Đặc điểm giới tính của các giống dưa chuột thí nghiệm

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống dưa chuột có triển vọng (Trang 32 - 35)

Chaiyo578 (Đ/c)

4.5Đặc điểm giới tính của các giống dưa chuột thí nghiệm

Để hoàn thành chu kỳ sống của cây trồng nói chung và cây dưa chuột nói riêng đều phải trải qua hai quá trình sinh tưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Ra hoa là quá trình sinh lý sinh hóa, đánh dấu bước chuyển biến từ thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Đối với các loại rau ăn lá thì chỉ cần trải qua giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng là có thể thu hoạch, dưa chuột là rau ăn quả nên bắt buộc phải trải qua giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Do vậy khả năng ra hoa đậu quả là một trong những chỉ tiêu quan trọng liên quan chặt chẽ đến năng suất sau này. Số lượng hoa nhiều, tỷ lệ hoa đực hoa cái hợp lý là yếu tố góp phần nâng cao tỷ lệ đậu quả, số quả hữu hiệu lớn đó là các yếu tố quyết định năng suất dưa chuột. Các chỉ tiêu này liên quan chặt chẽ vào nhiều yếu tố như giống, thời vụ, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật tác động.

Dưa chuột thuộc nhóm cây trung tính, là loại cây vừa sinh trưởng vừa phát triển. Thông thường những giống có khả năng sinh trưởng tốt, số lá nhiều sẽ cho tổng số hoa và tỷ lệ hoa hữu hiệu cao. Chỉ tiêu này cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện ngoại cảnh, sự chăm sóc cũng như các biện pháp kỹ thuật tác động trong quá trinh sản xuất.

Sự biến dị về tính trạng giới tính ở dưa chuột rất rộng, đó là đặc tính thích nghi mạnh của cây trong điều kiện môi trường. Nói chung, điều kiện ngày dài, nhiệt độ cao và các điều kiện bất lợi khác làm cho cây cho nhiều hoa đực. Ngoài ra, tỉa nhánh, sử dụng kích thích sinh trưởng và chế độ phân bón có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi giới tính của cây. Các dạng cây có giới tính khác nhau ở dưa chuột được nghiên cứu và tạo lập để sử dụng trong chọn tạo giống lai.

Hoa của dưa chuột là hoa đơn tính đồng chu chiếm đa số. Ngoài ra vẫn có thể gặp cây hoa cái (trên cây toàn hoa cái), cây hoa đực (trên cây toàn hoa đực) và cây lưỡng tính (cả hoa đực và hoa cái trên cùng một hoa). Trong đó cây hoàn toàn hoa cái và hoa lưỡng

tính có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn tạo và sản xuất giống lai F1. Hoa đực mọc thành chùm ở nách lá, có cuống dài, ra sớm và ở vị trí thấp hơn so với hoa cái. Hoa cái mọc đơn, bầu hoa phát triển ngay từ trước khi hoa nở [Tạ Thị Thu Cúc, Giáo tình trồng rau, NXB Nông nghiệp, 1979, tr 168]. Trên cây tỷ lệ giữa hoa đực và hoa cái không cân đối, sự không cân đối này phụ thuộc vào giống và chịu sự chi phối của điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là độ dài ngày. Sự chênh lệch này phản ánh tỷ lệ thụ phấn của hoa trên cây từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả của cây.

Qua quá trình theo dõi sự ra hoa của cây chúng tôi có kết quả ở bảng sau:

Bảng 4.5 Biểu hiện giới tính và khả năng ra hoa đậu quả của các giống Chỉ tiêu Giống Số hoa cái /cây (hoa) Số hoa đực /cây (hoa) Tổng số hoa /cây (hoa) Tỷ lệ hoa cái /cây (%) Tổng số quả /cây (quả) Tỷ lệ quả đậu (%) Tổng số quả thương phẩm/ cây (quả) Tỷ lệ quả thương phẩm (%) Chaiyo578 (Đ/c) 9,75a 20,13 29,88bc 32,63 3,68 37,74 2,53 68,75 Amata765 5,38b 30,18 35,56ab 15,13 3,35 62,27 2,5 74,63 TN404 7,18b 31,85 39,03a 18,4 4,03 56,13 2,88 71,46 Champ937 11,4a 17,35 28,75bc 39,65 3,78 33,16 2,4 63,49 L-04 10,85a 16,18 27,03c 40,14 3,6 33,18 2,35 65,28 LSD0,05 2,4498 7,9700

* Tổng số hoa trên cây

Kết quả thu được từ bảng 4.5 cho thấy rằng tổng số hoa trên cây giữa các giống chia thành 3 nhóm sai khác có ý nghĩa. Trong đó giống có số hoa trên cây cao nhất là TN 404 đạt 39,03 hoa (sai khác và cao hơn so với giống đối chứng là 9,15 hoa), giống có số hoa thấp nhất là L - 04 đạt 27,03 hoa (sai khác và thấp hơn giống đối chứng là 2,85 hoa).

Các giống còn lại có số hoa lần lượt là: Amata 765 đạt 35,56 hoa, Chaiyo 578 đạt 29,88 hoa,Champ 937 đạt 28,75 hoa.

* Số hoa cái và tỷ lệ hoa cái trên cây

Hoa cái sau khi được thụ phấn, thụ tinh thì bắt đầu phát triển thành quả. Do vậy tổng số hoa cái trên cây có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây. Những giống có số hoa cái trên cây cao là những giống có tiềm năng cho số quả nhiều. Chỉ tiêu này do đặc tính di truyền của từng giống quy định song bên cạnh đó điều kiện thời tiết và chăm sóc cũng góp phần không kém.

Đặc biệt chú ý đến 2 giống đó là giống L - 04 và giống Champ 937 có số hoa cái và tỷ lệ hoa cái trên cây cao, cao hơn so với đối chứng. Cụ thể giống L-04 10,85 hoa, chiếm tỷ lệ 40,14% trên tổng số hoa (cao hơn đối chứng 7,51%), giống Champ 937 đạt 11,4 hoa/cây, chiếm tỷ lệ 39,65% trên tổng số hoa (cao hơn so với đối chứng 7,02%). Thấp nhất là giống Amata 765 có số hoa cái là 5,38 hoa chiếm tỷ lệ 15,13% (thấp hơn so với đối chứng 17,5%), giống TN 404 đạt 7,18 hoa chiếm tỷ lệ 18,4% trên tổng số hoa cũng thấp hơn so với đối chứng.

* Tỷ lệ đậu quả

Tỷ lệ đậu quả là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tạo nên số quả trên cây góp phần quyết định năng suất của dưa chuột. Ảnh hưởng đến chỉ tiêu này là hàng loạt các yếu tố nhưng ảnh hưởng lớn nhất có lẽ là yếu tố thời tiết khí hậu mà điển hình là nhiệt độ và ẩm độ không khí. Ngoài ra yếu tố di truyền cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ đậu quả của các giống. Qua theo dõi và thu kết quả chúng tôi nhận thấy rằng: có những giống có tỷ lệ hoa cái thấp thì tỷ lệ đậu quả lại cao hơn so với những giống có tỷ lệ hoa cái cao. Đặc trưng nhất là giống Amata 765, tỷ lệ hoa cái chỉ đạt 15,13% nhưng tỷ lệ đậu quả lại lên đến 62,27%. Còn như giống L - 04 có tỷ lệ hoa cái là 40,14 nhưng tỷ lệ đậu quả chỉ đạt 33,18%. Điều này có thể được giải thích như sau: những giống có tỷ lệ hoa đực/ hoa cái cao thì quá trình thụ phấn thụ tinh luôn được đảm bảo (như giống Amata 765, cứ trung bình 5,6 hoa đực thụ phấn cho 1 hoa cái). Ngược lại những giống có tỷ lệ hoa đực/hoa cái thấp thì tỷ lệ đậu quả thấp. Ngoài ra một nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả đó là thời gian ra hoa của các giống. Qua thí nghiệm chúng tôi có nhận xét rằng những hoa được hình thành vào những tuần đầu của thời gian ra hoa thì có khả năng đậu quả cao nhất do lúc đó dinh dưỡng trong cây vẫn còn đảm bảo tốt cho quá trình ra hoa, nuôi quả còn những hoa được hình thành vào cuối thời gian sinh trưởng có khả năng đậu quả thấp hơn do dinh dưỡng thiếu hụt.

Ở dưa chuột hoa cái thường ra sau hoa đực do đó để có tỷ lệ đậu quả cao thì khoảng cách giữa thời gian ra hoa đực và hoa cái cũng là một điều kiện quan trọng, góp phần tăng tỷ lệ thụ phấn. Trong quá trình theo dõi sự ra hoa của cây chúng tôi thấy giống Amata 765 và giống TN 404 có khoảng thời gian này là 1- 2 ngày, do vậy khi hoa cái nở đảm bảo được thụ phấn. Còn giống Champ 937, L - 04 là 3- 4 ngày nên tỷ lệ đậu quả thấp hơn.

* Số quả thương phẩm và tỷ lệ quả thương phẩm

Đây là một trong những nhân tố tạo nên năng suất lý thuyết và năng suất thực thu thương phẩm của dưa chuột. Chỉ tiêu này chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện dinh dưỡng trong suốt thời gian nuôi quả của cây, điều kiện chăm sóc và cả tỷ lệ sâu bệnh phát sinh trong thời gian này.

Tỷ lệ quả thương phẩm phụ thuộc vào tổng số quả và số quả thương phẩm. Với cùng tổng số quả đậu thì tỷ lệ này tỷ lệ thuận với số quả thương phẩm thu được trên cây. Từ bảng 4.5 cho thấy tỷ lệ quả thương phẩm giao động từ 63,49%, thấp hơn so với đối chứng là 5,26% (giống Champ 937) đến 74,63%, cao hơn so với đối chứng là 5,88% (giống Amata 765). Cũng qua đây ta thấy rằng những giống có tổng số quả trên cây cao chưa hẳn là những giống có tỷ lệ quả thương phẩm cao.Giải thích điều này chúng tôi cho rằng những quả được hình thành từ hoa nở vào cuối của giai đoạn sinh trưởng thường cho tỷ lệ quả thương phẩm thấp vì khi đó dinh dưỡng mà cây cung cấp cho quả không đủ. Bên cạnh đó, những giống mà sự phát triển của quả diễn ra trong thời kỳ mẫn cảm với sâu bệnh cũng như thời tiết thì tỷ lệ quả thương phẩm vẫn thấp. Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả là giống Champ 937 có tỷ lệ sâu đục quả cao hơn so với những giống khác. Ngoài ra trong quá trình ra hoa tạo quả mà thiếu nước sẽ làm cho quả bị eo nhỏ, đây cũng là một nguyên nhân làm giảm tỷ lệ quả thương phẩm trên cây. Các giống còn lại có tỷ lệ quả thương phẩm lần lượt là TN 404 71,46%, Chaiyo 578 68,75%, và L - 04 65,28%.

Nhìn chung diễn biến của các chỉ tiêu về giới tính và khả năng cho quả của các giống tham gia thí nghiệm không đồng nhất. Điều này chứng tỏ rằng yếu tố di truyền tác động rất lớn đến các chỉ tiêu này. Các giống khác nhau thì có bản chất di truyền không giống nhau do vậy biểu hiện trong cùng một môi trường sẽ khác nhau.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống dưa chuột có triển vọng (Trang 32 - 35)