1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống lúa thuộc loài phụ japonica tại thành phố yên bái, tỉnh yên bái

111 415 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THU HÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CÓ TRIỂN VỌNG THUỘC LOÀI PHỤ JAPONICA TẠI THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên, 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THU HÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CÓ TRIỂN VỌNG THUỘC LOÀI PHỤ JAPONICA TẠI THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN NGỌC NGOẠN TS. ĐẶNG QUÝ NHÂN Thái Nguyên, 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chƣa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc tham khảo. Tác giả Phạm Thu Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại học trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thành ủy, UBND thành phố Yên Bái, Ủy ban nhân dân xã Tân Thịnh, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Yên Bái. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: GS.TS Trần Ngọc Ngoạn - phó Hiệu trƣởng, TS Đặng Quý Nhân Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên là những ngƣời Thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Ban giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại học trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, và các thầy cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Thành ủy, UBND thành phố Yên Bái, Ủy ban nhân dân xã Tân Thịnh, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Yên Bái, cùng bạn bè đồng nghiệp và ngƣời thân đã quan tâm giúp đỡ và động viên tối trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Tác giả Phạm Thu Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 1. Đặt vấn đề 8 2. Mục tiêu của đề tài 10 2.1 Mục tiêu tổng quát:…………………………………………………………… 3 2.2 Mục tiêu cụ thể: 11 3. Ý nghĩa của đề tài 11 Chƣơng 1 12 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 12 1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới 14 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 14 1.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới 19 1.2.3. Tình hình nghiên cứu giống lúa thuộc loài phụ Japonica trên thế giới 26 1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở Việt Nam 28 1.3.1. Tình hình sản xuất lúa trong nƣớc 28 1.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa trong nƣớc 33 1.3.3. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lƣợng ở Việt Nam 36 1.3.4. Tình hình sản xuất lúa gạo chất lƣợng cao ở Việt Nam 39 1.3.5. Tình hình nhập nội và sản xuất giống lúa thuộc loài phụ Japonica 40 Chƣơng 2 44 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44 2.1. Đối tƣợng, nội dung và địa điểm nghiên cứu 44 2.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu 44 2.1.2. Nội dung nghiên cứu 44 2.1.3.Thời gian, địa điểm tiến hành nghiên cứu 45 2.2. Bố trí thí nghiệm 45 2.3 Các chỉ tiêu cần theo dõi:…………………………………………… .38 2.3.1. Chỉ tiêu chất lƣợng mạ………………………………………………. . .38 2.3.2. Chỉ tiêu về khả năng đẻ nhánh 47 2.3.3. Chiều cao cây cuối cùng 47 2.3.4. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại 47 2.3.5. Tính chịu lạnh ở giai đoạn mạ 50 2.3.6. Tính chống đổ 50 2.3.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 50 2.3.8. Đánh giá phẩm chất, chất lƣợng các giống lúa 51 2.3.9. Đánh giá hiệu quả kinh tế 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 2.4. Phƣơng pháp sử lý số liệu 52 Chƣơng 3 53 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 53 3.2. Kết quả thí nghiệm so sánh ở vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011 55 3.2.1 Sinh trƣởng và phát triển của mạ 55 3.2.2. Các thời kỳ sinh trƣởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm 57 3.2.3. Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm 59 3.2.4. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm 61 3.2.5. Khả năng chống chịu sâu bệnh chính hại lúa 63 3.2.6 Tính chống đổ 65 3.2.7 Các yếu tố cấu thành năng suất lúa 65 3.2.7.1. Chiều dài bông 66 3.2.7.2. Số bông/m 2 67 3.2.7.3. Số hạt/bông 68 3.2.7.4. Số hạt chắc/bông 69 3.2.7.5. Khối lƣợng 1000 hạt 69 3.2.7.6. Năng suất lý thuyết 70 3.2.7.7. Năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm 71 3.3. Phẩm chất và chất lƣợng các giống lúa 72 3.3.1 Chất lƣợng xay xát 74 3.3.2. Chất lƣợng thƣơng trƣờng 74 3.3.3. Chất lƣợng chế biến (chất lƣợng cơm) 75 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 76 1.Kết luận 76 2. Đề nghị 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của thế giới từ năm 1995 -2009 16 Bảng 1.2 Tình hình sản xuất lúa của 10 nƣớc đứng đầu thế giới năm 2009 19 Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của Việt Nam giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2009 32 Bảng 3.1:Tình hình sử dụng đất đai của Thành phố Yên Bái 53 Biểu đồ 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của thành phố Yên Bái 53 Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa giai đoạn 2005-2010 54 Biểu đồ 3.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa giai đoạn 2005-2010 54 Bảng 3.3. Sinh trƣởng và phát triển của mạ vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011 56 Bảng 3.4. Các thời kỳ sinh trƣởng, phát triển của các giống lúa 58 Bảng 3.5. Chiều cao cây cuối cùng của các giống lúa thí nghiệm 60 Bảng 3.6. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm vụ mùa 2010 61 Bảng 3.7. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2011 62 Bảng 3.8 Tình hình sâu bệnh hại các giống lúa thí nghiệm 64 Bảng 3.9: Các yếu tố cấu thành và năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2010 66 Bảng 3.10: Các yếu tố cấu thành và năng suất của các giống lúa thí nghiệm 67 vụ Xuân 2011 67 Biểu đồ 3.3: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu 72 Bảng 3.11. Chất lƣợng gạo của các giống lúa tham gia thí nghiệm 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây lúa (Oryza sativa . L) là cây trồng có từ lâu đời và gắn liền với quá trình phát triển của loài ngƣời. Từ buổi ban đầu của nền văn minh, cây lúa là cây đƣợc trồng gắn liền với quá trình phát triển của loài ngƣời và đã trở thành cây lƣơng thực chính của Châu Á nói chung, ngƣời Việt Nam ta nói riêng và có vai trò quan trọng trong nét văn hoá ẩm thực của dân tộc ta. Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu ăn ngon của ngƣời dân ngày càng tăng vì cây lúa đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của ngƣời dân trong và ngoài nƣớc. Diện tích trồng lúa trên thế giới không ngừng tăng, hiện có khoảng 154 triệu ha. Tổng sản lƣợng lúa gạo đạt trên 615 triệu tấn, cung cấp cho cả thế giới [FAO STAT 2005]. Tại Việt Nam từ khi giành đƣợc độc lập (1945) đến nay, diện tích trồng lúa gạo không ngừng đƣợc mở rộng, năng suất ngày càng tăng, nhân dân ta có truyền thống cần cù trong lao động, thông minh sáng tạo trong thực hiện lao động sản xuất, biết tận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất của lúa gạo. Từ những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới của đất nƣớc (1986) chúng ta vẫn nằm trong các nƣớc thiếu lƣơng thực trầm trọng, song với đƣờng lối đổi mới của Đảng ngành nông nghiệp đã có bƣớc khởi sắc, chúng ta từ một nƣớc nhập khẩu lƣơng thực đã trở thành nƣớc xuất khẩu lƣơng thực đứng thứ 2 thế giới (sau Thái Lan). Thành phố Yên Bái là đô thị loại 2, là trung tâm chính trị, kinh tế của tỉnh Yên Bái. Thành phố Yên Bái có dân số 94.915 ngƣời, đời sống vật chất không ngừng nâng cao, nhu cầu lƣơng thực ngày càng tăng theo xu hƣớng sử dụng gạo có chất lƣợng trong bữa ăn hàng ngày của ngƣời dân đô thị. Nhƣng hiện tại mới có vài nơi gieo trồng lúa có chất lƣợng cao với quy mô nhỏ hẹp với tổng diện tích ƣớc khoảng 80 ha, số lƣợng này chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ từ 5-10%, còn lại toàn bộ lƣợng thiếu hụt phải nhập từ các tỉnh lân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 cận khác. Trong khi đó đất đai Yên Bái màu mỡ, lao động dƣ thừa, khí hậu ôn hoà phù hợp cho mở rộng, phát triển diện tích lúa có triển vọng về năng suất và chất lƣợng. Sở dĩ chúng ta chƣa khai thác lợi thế về tiềm năng và thị trƣờng tiêu thụ bởi những năm qua chúng ta chƣa có đề tài nghiên cứu và ứng dụng đƣa các giống lúa có năng suất cao, chất lƣợng tốt vào sản suất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Ngƣời dân chủ yếu trồng lúa bằng những giống lúa thuần, theo tính chất tự phát, thiếu bộ giống tốt, thiếu kỹ thuật, thiếu định hƣớng từ các cơ quan quản lý và các nhà chuyên môn, do đó diện tích lúa chất lƣợng tại thành phố Yên Bái còn ít, năng suất thấp vì vậy hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Cơ cấu giống lúa nhất là giống chất lƣợng có giá thành cao, có hiệu quả kinh tế tại địa bàn Thành phố còn đơn điệu, chƣa có nhiều giống có năng suất cao, chất lƣợng tốt phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng, ổn định và có thể sản xuất bền vững, đảm bảo đáp ứng đƣợc mục tiêu chung của xã hội. Thành phố Yên Bái có diện tích đất tự nhiên 10.815 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 2.833 ha, đất 2 vụ lúa có 728 ha. Hàng năm diện tích đất 2 vụ ở Thành phố Yên Bái thƣờng đƣợc trồng 2 vụ lúa nƣớc vào vụ Xuân và vụ Mùa. Việc khai thác và sử dụng đất 2 vụ trong vụ Xuân và vụ Mùa hiện nay ở Thành phố Yên Bái đang đƣợc thúc đẩy theo hƣớng chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế góp phần không nhỏ trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của Thành phố, giải quyết vấn đề lƣơng thực nhất là gạo có chất lƣợng cho ngƣời dân tại địa phƣơng và các vùng lân cận, tận dụng nguồn lao động nông nhàn sẵn có, ngoài ra khai thác đất 2 vụ gieo trồng bằng các giống lúa triển vọng cũng góp phần làm thay đổi tập quán, phƣơng thức sản xuất tự cung, tự cấp, chuyển sang sản xuất hàng hoá của một bộ phận nông dân nông thôn, đó là những mặt tích cực mà việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhất là chuyển dịch cơ cấu giống lúa trong nông nghiệp đem lại cho nông dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Tuy nhiên do bƣớc đầu triển khai thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhất là giống lúa có triển vọng còn gặp phải khó khăn đó là thay đổi tập quán lâu đời của ngƣời dân khi họ chỉ biết sản xuất ra các sản phẩm tự cung, tự cấp, họ ít quan tâm đến sản xuất hàng hoá. Vì vậy ngƣời dân còn đang lúng túng chƣa tìm ra đƣợc giống lúa có triển vọng về năng suất và chất lƣợng, có giá trị kinh tế vào sản xuất. Mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới là góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trên đơn vị diện tích, thực hiện thành công chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong vụ Xuân và vụ Mùa tiến tới khai thác các cây trồng vụ đông. Xây dựng thành công mô hình những cánh đồng đạt và vƣợt 50 triệu đồng trên 1 ha theo phong trào thi đua mà ngành nông nghiệp phát động. Để thực hiện chủ trƣơng của Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân Thành phố Yên Bái về thực hiện chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hƣớng mở rộng diện tích gieo cây lúa có triển vọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, góp phần cung cấp lƣơng thực lúa gạo chất lƣợng phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ, theo hƣớng đó Thành phố Yên Bái cũng cần có vùng chuyên canh gieo cấy lúa triển vọng về năng suất khá và chất lƣợng tốt, có hiệu quả kinh tế, để thoả mãn cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và cung cấp cho 1 số tỉnh bạn, Hà Nội và có thể tham gia vào chƣơng trình xuất khẩu chung của toàn ngành. Tuy nhiên muốn làm đƣợc điều đó, trƣớc hết cần phải có nghiên cứu thử nghiệm ban đầu để làm mô hình khuyến cáo mở rộng. Xuất phát từ tình hình trên chúng tôi thực hiện đề tài:"Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống lúa thuộc loài phụ Japonica tại Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái" 2. Mục tiêu của đề tài 2.1 Mục tiêu tổng quát: - Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa thuần thuộc loài phụ Japonica trong vụ mùa và vụ xuân nhằm bƣớc đầu xác định đƣợc giống có khả năng đạt năng suất cao và phù hợp với điều kiện của tỉnh Yên Bái để khuyến cáo phát triển bổ sung cơ cấu giống lúa của địa phƣơng. [...]...11 2.2 Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá khả năng sinh trƣởng và phát triển của một số giống lúa thuần thuộc loài phụ Japonica trong vụ mùa 2010 và vụ xuân 2011 - Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh của các giống lúa thuần thuộc loài phụ Japonica trong vụ mùa 2010 và vụ xuân 2011 - Đánh giá khả năng cho năng suất của các giống lúa thí nghiệm trong vụ mùa 2010 và vụ xuân 2011 - Đánh... khả năng cho năng suất, hiệu quả kinh tế của giống đó so với các giống đang gieo trồng đại trà hiện có tại một khu vực hoặc một địa phƣơng nào đó Ở đề tài này với mục tiêu đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa có triển vọng thuộc loài phụ Japonica với mục đích chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị, thay thế những cây trồng hiện có chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn, cải tiến để đƣa giống. .. những giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, thâm canh 1.2.3 Tình hình nghiên cứu giống lúa thuộc loài phụ Japonica trên thế giới Lúa trồng Oryza sativa (2n = 24) đƣợc phân làm các loài phụ là O.S Indica, O.S Japonica và O.S Javanica Ngoài ra, còn có các nhóm giống lúa trung gian giữa các loài phụ trên (Glaszmann, 1987) Các giống lúa Japonica đƣợc sản... giống lúa, Viện nghiên cứu giống lúa trung ƣơng của Ấn Độ đƣợc thành lập vào năm 1946 tại Cuttuck bang Orisa là nơi tập trung nghiên cứu, lai tạo các giống lúa mới phục vụ sản xuất Ngoài ra tại các bang của Ấn Độ đều có các cơ sở nghiên cứu, trong đó các cơ sở quan trọng ở Madras heydrabat, Kerala, hoặc Viện Nghiên cứu cây trồng cạn Á nhiệt đới (ICRISAT) Nhờ vậy Ấn Độ là nƣớc có nhiều giống lúa chất lƣợng... hành khảo nghiệm, gieo cấy thử nghiệm qua một vài vụ sản xuất để đánh giá khả năng thích ứng của giống đó Do đó việc xác định tính thích nghi của giống nào đó trƣớc khi đƣa ra sản xuất trên diện tích rộng phải tiến hành bố trí gieo trồng tại nhiều vùng có đặc điểm sinh thái khác nhau nhằm đánh giá khả năng thích ứng, độ đồng đều, tính ổn định, khả năng chống chịu sâu, bệnh, mức độ chịu đất chua mặn, khả. .. xuất lúa lai thƣơng phẩm [29] Tại viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI các nhà khoa học đã xây dựng chƣơng trình nghiên cứu về lúa lai làm cơ sở cho phát triển sản xuất lúa lai thƣơng phẩm Song tất cả họ đều chƣa thành công vì chƣa tìm ra phƣơng pháp thích hợp để sản xuất hạt lai [30] Nhƣng việc nghiên cứu chọn tạo giống lúa không chỉ dừng lại ở đó, sự miệt mài của các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu lúa. .. hoá học và kết hợp với đánh giá cảm quan 3 Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa khoa học - Nghiên cứu xác định đƣợc thời gian sinh trƣởng, phát triển, khả năng thích ứng của các giống lúa thuần thuộc loài phụ Japonica - Là cơ sở cho việc đề xuất chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng theo hƣớng sản xuất hàng hoá * Ý nghĩa thực tiễn - Lựa chọn đƣợc một vài giống lúa có chất lƣợng, có hiệu quả kinh tế cao, khuyến... nghiên cứu và áp dụng tiến bộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 khoa học kỹ thuật, năng suất lúa của Việt Nam không ngừng tăng Chúng ta cũng đã nhập nội một số giống từ Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và của một số nƣớc khác làm phong phú bộ giống lúa của Việt Nam Nhận rõ tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng, cho nên từ đại... đến việc chọn tạo giống có chất lƣợng gạo cao Các trung tâm nghiên cứu lúa của Thái Lan đƣợc thành lập ở nhiều tỉnh và các khu vực Các trung tâm này có nhiệm vụ tiến hành chọn lọc, phục tráng, lai tạo, nhân giống phục vụ cho nhu cầu sản xuất của ngƣời dân với mục tiêu phục vụ nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu Các đặc điểm nổi bật của các giống lúa mà các nhà khoa học tập trung nghiên cứu và lai tạo đó... các Viện và các Trạm nghiên cứu giống lúa đƣợc thành lập ở hầu hết các tỉnh thành của Nhật Bản, trong đó có các trung tâm quan trọng nhất đặt ở Sendai, Niigata, Nagoya, Fukuoka, Kochi, Miyazaki, Sags, là những nơi diện tích trồng lúa lớn Trong công tác nghiên cứu giống lúa ở các Viện, các nhà khoa học Nhật Bản đã tập trung lai tạo và đƣa vào sản xuất các giống lúa vừa có năng Số hóa bởi Trung tâm . tài:" ;Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống lúa thuộc loài phụ Japonica tại Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái& quot; 2. Mục tiêu của đề tài 2.1 Mục tiêu tổng quát: - Đánh giá khả năng thích. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CÓ TRIỂN VỌNG THUỘC LOÀI PHỤ JAPONICA TẠI THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC. thích ứng của một số giống lúa thuần thuộc loài phụ Japonica trong vụ mùa và vụ xuân nhằm bƣớc đầu xác định đƣợc giống có khả năng đạt năng suất cao và phù hợp với điều kiện của tỉnh Yên Bái

Ngày đăng: 17/01/2015, 21:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2005), 575 giống cây trồng nông nghiệp mới. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 575 giống cây trồng nông nghiệp mới
Tác giả: Bộ Nông nghiệp & PTNT
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2005
5. Nguyễn Văn Hoan (2006), Cẩm nang cây lúa tập I, Nxb Lao động Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang cây lúa tập I
Tác giả: Nguyễn Văn Hoan
Nhà XB: Nxb Lao động Hà Nội
Năm: 2006
6. Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự (1998), Giống lúa P4, nghiên cứu cây lương thực và thực phẩm (1995 - 1998), NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giống lúa P4
Tác giả: Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1998
7. Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự (1998), Giống lúa P6, nghiên cứu cây lương thực và thực phẩm (1995 - 1998), NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giống lúa P6
Tác giả: Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1998
8. Nguyễn Hữu Hồng (1993). Luận án Thạc sĩ nông nghiệp - Nagazaki - Nhật Bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận án Thạc sĩ nông nghiệp
Tác giả: Nguyễn Hữu Hồng
Năm: 1993
9. ICARD (14/07/2003) "Ấn Độ quan tâm đến phát triển gạo thơm" Nông nghiệp - Nông thôn Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ấn Độ quan tâm đến phát triển gạo thơm
11. Trần Đình Long. Likhopkinq (1992), Nghiên cứu sử dụng quỹ gen cây trồng từ nguồn gen nhập nội, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sử dụng quỹ gen cây trồng từ nguồn gen nhập nội
Tác giả: Trần Đình Long. Likhopkinq
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1992
13. Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010,Website http://www.gos.gov.vn. Thống kê năng xuất lúa Link
2. Báo Nông Nghiệp Việt Nam (09/06/2008), Khảo nghiệm 5 giống lúa thuần có năng suất chất lượng cao Khác
3. Ngô Thế Dân (1994), Dự án PCT/VIE/125hỗ trợ phát triển lúa lai. Thông tin chuyên đề nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Trung tâm thông tin, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội Khác
4. Bùi Huy Đáp (1999) Một số vấn đề về cây lúa- NXB Nông nghiệp Hà Nội Khác
10. Nguyễn Thị Lẫm, Hoàng Văn Phụ, Dương Văn Sơn, Nguyễn Đức Thạnh (2003), Giáo trình cây lương thực và thực phẩm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
12. Nguyễn Tiến Mạnh (1999). Chuyên đề sản xuất và thị trường lúa gạo Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w