1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nâng cao khả năng sử dụng internet trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông

88 985 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 2,5 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________ Trần Thị Bích Phượng MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Vật Lý Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TSKH. LÊ VĂN HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TSKH. Lê Văn Hoàng đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn với tinh thần tận tình và trách nhiệm rất cao. Tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng KHCN-Sau Đại học cùng toàn thể thầy cô khoa Vật lý trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh và Ban Giám Hiệu trường THPT chuyên Nguyễn Du tỉnh Daklak, nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiê n cứu đề tài. Tôi cũng chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. DANH MC CC CH VIT TT VL : Vật lý CNTT : Công nghệ thông tin DH : Dạy học GAĐT : Giáo án điện tử GD&ĐT : Giáo dục v đo tạo GV : Giáo viên HS : Học sinh MVT : Máy vi tính PPDH : Phơng pháp dạy học SGK : Sách giáo khoa THCS : Trung học cơ sở TN : Thực nghiệm TN VL : Thí nghiệm vật lý THPT : Trung học phổ thông MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ khi xuất hiện đến nay, Internet là một hệ thống truyền t hông đã và đang làm thay đổi cách sống, học tập, làm việc và vui chơi của cư dân trên trái đất. Internet giống như một thư viện khổng lồ cho phép chúng ta tìm thấy thông tin về hầu hết mọi chủ đề. Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng Internet để tìm tư liệu phục vụ giảng dạy và học tập là con đường, biện pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy học mà nhiều quốc gia trên thế giới đều quan tâm thực hiện. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về lĩnh vực này như: Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước; Quyết định số 81/ 2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW; Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục; Quyết định số 33/2002/QĐ/TT ngày 8/2/2002 của thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch phá t triển Internet ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005, Quyết định ghi rõ đến 2005, khoảng 50% số trường PTTH sẽ được kết nối mạng internet; Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu trên, nghà nh giáo dục chủ trương đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, phát huy tính sáng tạo của người học từng bước áp dụng các phương pháp và phương tiện dạy học tiên tiến, đảm bảo thời gian tự học và tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong t oàn dân. Môn vật lý nghiên cứu sự vận động của vật chất. Một số hiện tượng có thể được quan sát bằng mắt thường nhưng cũng có nhiều hiện tượng vật lý vi mô, vĩ mô thậm chí có những mô hình vật lý trừu tượng không thể mô tả để học sinh hình dung một cách tường minh. Cho nên việc vận dụng ưu điểm của hình ảnh, phim và phần mềm mô phỏng vào các bài giảng vật lý để học sinh dễ hiểu hơn là rất cần thiết . Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, giáo viên có thể tìm thấy nhiều tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy trên kho dữ liệu khổng lồ này. Tuy nhiên thực trạng sử dụng công nghệ thông t in nói chung và Internet nói riêng của giáo viên vật lý ở các trường trung học phổ thông hiện nay ra sao? Những khó khăn nào mà giáo viên vật lý phải đối mặt khi sử dụng Internet cho việc dạy học ? Những nguyên nhân khách quan và chủ quan nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng Internet? Biện pháp khả dĩ nào có thể giúp giáo viên dễ dàng hơn t rong việc sử dụng Internet? Do bởi mong muốn có thể trả lời những câu hỏi trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao khả năng sử dụng Internet trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông”. 2. Mục đích nghiên cứu - Tì m hiểu nhu cầu sử dụng Internet trong giảng dạy của giáo viên vật lý ở trường trung học phổ thông. - Tìm hiểu những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi tiếp xúc với Internet để tìm tư liệu giảng dạy và học tập. - Tìm giải pháp khắc phục khó khăn của giáo viên khi tìm tư liệu trên Internet. Tạo nhịp cầu đưa giáo viên chưa tự tin với khả năng áp dụng CNTT vào dạy học đến với Internet vô tận. - Tìm giải pháp để giáo viên và học sinh có thể liên kết với nhau trong một cộng đồng yêu thích vật lý, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Giáo viên vật lý trường trung học phổ thông - Internet - Công cụ tìm kiếm trên Internet - Ứng dụng Internet trong việc dạy học vật lý ở THPT - Hệ thống các website về vật lý ứng dụng đa phương tiện (m ultimedia) - Các ý tưởng xây dựng website vật lý cộng đồng có tính tương tác cao với người dùng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận phương pháp dạy học vật lý nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. - Tì m hiểu thực trạng của việc sử dụng Internet vào dạy học ở trường phổ thông bằng phỏng vấn trực tiếp, bằng phiếu điều tra bởi hệ thống các câu hỏi trên giấy và trên Internet. - Tìm hiểu những khó khăn của giáo viên vật lý khi ứng dụng Internet vào dạy học. - Đưa ra các biện pháp khắc phục những khó khăn chủ quan cho giáo viên vật lý dạy ở trường trung học phổ thông. - Nghiên cứu cách tì m kiếm tư liệu dạy học (hình ảnh, phim, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo,…) trên Internet để sử dụng chúng vào bài giảng điện tử. Đúc kết thành tài liệu hướng dẫn giáo viên và học sinh. - Nghiên cứu việc xây dựng một phương thức giao tiếp cho cộng đồng giáo viên và học sinh yêu thích môn vật lý thông qua trực tuyến (online) nhằm hổ trợ cho việc tìm kiếm, chia sẻ tư liệu cũng như kinh nghiệm, giải pháp. - Tìm hiểu và đưa ý tưởng xây dựng một website cộng đồng nhằm hỗ trợ cho việc tìm kiếm tư liệu dễ dàng và hiệu quả. - Đưa ra các kết luận của đề tài. 5. Giả thuyết k hoa học - Cộng đồng giáo viên dạy vật lý ở các trường THPT có nhu cầu cao về sử dụng Internet để tìm tư liệu cho dạy học nhưng trong đa số lại chưa biết sử dụng Internet hiệu quả và gặp nhiều khó khăn khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. - Trở ngại lớn nhất mà giáo viên gặp phải chính là tự bản thân họ: trìn h độ ngoại ngữ và kiến thức phổ cập tin học còn hạn chế, chưa biết sử dụng công cụ tìm kiếm sao cho hiệu quả, tâm lý ngại sử dụng công nghệ thông tin. - Số lượng các trang web tiếng Việt ứng dụng đa phương tiện về vật lý không nhiều. Thiếu môi trường tương tác cộng đồng dạy học vật lý. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lý thuyết - Văn kiện của Đảng, các nghị định t hông tư chỉ thị của BGD & ĐT về phương pháp đổi mới giáo dục. - Tài liệu giáo dục học, tâm lý học, lý luận dạy học và phương pháp dạy học vật lý. - Nghiên cứu các tài liệu viết về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý. - Nghiên cứu tài liệu các phần mềm hỗ trợ thiết kế website để đưa ra ý tưởng xây dựng một trang web vật lý phục vụ cộng đồng giáo viên và học sinh. - Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung cần nghiên cứu. 6.2. Phương pháp điều tra - Tì m hiểu việc dạy và học thông qua dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh ở các trường THPT để nắm bắt thực trạng của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Xây dựng các mẫu phiếu điều t ra để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao khả năng sử dụng Internet phục vụ giảng dạy và học tập của giáo viên vật lý ở các trường trung học phổ thông. 7. Ý nghĩa k hoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Tìm ra nguyên nhân sâu xa của những khó khăn chủ quan dẫn đến việc hạn chế ứng dụng Internet trong việc dạy và học môn vật lý. - Hệ thống hóa các từ khóa và tổ hợp cũng như các quy tắc cơ bản trong việc tìm kiếm tư liệu vật lý qua công cụ tìm kiếm trên Internet (Search Engine). - Đưa ra ý tưởng xây dựng website có tính tương tác hai chiều nhằm phục vụ cộng đồng giáo viên và học sinh yêu vật lý với phương châm cộng đồng phục vụ cộng đồng. 8. Cấu trúc luận văn Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Tìm hiểu việc sử dụng Internet để tìm tư liệu cho bài giảng điện tử trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông. Chương 3: Một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải khi khai thác Internet. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Mục tiêu giáo dục trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bước sang thế kỉ 21, đất nước t a bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đã chuyển gần như hoàn toàn từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nuớc. Thế giới đang xảy ra sự bùng nổ tri thức và khoa học công nghệ. Muốn xây dựng đất nước phồn vi nh thịnh vượng ở thế kỉ này tất yếu phải dựa vào thi thức, vào tư duy sáng tạo, vào tài năng sáng chế của con người. Hiện nay, nước ta vẫn chưa thoát khỏi danh sách các nước nghèo trên thế giới. Để có thể vươn lên được, chúng ta không chỉ học hỏi các nước tiên tiến mà còn phải biết áp dụng kinh nghiệm đó một cách sáng tạo và phải biết tìm ra con đường phát triển riêng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Tình hình đó đòi hỏi nền giáo dục của nước t a phải kịp thời đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện để có thể đào tạo ra những con người lao động, hoạt động có hiệu quả trong hoàn cảnh mới. Mục tiêu giáo dục ở nước ta và trên thế giới ngày nay không c hỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh những kiến thức, kĩ năng loài người đã tích lũy được mà còn đặc biệt quan tâ m đến bồi dưỡng cho họ năng lực sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, của dân tộc. Hiện nay, trong xã hội biến đổi n hư vũ bão này, người lao động phải biết luôn đổi mới kiến thức và năng lực của m ình cho phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Lúc này đây, người lao động phải có khả năng tự định hướng và tự học để thích ứng với đòi hỏi mới của xã hội. Mục tiêu giáo dục và đào tạo t hế hệ trẻ ở nước ta được xác định bởi Đại hội Đảng cộng sản toàn quốc và bởi hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng [...]... đời sống - Kiến thức mà học sinh nắm được phải phù hợp với tinh thần của các thuyết vật lý, mang tính cập nhật và ứng dụng - Hệ thống kiến thức vật lý của học sinh ở THPT(chủ yếu là Vật lý cổ điển và một số thành tựu của các lĩnh vực Vật lý hiện đại: Điện từ học, Vật lý lượng tử, Vật lý chất rắn, Vật lý hạt nhân, vũ trụ…) là nền tảng, là cơ sở để các em có thể tiếp tục học lên đại học, cao đẳng, trung. .. Mục tiêu dạy học mơn vật lý ở trường trung học phổ thơng trong giai đoạn mới 1.2.1 Về kiến thức - Học sinh phải có những kiến thức phổ thơng về các hiện tượng, q trình vật lý quan trọng thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày, trong tự nhiên và trong kỹ thuật - Học sinh phải có những kiến thức khoa học chung (khái niệm, định luật, ngun lý, phương pháp ) được sử dụng nhiều trong các ngành khoa học kỹ... trong gia đình, nhà trường và cộng đồng nhằm cải thiện điều kiện sống và bảo vệ mơi trường trong lành - Có lòng u thích bộ mơn vật lý và mở rộng ra là u thích sự hài hòa của tự nhiên 1.2.4 Phương pháp nhận thức vật lý Hiện nay, trong trường phổ thơng thường áp dụng phương pháp nhận thức vật lý phổ biến sau: phương pháp thực nghiệm, phương pháp tương tự, phương pháp mơ hình, phương pháp thí nghiệm lý. .. thực nghiệm - Sử dụng phương pháp mơ hình và tương tự - Khắc phục hiểu biết sai hoặc chưa đầy đủ - Tăng cường dạy học theo nhóm và cá thể hóa - Đa dạng hóa hoạt động học tập trong và ngồi lớp học 1.3 Các nhiệm vụ cụ thể của hoạt động dạy học vật lý ở trường trung học phổ thơng [6] - Nhiệm vụ thứ nhất là cung cấp cho học sinh một hệ thống các kiến thức vật lý cơ bản, khoa học, hiện đại và kỹ năng kỹ xảo... tiện dạy học vật lý - Phương tiện dạy học vật lý truyền thống: sách, báo, tạp chí, tranh ảnh (dưới dạng ấn phẩm) phấn, bảng đen, phim dương bản, phim đèn chiếu, thí nghiệm thật,… - Phương tiện dạy học vật lý số: Projector, đầu DVD, VCD, camera số, … Phương tiện dạy học vật lý PTDH (VL) truyền thống PTDH (VL) số PTDH (VL) số cứng PTDH (VL) số mềm (Projector, đầu VCD, DVD, Camera số, Videocamera số, )... phép, cơ sở vật chất của phòng thí nghiêm chưa đáp ứng được u cầu bài học Nên việc dùng máy tính hỗ trợ hình ảnh, âm thanh, phim và phần mềm mơ phỏng các hiện tượng, thí nghiệm vật lý là giải pháp vơ cùng hữu hiệu cho dạy học vật lý Chương 2: TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG INTERNET ĐỂ TÌM TƯ LIỆU CHO BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG 2.1 Giới thiệu về Internet 2.1.1 Định nghĩa Internet. .. Lợi ích của việc sử dụng Internet trong dạy học vật lý Cơng dụng của Internet trong giảng dạy và học tập ở trung học phổ thơng như sau: 1 Giáo viên có thể giao tiếp với tất cả các đối tượng: đồng nghiệp, học sinh, cấp trên và các đối tượng với nhau bằng email, chat 2 Việc giảng dạy khơng những có thể diễn ra trên lớp mà có thể diễn ra ở bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu 3 Việc học của học sinh có thể... đức cho học sinh 1.4 Giúp học sinh tự học Một trong những nhiệm vụ của việc giảng dạy mơn vật lý ở trường phổ thơng là phát triển ở học sinh năng lực nhận thức, khả năng tư duy sáng tạo, rèn luyện thói quen tự học và tự giáo dục Tự học: Tự học là một hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân do chính bản thân người học thực hiện trên lớp hoặc ngồi lớp, nhằm chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng và... giáo viên chưa đủ kiến thức để sử dụng cơng nghệ thơng tin trong lớp học một cách có hiệu quả Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề cốt tử để nâng cao chất lượng dạy học Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay Tuy nhiên, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thơng nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một cơng việc lâu dài, khó khăn... phương pháp và hình thức dạy học Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong mơi trường cơng nghệ thơng tin và truyền thơng Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, . việc sử dụng Internet? Do bởi mong muốn có thể trả lời những câu hỏi trên, tôi đã thực hiện đề tài: Một số biện pháp nâng cao khả năng sử dụng Internet trong dạy học vật lý ở trường trung học. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________ Trần Thị Bích Phượng MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC. Giáo viên vật lý trường trung học phổ thông - Internet - Công cụ tìm kiếm trên Internet - Ứng dụng Internet trong việc dạy học vật lý ở THPT - Hệ thống các website về vật lý ứng dụng đa phương

Ngày đăng: 16/01/2015, 06:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Tuyết An (2004), Sử dụng có hiệu quả thông tin trên internet vào giảng dạy hóa học, Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên nghành hoá học, Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng có hiệu quả thông tin trên internet vào giảng dạy hóa học
Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết An
Năm: 2004
3. TS Trịnh Văn Biều, Các phương pháp dạy học hiệu quả, Tài liệu lưu hành nội bộ trường Đại học sư phạm TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp dạy học hiệu quả
4. Vũ Quốc Dũng(2004), Tìm hiểu công nghệ đào tạo từ xa xây dựng thử nghiệm một số chức năng cơ bản của website khoa Vật Lý, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học sư phạm TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu công nghệ đào tạo từ xa xây dựng thử nghiệm một số chức năng cơ bản của website khoa Vật Lý
Tác giả: Vũ Quốc Dũng
Năm: 2004
6. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Các phương pháp dạy Vật lý ở trường THPT, Trường Đại học sư phạm TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp dạy Vật lý ở trường THPT
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng
Năm: 2001
7. Hoàng Thị Hiền (2004), Sử dụng internet phục vụ giảng dạy địa lý 11, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học sư phạm, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng internet phục vụ giảng dạy địa lý 11
Tác giả: Hoàng Thị Hiền
Năm: 2004
8. Trần Văn Hữu (2005), Dạy học theo chủ đề và vận dụng nó vào giảng dạy phần kiến thức “Các định luật bảo toàn” vật lý lớp 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học sư phạm TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học theo chủ đề và vận dụng nó vào giảng dạy phần kiến thức “Các định luật bảo toàn” vật lý lớp 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
Tác giả: Trần Văn Hữu
Năm: 2005
9. Hồ Thanh Liêm (2006), Project-Based Learning (PBL) và việc ứng dụng của nó vào dạy học vật lý ở trường phổ thông Việt Nam trong tương lai - Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học sư phạm TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Project-Based Learning (PBL) và việc ứng dụng của nó vào dạy học vật lý ở trường phổ thông Việt Nam trong tương lai
Tác giả: Hồ Thanh Liêm
Năm: 2006
10. Quách Tuấn Ngọc (2003), “Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin - xu thế của thời đại”, Kỷ yếu Hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quách Tuấn Ngọc (2003), “Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin - xu thế của thời đại”
Tác giả: Quách Tuấn Ngọc
Năm: 2003
11. Phạm Xuân Quế (2007), “Khái niệm và phân loại phương tiện dạy học số trong dạy học Vật lý”, Tạp chí giáo dục, 1-7(167), tr.32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm và phân loại phương tiện dạy học số trong dạy học Vật lý”, "Tạp chí giáo dục
Tác giả: Phạm Xuân Quế
Năm: 2007
12. Huỳnh Thị Kim Thoa (2006), Phát huy tính tích cực, tự lực của sinh viên trong dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” thuộc chương trình vật lý cao đẳng sư phạm thông qua việc thiết kế và sử dụng Website hỗ trợ dạy học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tính tích cực, tự lực của sinh viên trong dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” thuộc chương trình vật lý cao đẳng sư phạm thông qua việc thiết kế và sử dụng Website hỗ trợ dạy học
Tác giả: Huỳnh Thị Kim Thoa
Năm: 2006
13. Lâm Minh Xuân Trường (2006), Nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT thông qua xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học phần “Dao động và Sóng cơ học” lớp 12, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học sư phạm TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT thông qua xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học phần “Dao động và Sóng cơ học” lớp 12
Tác giả: Lâm Minh Xuân Trường
Năm: 2006
14. Lê Công Triêm, Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lý, NXB Giáo dục, TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lý
Nhà XB: NXB Giáo dục
15. Mai Văn Trinh (2001), Nâng cao hiệu quả dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông nhờ việc sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại, Luận án tiến sĩ giáo dục, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông nhờ việc sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại
Tác giả: Mai Văn Trinh
Năm: 2001
16. Mai Văn Trinh (2003), “Ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp dạy học và đào tạo giáo viên vật lý”, Tạp chí giáo dục (66), tr. 34-35.INTERNET Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mai Văn Trinh (2003), “Ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp dạy học và đào tạo giáo viên vật lý”, "Tạp chí giáo dục (66), tr. 34-35
Tác giả: Mai Văn Trinh
Năm: 2003
17. www.thuvienvatly.com 18. www.Youtube.com 19. www.metacafe.com 20. www.wikipedia.org 21. www.vatlysupham.com 22. www.vatlyvietnam.org 23. www.thuvienkhoahoc.com Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w