bí thì dưa chuột là loại

được trồng nhiều hơn cả Ở nước ta dưa chuột đã được trồng từ rất lâu, không chỉ để giải quyết vấn đề thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày mà còn mang tính thương mại quan trọng

Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ rau xanh trong nước và thế giới ổn định, kinh tế đối ngoại có nhiều cơ hội phát triển đó là điều kiện thuận lợi tiềm năng cho ngành rau phát triển Tuy ngành trồng rau trong đó có dưa chuột có nhiều khởi sắc nhưng trên thực tế vẫn chưa theo kịp nhiều ngành khác trong sản xuất nông nghiệp Đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung, diện tích trồng rau nói chung và dưa chuột nói riêng có nhiều biến động qua các năm Năng suất chỉ bằng một nửa so với năng suất trung bình của cả nước Có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất dưa chuột ở các tỉnh miền Trung còn thấp đó là do điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra mưa lũ, hạn hán, đất đai nghèo dinh dưỡng, chưa có bộ giống dưa chuột chuẩn và tốt Đặc biệt là giống dùng cho chế biến công nghiệp và xuất khẩu còn quá ít không đáp ứng đủ nhu cầu của sản xuất do vậy phải nhập ngoại, giá thành cao và không chủ động trong sản xuất Bên cạnh đó giống dùng cho

ăn tươi, tiêu thụ nội địa năng suất còn thấp, kém hiệu quả Phần lớn hạt giống rau do dân tự

để giống hoặc nhập nội không qua khảo nghiệm kỹ Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của dưa chuột Vấn đề đặt ra là phải tìm được những giống dưa chuột có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, thích ứng với điều kiện thời tiết ở miền Trung cho năng suất cao, ổn định đặc biệt là chất lượng dinh dưỡng mà giá thành sản xuất thấp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng

Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống dưa chuột có triển vọng trong vụ Xuân Hè 2009 tại Trung tâm Giống cây trồng Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế".

1.2 Mục tiêu của đề tài

Trang 2

- So sánh đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của 5 giống dưa chuột có triển vọng từ đó chọn ra những giống thích hợp nhất với điều kiện địa phương để phục vụ sản xuất.

- Chọn giống có chất lượng nông sản tốt, giá trị thương phẩm cao để phục vụ người tiêu dùng

- Tạo cơ sở cho việc chọn tạo giống có đặc tính nông sinh học nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất như chiều cao cây, thời gian sinh trưởng, khả năng cơ giới hóa khi thu hoạch

và bảo quản, chế biến nông sản phẩm

- Nhận biết được các đặc trưng hình thái, phản ứng của cây trồng với điều kiện thời tiết, sâu bệnh

1.3 Yêu cầu của đề tài

- Tìm hiểu các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống dưa chuột tham gia thí nghiệm

- Tìm hiểu các chỉ tiêu biểu hiện giới tính của các giống thí nghiệm

- So sánh đánh giá khả năng cho năng suất của các giống

- Tìm hiểu về sâu bệnh hại trên các giống tham gia thí nghiệm

Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Nguồn gốc và phân bố của cây dưa chuột

Trang 3

Dưa chuột thuộc họ bầu bí có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm thuộc nam Châu Á, là loại cây ưa nhiệt Những năm cuối của thế kỷ XX, dưa chuột là cây rau chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất rau trên thế giới Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng suất là: Trung Quốc, Liên Xô, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Aicập, Tây Ban Nha Theo FAO ( 1993) diện tích dưa chuột trên thế giới là 1.178.000 ha, năng suất 15,56 tấn/

ha và sản lượng đạt 1.832.968 tấn Ở nước ta những năm gần đây dưa chuột đã trở thành cây rau quan trọng trong sản xuất, có ý nghĩa lớn về hiệu quả kinh tế và giải quyết vấn đề

về thực phẩm [Tạ Thị Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, Cây rau, Trường ĐHNN HN, NXBNN, tr 206]

2.2 Vai trò của dưa chuột

2.2.1 Về dinh dưỡng

Các loại rau nói chung và dưa chuột nói riêng là loại thực phẩm cần thiết trong đời sống hằng ngày và không thể thay thế Rau được coi là nhân tố quan trọng đối với sức khỏe và đóng vai trò chống chịu với bệnh tật Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng học trong và ngoài nước thì khẩu phần ăn của người Việt Nam cần khoảng 2300 -

2500 Calo năng lượng hằng ngày để sống và hoạt động Ngoài nguồn năng lượng cung cấp

từ lương thực, rau góp phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể con người Rau không chỉ đảm bảo cung cấp chỉ số Calo trong khẩu phần ăn mà còn cung cấp cho cơ thể con người các loại vitamin và các loại đa, vi lượng không thể thiếu được cho sự sống của mỗi

cơ thể Hàm lượng vitamin trong rau khá cao lại dễ kiếm

Dưa chuột là một thức ăn rất thông dụng và còn là một vị thuốc có giá trị Thành phần dinh dưỡng gồm Protein (đạm) 0,8g; glucid (đường) 3,0g; xenlulo (xơ) 0,7g; năng lượng 15 kcalo; Canxi 23mg; Phospho 27mg; Sắt 1mg; Natri 13mg; Kali 169mg; Caroten 90mcg; Vitamin B1 0,03mg; Vitamin C 5,0mg

Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ăn được

[ Mai Thị Phương Anh, Rau và trồng rau, Giáo trình cao học nông nghiệp, HNN 1996; 9]

Trang 4

%), P( 27,0 mg%), Fe( 1,0 mg%) Tăng cường phân giải axit uric và các muối của axit uric (urat) có tác dụng lợi tiểu, gây cảm giác dễ ngủ Không những thế trong dưa chuột còn có một lượng muối kali tương đối giúp tăng cường quá trình đào thải nước, muối ăn trong cơ thể có lợi cho người mắc các bệnh về tim mạch.

2.2.2 Giá trị kinh tế

Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì xét về mặt kinh tế dưa chuột là cây rau quả quan trọng cho nhiều vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao Dưa chuột là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị

Bảng 2.2: So sánh hiệu quả sản xuất dưa chuột với các cây trồng khác

[ Lê Thị Khánh, Tài liệu chuyên đề rau - hoa - quả, Trường Đại học Nông Lâm Huế,

2002 ]

6.028,3556

5.157,1695

2.417222

5.050194,4Tổng thu nhập (1.000đ/ha) 23.552,2 11.749,3 14.302,9 3.333 3.830

Trang 5

Thu nhập / công ( đ/công) 28,2 21,1 20,6 15,0 19,7

Trong quả dưa chuột có các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, các loại vitamin A, C, B1, B2 Trước đây dưa chuột được sử dụng như loại quả tươi để giải khát Đến khi thị trường trong nước cũng như thế giới mở rộng, nhu cầu của người tiêu dùng phong phú thì việc đa dạng hóa cách sử dụng là tất yếu Ngày nay dưa chuột được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như quả tươi, trộn salat, cắt lát, đóng hộp xuất khẩu

Bên cạnh đó dưa chuột còn là cây rau quả quan trọng cho nhiều vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, chi phí đầu tư thấp có thể mở rộng trên nhiều vùng kinh tế khác nhau

2.3 Tình hình phát triển dưa chuột trên thế giới và Việt Nam

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất dưa chuột của một số nước trên thế giới qua các năm

2006, 2007

Quốc gia

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

Trang 6

* Tình hình tiêu thụ

Theo tính toán thì mức tiêu dùng rau tối thiểu cho mỗi người cần 90 - 110 kg/người/năm tức khoảng 250 -300 g/người/ngày Đối với các nước phát triển có đời sống cao đã vượt quá xa mức quy định này: Nam Triều Tiên 141,1 kg/người/năm; Newzealand 136,7 kg/người/năm, Hà Lan lên tới 202 kg/người/năm, ở Canada mức tiêu thụ rau bình quân hiện nay là 227 kg/người/năm

Trước nhu cầu về rau ngày càng tăng, một số nước trên thế giới đã có những chính sách nhập khẩu rau khác nhau Năm 2005, nước nhập khẩu rau nhiều nhất thế giới là Pháp đạt 145,224 nghìn tấn; sau Pháp là các nước như: Canada (143,332 nghìn tấn); Anh (140,839 nghìn tấn); Đức (116,866 nghìn tấn) Trong khi đó, 5 nước chi tiêu cho nhập khẩu rau lớn trên thế giới là: Đức (149.140 nghìn USD); Pháp (132.942 nghìn USD); Canada (84.496 nghìn USD); Trung Quốc (80.325 nghìn USD); Nhật Bản (75.236 nghìn USD) Riêng đối với dưa chuột đã trở thành mặt hàng xuất nhập khẩu quan trọng ở một số nước trên thế giới

Bảng 2.4 Tình hình xuất nhập khẩu dưa chuột một số nước trên thế giới 2005

Trang 7

Quốc gia Khối lượng (tấn) Quốc gia Khối lượng (tấn)

( Nguồn: Records Copyright FAO 2006 )

Số liệu từ bảng 2.4 cho thấy hiện nay 5 nước có khối lượng dưa chuột xuất khẩu lớn nhất là Tây Ban Nha (399.256 tấn), Mexico (398.971 tấn), Newtherland (360.054 tấn), Jordan (64.308 tấn) và Canada (54.967 tấn) Những nước đứng đầu về nhập khẩu là Hoa

Kỳ (423.431 tấn), Đức (410.084 tấn), Anh (104.054 tấn), Newtherland (66.901 tấn), Pháp (59.019 tấn) Ở những nước như Hoa Kỳ, Newtherland công nghệ chế biến đồ hộp đang phát triển mạnh do đó ở những nước này vừa có khối luợng nhập khẩu và xuất khẩu rất lớn Dưa chuột được nhập về cùng với sản xuất trong nước, qua chế biến, đóng gói và đem xuất khẩu

2.3.2 Tình hình ở Việt Nam

* Ở Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung, có diện tích đất tự nhiên 500.920 ha, diện tích đất nông nghiệp 51.527 ha trong đó đất trồng rau là 2.789 ha [ ] Dân

số Thừa Thiên Huế 1,1 triệu người, nhu cầu về rau tươi hằng ngày của người dân là rất lớn Mặt khác đó thành phố Huế là một thành phố du lịch, hằng năm lượng khách trong nước và nước ngoài đến tham quan rất đông Do vậy, một yêu cầu đặt ra là phải cung cấp lượng rau đầy đủ cho người tiêu dùng Bên cạnh đó chất lượng của các mặt hàng rau quả cũng cần được đảm bảo Sản xuất không chỉ mang tính tự cung tự cấp mà còn phải mang tính hàng hóa cao

Trong quá trình phát triển, Thừa Thiên Huế đã xuất hiện nhiều vùng rau chuyên canh mới trong đó có dưa chuột, không ngừng đổi mới về tiến bộ kỹ thuật, giống mới vì vậy năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên

Sản phẩm từ dưa chuột sản xuất tại Thừa Thiên Huế chủ yếu cung ứng cho người tiêu dùng ở trong tỉnh và cho các nhà hàng, khách sạn phục vụ khách du lịch

Trang 8

Riêng đối với dưa chuột được xem là một trong những loại rau chủ lực, có diện tích 19.874 ha, năng suất 16,88 tấn/ha, sản lượng 33.537 tấn chỉ đứng sau cà chua.

Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại rau chủ lực năm 2004 [ ]

(ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

* Tình hình tiêu thụ

Sản phẩm làm ra từ dưa chuột không chỉ để tiêu thụ tại chỗ mà một lượng khá lớn được chế biến và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài Mặc dù công nghệ sau thu hoạch của nước ta còn thấp, song thị trường xuất khẩu vẫn chiếm một vị trí quan trọng

Trang 9

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan kim ngạch xuất khẩu các loại dưa chuột vào cuối tháng 04 năm 2007 đạt trên 571 nghìn USD, tăng 38% so với cùng kỳ tháng 03/2007 Trong đó có 03 doanh nghiệp có mức kim ngạch xuất khẩu dưa chuột các loại đạt trên 50 nghìn USD là Công ty giao nhận và xuất nhập khẩu Hải Phòng, Tổng công ty rau quả Nông sản, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Rau quả I.

Công ty giao nhận và xuất nhập khẩu Hải Phòng là doanh nghiệp đứng đầu với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 215 nghìn USD, chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu các loại dưa chuột của cả nước Các loại dưa mà công ty xuất khẩu là dưa chuột bao tử dầm dấm, dưa chuột dầm dấm, dưa chuột trung tử dầm dấm sang thị trường Hoa Kỳ Giá dưa chuột xuất khẩu khá ổn định dao động từ 0,29 đến 0,33 USD/kg

Tổng công ty rau quả Nông sản đã xuất khẩu dưa chuột dầm dấm sang thị trường Nga với đơn giá là 5,14 USD/hộp (FOB, Cảng Hải Phòng) Trong khi đó công ty cổ phần xuất nhập khẩu Rau quả I xuất sang thị trường này với đơn giá dao động từ 3,24 đến 4,83 USD/hộp

Bảng 2.6: Tham khảo thị trường xuất khẩu các loại dưa chuột cuối tháng 04/2007 [ ]

Nhật Bản Dưa chuột muối, dưa chuột bao

Đài Loan Dưa chuột muối, dưa bao tử

Trang 10

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu rau các loại cả nước trong tháng 8/2008 đạt 18 triệu USD, tăng 46% so với tháng 7/08 và nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau trong 8 tháng đầu năm 2008 lên trên 112 triệu USD.

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của nước ta trong 8 tháng đầu năm

2008 đều tăng ổn định so với cùng kỳ năm 2007 Trong đó, kim ngạch xuất sang hầu hết các thị trường chủ lực đều tăng khá mạnh, 3 thị trường đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của nước ta trong 8 tháng đầu năm là Nhật Bản, Đài Loan và Indonesia Dưa chuột vẫn là chủng loại đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong tất cả các loại rau

Bảng 2.7 Tham khảo một số loại rau xuất khẩu tháng 8 và 8 tháng đầu năm

2008 [ ]

Chủng loại Thị trường

Kim ngạch xuất khẩu tháng 8/08 ( USD)

Kim ngạch xuât khẩu 8 tháng đầu năm 2008 (USD)

Dưa chuột Đài Loan, Nhật Bản 961.386,49 16.666.185,69

Hành

Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Đức

172.351,04 11.182.157,05

Ớt

Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Malaysia

1.246.460,52 27.848.342,74

Đậu các loại

Đài Loan, Singapore, Hồng kông

1.329.216,49 13.113.515,51

2.3 Tình hình nghiên cứu

Yêu cầu về năng suất và chất lượng dưa chuột ngày càng tăng đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu, chọn tạo giống quan tâm ngày càng nhiều vào việc tìm và sản xuất ra các loại giống mới phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao Công tác nghiên cứu về dưa chuột đã được thực hiện chủ yếu trên các lĩnh vực:

* Thu thập, nhập nội nguồn gen các giống dưa chuột tạo cơ sở cho lai tạo và nghiên cứu

* Tạo nguồn vật liệu bằng lai tạo và xử lý đột biến bằng các tác nhân hóa học

Trang 11

* Chọn và tạo các giống dưa chuột cho chế biến và sản xuất trái vụ.

* Bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất rau sạch (hàm lượng nitrat, dư lượng thuốc hóa học, kim lọa nặng và vi sinh vật dưới ngưỡng cho phép)

* Tập trung việc phát triển các giống dưa chuột tốt trong sản xuất, chuyển giao

công nghệ sản xuất rau cho nông dân.( Mai Thị Phương Anh, Rau và trồng rau, Giáo trình

cao học nông nghiệp, HNN, 1996;9)

Về công tác chọn và tạo giống, điển hình có:

- Giống CS758: là giống dưa chuột mới do Công ty giống Thuận Nông nhập về từ Thái

Lan và đã được đưa vào trồng thử nghiệm ở huyện An Nhơn Kết quả thử nghiệm cho thấy, giống dưa leo CS758 (F1) sau trồng 38 ngày là cho thu hoạch, bình quân mỗi cây cho

6 quả Sản lượng từ ngày cho trái đến khi kết thúc thu hoạch đạt trên 3 tấn quả mỗi sào

- Giống dưa chuột CV5 và CV11 (Viện nghiên cứu Rau quả) Qua nghiên cứu và các mô

hình thử nghiệm tại các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc… cho thấy hai giống dưa chuột CV5 và CV11 sinh trưởng phát triển khoẻ, thân lá màu xanh đậm, phân cành khá, nhiều hoa cái, tỷ lệ đậu quả cao

- Giống dưa chuột Hữu Nghị: là giống lai giữa giống Việt Nam (Quế Võ) và Nhật Bản

(Nasu Fuxinari) do Viện Cây lương thực và thực phẩm chọn tạo cho năng suất cao, phẩm chất tốt, chín sớm, chống bệnh, thích hợp trồng trong vụ Đông ở đồng bằng sông Hồng

- Giống PC1, Sao xanh 1 do GS.VS Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự lai tạo

Thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, cho năng suất cao, ổn định, được người

tiêu dùng ưa thích [ Tạ Thị Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, Giáo

trình Cây rau, Trường ĐHNN Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, 2002].

- Dưa chuột bao tử: giống được đưa vào thử nghiệm là giống lai F1:

MirinbeII và Marinda, mật độ 14.000 cây/ha tại 3 xã Phú Mậu (Phú Vang), Thuỷ Thanh (Hương Thuỷ) và Hương Long (Thành phố Huế) Mỗi điểm thử nghiệm trên 1 vùng diện tích 500 m2 Dưa chuột bao tử giống MirabeII đạt 12

- 17 tấn/ha, Marinda đạt 10,0 - 17,2 tấn/ha Nhìn chung tỷ lệ đậu bông, quả đạt cao, kháng bệnh tốt, cho lãi cao khoảng 57 triệu đồng/ha/vụ.

Ngoài ra còn có các loại giống nhập nội cũng đã được đưa vào trồng thí nghiệm như:

- Mummy 331: Nhập nội từ Thái Lan, sinh trưởng khá, ra nhánh mạnh, bắt

đầu cho thu hoạch 35 - 37 NSKG, trái suông đẹp, to trung bình (dài 16 - 20

cm, nặng 160 - 200 g), vỏ màu xanh trung bình, gai trắng, thịt chắc, phẩm chất ngon, dòn, không bị đắng, năng suất trung bình 30 - 50 tấn/ha

Trang 12

- Giống 759: Nhập nội từ Thái lan, sinh trưởng mạnh, cho thu hoạch 35 - 37

NSKG, trái thẳng, to trung bình, gai trắng, màu trái hơi nhạt hơn nhưng năng suất và tính chống chịu tương đương Mummy 331.

- Mỹ Trắng: Nhập nội từ Thái Lan, cây phát triển và phân nhánh tốt, cho thu

hoạch 35 - 37 NSKG, tỉ lệ đậu trái cao, trái to trung bình, màu trắng xanh, gai trắng, ít bị trái đèo ngay cả ở giai đoạn cuối thu hoạch

- Mỹ Xanh: Nhập nội từ Thái Lan, cây sinh trưởng tốt, chống chịu tốt hơn

giống Mỹ Trắng, trái to tương đương Mỹ Trắng nhưng cho nhiều trái và năng suất cao hơn.

- Happy 2 và Happy 14: Nhập nội từ Hà Lan, cây phát triển rất mạnh nên cần giàn cao,

cây cho 100 % hoa cái, có 10 % cây đực cho phấn Do đó trong kỹ thuật trồng chú ý đảm bảo tỉ lệ cây đực trong quần thể Trái to (dài > 20 cm, nặng > 200g), màu xanh trung bình, ruột nhỏ, gai trắng nên trái giữ được rất lâu sau thu hoạch Dưa Happy chống chịu tốt bệnh đốm phấn và cho năng suất cao tương đương các giống F1 khác

Các giống dưa chuột ở địa phương cũng rất phong phú và đa dạng như:

- Dưa leo Xanh: Tăng trưởng khá, ít đâm nhánh nên phải trồng dầy, cho trái

rất sớm (32 - 35 NSKG), trái to trung bình, vỏ xanh trung bình, gai đen, dưa cho năng suất từ 20 - 40 tấn/ha Khuyết điểm của giống là cho trái loại 2 nhiều vào cuối vụ và dễ nhiểm bệnh đốm phấn Hiện nay giống nầy được Công Ty Giống Cây Trồng Miền Nam chọn lọc thành giống cao sản.

- Dưa Tây Ninh: Tăng trưởng mạnh, đâm nhánh mạnh, hoa cái xuất hiện trên

dây nhánh nên cho thu hoạch trễ (40 - 42 NSKG), trái to dài hơn dưa leo xanh, vỏ xanh trung bình, có sọc, 2 đầu hơi nhỏ hơn phần giửa trái Dưa Tây Ninh chịu nóng tốt, thích hợp canh tác trong thời điểm giao mùa hơn dưa Xanh và cho năng suất cao hơn Giống nầy cũng được Công Ty Giống Cây Trồng Miền Nam chọn lọc thành giống cao sản Các loại dưa chuột Cao Bằng, Yên Mỹ, Hà Tây, Thanh Hóa, Củ Chi, Bình Thạnh, Đà Lạt

Nhìn chung các giống dưa chuột hiện có của chúng ta còn chưa đáp ứng được yêu cầu về sản xuất và tiêu dùng Các giống địa phương vẫn chưa được khai thác triệt để trong công tác chọn giống dưa chuột ở Việt Nam Chưa có những giống chuyên dùng cho chế biến và phục vụ xuất khẩu mà thường phải nhập từ nước ngoài như: giống dưa chuột lai F1 TO, TK của Nhật Bản; giống dưa chuột bao tử nhập từ Thái Lan MTXTE; giống Marina

Trang 13

quả chùm hoặc giống Levina quả đơn, v.v , giá hạt giống cao Đó là một yếu

tố quan trọng dẫn đến chi phí sản xuất trên đơn vị diện tích tăng.

Về công tác giống dưa chuột tại Thừa Thiên Huế, bước đầu đã có những thử nghiệm các loại giống F1 từ công ty giống cây trồng: Công ty Trang Nông (giống TN 404, TN 362, TN 442, TN 765, TN 169 ); các giống nhập nội từ Thái Lan (giống Thunderberd, Queen, Amata 765, Cham 937 ), giống từ Pháp (L-04); nghiên cứu tập đoàn giống nhập nội từ Trung tâm nghiên cứu và phát triển Rau Châu Á (CS 085, CS 084, Chili 303 - Ks Trương Thị Hồng Hải,Đại học Nông Lâm Huế, 2001); giống dưa chuột bao tử MirinbeII và Marinda (Thạc sĩ Đồng Sĩ Toàn và cộng sự Phòng Kinh tế thành phố Huế)

Ở một số nước có trình độ thâm canh cao (như Nhật Bản), người ta thường ghép dưa chuột lên bí đỏ (vì bí đỏ không bao giờ bị bệnh Fusarium phá hoại) để tăng cường sức chống bệnh cho dưa, lợi dụng bộ rễ ăn sâu và khỏe của bí đỏ để làm cho dưa có khả năng tăng năng suất [ ]

2.5 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

hệ cũng phức tạp giữa cây trồng và môi trường để đảm bảo cho giống có năng suất cao và

ổn định, chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với yêu cầu thâm canh và điều kiện sản xuất của địa phương

Các đặc tính của giống cây trồng được quyết định không những bởi môi trường và

sự chọn lọc ( tự nhiên và nhân tạo) đã tác động lên thành phần di truyền, mà còn được quyết định bởi tính chất phong phú hay nghèo nàn của thành phần di truyền giống đó Muốn khẳng định giống mới có ưu thế hơn các giống khác thì phải qua khảo nghiệm và đánh giá một cách cụ thể và chi tiết các loại giống Mặt khác, mỗi loại giống cây trồng nói chung và dưa chuột nói riêng phù hợp với một điều kiện đất đai, thời tiết và điều kiện ngoại cảnh nhất định

- Trong sản xuất cần nắm vững các đặc trưng và đặc tính của giống để từ đó có biện pháp

kỹ thuật tác động thích hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất

Trang 14

Tuy vậy trong thực tế sản xuất nhiều năm qua ở nước ta nông dân chưa thực sự chọn tạo được giống phù hợp với điều kiện sản xuất mình và thích ứng với địa phương Vì vậy việc chọn tạo, khảo nghiệm giống mới là cần thiết và cần được duy trì liên tục.

2.5.2 Cơ sở thực tiễn

Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc miền Trung, có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nóng ẩm mưa nhiều Bên cạnh đó đất đai lại kém màu mỡ Những năm gần đây có nhiều nghiên cứu trong sản xuất dưa chuột, một số nghiên cứu bước đầu về các giống dưa chuột nhập nội và biện pháp canh tác khác đã đưa lại những kết quả nhất định Tuy nhiên năng suất cũng như chất lượng sản phẩm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nuớc cũng như xuất khẩu Do đó để có cơ sở vững chắc nhằm phát triển cây dưa chuột tại Thừa Thiên Huế, trong từng điều kiện cụ thể của từng vùng sản xuất thì công tác nghiên cứu sự thích nghi, tuyển chọn các giống phù hợp với địa phương là hết sức cần thiết

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành với 5 giống dưa chuột, trong đó giống đối chứng là giống CHAI - YO 578 Các giống tham gia thí nghiệm được trình bày ở bảng sau:

Trang 15

Các giống dưa chuột sử dụng thí nghiệm

Trang 16

- Diện tích toàn khu thí nghiệm 108 m2

- Lên luống: Luống lên rộng 1,5 m, mặt luống 1,2 cm, rãnh 0,3 cm, cao 20 -30 cm

- Lượng phân bón/ha và cách bón

Phân chuồng 20 tấn + 70kgN + 40kg P2O5 + 90kg K2O

(150 kg u rê + 200kg lân supe + 200kg Kali sul phat)

Vôi bột: 400 - 500kg, nếu pH thấp dưới 5 có thể bón 600 - 800 kg vôi bột

Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 50% tổng lượng N và K vào hốc, trộn đều, lấp 1 lớp đất nhẹ

+ Bón thúc lần 2: Khi thu quả lứa đầu gồm 25% tổng lượng N và K còn lại

- Làm giàn: Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì tiến hành làm giàn, làm giàn kiểu chữ X

3.4 Nội dung, phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Nội dung nghiên cứu:

- So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống dưa chuột tham gia thí nghiệm

- So sánh năng suất của các giống dưa

- So sánh các chỉ tiêu về tình hình sâu bệnh hại xuất hiện trên các giống thí nghiệm

3.4.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu

* Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của dưa chuột

Gieo - mọc mầm

Mọc mầm - 3 lá thật

Trang 17

Mọc mầm - ra tua cuốn

Mọc mầm - phân cành

Mọc mầm - ra hoa cái đầu

Mọc mầm - thu quả 1

Thu quả 1 - thu quả 2

Tổng thời gian sinh trưởng: tính từ khi gieo đến khi thu quả cuối cùng

* Các chỉ tiêu về sinh trưởng

- Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính (cm):

- Tổng số cành cấp 1,cấp 2 trên cây

- Động thái ra lá của các giống tham gia thí nghiệm

* Quan sát đặc điểm hình thái của các giống

- Quan sát màu sắc lá,thân, hoa, vỏ quả, gai quả

- Chiều cao thân chính tối đa, số lá trên thân chính tối đa, số cành đếm được

* Các chỉ tiêu về giới tính

- Tổng số hoa/ cây ( hoa)

- Tổng hoa cái/ cây ( hoa)

- Tổng hoa đực/ cây ( hoa)

Tổng số quả thu được

* Các yếu tố cấu thành năng suất

- Mật độ (số cây/ m2)

- Số quả đậu/ cây

- Số quả hữu hiệu/cây (quả)

-Khối lượng TB của mỗi quả

Trang 18

tổng kg quảKLTB( g/ quả) =

tổng số quả

Số cây/m2 x số quả hữu hiệu/cây x trọng lượng TB/ quả( g)

- NSLT ( tấn/ ha)=

100

- NSTT ( tấn/ ha) = năng suất thu được trên ô thí nghiệm

* Các chỉ tiêu chất lượng quả

- Kích thước quả (cm): chiều dài, đường kính, độ dày thịt quả

- Nếm thử độ dòn, quan sát độ rỗng đặc Thang điểm như sau

- Chỉ tiêu ruột quả: + <6 điểm: Ruột quả rỗng

+ từ 7-8 điểm: Ruột quả đặc

+ > 9 điểm: Ruột quả rất đặc

- Chỉ tiêu độ giòn quả : + <6 điểm: không giòn

+ từ 7-8 điểm: giòn + > 9 điểm : rất giòn

- Chỉ tiêu thị hiếu người tiêu dùng được đánh giá kết hợp giữa chỉ tiêu ruột quả, độ giòn quả và sức mua của người tiêu dùng trực tiếp trên thị trường

* Các chỉ tiêu về sâu bệnh

- Tỷ lệ cây bị bệnh (%): Số cây bị bệnh/ tổng cây theo dõi

- Tỷ lệ quả bị bệnh (%): Số quả bị bệnh / tổng số quả theo dõi

- Tỷ lệ sâu hại (%): Số cây bị sâu hại / tổng cây theo dõi

- Tỷ lệ sâu hại quả (%): Số quả bị sâu hại / tổng số quả theo dõi

Tiến hành phân cấp bệnh trên lá như sau:

N3 là số lá bị bệnh ở cấp 3

Trang 19

Nn là số lá bị bệnh ở cấp n

N là số lá điều tra

N là số cấp bệnh cao nhất

3.4.3 Phương pháp nghiên cứu

Mỗi ô theo dõi 10 cây bất kỳ ở giữa luống cố định, các chỉ tiêu về quả theo dõi 10 quả ngẫu nhiên trên luống

- Chỉ tiêu chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của thân chính bằng thước dây chia độ, 7 ngày / lần

- Chỉ tiêu về số lá đếm trực tiếp, 7 ngày / lần

- Chỉ tiêu về hoa đếm trực tiếp, 2 ngày / lần

- Chỉ tiêu về diện tích lá đo bằng phương pháp cân nhanh

- Kích thước quả đo bằng thước panme

- Trọng lượng quả dùng cân bàn nhỏ lúc thu quả từng đợt

- Chỉ tiêu về sâu bệnh theo dõi trên mỗi ô thí nghiệm bằng quan sát trực tiếp trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Đối với chỉ tiêu sâu đục quả tiến hành theo dõi 10 quả ngẫu nhiên trên ô

3.4.4 Phương pháp phân tích thống kê

- Sử dụng phần mềm Statistics để phân tích thống kê

- Phần mềm excel

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống dưa chuột

Sinh trưởng, phát triển là biểu hiện sự biến đổi về lượng và về chất thực vật trong chu kỳ sống của chúng Sự sinh trưởng về kích thước, trọng khối và hình thành các yếu tố cấu tạo mới là tiền đề cho sự phát triển và ngược lại sự phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong dẫn đến sự ra hoa kết quả lại thúc đẩy sự sinh trưởng [Nguyễn Thị Hoa,

Nguyễn Đình Thi, Bài giảng sinh lý thực vật, Trường ĐHNL Huế, 2008, tr 119].

Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung

và của dưa chuột nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn giống Qua đó cho biết đặc trưng, đặc tính của giống chín sớm, chín trung bình hay chín muộn của từng giống Nghiên cứu thời gian sinh trưởng phát triển của giống giúp người sản xuất có kế hoạch sắp

Trang 20

xếp thời vụ, bố trí cây trồng hợp lý cũng như tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm hạn chế tối thiểu tác động của điều kiện ngoại cảnh tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng, phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Đối với dưa chuột, thời gian sinh trưởng phát triển được tính từ lúc mọc mầm cho đến khi kết thúc thu năng suất Các giống khác nhau sẽ trai qua từng giai đoạn trong khoảng thời gian không giống nhau Một giống được đánh giá là giống tốt phải là giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, thích ứng rộng với điều kiện thời tiết và có tiềm năng cho năng suất cao

Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả sau:

* Thời kỳ gieo - mọc mầm

Ở dưa chuột thời kỳ này được tính từ lúc gieo đến khi xuất hiện 2 lá mầm Hạt sau khi gieo muốn nãy mầm cần phải có đủ 3 điều kiện đó là nhiệt độ, ẩm độ và không khí, khi hạt hút đủ khoảng 50% lượng nước so với trọng lượng hạt thì hạt sẽ nãy mầm Thời kỳ nãy mầm của dưa chuột yêu cầu nhiệt độ cao, nhiệt độ trên 120C hạt mới có thể nãy mầm,nhiệt

độ tối thích ở phạm vi 25- 320C dưới 100C hạt không mọc [Đào Mạnh Khuyến, Kỹ thuật trồng dưa, H.NXB Nông nghiệp, 1986, tr 9] Độ ẩm đất cũng rất quan trọng đến quá trình nãy mầm của hạt, độ ẩm quá cao hay quá thấp đều có thể gây ra hiện tượng thối hạt Nhiệt

độ ở độ sâu 10 cm khoảng 12- 150C là thích hợp nhất đối với hạt

Hạt của dưa chuột tương đối lớn, chứa nhiều chất dự trữ nên khả năng nãy mần rất mạnh, tỷ lệ mọc rất cao, nhất là đối với những giống F1 Hạt nãy mầm tốt có ảnh hưởng đến mật độ cây trồng và khoảng cách cây trên đơn vị diện tích từ đó ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng sau này

Đặc trưng của thời kỳ này là kết thúc bởi sự xuất hiện của 2 lá mầm Sự sinh trưởng của 2 lá mầm phụ thuộc nhiều vào giống, chất dự trữ, nhiệt độ và độ ẩm đất Có ảnh hưởng đến đời sống của cây đặc biệt là thời kỳ cây con.[ Tạ Thị Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm

Thị Bích Hà, Cây rau, Trường ĐHNN Hà Nội,2002, tr 202; 203] Nghiên cứu chỉ tiêu này

có ý nghĩa quan trọng trong xác định thời gian gieo hạt một cách hợp lý nhằm cung cấp điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của 2 lá mầm dưa chuột

Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy tất cả các giống tham gia thí nghiệm có thời gian nãy mầm tính từ khi gieo là 4 - 5 ngày Chưa có sự sai khác đáng kể giữa các giống tham gia thí nghiệm Các giống Chaiyo578, TN404, Champ937, Amata765 trải qua thời gian này trong 4 ngày, giống L-04 là 5 ngày Điều này được giải thích là điều kiện về thời tiết trong giai đoạn này thuận lợi cho sự nãy mầm của hạt Bên cạnh đó các giống thí nghiệm

Trang 21

đều là giống F1 nên có sức nãy mầm rất cao Sau 5 ngày toàn bộ thí nghiệm đều đã xuất hiện 2 lá mầm.

Bảng 4.1 Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của

Đơn vị tính: ngày

Giai đoạn

Giống

Gieo- mọc

Từ mọc mầm đến

Tổng TGST

3-4 lá thật

Ra tua cuốn

Phân cành

Ra hoa cái đầu

Thu quả đợt 1

Sau khi mọc mầm cây bắt đầu chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh trên

mặt đất đến quá trình sinh trưởng Giữa các giống bắt đầu có sự sai khác đáng kể về thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng

Số liệu từ bảng 4.1 cho chúng tôi nhận xét sauGiống có thời gian xuất hiện 3 lá thật sớm nhất là TN 404 và L -04 (13 ngày sau mọc mầm) sớm hơn so với thời gian xuất hiện 3 lá thật của đối chứng - Chaiyo 578 (16 ngày sau mọc) là 3 ngày Giống Amata bắt đầu xuất hiện 3 lá thật 15 ngày sau mọc mầm và L -

04 là 14 ngày

* Thời kỳ mọc mầm - ra tua cuốn

Cũng như các loại cây khác trong họ bầu bí, dưa chuột thuộc loại thân leo, ở mỗi nách lá trên thân chính mọc ta tua cuốn Dưa chuột có tua cuốn dạng đơn Tua cuốn giúp thân leo bám vào giàn, hạn chế sự đổ ngã của cây Những giống phát triển thân lá nhanh nhưng thời gian ra tua cuốn chậm sẽ làm cho cây dễ bị đổ ngã Đối với những giống xuất hiện tua cuốn sớm là điều kiện thuận lợi cho cây vươn leo theo giàn dễ dàng hơn Tua cuốn xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng của cây Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy thời gian bắt đầu xuất hiện tua cuốn của các giống biến động từ 17 đến 21 ngày, trong đó giống

Trang 22

xuất hiện tua cuốn muộn nhất là giống Chaiyo 578 đ/c, và giống sớm nhất là TN 404 17 ngày sau mọc.

* Thời kỳ mọc mầm - phân cành

Sau khi ra tua cuốn cây bước vào thời kỳ phân cành Thời gian phân cành, số cành

và số cấp cành đều do đặc tính di truyền của giống quy định Cành hình thành nhiều hay ít, nhanh hay chậm phụ thuộc vào giống chín sớm hay chín muộn Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc trong suốt thời gian sinh trưởng của cây Số liệu từ bảng 4.1 cho thấy các giống tham gia thí nghiệm bước vào thời kỳ phân cành cách nhau từ 1 - 4 ngày Trong đó có 2 giống cùng bước vào thời kỳ này 21 ngày sau khi mọc mầm đó là giống L - 04 và giống TN 404 Giống có thời gian phân cành muộn nhất là giống đối chứng (25 ngày sau mọc), tiếp đó là giống Champ 937 24 ngày và giống Amata 765 là 23 ngày

* Thời kỳ mọc mầm - ra hoa cái đầu

Thời gian này có liên quan đến giai đoạn phân hóa mầm hoa đến hình thành nụ hoa

và kết thúc bằng sự ra hoa của cây Theo quan điểm nông học thì thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc xác định tính chín sớm hay chín muộn của giống Đồng thời đây cũng là giai đoạn cây chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực Cây có hoạt động sinh lý mạnh mẽ nhất, phát triển mạnh về chiều cao ,thân lá và khả năng tích lũy chất khô lớn Trong giai đoạn này, nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa ra hoa của cây Ở nhiệt độ thích hợp, cây ra hoa cái ở ngày thứ 26 sau khi nãy mầm Nhiệt độ càng thấp thời gian này càng kéo dài Dựa trên số liệu từ trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế thì nhiệt độ trung bình trong khoảng thời gian này là 23,5 - 24,50C là thích hợp cho quá trình phân hóa mầm hoa của dưa chuột [Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế, tháng 1,2,3 năm 2009] Thông thường tổng tích ôn từ lúc từ lúc hạt nãy mầm đến lúc thu quả đầu ở các giống địa phương là 9000C, đến lúc thu hoạch là

16500C [Mai Thị Phương Ạnh, Rau và trồng rau, H.NN, 1996, tr 198] Nghiên cứu thời

gian ra hoa cái đầu giúp chúng ta có những định hướng và biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhất nhằm tăng khả năng ra hoa tập trung và tỷ lệ hoa cái của các giống Ở thời kỳ này

sự cân bằng giữa sinh trưởng sinh thực và sinh trưởng dinh dưỡng là rất quan trọng Nếu đạm trong cây dư thừa, cây sinh trưởng quá mạnh sẽ kéo dài thời gian ra hoa, giảm khả năng chống chịu với sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận của thời tiết

Kết quả theo dõi cho chúng tôi nhận xét sau:

Trang 23

Giống Champ 937 có thời gian từ khi mọc mầm đến thời gian ra hoa là 27 ngày và bằng với đối chứng Giống ra hoa muộn nhất là giống Amata 765 31 ngày (chậm hơn so với đối chứng là 4 ngày), giống L - 04 là 30 ngày (chậm hơn so với đối chứng là 3 ngày).

* Thời kỳ mọc mầm - thu quả đợt 1

Thu hoạch dưa chuột đúng độ chín thương phẩm có ảnh hưởng tốt đến năng suất và phẩm chất hàng hóa Thời kỳ thu hái dưa chuột chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính của giống

và mục đích sử dụng Dưa chuột quả lớn dùng làm quả tươi, cắt lát phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng Giống sớm sau gieo 35 - 40 ngày thì được thu hái quả, giống trung và giống muộn sau gieo 50 - 60 ngày thì có thể thu hái quả đợt đầu tiên Sau khi thu hái quả nhanh chóng chuyển màu vàng, đây là nhược điểm của một số loại giống, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Khi thu hái cần chọn thời gian và thời điểm thích hợp Vì vậy nghiên cứu thời gian cho quả đợt 1 giúp chúng ta có cơ sở chuẩn bị cho công tác thu hoạch, chế biến cũng như tiêu thụ Các công thức có thời gian thu quả đợt 1 chênh lệch nhau từ 1 - 3 ngày Giống đối chứng có khoảng cách giữa thời gian ra hoa cái đầu và thu quả 1 là 13 ngày, giống Amata 765 và L - 04 có khoảng thời gian này là 12 ngày, giống Champ 937 là

14 ngày

* Tổng thời gian sinh trưởng

Cũng như các loại cây trồng khác, dưa chuột trải qua chu kỳ sống từ lúc mọc mầm cho đến khi thu quả đợt cuối cùng trong một khoảng thời gian nhất định Khoảng thời gian

đó tùy thuộc vào giống ngắn ngày, trung ngày hay dài ngày Tổng thời gian sinh trưởng là

cơ sở giúp người sản xuất bố trí thời vụ hợp lý cũng như các biện pháp luân canh, xen canh giữa các loại cây trồng khác với dưa chuột

Các giống dưa chuột mà chúng tôi sử dụng trong thí nghiệm đều là những giống ngắn ngày, có tổng thời gian sinh trưởng, phát triển từ 65 ngày (Chaiyo 578, Champ 937,

TN 404) đến 67 ngày (giống Amata 765 và L - 04)

4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống dưa chuột

Thân cây phát triển mạnh khỏe là cơ sở cho các bộ phận khác phát triển một cách hợp lý, tạo điều kiện cho quá trình quang hợp của cây tiến hành một cách thuận lợi Chiều cao thân chính là một đặc tính di truyền nó phụ thuộc vào từng loại giống và các yếu tố ngoại tác động như chăm sóc, điều kiện dinh dưỡng Thông thường những giống chín sớm

có độ dài thân ngắn, phân cành ít hơn so với giống chín trung bình và chín muộn Chiều cao thân chính còn là một đặc điểm phản ánh khả năng tổng hợp chất hữu cơ của giống và một phần phản ánh dinh dưỡng có trong đất trong suốt thời gian sinh trưởng của cây

Trang 24

Dưa chuột thuộc họ bầu bí, thân thuộc loại leo bò, thân mảnh nhỏ, trên thân có lông

tơ nhiều hay ít phụ thuộc vào ngoại cảnh, tuổi cây, giống, điều kiện ngoại cảnh lúc cây sinh trưởng và kỹ thuật chăm sóc Nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi và chăm sóc không đảm bảo thì chiều cao thân sẽ không đạt tới chiều cao của giống Thân ở thời kỳ đầu phát triển chậm chạp, bắt đầu từ thời kỳ 3 - 4 lá phát triển nhanh mang tính đặc trưng của giống

và tốc độ giảm dần về sau Chiều cao thân là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng mạnh hay yếu của dưa chuột và là yếu tố quan trọng góp phần quyết định năng suất

vì hoa cái dưa chuột chủ yếu ra trên thân chính

Sự tăng trưởng về chiều cao thân chính của dưa chuột mạnh hay yếu thể hiện sức sống và khả năng chống chịu của cây trong điều kiện trồng trọt cụ thể Thông thường trong một giới hạn nhất định sự sinh trưởng tốt sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển tốt Tuy nhiên nếu vượt qua giới hạn đó sinh trưởng quá mạnh sẽ kìm hãm sự phát triển Đây là trường hợp cây bị lốp đổ do độ ẩm quá cao, bón nhiều đạm làm cho cây tập trung vào sinh trưởng thân

lá và ra hoa chậm

Đánh giá chỉ tiêu mức độ tăng trưởng chiều cao giữa các giống có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta có những nhận định bước đầu về tiềm năng sinh trưởng phát triển của giống, và là cơ sở để có những tác động kỹ thuật phù hợp nhất giúp cây phát triển tốt Bên cạnh đó thân chính còn có nhiệm vụ nâng đỡ các bộ phận trên cây, do vậy song song với quá trình phát triển của thân chính là sự phát triển của lá, cành, hoa và quả của cây

Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống

TN 404 5,35 28,20a 73,05a 122,65a 156,52a 160,9aChamp937 5,16 24,19ab 57,74b 100,18b 119,04b 123,36b

Ngày đăng: 18/01/2015, 09:45

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w