III/ Nhận xét, đánh giá chung về quan hệ Việt Nam Trung Quốc.
2/ Vấn đề xuất nhập khẩu buôn bán chính ngạch, buôn bán tiểu ngạch
Sau khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, hàng xuất khẩu chủ yếu của VN sang TQ là nông sản và một vài loại khoáng sản. Các sản phẩm xuất khẩu nói chung là nguyên nhiên liệu thô chưa qua chế biến, hàng công nghiệp và
chế biến chiếm tỉ lệ nhỏ. TQ nhập khẩu các loại nguyên liệu thô của VN phục vụ sản xuất cho các ngành sản xuất, chế biến trong nước. Sử dụng được giá lao động rẻ, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động và sản xuất thành phẩm xuất khẩu với hiệu quả cao. Cơ cấu mặt hàng trao đổi buôn bán giữa hai nước rất đa dạng với nhiều hình thức khác nhau nhưng chủ yếu là buôn bán qua đường nhập khẩu chính thức và buôn bán tiểu ngạch qua biên giới theo đường chính thức hoặc không chính thức. Đối với Việt Nam trong khi cán cân buôn bán chính ngạch luôn nhập siêu thì cán cân tiểu ngạch laị luôn xuất siêu. Phía TQ có một chính sách nhất quán và mềm dẻo khuyến khích buôn bán qua biên giới với biện pháp chủ yếu là đánh thuế hàng xuất nhập khẩu thấp hơn so với đường chính ngạch. Ngược lại, chính phủ VN hiện đang thực hiện chính sách buôn bán chính ngạch và hạn chế buôn bán tiểu ngạch. Hoạt động buôn bán tiểu ngạch bị kiểm soát chặt chẽ bởi nhiều ngành khác nhau.
Cho đến nay, cơ cấu hàng VN xuất khẩu sang TQ đã có những biến chuyển bước đầu, tỉ lệ hàng nguyên liệu đã qua chế biến và hàng công nghiệp tiêu dùng đã tăng lên. Một số mặt hàng như cao su, dầu thô, hải sản, hàng rau quả, hạt điều, may mặc, giầy dép, than đá vẫn chiếm tỉ trọng đáng kể trong xuất khẩu của hai nước. TQ là khách hàng số một về cao su với xấp xỉ 40% lượng xuất khẩu, đứng thứ hai về mua than đá VN và là nhà tiêu thụ thuỷ sản thứ tư sau Nhật Bản, Hồng Kông, Mĩ. Còn hàng TQ sang VN là sắt thép, nông nghiệp cơ khí, thiết bị dụng cụ y tế, ngành dệt, phương tiện vận tải, dược liệu, thuốc bảo vệ thực vật, hàng tiêu dùng công nghệ.
Tuy nhiên có một thực trạng đáng lưu ý là hàng chế biến với trình độ và chất lượng trung bình hoặc thấp thậm chí có nhiều hàng là sản phẩm thứ cấp do công nghệ địa phương sản xuất. Với tình trạng như vậy song hàng TQ đã xâm nhập dễ dàng cả vào những trung tâm sản xuất hàng tiêu dùng của VN như thành
phố Hồ Chí Minh. Chủng loại hàng hoá của TQ rất phong phú, sát thị hiếu. Hàng liên doanh trong nước tung ra sản phẩm gì TQ có ngay sản phẩm đó. Một vấn đề cũng cần lưu ý là hàng qua đường tiểu ngạch chủ yếu là hàng công nghiệp tiêu dùng như xe đạp, phụ tùng, đồ điện, điện tử, quần áo may sẵn...Do giá thành thấp lại được hưởng các chính sách ưu đãi xuất khẩu của TQ nên các loại hàng này có sức cạnh tranh rất mạnh trên thị trường VN gây ra nhiều tác động đến hàng sản xuất trong nước, kể cả khi có những chính sách bảo hộ. Hàng tiểu ngạch cũng là những loại hàng chủ yếu nằm trong luồng hàng nhập lậu và trốn thuế do khối lượng phân tán, phương thức đa dạng khó quản lý. Nói chung các mặt hàng mà phía TQ xuất sang VN trong những năm qua kể cả tiểu ngạch và chính ngạch rất phong phú và đa dạng có đến trên 200 nhóm và mặt hàng cụ thể, gấp đôi số mặt hàng mà VN xuất sang TQ. Mặc dù có những ảnh hưởng tiêu cực như đã nêu ở trên, sức ép của hàng TQ cũng có những ảnh hưởng tích cực đến việc đổi mới công nghệ, đầu tư phát triển của một số ngành của VN. Một số ngành đã phải vươn lên để tồn tại như dệt may, da giầy, xe đạp, bóng đèn, phích nước, bánh kẹo, bột giặt.
Theo em để tăng cường thương mại Việt - Trung về mặt xuất khẩu, VN nên xem trọng khía cạnh hợp tác, nhằm vào những mặt hàng ta có lợi thế so sánh, kết hợp hài hoà giữa ngoại thương chính ngạch với mậu dịch tiểu ngạch; xây dựng quan hệ lâu bền và tin cậy lẫn nhau. Với những mặt hàng xuất khẩu số lượng lớn phải có chiến lược phát triển ổn định. Hoàn thiện tuyến giao nhận kho để tăng cường hiệu quả xuất dầu thô và than. Thiết lập cầu hàng không chuyên chở thuỷ sản tươi sống thẳng từ thành phố Hồ Chí Minh sang TQ để tăng nhanh xuất khẩu mặt hàng này.
Đối với kinh tế Việt Nam và Quan Hệ Việt – Trung
Trải qua cố gắng 15 năm, cuối cùng Trung Quốc đã bước vào cánh cửa lớn của Tổ chức Thương mại thế giới. Là một nước láng giềng của Trung Quốc, tiến hành cải cách sau Trung Quốc, Việt Nam rất quan tâm đến tiến trình gia nhập WTO của Trung Quốc, và ảnh hưởng của nó đối với kinh tế Việt Nam và quan hệ Trung – Việt. Vậy phải đánh giá chính xác vấn đề này như thế nào? Dưới đây tôi xin đưa ra một vài ý kiến của cá nhân tôi.
a.ảnh hưởng đối với thương mại Trung – Việt
Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc được hưởng các chính sách ưu đãi mậu dịch đa phương của tổ chức này, nhất là ưu đãi về thuế quan và cắt bỏ hạn ngạch. Điều này sẽ tác động mạnh đến xuất khẩu của các ngành nghề truyền thống, nhất là các ngành tập trung nhiều lao động như ngành dệt, ngành may, giầy da, hoá chất của Trung Quốc; đồng thời Trung Quốc cũng mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là những mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao còn yếu kém ở các nước phát triển như hàng điện tử. Về lý luận, sự mở rộng xuất khẩu của Trung Quốc tất nhiên sẽ tạo nên áp lực nhất định đối với Việt Nam, nước có cơ cấu hàng hoá xuất khẩu và bố cục thị trường khá giống Trung Quốc. Nhưng chúng ta không thể chỉ đơn giản nhìn vào hai nước đều xuất khẩu giầy dép, quần áo sang thị trường Âu Mỹ đã cho rằng sau khi Trung Quốc được hưởng ưu đãi về mặt thuế quan, tăng cường xuất khẩu sẽ cạnh tranh với hàng hoá Việt Nam. Trên thực tế, hàng hoá xuất khẩu của hai nước không cạnh tranh khốc liệt với nhau về cơ cấu trên cùng thị trường xuất khẩu. Tỷ lệ của hàng hoá của hai nước trên thị trường thế giới như thị trường Châu Âu, Mỹ còn khá nhỏ, tỷ lệ của hàng hóa Việt Nam còn nhỏ hơn. Hiện nay, sự gia tăng của hàng hóa Trung Quốc trong thời gian ngắn không thể ảnh hưởng đến kim ngạch hàng hoá tương tự của Việt Nam ở các nước Âu Mỹ. Về lâu dài, với tốc độ tăng trưởng
khá cao hiện nay, hai nước sẽ thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu cũng đang không ngừng điều chỉnh, thời gian tới không thể vẫn ở giai đoạn hàng hoá xuất khẩu cấp thấp và hàng hoá giá trị phụ gia thấp. Do vậy, đối với Trung Quốc và Việt Nam, nên suy nghĩ đến việc hình thành ưu thế hỗ trợ lẫn nhau trong tương lai như thế nào . Còn về thương mại Trung-Việt, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc không giống so với hàng hoá của các nước phương Tây, do đó sẽ không chịu ảnh hưởng của chúng. Có thể những mặt hàng như cao su, dầu thô, nguyên liệu...của Việt Nam sẽ đẩy mạnh xuất khẩu nhờ Trung Quốc mở rộng thị trường. Trong cục diện hữu nghị của quan hệ hai nước hiện nay thì mục tiêu Lãnh Đạo hai nước đã đặt ra trong 5 năm tới đạt 5 tỷ USD, tăng gấp đôi so với hiện nay là không có vấn đề gì. Trên thực tế, hai bên đã bắt đầu chú ý đến vấn đề quan trọng nhất trong quan hệ thương mại song phương, đó chính là đưa ra tầng thứ của quan hệ kinh tế thương mại. Trung Quốc có thể nhanh chóng được hưởng từ Việt Nam và dành cho Việt Nam như những gì được hưởng từ thành viên trong tổ chức và dành cho thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, làm cho Việt Nam được tiếp xúc trước với Tổ chức Thương mại thế giới từ con đường nhỏ và thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Trung - Việt hướng đến phát triển cao hơn, đi đầu trong việc xây dựng Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN trong vòng 10 năm, cố gắng sớm thành lập khu mậu dịch tự do Trung Quốc - Việt Nam, trước hết tìm một khu vực để hoạt động mậu dịch tự do là vô cùng quan trọng.
b.ảnh hưởng đối với thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam và đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam
Gần đây, Trung Quốc đã tiến hành chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, đãi ngộ thị trường ngày càng lớn, vì vậy thu hút đầu tư nước ngoài liên tục đứng đầu trong các nước đang phát triển; trong khi đó mấy năm gần đây đầu tư nước ngoài của Việt Nam lại giảm. Sau
khi Trung Quốc gia nhập WTO tất sẽ phải tuân theo cam kết trong đàm phán, mở cửa rất nhiều lĩnh vực kinh tế có dự báo lợi nhuận tương đối lớn mà trước đây bị hạn chế hoặc không mở cửa như ngân hàng, viễn thông, dịch vụ... hơn nữa dự báo tốt trong tương lai do thị trường rộng lớn và tốc độ tăng trường kinh tế nhanh của Trung Quốc mang lại sẽ thu hút vốn đầu tư lớn vào Trung Quốc. Mấy năm gần đây, vốn đầu tư cơ bản của Việt Nam đang có xu thế giảm. Năm 2001 mới có xu thế tốt. Do sự suy thoái của kinh tế thế giới rất nhiều khoản lợi nhuận của tư bản các nước phát triển sẽ thu nhỏ lại, họ phải nhanh chóng tìm kiếm thị trường đầu tư mới, trên thị trường không thiếu vốn, mà cái thiếu chính là thị trường đầu tư vừa thuận lợi vừa thu được lợi nhuận. Có thể nói, thu hút đầu tư nước ngoài không có quan hệ với việc gia nhập WTO, vấn đề mấu chốt là ở mức độ thuận lợi và lợi nhuận hoặc là tương lai của nó, mức độ rủi ro và thu hồi vốn của môi trường đầu tư, có điều khác là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO thì mức độ mở cửa thị trường sẽ tăng lên, các qui tắc tương ứng sẽ tiếp cận hơn nữa với quốc tế, đây thực chất là đang chuyển một áp lực khách quan thành động lực và ưu thế. Việt Nam nên tích cực nghiên cứu về thu hút đầu tư của mình, cải thiện thủ tục hành chính rườm rà, chủ nghĩa quan liêu, tham ô, tham nhũng, tính tuỳ tiện của chính sách, thực hiện không triệt để, cơ sở hạ tầng còn kém, giá thành kinh doanh cao... hoàn toàn có thể chủ động mở cửa hơn nữa khi chưa gia nhập WTO, cải thiện môi trường đầu tư, như vậy vừa cải thiện tốt môi trường đầu tư vừa có thể giảm bớt tác động khi gia nhập WTO. Đồng thời, theo nguồn vốn lớn mới chảy vào thị trường Trung Quốc, có một bộ phận tư bản Trung Quốc và tư bản nước ngoài kinh doanh ở Trung Quốc sẽ gặp khó khăn bởi không thích ứng được trong cuộc cạnh tranh mới, sẽ chuyển nguồn vốn này vào Việt Nam, một Thị trường cơ bản giống như Trung Quốc những năm trước đây mà họ đã quen thuộc, đó là biện pháp tốt cho cả hai bên. Việt Nam chỉ cần tăng cường nghiên cứu vấn đề này, làm tốt một số công việc cụ thể, chính xác. Với thị trường không quá lớn như của Việt Nam, việc thu hút đầu tư nước ngoài
không nhất thiết phải làm toàn diện, chỉ cần nắm vững mấy điểm này thì có thể kéo theo toàn cục.
c. ảnh hưởng đối với điều chỉnh cơ cấu và tốc độ, độ sâu, rộng của cải cách mở cửa
Gia nhập WTO đã thúc đẩy cải cách mở cửa toàn diện của Trung Quốc. Có người tổng kết ảnh hưởng này là ảnh hưởng ngắn hạn đối với thương mại, ảnh hưởng trung hạn đối với cơ cấu kinh tế, ảnh hưởng dài hạn đối với thể chế. Đối với Việt Nam đang học tập kinh nghiệm cải cách mở cửa của Trung Quốc ở rất nhiều phương diện, ngoài ảnh hưởng về thương mại, đầu tư còn có vấn đề ở cấp độ sâu xa tương tự như điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Trong mục tiêu và xu thế gia nhập WTO chung hiện nay, cải cách mở cửa đã đẩy nhanh tốc độ dưới tác dụng hai chiều bị động và chủ động, phát triển cả độ rộng và chiều sâu. Cải cách mở cửa khá muộn, tiến triển tương đối chậm chạp của Việt Nam sẽ đứng trước áp lực mới, không thể không đẩy nhanh cải cách khiến rất nhiều vấn đề khi cải cách chậm chạp không bộc lộ thì nay sẽ bộc lộ nhanh chóng. Như đến Đại hội 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam mới đưa ra khái niệm kinh tế Thị trường XHCN. Trình bày chủ yếu của khái niệm này đã nhấn mạnh phương hướng XHCN, nhưng chưa nhận thức đầy đủ về nội dung thực chất của kinh tế Thị trường, cải cách kinh tế phát triển dẫn đến một trình độ nhất định tất sẽ yêu cầu cải cách chính trị tương ứng, còn bước đầu tiên của cải cách chính trị là cải cách hành chính. Trở ngại chủ yếu của cải cách là ở những người được hưởng lợi ích. Như vậy, một loạt vấn đề như chủ nghĩa quan liêu, tham ô, tham nhũng sẽ xuất hiện nhanh chóng. Nhưng đây cũng có thể nói là việc tốt, có thể đẩy mạnh cả cải cách và phát triển kinh tế.
-áp lực và thách thức của việc Trung Quốc gia nhập WTO sẽ thúc đẩy Việt Nam cải cách mở cửa nhanh chóng, phát triển kinh tế, từ đó tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển nhanh trong thế kỷ mới.
Đối với mở cửa ở Việt Nam chậm hơn cải cách mở cửa ở Trung Quốc mức độ phát triển của toàn bộ nền kinh tế thấp hơn Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm gần đây lại thấp hơn Trung Quốc. Bình quân tăng trưởng năm của Việt Nam từ 1996 - 2000 là 7,08% còn của Trung Quốc là 8,5%. Trước xu thế kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, nửa đầu năm nay kinh tế Trung Quốc vẫn có xu thế tăng trưởng mạnh, đạt 7,9%, cả năm không thể thấp hơn 7,5%; có người dự đoán gia nhập WTO sẽ làm cho kinh tế Trung Quốc tăng thêm gần 1%, dự đoán năm tới kinh tế Trung Quốc sẽ đảm bảo tốc độ tăng trưởng hiện nay. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nửa đầu năm nay của Việt Nam chỉ có 6,5%, đến cuối năm cũng không thể đạt được mục tiêu 7,5% như dự đoán. Theo tính toán sơ bộ của chúng tôi, về cơ bản mục tiêu phát triển tổng thể của Việt Nam vẫn chỉ bằng mức độ phát triển của Trung Quốc đầu thập kỷ 90. Do cơ số kinh tế không giống nhau, khoảng cách giữa các nước lạc hậu và các nước tiên tiến có thể ngày càng lớn trong quá trình phát triển. Dù nước lạc hậu duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nước tiên tiến, thì khoảng cách lớn này vẫn duy trì trong một thời gian nhất định mới có thể thay đổi. Đối với Việt Nam còn tương đối lạc hậu thì phải đẩy nhanh cải cách mở cửa, đẩy nhanh phát triển kinh tế mới đuổi kịp Trung Quốc. Kế hoạch 5 năm mới và quy hoạch 10 năm của Việt Nam chính là quyết tâm đẩy nhanh phát triển kinh tế trong thế kỷ mới, cũng như dự báo một tương lai tốt đẹp.
- Sức kéo khi gia nhập WTO cùng với thúc đẩy nhu cầu trong nước, chiến lược khai thác phát triển miền Tây thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phát triển, có thể làm cho kinh tế Trung Quốc cất cánh trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái. Thực hiện kế hoạch thành lập Khu mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN sẽ tạo thuận