Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 53 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Nội dung
Website: http://tailieunhanh.com Email: admin@tailieunhanh.com lời nói đầu Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông “. Quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hoá, thương mại giữa hai nước đã hình thành từ lâu là một tất yếu khách quan. Đối với nhân dân hai nước, quan hệ láng giềng, quan hệ giao lưu văn hoá và thương mại đã trở thành một quan hệ truyền thống bền vững. Những biến động chính trị xã hội trong lịch sử có những lúc thăng trầm nhưng chưa bao giờ làm triệt tiêu được mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Chính vì vậy, quan hệ hai nước đã trở lại bình thường hoá vào cuối năm 1991. Từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước nói chung và trên lĩnh vực thương mại nói riêng đã phát triển ngày càng mạnh, ngày càng bền vững và “đang trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.” Bước vào thế kỷ XXI, công cuộc đổi mới và cải cách ở cả hai nước Việt Nam – Trung Quốc đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới . Vì vậy, việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng - hai nước theo phương châm 16 chữ vàng: “Láng Giềng Hữu Nghị, Hợp Tác Toàn Diện, ổn Định Lâu Dài, Hướng tới tương lai ” không những đáp ứng nguyện vọng và lợi ích cơ bản lâu dài của nhân dân hai nước mà còn phù hợp vơí xu thế hoà bình và phát triển khu vực cũng như trên thế giới . Hiện nay, Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Trung Quốc đã trải qua mười năm năm đàm phán, đã gia nhập WTO. Trung Quốc tiến tới mở cửa thị trường. Quan hệ kinh tế thương mại hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ và toàn diện nhưng cũng cần được củng cố và phát triển lên một bước mới . Xuất phát từ yêu cầu đó em đã chọn đề tài : “Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc. Thực trạng và triển vọng” làm luận văn tốt nghiệp ra trường . Phương pháp nghiên cứu mà em sử dụng trong quá trình viết luận văn là sự kết hợp những kiến thức đã tích luỹ trong quá trình học tập với những quan 1 1 Website: http://tailieunhanh.com Email: admin@tailieunhanh.com sát đã thu thập từ thực tế, kết hợp tổng hợp sách báo, các số liệu thống kê với việc đi sâu phân tích tình hình thực tế nhằm tạo ra một hướng đi hợp lý và thống nhất để giải quyết vấn đề đặt ra trong luận văn này . Nội dung của luận văn gồm ba chương : Chương I : Các vấn đề cơ bản về quan hệ kinh tế quốc tế . Chương II : Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc . Chương III : Phương hướng và triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước . Do vốn kiến thức có hạn, thời gian nghiên cứu không nhiều, đây lại là vấn đề lớn đòi hỏi phải có sự tham gia tìm hiểu và nghiên cứu công phu có liên quan, nhiều ngành,mất nhiều thời gian. Do vậy luận văn của em không tránh khỏi những thiêú sót, em mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy cô cùng bạn đọc để luận văn của em được hoàn thiện hơn . Em xin bầy tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ Viện Nghiên Cứu Thương Mại - Bộ Thương Mại . Và đặc biệt là sự hướng dẫn giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của PGS.TS Trần Văn Chu - Phó hiệu trưởng - Trưởng khoa thương mại - Trường đại học QL& KD Hà nội đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. 2 2 Website: http://tailieunhanh.com Email: admin@tailieunhanh.com chương I : Các vấn đề cơ bản về quan hệ kinh tế quốc tế I/ quan hệ kinh tế quốc tế 1. Khái quát về quan hệ kinh tế quốc tế Lịch sử phát triển kinh tế của các nước từ xa xưa để lại, không một cộng đồng nào, một quốc gia nào, một dân tộc nào, dù lớn hay nhỏ, dù tiến bộ lạc hậu mà không có mối quan hệ trao đổi, giao lưu trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị văn hoá, xã hội, với cộng đồng các dân tộc, quốc gia khác. Do đó, quan hệ quốc tế đã xuất hiện từ lâu đời nay. Nó vừa là kết quả, vừa là đIều kiện cần thiết cho mọi quá trình phát triển của xã hội loài người. Ngày nay quan hệ quốc tế mang nhiều nội dung mới, hình thức mới ngày càng phong phú và phức tạp. Quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra sâu sắc và toàn diện hơn cả. Quan hệ kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế của một quốc gia với thế giới. Thời đại ngày nay quan hệ kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan - là xu thế phát triển kinh tế của các nước. Thương mại quốc tế là một trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại, có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của các nước. Không có nước nào phát triển bình thường nếu không có thương mại quốc tế. Không có một nước nào lại tự sản xuất tất cả các mặt hàng và tự cung cấp các dịch vụ mà đều phải phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ thương mại, mở rộng giao lưu thương mại và dịch vụ với các nước khác. Với các 3 3 Website: http://tailieunhanh.com Email: admin@tailieunhanh.com nước đang phát triển hoạt động thương mại hướng vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Hoạt động thương mại quốc tế đảm bảo nhập được các hàng cần thiết như nguyên vật liệu phục vụ trong nước. Thông qua thương mại quốc tế sẽ xuất khẩu nhiều sản phẩm cho nước khác, đồng thời nhập khẩu nhiều nguyên liệu để sản xuất. Điển hình cho quan hệ kinh tế quốc tế là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, tiền đề ra đời của tổ chức quốc tế là GATT- General Agreement on Trade and Tariff - Hiệp định chung về thương mại và thuế biểu - được thành lập 01/01/1984 ban đầu có 23 nước tham gia. Qua nhiều vòng đàm phán thương mại thì GATT trở thành WTO - Word Trade Organization - tổ chức thương mại quốc tế. Đến 09/1996, WTO có 123 nước thành viên chính thức và hơn 30 nước đang đàm phán để được tham gia. Tuy vậy, trên thế giới còn tồn tại những nước phát triển và đang phát triển, mức độ phát triển không đồng đều thì cuộc đấu tranh phát triển kinh tế trong đó có các hoạt động thương mại quốc tế vẫn còn tiếp diễn nhưng ở mức độ, qui mô và tính gay gắt từng nơi, từng lúc. ở các khu vực đã hình thành các khối kinh tế và thương mại. Các nước tự liên kết với nhau để bảo vệ và che chở cho nhau bằng các cam kết, thoả thuận khu vực của mình. Điển hình là Liên minh Châu âu ( Cộng đồng châu âu ), sau đó khu vực tự do thuế quan Bắc Mỹ- NAFFTA - Northern American Free Trade Area, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á - Asean Asociation of South - East Asian Nation, Khu vực thương mại tự do Châu á -AFTA -Asean Free Trade Area, EFTA - Euro Free Trade Area, CACM - Centrel American Common Market, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương APEC nhằm hợp tác khu vực phát triển thương mại và kinh tế . 2. Các lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế 4 4 Website: http://tailieunhanh.com Email: admin@tailieunhanh.com Thưong mại quốc tế: là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích phát triển quan hệ ngoại thương. Trao đổi hàng hoá là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hóa riêng biệt của các quốc gia. Thương mại quốc tế là lĩnh vực quan trọng đã tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. Sớm nhận được vị trí, vai trò của thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng và đa dạng, trong luận văn này em xin đề cập đến các vấn đề chủ yếu như: Hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, hợp tác, liên doanh liên kết ở một quốc gia cụ thể. Là một quốc gia liền kề với Trung Quốc, với nhiều điểm tương đồng về văn hoá, cùng chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN lại là nước đang ngày càng quan trọng đối với ASEAN . Hơn nữa, tình hình thế giới và khu vực đòi hỏi chính phủ các cấp, giới doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc coi trọng đến quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước nhằm khai thác mọi tiềm năng, phát huy mọi lợi thế, tạo cơ hội cho nhau duy trì tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới có hai nền kinh tế đầu tàu là Mỹ – Nhật. Vì vậy hai nước Trung Quốc và Việt Nam cần quan tâm phát triển và chú trọng đến những lĩnh vực sau đây: Thứ nhất, về xuất nhập khẩu : Xuất nhập khẩu là việc mua vào trong nước và bán ra nước ngoài hàng hoá . Hàng hoá xuất nhập khẩu thường rất đa dạng như hàng công nghiệp, nông nghiệp, hàng tiêu dùng, khoa học kỹ thuật, dịch vụ Cùng với sự phát triển các mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc, cơ cấu xuất nhập khẩu cũng phát triển theo hướng ngày càng đa dạng hoá về mặt hàng và chủng loại, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của hai bên . 5 5 Website: http://tailieunhanh.com Email: admin@tailieunhanh.com Thứ hai là vấn đề hợp tác khoa học kỹ thuật, dịch vụ . Hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam -Trung Quốc trong những năm gần đây chủ yếu được tiến hành đồng thời trên cơ sở hiệp định song phương giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ Trung Quốc và đa phương trong khuôn khổ Hợp tác diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC) - ASEAN cũng như các tổ chức quốc tế khác .Các hình thức chủ yếu mà hai bên tiến hành như trao đổi đoàn cấp cao, các chuyên gia,các nhà khoa học, cung cấp cho nhau thông tin khoa học và công nghệ : Cùng tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, vì thế trong giai đoạn hiện nay hai bên cần dành ưu thế hợp tác khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo máy, hoá chất và quản lý khoa học công nghệ . Vấn đề thứ ba là đầu tư, liên doanh : Đầu tư là hoạt động sử dụng vốn theo chương trình đã định nhằm mục đích thu lợi nhuận . Trong quan hệ kinh tế quốc tế thì vấn đề đầu tư thường được gọi là đầu tư nước ngoài, khác với đầu tư trong nước là các bên tham gia có quốc tịch khác nhau . Tuy nhiên, dù là đầu tư trong nước hay đầu tư quốc tế thì cũng cùng tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cho các bên trên cơ sở quyền lợi riêng . Hai nước có quan hệ kinh tế thương mại phát triển một phần quan trọng chính là đầu tư quốc tế . Trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc vấn đề đầu tư càng có lợi cho hai bên. Đối với Trung Quốc họ sẽ nhận được lợi nhuận cao vì môi trường đầu tư vào Việt Nam hiện nay đã thông thoáng hơn, tình hình an ninh, chính trị ổn định, Việt Nam có những chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư để họ được đảm bảo an toàn cả vốn và lãi . Về phía Việt Nam ta có thể tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiêm quản lý và vị trí trong phân công lao động quốc tế, qua đó khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng đất nước, tăng tích luỹ, giải quyết việc làm cho người lao động . Hơn nữa, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, Chính phủ hai nước đều có nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư vào Việt Nam, về phía Việt Nam tạo mọi điều kiện để thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc. 6 6 Website: http://tailieunhanh.com Email: admin@tailieunhanh.com 3. Lợi thế so sánh trong quan hệ thương mại VN - TQ Lợi thế so sánh theo David Ricardo thì một nước chỉ nên tập trung vào những gì mà mình có lợi thế, dùng nó để trao đổi những gì mà nếu mình tự làm thì hiệu quả sẽ không cao. Vậy trong quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc thì lợi thế so sánh đó là gì ? - Về phía Trung Quốc Việc quan hệ kinh tế với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc tham gia nhiều hơn vào những hoạt động kinh tế quốc tế, thể hiện qua việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại với các nước để cùng nhau phát triển. Đối với Việt Nam việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc không những phù hợp với đường lối đối ngoại “làm bạn với tất cả các nước” mà còn phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế của hai nước, Trung Quốc có hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây tiếp giáp với Việt Nam, bằng đường biên giới này Trung Quốc mở rộng quan hệ với Việt Nam, vươn ra biển Đông. Trung Quốc chuyển đổi sang cơ chế thị trường, là nước lớn, đông dân, có tiềm lực kinh tế mạnh và có kinh nghiệm trong các hoạt động ngoại thương với nhiều nước khác trên thế giới. Hơn nữa, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có năng lực cạnh tranh mạnh do có ưu thế về chất lượng và chủng loại, có giá thành thấp hơn giá thành của Việt Nam vì các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư khoa học kỹ thuật có chính sách kinh tế vĩ mô hỗ trợ sản xuất xuất khẩu. Trung Quốc không bị chiến tranh tàn phá. Về công nghiệp nhẹ, Trung Quốc có truyền thống và do lực lượng lao động lớn, nhân công rẻ, có kinh nghiệm, sản xuất ra mặt hàng có giá thành hạ, chất lượng tốt, Trung Quốc có tiềm năng phát triển công nghiệp do tiếp thu được công nghệ tiên tiến như hàng điện tử, hàng tiêu dùng. Sự phát triển của Trung Quốc từ khi mở cửa nền kinh tế 7 7 Website: http://tailieunhanh.com Email: admin@tailieunhanh.com và thực hiện bốn hiện đại hoá đã có bước tiến bộ lớn. Hàng hoá của Trung Quốc sản xuất ra chất lượng tốt, chi phí thấp nên có sức cạnh tranh được với nhiều nước. Trung Quốc có lợi thế về nhiều mặt so sánh với hàng hoá nước ta. Từ khi Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO. Hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào các nước được hưởng thuế suất thấp, càng có nhiều điều kiện để cạnh tranh với hàng hoá cùng loại của các nước. - Về phía Việt Nam : Hội nhập mở cửa với nền kinh tế thế giới, nước ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn, từ điểm xuất phát thấp, thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa thị trường, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tham gia vào thị trường thế giới hàng hoá xuất khẩu của ta giá cả thường cao hơn so với các nước, sức cạnh tranh kém. Các mặt hàng may mặc, giầy da tuy có điều kiện cạnh tranh với thế giới, với hàng hoá Trung Quốc, chi phí còn cao hơn các nước nên hiệu quả thấp, sức cạnh tranh kém. Tuy vậy, Việt Nam có rất nhiều mặt hàng có lợi thế so sánh do thiên nhiên ưu đãi ( nông nghiệp nhiệt đới - lúa và một số mặt hàng khác ) nên hàng năm Trung Quốc vẫn còn phải nhập hàng của ta. Nước ta sẽ dựa vào nguồn nhân công rẻ, tay nghề khéo léo, cần cù nên có điều kiện cạnh tranh thuận lợi và là ưu thế đối với Trung Quốc. Hơn nữa, nguồn nguyên nhiên liệu khoáng sản dồi dào, phong phú, chính trị an ninh ổn định . Điều quan trọng là Việt Nam gần đây đã có những chính sách khuyến khích và tạo nhiều diều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. II. Dự báo tương lai quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam Trung Quốc: 8 8 Website: http://tailieunhanh.com Email: admin@tailieunhanh.com - Trung Quốc là thị trường gần 1,5 tỷ dân, GDP bình quân 1000 USD người / năm, đông dân nên sức tiêu thụ hàng hoá lớn - là thị trường lớn Việt Nam cần phát triển. - Trung Quốc đang phát triển cần nhiều nguyên nhiên vật liệu mà Việt Nam nổi tiếng là nước có nhiêù tài nguyên thiên nhiên phong phú đặc biệt là than, cao su và dầu thô là những mặt hàng mà Trung Quốc rất cần nhập khẩu. - Việt Nam gần Trung Quốc, điều này rất có lợi thế cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp của cả hai nước phát triển buôn bán vì : Phí chuyên chở thấp, hai nước gần nhau lại có rất nhiều nét tương đồng về văn hoá, phong tục, tập quán, thói quen vì thế sản phẩm tiêu dùng để hỗ trợ cho nhau. Trung Quốc tiêu dùng hàng Việt Nam với số lượng lớn, chất lượng vừa phải, giá cả phù hợp. Còn Việt Nam tiêu dùng hàng Trung Quốc không những phù hợp về sở thích, mẫu mã đẹp, hình thức phong phú, giá rẻ, mà Việt Nam ưa chuộng. - Ta có lợi thế về rau, quả, về cao su thì Trung Quốc lại có lợi thế về đồ điện, hàng tiêu dùng nhiều nghành Trung Quốc sản xuất thừa Việt Nam lại sản xuất thiếu và ngược lại. Là hai nước láng giềng nên có nhiều ngành kinh tế hỗ trợ được cho nhau. Hơn nữa, nhiều nhà máy trước đây của Việt Nam do Trung Quốc giúp đỡ nay lại tiếp tục được đầu tư, cải tạo, nâng cấp. Là tiền đề quan trọng để Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam là thị trường gần nên chi phí vận chuyển nguyên nhiên liệu rẻ, khoáng sản ở Việt Nam lại phong phú nên sản xuất giá thành sẽ rẻ nên tăng sức cạnh tranh hàng hoá. Trung Quốc phát triển kinh tế có nhiều kinh nghiệm hơn Việt Nam nên hai nước có thể chuyển giao công nghệ cho nhau, tạo nhiều điều kiện để hai nước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. 9 9 Website: http://tailieunhanh.com Email: admin@tailieunhanh.com Phương hướng phát triển kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc. Trong bước chuyển giao thế kỷ, tình hình quốc tế và khu vực có những biến chuyển mới, đòi hỏi hai nước Việt -Trung cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ giao lưu, hợp tác hữu nghị vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hoà bình phát triển trong khu vực và trên thế giới . Hơn nữa, quá trình toàn cầu hoá kinh tế sẽ dẫn tới những khó khăn, thách thức cho những nước đang phát triển . Chúng ta đều nhận thức được rằng, toàn cầu hoá kinh tế là một xu hướng không thể đảo ngược . Toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước đang phát triển sẽ có tác dụng mang tính hai mặt : vừa là cơ hội, vừa là thách thức . Biết là sẽ có rất nhiều thách thức nhưng các nước đang phát triển không thể đứng ngoài dòng thác thời đại đó, vì thế cần phải có những biện pháp để phát huy thời cơ đối phó với thử thách, trong đó hợp tác khu vực có một vai trò cực kỳ quan trọng . Các học giả Đông Nam á, Nga, Mỹ khi được hỏi họ đều có chung một nhận định rằng Việt Nam _ Trung Quốc quan hệ tốt với nhau và cùng thịnh vượng sẽ có lợi thế cho việc duy trì an ninh và ổn định khu vực . Điều đó cho thấy xây dựng mối quan hệ Việt - Trung mà nền tảng là mối quan hệ kinh tế không chỉ đáp ứng nguyện vọng và lợi ích cơ bản lâu dài của nhân dân hai nước mà còn là mong muốn của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới . Phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu kinh tế với Trung Quốc góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra một số chuyển biến về đời sống xã hội, giảm bớt tỷ lệ đói nghèo, tăng tỷ lệ hộ trung bình và hộ giàu có nhất là khu vực thị xã, thị trấn, cửa khẩu, thu nhập bình quân đầu người đều tăng, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao dân trí, cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp nhất là khu vực cửa khẩu, đời sống văn hoá tinh thần được cải thiện, bộ mặt nhiều vùng nông thôn được đổi mới . Chính vì vậy, hoạt động mậu 10 10 [...]... phát triển kinh tế Việt Nam và quan hệ thương mại Trung – Việt, làm cho nó phát triển đến mức cao hơn trong tương lai 35 35 Website: http://tailieunhanh.com Email: admin@tailieunhanh.com Chương III: phương hướng và triển vọng phát triển quan hệ thương mại hai nước I/ Một số dự báo phát triển quan hệ kinh tế thương mại VN – TQ trong thời gian tới Phân tích thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Trung. .. chương II : thực trạng về quan hệ thương mại việt nam - trung quốc I/ thực trạng về vấn đề xuất nhập khẩu giữa việt nam - trung quốc Kể từ khi bình thường hoá hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển theo chiều hướng hoàn thiện hơn, tích cực hơn và đã đạt được những thành tự đáng kể Trước hết, điều dễ dàng nhận thấy là hoạt động ngoại thương giữa hai nước được thực hiện thông... trực tiếp gây ra những thiệt hại lớn về tài chính, kinh tế đối với Việt Nam song đã ảnh hưởng tới quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước, nhất là các nước Châu á, vậy mà quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tăng từ 878,5 triệu USD năm 1997 lên 989,4 triệu USD năm 1998 Thời kỳ 1991 -2 000 Việt Nam đều xuất siêu sang Trung Quốc tuy số lượng không lớn nhưng năm 2000 cho thấy kim ngạch... giá chung về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc Những thành tựu trong quan hệ Việt Nam Trung Quốc thời gian qua cho thấy lãnh đạo hai nước rất quyết tâm đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, nhằm góp phần phát triển công cuộc xây dựng kinh tế của mỗi nước đồng thời góp phần củng cố quan hệ hữu nghị toàn diện giữa hai dân tộc Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được quan hệ kinh tế thương mại VN-TQ còn gặp... nghiệp Trung Quốc Tình hình này cho thấy triển vọng quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới sẽ rất khả quan, nhiều hứa hẹn và sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực hơn Các chuyên gia thương mại của Việt Nam dự báo rằng : Dự báo trong giai đoạn 200 1-2 005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ đạt nhịp độ tăng bình quân 1 5-1 7%/năm và trong giai đoạn 2006 -. .. mại Trung Quốc có thể nhanh chóng được hưởng từ Việt Nam và dành cho Việt Nam như những gì được hưởng từ thành viên trong tổ chức và dành cho thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, làm cho Việt Nam được tiếp xúc trước với Tổ chức Thương mại thế giới từ con đường nhỏ và thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Trung - Việt hướng đến phát triển cao hơn, đi đầu trong việc xây dựng Khu mậu dịch tự do Trung. .. Việt Nam sẽ đẩy mạnh xuất khẩu nhờ Trung Quốc mở rộng thị trường Trong cục diện hữu nghị của quan hệ hai nước hiện nay thì mục tiêu Lãnh Đạo hai nước đã đặt ra trong 5 năm tới đạt 5 tỷ USD, tăng gấp đôi so với hiện nay là không có vấn đề gì Trên thực tế, hai bên đã bắt đầu chú ý đến vấn đề quan trọng nhất trong quan hệ thương mại song phương, đó chính là đưa ra tầng thứ của quan hệ kinh tế thương mại. .. cửa khẩu, thu hút hàng nghìn hộ thương nhân Trung Quốc thuê quầy hàng bán hàng tại chợ cửa khẩu Móng Cái, Tân Thanh làm cho các hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu phát triển mạnh Trao đổi hàng hoá qua biên giới đường bộ với Trung Quốc chiếm vị trí hết sức quan trọng trong quan hệ thương mại giữa các tỉnh biên giới phía Bắc và Các tỉnh Quảng Tây - Vân Nam Trung Quốc Hiện nay chính phủ... cách và phát triển kinh tế d Trung Quốc gia nhập WTO mang đến cơ hội cho Việt Nam 32 32 Website: http://tailieunhanh.com Email: admin@tailieunhanh.com - p lực và thách thức của việc Trung Quốc gia nhập WTO sẽ thúc đẩy Việt Nam cải cách mở cửa nhanh chóng, phát triển kinh tế, từ đó tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển nhanh trong thế kỷ mới Đối với mở cửa ở Việt Nam chậm hơn cải cách mở cửa ở Trung Quốc.. . chiều giữa Việt Nam - Trung Quốc có 13 13 Website: http://tailieunhanh.com Email: admin@tailieunhanh.com thể đạt khoảng 3,5 tỷ USD Chính phủ quyết tâm đưa kim ngạch hai chiều lên 5 tỷ USD vào năm 2005, bằng gần 1/6 tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam hiện nay nhưng thực tế thị trường cho thấy có thể đạt con số này vào năm 2003 Cùng với sự phát triển các mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, . bản về quan hệ kinh tế quốc tế . Chương II : Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc . Chương III : Phương hướng và triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa hai. : thực trạng về quan hệ thương mại việt nam - trung quốc I/ thực trạng về vấn đề xuất nhập khẩu giữa việt nam - trung quốc Kể từ khi bình thường hoá hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam. chính, kinh tế đối với Việt Nam song đã ảnh hưởng tới quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước, nhất là các nước Châu á, vậy mà quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tăng từ 878,5