Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại và Công Nghiệp Mỹ Việt
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU .4 PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5 PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 6 1. Các khái niệm, các quan niệm cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh: 6 1.2. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh: 7 1.3. Hiệu quả kinh tế: .8 1.4. Hiệu quả xã hội: .9 1.6. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh: .11 1.7. Nhiệm vụ của nghiên cứu phân tích hiệu quả sản xuẩt kinh doanh: 13 1.8. Sự cần thiết của việc nghiên cứu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh: 13 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh: 14 2.1.2. Nhân tố công nghệ: .15 2.1.3. Yếu tố con người: 16 2.1.4. Nhân tố uy tín của doanh nghiệp: .17 2.1.5. Nhân tố quản trị kinh doanh: 17 2.2. Nhân tố bên ngoài: 17 2.2.1. Nhân tố thị trường và môi truờng kinh doanh: 17 2.2.2. Môi trường pháp lý: .18 2.2.3. Môi trường chính trị, văn hóa - xã hội: .18 2.2.4. Môi trường kinh tế: .19 2.2.5. Môi trường công nghệ thông tin: .20 2.2.6. Môi trường quốc tế: 20 2.2.7. Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng: 21 3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh: 21 3.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất chung: .21 3.2. Các chỉ tiêu phản ánh năng suất lao động: .23 3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn: .26 PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TM VÀ CN MỸ VIỆT TRONG THỜI GIAN QUA 30 SV: Lê Trung Kiên – Lớp: Quản Trị Kinh Doanh K10 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân 1. Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp: .30 2. Mô hình tổ chức của doanh nghiệp: 31 2.1. Mô hình tổ chức: .31 2.2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban: .32 2.2.1. Ban giám đốc: 32 2.2.2. Phòng tổ chức: 34 2.2.3. Phòng kế toán: 35 2.2.4. Phòng marketing: 36 2.2.5. Phòng kỹ thuật: .37 2.2.6. Phòng kinh doanh tổng hợp: .38 2.2.7. Phòng điều hành sản xuất: 39 2.2.8. Nhà máy sản xuất: .40 2.3. Vùng thị trường của công ty: 41 2.4. Các loại sản phẩm của doanh nghiệp: .43 3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 43 4. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty: 44 4.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh chung: 44 4.1.1. Doanh thu: .45 4.1.2. Chi phí: 45 4.1.3. Các chi tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh chung: 46 4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn: .49 4.3. Phân tích năng suất lao động 50 4.4. Hiệu quả xã hội 52 4.4.1. Nộp ngân sách .52 4.4.2. Tạo công ăn việc làm: 53 4.4.3. Nâng cao đời sống cho người lao động: .53 5. Nhận xét về hiệu quả sản xuất của công ty TNHH Thương Mại và Công Nghiệp Mỹ Việt: .54 5.1. Hiệu quả kinh tế: 54 5.1.1. Những kết quả đạt được: .54 5.1.2. Những điều cần khắc phục: 55 5.2. Hiệu quả xã hội: .56 5.2.1. Những kết quả đạt được: .56 SV: Lê Trung Kiên – Lớp: Quản Trị Kinh Doanh K10 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân 5.2.2. Những điều cần khắc phục: 56 PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP MỸ VIỆT 57 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty: .59 2.1. Cải tiến bộ máy tổ chức: .61 2.2. Nâng cao nguồn lực của công ty: .61 2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: .62 2.4. Tăng cường công tác kế toán và thống kê: .62 2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban trong công ty: 62 KẾT LUẬN 63 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 66 NHẬN XÉT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 67 Tài liệu tham khảo 68 DANH SÁCH BẢNG BIỂU .68 SV: Lê Trung Kiên – Lớp: Quản Trị Kinh Doanh K10 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân LỜI NÓI ĐẦU Ngày này môi trường kinh doanh trong nước và thế giới đã có những thay đổi lớn. Cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão cùng với đó là sự cạn kiệt dần dần của các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cùng với xu hướng đó, quản trị kinh doanh trở thành một nhân tố quyết định đối với việc sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Chính sách mở cửa của nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tuy nhiên bên cạnh đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt hơn không những trong nước mà còn quốc tế đối với những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và tài chính quốc tế. Chính vì vậy, bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường cũng phải tuân theo các qui định của thị trường, qui luật điều tiết của bản thân thị trường và của nhà nước. Cuối cùng đại đa số các doanh nghiệp đều vì mục tiêu lợi nhuận, làm thế nào để tăng được càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Để tăng được lợi nhuận với cùng điều kiện đầu vào thì chỉ có một cách đó chính là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với việc này lợi nhuận sẽ tăng lên trong khi đầu vào có thể không cần thay đổi. Hiện nay, rất nhiều công ty và tổng công ty của nhà nước đã được cổ phần hóa. Bên cạnh đó thị trường còn được tham gia đóng góp với một số lượng rất lớn các công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty TNHH Thương Mại và Công Nghiệp SV: Lê Trung Kiên – Lớp: Quản Trị Kinh Doanh K10 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân Mỹ Việt tuy mới được thành lập nhưng đã phần nào khẳng định được vị thế trên thị trường. Mặc dù vậy, cũng có rất nhiều điều khó khăn trước mắt cũng như những bất cập trong quản trị kinh doanh cần được giải quyết. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các cán bộ công nhân viên của công ty, bên cạnh đó em còn được sự hướng dẫn chu đáo của thầy giáo TS. Nguyễn Trọng Nghĩa. Dựa vào tình hình thực tế của công ty, em xin chọn đề tài báo cáo tốt nghiệp là: “Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại và Công Nghiệp Mỹ Việt”. Đề tài được kết cấu như sau: PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TM VÀ CN MỸ VIỆT TRONG THỜI GIAN QUA. PHẦN 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỀ LĨNH VỰC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP MỸ VIỆT. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do thiếu xót về kinh nghiệm thực tế và trình độ có hạn cho nên báo cáo này của em chắc chắn không tránh khỏi sai xót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo Nguyễn Trọng Nghĩa và các cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Thương Mại và Công Nghiệp Mỹ Việt để đề tài này được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn các Thầy cô giáo, Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa quản trị kinh doanh - trường đại học Kinh Tế Quốc Dân và Ban giám đốc SV: Lê Trung Kiên – Lớp: Quản Trị Kinh Doanh K10 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Thương Mại và Công Nghiệp Mỹ Việt đã hết lòng giúp đỡ em để em có thể thực hiện tốt đề tài này. PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Các khái niệm, các quan niệm cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh: 1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh: Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ luôn gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các sản phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụng sản phẩm đó. Để được như vậy thì các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khă năng kinh doanh. “ Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phương thức, kết quả cụ thể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường” Hoạt động kinh doanh có các đặc điểm: Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh,chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân,hộ gia đình,doanh nghiệp. Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào, với khách hàng với đối thủ cạnh tranh, với Nhà Nước. Các mối quan hệ nay giúp cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển. SV: Lê Trung Kiên – Lớp: Quản Trị Kinh Doanh K10 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh doanh phải có sự vận động của vốn: Vốn là yếu tố quyết định cho công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn để mua nguyên vật liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động… Mục đích chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. 1.2. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh: Đối với bất kỳ một tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận nào, hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là thước đo của sự thành công, đánh dấu sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao là điều mà các doanh nghiệp hướng tới nhằm đạt được mục tiêu của mình. Vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là gì? Hiệu quả là thước đo quan trọng nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để đánh giá khả năng thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hiểu được thế nào là hiệu quả sản xuất kinh doanh, thì điều quan trọng là phải xem xét khái niệm của hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có rất nhiều khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, đứng trên các giá độ khác nhau của nhà kinh tế đã đưa ra các khái niệm về hiệu quả khác nhau: Hiệu quả sản xuất, kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức là giá trị sử dụng của nó, hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình sản xuất kinh doanh. Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả sản xuất với kết quả sản xuất kinh doanh, giữa hiệu quả và mục đích kinh doanh. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất, kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. SV: Lê Trung Kiên – Lớp: Quản Trị Kinh Doanh K10 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân Hiệu quả sản xuất, kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế, được phản ánh qua các nhịp độ tăng của các chỉ tiêu kinh tế. Quan điểm này đứng trên giác độ biến động theo thời gian. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh là các chỉ tiêu được khẳng định bằng tỷ lệ so sánh giữ kết quả và chi phí. Hiệu quả là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả chi phí. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh là mức tăng kết quả sản xuất, kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất, kinh doanh. Từ những khái niệm về hiệu quả sản xuất, kinh doanh nói trên, có thể đi đến một khái niệm về hiệu quả sản xuất, kinh doanh tổng quát như sau: Hiệu quả sản xuất, kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác nguồn lực trong quá trình tái sản xuất, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, là chỉ tiêu biểu hiện so sánh giữa kết quả sản xuất, kinh doanh với chi phí sản xuất kinh doanh hoặc ngược lại. 1.3. Hiệu quả kinh tế: Cần phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu đó phản ánh chi tiết được sức sản xuất, sức hao phí cũng như sức sinh lời của từng yếu tố, từng loại vốn kể cả tổng số và phần gia tăng và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung. Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người ta có rất nhiều cách tiến hành. Người ta có thể phân loại hiệu quả theo nhiều hình thức khác nhau và những cách phân loại đó thì cũng có những đánh giá khác nhau. Nếu phân SV: Lê Trung Kiên – Lớp: Quản Trị Kinh Doanh K10 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân theo lĩnh vực tính toán có thể chia thành hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả an ninh, quốc phòng, hiệu quả đầu tư, hiệu quả môi trường v.v… Bản chất của hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp chủ yếu là vì lợi nhuận, vì thế hiệu quả sản xuất kinh doanh về khía cạnh kinh tế là vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế đó là sự so sánh giữa kết quả kinh tế thu được và chi phí đã bỏ ra. Chi phí được chọn để so sánh cũng bao gồm nhiều loại khác nhau: chi phí thường xuyên, chi phí một lần. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp có thể đạt được thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất, sức sinh lời và suất hao phí hay tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bản chất của hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao kinh tế và giảm chi phí sản xuất. Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. Do đó khi kết quả càng cao và chi phí càng được tiết kiệm thì hiệu quả kinh doanh càng cao. Đó chính là mục tiêu của doanh nghiệp luôn phấn đấu để đạt được. 1.4. Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội là một chỉ tiêu cũng hết sức quang trọng. Tuy nhiên việc xác định chính xác chỉ tiêu này là rất khó và khó có thể lượng hóa thành những con số cụ thể. Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp thường được biểu hiện qua các chỉ tiêu: - Nộp ngân sách nhà nước: Tất cả các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động, sản xuất, kinh doanh đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước thông qua các khoản nộp như sau: thuế thu nhập, thuế đất đai, thuế sử dụng và khai thác tài nguyên, thuế xuất khẩu…Từ những khoản thu này nhà nước mới có cơ sở để phát triển nền kinh tế quốc dân, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng thời SV: Lê Trung Kiên – Lớp: Quản Trị Kinh Doanh K10 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân không ngừng thực hiện công bằng xã hội thông qua tiến hành phân phối lại thu nhập. - Số việc làm tăng thêm: Hàng năm, nước ta có một lượng lớn lao động tham gia vào thị trường lao động. Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một vấn đề nan giải của rất nhiều nước trên thế giới. Do đó việc nâng cao hiệu quả sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm và sử dụng công nghệ hợp lý để ngày càng tạo ra nhiều công việc mới thu hút lao động trên thị trường, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp ở mức hợp lý đối với nền kinh tế. - Nâng cao mức sống người lao động: Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp thường xuyên khuyến khích người lao động làm việc hăng say có kết quả cao thông qua việc đặt ra các chỉ tiêu khen thưởng vật chất cũng như có những quan tâm về mặt tinh thần cho người lao động. Như vậy thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp đã góp phần rất lớn trong việc làm hài hòa ba loại lợi ích: lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội, làm cho xã hội ngày càng ổn định hơn, văn minh hơn. 1.5. Vai trò của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào con người cũng cần phải kết hợp yếu tố con người và yếu tố vật chất nhằm thực hiện công việc phù hợp với ý đồ trong chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình trên cơ sở nguồn lực sẵn có. Để thực hiện điều đó bộ phận quản trị doanh nghiệp sử dụng rất nhiều công cụ trong đó có công cụ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.Việc xem xét và tính toán hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất ở trình độ nào, mà còn cho phép các nhà quản trị tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện, tăng kết quả và giảm thiểu chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả. SV: Lê Trung Kiên – Lớp: Quản Trị Kinh Doanh K10 10 [...]... đại học Kinh Tế Quốc Dân PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TM VÀ CN MỸ VIỆT TRONG THỜI GIAN QUA 1 Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP MỸ VIỆT (TNHH TM & CN Mỹ Việt) có tên viết bằng tiếng Anh là MY VIET TRADING AND INDUSTRIES COMPANY LIMTED (MY VIET INDUSTRIESCO LTD) được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt... định trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh Đảm bảo tính thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh - Đảm bảo thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị và sản xuất kinh doanh Việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cũng nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển Đảm bảo mối quan hệ với hiệu quả chung của xã hội Điều đó có hiệu quả sản xuất kinh doanh phải được xem... kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó Do đó doanh nghiệp hoạt động muốn có hiệu quả thì phải tăng thu và giảm chi + Đứng trên giác độ nền kinh tế quốc dân: Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải đảm bảo sự hài hòa giữa hiệu quả sản xuất, kinh doanh với hiệu quả kinh tế quốc dân 1.7 Nhiệm vụ của nghiên cứu phân tích hiệu quả sản xuẩt kinh doanh: Nghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất. .. quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp 1 Là tiền đề để Nhà nước xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, các chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp, chính sách ưu đãi các hoạt động đầu tư ảnh hưởng rất cụ thể đến kế hoạch sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Ngoài ra, tình hình kinh doanh hay sự xuất hiện thêm của. .. chính của công ty đặt tại xã Lạc Đạo, Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Tiền thân của công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt là công ty TNHH Thương mại Mỹ Việt có trụ sở tại 169 Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà nội Công ty này kinh doanh thương mại các mặt hàng như tấm lợp và thiết bị vệ sinh, đồng thời công ty còn là nhà phân phối độc quyền cho hãng Ariston (chủ yếu là bình nóng lạnh) Do nhu cầu mở rộng công. .. theo điều lệ công ty và trong khuân khổ pháp luật Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH TM & CN Mỹ Việt theo đăng ký kinh doanh như sau: SV: Lê Trung Kiên – Lớp: Quản Trị Kinh Doanh K10 30 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân Sản xuất tấm lợp, vật liệu xây dựng Đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở, kinh doanh bất động sản Xây dựng dân dụng, công nghiệp Sản xuất và buôn bán... hiệu quả sản xuất kinh doanh là rất quan trọng và nó bao gồm các nhiệm vụ việc cụ thể sau đây: Thu thập đầy đủ thông tin để phục vụ cho nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh Xây dựng hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh Tính toán và tổng hợp các chỉ tiêu Đánh giá chung và phân tích chi tiết hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tiến hành dự báo hiệu quả sản xuất trong thời... khi doanh nghiệp dự trữ các loại tài sản lưu động (kể cả dự trữ cả trong sản xuất và tiêu thụ) nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động cơ bản của doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động là một yếu tố không thể thiếu được và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh Đối với doanh nghiệp quốc doanh, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. .. giúp cho các doanh nghiệp tránh khỏi những thất bại mà tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành công trong quá trình sản xuất, đem lại hiệu quả cao, tăng thêm lợi nhuận và phản ánh được trình độ của nhà quản lý 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh: Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và được chia thành nhóm nhân tố bên trong và nhân tố... làm của người lao động, phải tạo nguồn nhân lực 2.1.4 Nhân tố uy tín của doanh nghiệp: Uy tín của doanh nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngày này Một doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao sẽ có uy tín và ngược lại 2.1.5 Nhân tố quản trị kinh doanh: Nhân tố này đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Hiệu quả . VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TM VÀ CN MỸ VIỆT. trình sản xuất kinh doanh. Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả sản xuất với kết quả sản xuất kinh doanh, giữa hiệu quả và mục đích kinh doanh. Hiệu quả sản