Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
1,07 MB
Nội dung
A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Nghiên cứu địa danh là một vấn đề quan trọng và cần thiết trong nghiên cứu văn hóa và nghiên cứu khu vực. Bởi vì địa danh là một dạng thức ngôn ngữ, về bản chất, bao giờ cũng có những mối quan hệ gắn bó, những ảnh hưởng hay tác động qua lại với văn hoá, lịch sử, địa lý, dân cư nơi nó tồn tại. Nghiên cứu địa danh trong những mối quan hệ với các mặt có liên quan, đặc biệt nghiên cứu địa danh gắn liền với truyền thuyết hiện đang là một trong những công việ/c được quan tâm hiện nay. Và đó là lý do tôi chọn đề tài “Núi Bà Đen – Địa danh gắn với truyền thuyết”. Đề tài này sẽ đi sâu tìm hiểu vị trí địa lý, tên gọi, những giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc của ngọn núi này, từ đó phân tích đánh giá những tác động tích cực, tiêu cực của núi Bà Đen đối với sự phát triển du lịch, kinh tế tỉnh Tây Ninh nói riêng và của Việt Nam nói chung. Tìm hiểu về địa danh này, chúng ta không chỉ có được cái nhìn sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về lịch sử, văn hoá vùng núi linh thiêng mà còn có được cái nhìn toàn diện hơn, đa dạng hơn về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu. Đã có nhiều bài báo, bài viết về núi Bà Đen, trong đó tập trung giới thiệu về núi Bà Đen qua các giá trị nhằm mục đích quảng bá du lịch và thu hút khách du lịch. Bài báo “Mùa xuân trẩy hội núi Bà Đen (Tây Ninh)” của DIỆU HUYỀN trên trang web http://www.dulichtietkiem.com/ đã giới thiệu về cảnh quan, những giá trị độc đáo của tự nhiên và nhân văn của núi Bà Đen. Bài “Về núi Bà Đen mùa lễ hội” của Phùng Hiệu - Nguyễn Tý trên trang http://congluan.vn/ đã nêu khái quát về sự tích núi Bà Đen, giới thiệu về lễ hội tại núi bà Đen và hệ thống cáp treo phục vụ du khách khi lên núi. Bài viết “Truyền thuyết về núi Bà Đen Tây Ninh” trên trang web http://www.tayninhtour.com/ đã giới thiệu về sự tích núi Bà Đen, nêu lên những quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp…trong khu di tích, lễ hội vía Bà Đen được tổ chức hằng năm, các con đường để lên, xuống núi như đi bộ, cáp treo, máng trượt… Tóm lai, các bài báo đều đã nêu lên được các sự tích về núi Bà Đen, giới thiệu về các giá trị của khu di tích về cảnh quan tự nhiên, văn hóa để thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, các bài viết chỉ mới nhìn nhận núi Bà Đen trong lĩnh vực du lịch trên một 1 phương diện cụ thể chứ chưa đi sâu tìm hiểu để có được cái nhìn tổng thể về các giá trị của núi Bà Đen. Trong bài viết này, tôi sẽ nghiên cứu trên các phương diện như vị trí địa lý, tên gọi, các giá trị văn hóa, lịch sử… của núi Bà Đen, từ đó đưa ra các đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu của nó trong việc phát triển du lịch để hiểu được những giá trị giáo dục truyền thống, tìm ra những biện pháp để phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của địa danh núi Bà Đen. 3. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu địa danh núi Bà Đen trên các phương diện như vị trí địa lý, tên gọi, các giá trị văn hóa lịch sử…để đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của địa danh đó trong việc phát triển du lịch và giáo dục văn hóa truyền thống. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài này lấy đối tượng nghiên cứu là địa danh núi Bà Đen thuộc thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hoà Thành, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 5. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Bài viết tìm kiếm thông tin từ các trang mạng, các bài báo, bài viết có liên quan đến địa danh rồi tiến hành xử lý thông tin sao cho phù hợp với nội dung của đề tài. 2 B.NỘI DUNG Chương I. Một số khái niệm liên quan. 1. Địa danh. Thuật ngữ địa danh nguyên thủy, trong tiếng Hy Lạp có cấu tạo gồm hai bộ phận: topos (địa điểm) và anyma (tên gọi chung nhất với ý nghĩa là “tên gọi địa lý”). Ở Việt Nam, theo triết tự Hán - Việt, thuật ngữ địa danh có nghĩa là “tên đất”. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều cách hiểu về địa danh. Tác giả Đào Duy Anh trong cuốn Hán Việt từ điển, cho rằng: “Địa danh là tên gọi các miền đất”. Còn trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên lại giải thích địa danh là “tên đất, tên địa phương”. Nguyễn Văn Âu trong tác phẩm Địa danh Việt Nam cho rằng: “Địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc, hay là tên địa phương, làng mạc”. Với cách tiếp cận địa danh theo góc nhìn ngôn ngữ học, Nguyễn Kiên Trường quan niệm: “Địa danh là tên riêng chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt Trái đất”. Còn Lê Trung Hoa đưa ra cách hiểu: “Địa danh là những từ ngữ cố định được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ (không có ranh giới rõ ràng) và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều”. Còn tác giả Từ Thu Mai lại đồng ý với cách hiểu của Superanskaja: “Địa danh là những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng địa lý có vị trí xác định trên bề mặt Trái đất”. Nhìn chung, với những quan niệm khác nhau đó có một số sự khác biệt nhất định trong các quan niệm trên chủ yếu xuất phát từ phương diện, góc nhìn không giống nhau. Nhưng qua đó cũng có thể hiểu một cách chung nhất về địa danh như sau: Địa danh là những từ, cụm từ dùng để gọi tên các đối tượng, không gian địa lý, các địa hình, địa vật; có tác dụng khu biệt, định vị những đối tượng, không gian địa lý, các địa hình, địa vật này với các đối tượng, không gian địa lý, các địa hình, địa vật khác. Không có các địa danh tức là chúng ta đã mất đi những khung định vị, những quy chiếu không gian quan trọng trong môi trường sinh tồn của chúng ta. Các nhà nghiên cứu địa danh học đều nhất trí cho rằng dịa danh chính là những vật chứng đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu về dân tộc, lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ. Dĩ nhiên, không phải biến cố lịch sử, dân tộc, văn hóa nào cũng được địa danh ghi lại, cũng được phản ánh trong địa danh. Nhưng địa danh chính là những “di chỉ khảo cổ học” không nằm trong lòng đất, hiện hữu với tư cách là những bằng chứng, hiện tượng đồng đại nhưng lại mang chứa nhiều thành tố thuộc về lịch đại. Đó chính là cơ sở, là xuất phát điểm để 3 chúng ta thông qua mô tả nội dung địa danh trong mối liên hệ với nhận thức của cộng đồng để nhận diện nội dung văn hóa lịch sử của địa danh. 2. Truyền thuyết. Khái niệm truyền thuyết được dùng với nội hàm như ngày nay đã trải qua nhiều tranh luận, bàn cãi của các nhà nghiên cứu, học giả để định hình khái niệm. Có thể nêu lên hai khái niệm sau. Theo sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, tập một: Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sự liện có lien quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. Theo Wikipedia: Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian mà đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử. 4 Chương II. Nội dung I. Vị trí địa lý. Núi Bà Đen thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hoà Thành, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 11km về phía đông bắc.Nhìn xa núi Bà Ðen như một chiếc nón úp trên đồng bằng. Núi nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh. Quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất Nam Bộ. Nằm trong vùng du lịch Tây Ninh thuộc vành đai phụ cận quan trọng của Trung tâm du lịch vùng thành phố Hồ Chí Minh, là vùng du lịch – văn hóa lịch sử, tham quan cửa khẩu, bảo tồn thiên nhiên sinh thái. Nằm trong vùng du lịch trung tâm thị xã Tây Ninh. Kết nối với trục hành lang kinh tế - đô thị - quốc gia – quốc tế Quốc lộ 2B, 2, đường cao tốc … liên kết các trung tâm vùng du lịch trong vùng TP. Hồ Chí Minh và Campuchia. II.Tên gọi và ý nghĩa. Núi Bà Đen còn gọi là núi Bà Đinh, núi Một, núi Vân Sơn, núi Điện Bà hay còn gọi với tên mỹ hiệu là Linh Sơn Thánh Mẫu. Mỗi một tên gọi đều trải qua một thời kì và có ý nghia riêng biệt. Tên núi Bà Đen hay núi Điện Bà đã được định danh từ đầu thế kỷ 20. Song, từ đầu thế kỷ 19, sách “Gia Định thành thông chí” và cả trong “Đại Nam liệt truyện tiền biên”, đều gọi núi này là núi Bà Đinh. Theo ghi chép trong “Gia Định thành thông chí”, trên núi có chùa Vân Sơn và không đề cập gì đến ngôi đền thờ vị nữ thần có tên gọi được dùng để gọi tên núi: Bà Đen Điện Bà, trong “Đại Nam nhất thống chí” khi viết về núi này lại gọi tên chùa trên núi là chùa Linh Sơn và như cách gọi về sau này Bà Đen có mỹ hiệu là Linh Sơn thánh mẫu. Linh Sơn là tên gọi của ngọn núi đã trở thành thánh địa của Phật giáo. Đó là núi có dạng con ó/kên kên gọi là núi Ky Xa Quật (Grudha-kuta), dịch nghĩa là Thứu Sơn/Linh Thứu Sơn/Linh Sơn ở gần thành Vương Xá (Rajagriha) Ấn Độ, nơi Đức Phật Thích Ca thuyết bộ kinh “Diệu Pháp liên hoa”. Do đó việc đổi tên chùa từ Vân Sơn thành Linh Sơn hẳn không phải là do lỗi khắc in nhầm tự dang chữ Hán của “vân” và “linh” như các nhà Hán học giải thích. Tên chùa Vân Sơn (núi có mây phủ) là tên gọi đượm ý nghĩa tiên đạo hơn là Phật giáo và tên gọi 5 này có các cơ sở của nó là các điều linh dị mà Gia Định thành thông chí đã ghi chép: 1, tương truyền có chuông vàng trong hồ; 2, rùa vàng bất thời bơi lặn; và 3 là có đêm trời quang mây tạnh thấy có thuyền rồng bơi lượn, múa hát du dương. Từ tên Vân Sơn thành Linh Sơn là sự biến đổi từ ngôi chùa dân dã chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ thần thành ngôi chùa Phật giáo có phần chính thống hơn. Tên núi được gọi là Bà Đinh. Tên gọi này cũng thấy ghi chép tương tự trong Đại Nam liệt truyện tiền biên (biên soạn 1852), mục nói về Nguyễn Cư Trinh, năm 1755, đưa 5.000 dân Côn Man (Chăm) về đóng ở dưới chân Bà Đinh sơn. Điều này đã chỉ ra tên gọi Bà Đen của núi này (và về sau, là tên của vị nữ thần chính được thờ tự ở đây) đến thế kỷ XIX là chưa định danh. Nói cách khác, Bà Đinh/ Bà Đen là địa danh phiên âm chứ không phải địa danh có nghĩa, tức do nơi này đã là nơi thờ tự một nữ thần là Bà Đen nên được gọi tên là núi Bà Đen như cách hiểu về sau này. Trong kho tàng truyện dân gian Khmer, có nhiều câu chuyện dựng theo môtip “trai gái thi nhau đắp núi”: phe nào đắp cao hơn (trong một đêm) thì giành phần thắng, buộc phe kia phải đi cưới. Dị bản nói về sự ra đời của núi Bà Đen kể rằng: bên phụ nữ đắp núi Bà Đen và bên nam giới đắp núi Cậu. Bên phụ nữ, do Mê Đêng/ Mê Đênh cầm đầu, đã cố công đắp ngọn núi. Còn bên nam giới ỷ lại, cứ lo vui chơi nên thua cuộc. Sáng ra, núi Cậu thấp hơn núi Bà và bên nam giới đã xui một con voi đến phá núi nhưng chưa kịp phá thì Mê Đeng làm phép, voi hoá thành đá. Chàng trai nọ lại xúi bầy heo rừng xộc đến ủi núi Bà cho sụp. Bầy heo bị bên nữ làm phép hoá thành một ngọn núi nhỏ - gọi là núi Heo và bên nam giới lại sai bầy gà đến bới núi Bà: cũng bị hoá thành một ngọn đồi. Cuối cùng chàng trai đích thân phá núi: hốt đất rải tứ tung. Do vậy, núi Bà Đen đến nay vẫn còn 3 ngọn núi, đồi nằm bên cạnh, được gọi là núi Tượng, núi Heo, núi Gà và những đồi thấp bên chân núi Bà Đen. Theo sự tích này, Mê Đêng có thể được lấy tên chỉ định cho núi và có thể được tôn thờ và lưu truyền qua thời gian. Cụ thể là Phnom Mê Đêng về sau âm là Bà Đinh/ Bà Đen và vị nữ thần được tôn thờ trên hang đá cũng được gọi là Bà Đen Có nhiều truyền thuyết, sự tích về núi Bà Đen, nhưng đến nay không ai có thể có lời giải thích đúng cho những câu chuyện này. Có hai câu chuyện được lưu truyền nhiều nhất cho đến tận ngày nay là câu chuyện nàng Lý Thị Thiên Hương và câu chuyện về người con gái tên Đênh. 6 Chuyện nàng Lý Thị Thiên Hương được kể như sau: Bà Đen là hoá thân của cô gái Trảng Bàng, tên là Lý Thị Thiên Hương. Nàng là cô gái sùng mộ đạo Phật. Nàng có lòng yêu chàng trai văn hay võ giỏi trong làng là Lê Sĩ Triệt. Một hôm, tên con trai của quan huyện sai bọn côn đồ chặn đường bắt cóc Lý Thị Thiên Hương về làm thiếp. Giữa lúc đó, Lê Sĩ Triệt xông ra đánh đuổi tên côn đồ giải thoát cho nàng. Cha mẹ Lý Thị Thiên Hương hay chuyện, rất cảm kích đã hứa gả nàng cho Lê Sĩ Triệt. Sau đó, Lê Sĩ Triệt có lệnh phải lên đường tòng quân, Lý Thị Thiên Hương ở quê nhà vò võ trông mong ngày đoàn tụ. Chẳng may, một hôm nàng lên núi Điện Bà lễ Phật lại bị bọn gia nô của tên con quan huyện vây bắt. Thế cô, nàng nhảy xuống hố trên núi tử tiết. Mấy hôm sau, Hoà thượng trụ trì chùa trên núi Điện Bà đang tụng kinh thì Lý Thị Thiên hương hiện hình “người con gái mặt đen nhưng rất duyên dáng” xưng tên là Lý Thị Thiên Hương và kể lại mọi việc. Hoà thượng theo lời mách bảo đi xuống núi tìm được xác dưới hố, đem về an táng. Từ đó, Lý Thị Thiên Hương hiển linh, giúp đỡ những người hoạn nạn và được triều đình nhà Nguyễn phong là Linh Sơn Thánh Mẫu. Theo sự tích này, có lẽ, Lý Thị Thiên Hương hiện hình “người con gái mặt đen” nên người ta gọi là núi Bà Đen. Một truyền thuyết khác, nói về người con gái tên Ðênh (sau gọi chệch là Ðen), con một viên quan trấn thủ người Miên, rất sùng đạo Phật. Vì bị ép duyên với con quan, nàng Ðênh bỏ nhà trốn lên núi xuất gia cầu đạo và chết ở đó. Sau này, triều đình nhà Nguyễn đã cho đúc tượng đồng đen và sắc phong cho bà là "Linh Sơn Thánh Mẫu". Sắc phong đó bị thất lạc. Đến năm 1936 (Bảo Đại thập niên, tứ nguyệt, thập cửu nhật) đã tái phong sắc cho Bà. Qua sự tích này có thể thấy, chúng ta còn bị ảnh hưởng của dấu ấn Khmer Mê Đêng/ Mê Đênh ở tên gọi Nàng Đênh và ở lý lịch của Nàng Đênh. Hiện nay, điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu với bức tượng đồng đen trên núi Bà được rất đông khách du lịch đến cúng bái, cầu khấn. Ngày mùng 5.5 âm lịch hằng năm là ngày hội vía Bà, thu hút rất đông khách thập phương. Tóm lại, qua những câu chuyện trên, dù tên gọi của núi Bà Đen được hình thành như thế nào thì trong tâm thức của mọi người đây là một ngọn núi thiêng, một mảnh đất tâm linh mang nhiều giá trị nhân văn. 7 III. Giá trị 1. Giá trị văn hóa. Giá trị núi Bà Đen – một quần thể di tích văn hóa, từ lâu vốn là biểu tượng về đất và người của quê hương Tây Ninh. Núi trải rộng trên diện tích 24km 2 , gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986m, là ngon núi nhô lên giữa đồng bằng và cao nhất Nam Bộ. Cách đây 300 năm, nơi đây còn là vùng rừng già hoang vu, hiểm trở. Cùng với bước chân của cộng đồng người Việt đến vùng đất Tân Ninh xưa khai mở đất đai, sinh cơ lập nghiệp, thì các tăng ni, phật tử cũng đồng thời đến đây lập những am, miếu xây dựng chùa chiền để thờ Phật, trong đó, hệ thống am, điện, chùa, hang động ở núi Bà Đen đã từ lâu thu hút đông đảo khách thập phương đến viếng lễ hàng năm. Các hang động trong khu vực núi Bà Ðen qua hàng trăm năm đã được xây dựng, cải biến thành những nơi linh thiêng thờ thần, thờ Phật như: hang Gió, chùa Hang, động Thanh Long, động Ông Hổ, Ông Tà, Ba Cô, Thiên Thai. Lên lưng chừng núi khoảng 350m, du khách có thể vào viếng và tham quan Linh Sơn Thiên Thạch động (Ðiện Bà), được xây dựng dựa vào thế núi từ một mái đá tự nhiên nhô ra thành am động. Bên trong có bàn thờ đặt hình tượng Bà Ðen khoác áo đỏ. Ðiện Bà là nơi thờ phụng chính gắn liền với lễ hội núi Bà Ðen cùng các chùa Hạ và chùa Trung. Gần đó, ở độ cao hơn về phía đỉnh núi là miếu Sơn Thần, từ đây, du khách được ngắm nhìn toàn cảnh hồ nước Dầu Tiếng, một công trình thuỷ lợi đẹp và lớn ở nước ta hiện nay. Trong quần thể núi Bà Ðen, còn có khu vực suối Vàng, còn gọi là "Ma Thiên Lãnh" nằm phía tây núi Phụng với hồ Chằm, đền thờ Ông Lớn Trà Vong và sân Quần Ngựa tạo thành khu di tích mang đậm nét tâm linh. Ðể lên núi, du khách phải đi theo một con đường quanh co, uốn lượn qua những dốc cao và ven triền núi, thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương mù, trải dài qua các địa danh gắn liền những sự tích, truyền thuyết huyền bí. Những sự tích này gần như hình thành cùng với sự định cư của các cộng đồng dân cư người Việt đã đến đây khai sơn phá thạch, sinh cơ lập nghiệp. Cùng với sự hình thành của các làng, các ấp là sự phát triển của tín ngưỡng Phật giáo hòa quyện tín ngưỡng bản địa đã tạo dựng hệ thống chùa chiền và các am, miếu trên núi. Một trong những huyền thoại được dân gian lưu truyền qua các thế hệ và góp phần tạo nên một vùng văn hóa tín ngưỡng linh thiêng là sự tích Bà Ðen hay Lý Thị Thiên Hương. Dù có nhiều dị bản khác nhau nhưng nội dung huyền tích đều là sự tôn 8 vinh, tưởng nhớ của nhân dân về phẩm chất đạo đức của những người phụ nữ Việt Nam thủy chung, can đảm, kiên cường, không khuất phục trước các thế lực bạo tàn, xấu xa. Và xa hơn nữa, núi Bà Ðen còn là biểu tượng của mảnh đất và con người Tây Ninh trong công cuộc khai hoang, mở cõi và kháng chiến chống thực dân Pháp giữ nước gắn với tên tuổi của Quan lớn Trà vong Huỳnh Công Giản, Tướng quân Võ Văn Oai, Trương Quyền, v.v. 2. Giá trị lịch sử. Truyền thuyết về Bà Đen, Linh Sơn thánh mẫu, với hệ thống chùa, điện, am động…cùng với nhiều sự tích trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã tô đậm các sự kiện lịch sử trên núi Bà Đen. Phía bắc núi Heo là căn cứ địa của liên đội 7 anh hùng trong thời chống Mỹ. Với những hang động lớn, nhiều bãi đá trắng, trải rộng trên sườn núi. Phía đông núi Bà có suối tràn, nước chảy quanh năm bởi một tản đá khổng lồ chặn ngang lưng chừng núi. Phía dưới tản đá khổng lồ này có hệ thống hang động. Nơi đây từng là căn cứ của Huyện ủy huyện Dương Minh Châu, Huyện ủy Tòa Thánh (nay là Hòa Thành) trong thời chống Mỹ. Ở lưng chừng xung quanh núi là cả hệ thống hang động từng được các tăng ni, phật tử cải biến thành am, động, miếu, thờ. Những hang tiêu biểu như: hang Gió, chùa Hang, động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ông Tà, động Ba Cô và động Thiên Thai… từng là căn cứ địa vững chắc của quân dân Tây Ninh trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân. Cấu tạo địa chất bởi nhiều tầng đá tảng chồng lên nhau tạo ra nhiều hang động tự nhiên và một thảm động, thực vật phong phú đa dạng về sinh thái. Với đỉnh núi cao nhất Nam bộ, núi Bà Đen trở thành một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nên trong suốt 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc (1946 - 1975), lực lượng cách mạng và phản cách mạng đã giành giật nhau quyết liệt quả núi này. Tháng 6/1946 lực lượng kháng chiến rút lên núi, thực dân Pháp đưa quân lên bao vây, cuộc chiến đấu tại dốc thượng làm tiêu hao nhiều binh lực Pháp. Chùa Trung đã từng làm nơi hội nghị của Chủ tịch Ủy ban Hành chánh kháng chiến các xã để trường kỳ kháng chiến. Suốt 15 năm kháng chiến chống Mỹ (1960 - 1975) nhiều đơn vị của cách mạng bám giữ núi Bà Đen. Đã có 7 lần tấn công căn cứ truyền tin của quân Mỹ trên đỉnh núi. Các căn cứ Huyện ủy Tòa Thánh. Dương Minh Châu, Liên đội 7 và 9 nhiều đơn vị chủ lực đã bám núi đánh giặc – đến ngày 6/1/1975 toàn bộ núi Bà Đen được hoàn toàn giải phóng. Núi Bà Đen đã được công nhận xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh tại Quyết định số 100/VH-QĐ ngày 21/1/1989 của Bộ Văn hóa Thông tin. Hình ảnh những chiến sỹ giữ núi đã trở thành biểu tượng cao đẹp của quân dân giải phóng ghi dấu nhiều chiến công hiển hách, những trận đánh ác liệt của nhiều lực lượng trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. IV. Đánh giá. 1. Ưu điểm Nhiều năm qua, Khu du lịch núi Bà Đen luôn là nơi để du khách bốn phương tìm về với cội nguồn, với đời sống tâm linh và truyền thống dân tộc. Thuộc thị xã Tây Ninh và cách khu vực trung tâm khoảng 11km về phía Đông Bắc, núi Bà Đen là quần thể hợp thành của 3 núi: núi Bà cao 986m là ngọn cao nhất và được người dân trong vùng cho là linh thiêng nhất khu vực; núi Cậu (còn gọi là núi Phụng) với 2 đỉnh cao 398m và 372m; núi Đất (còn có tên là núi Heo) với 2 đỉnh cao 335m và 288m. Với tổng diện tích khoảng 24km2, Khu di tích lịch sử văn hóa dân tộc và du lịch núi Bà Đen là khu vực giao điểm về địa bàn hành chính của thị xã Tây Ninh, huyện Tân Châu và huyện Dương Minh Châu. Trong hệ thống không gian phát triển du lịch của Tây Ninh, Khu di tích lịch sử văn hóa dân tộc và du lịch núi Bà Đen là khu vực có vị trí và vai trò rất quan trọng với tiềm năng du lịch đa dạng phong phú. Đỉnh núi gần như quanh năm được bao phủ bởi màn mây trắng tựa tấm voan trắng nhẹ nhàng tạo vẻ đẹp huyền ảo của nơi in đậm dấu tích những huyền thoại. Trên núi khá nhiều loài cây cỏ, gỗ quý hiếm cùng các loài động vật phong phú như thằn lằn, dơi và các loại chim tạo nên một hệ thống sinh thái hấp dẫn cho du khách trong và ngoài khu vực. Nói đến Núi Bà Đen người ta nghĩ ngay đến Điện Bà và Linh Sơn Tiên Thạch tự ở độ cao 350m, nơi gắn liền với truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên Hương (còn gọi là Bà Đen). Không chỉ thế, hệ thống chùa chiền ở núi còn có: chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang… cùng cả một hệ thống hang động, tiêu biểu như: hang Gió, chùa Hang, động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ông Tà, động Ba Cô, động Cây Đa… là nơi có rất nhiều đơn vị bám núi vừa chiến đấu đánh địch, vừa xây dựng và bảo vệ căn cứ trong suốt 2 cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta như: Đoàn Hậu cần 32, Tiểu đoàn Trinh sát 47, Liên đội 7… 10 [...]... với đường lối phát triển kinh tế, du lịch và phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam 15 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU Khu di tích lịch sử văn hóa núi Bà Đen Núi Bà Đen 16 Núi Điện Bà Tượng thờ Bà Đen 17 Cáp treo lên núi Máng trượt xuống núi 18 Khách hành hương lễ Phật Linh Sơn Thánh Mẫu, núi Bà Tượng Phật tổ nằm trên núi Bà Đen TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 Bài viết tham khảo tài liệu tại một số trang web 1 http://baotang.tayninh.gov.vn... Núi Bà Đen đã và đang được biết đến với nhiều truyền thuyết hấp dẫn, là khu di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước, đây không chỉ là điểm đến du lịch nổi tiếng mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo, tâm linh Cần có những nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về những giá trị, tiềm năng của địa danh này để có thể khai thác, bảo tồn và phát huy những giá trị đó phù hợp với. .. văn hóa dân gian Nam Bộ và là nơi trở về với cội nguồn, đời sống tâm linh, một điểm du lịch sinh thái, du lịch truyền thống cách mạng của dân tộc Ngoài ra, núi Bà Đen còn có hệ thống các hang động đặc biệt có thể đầu tư thành một điểm du lịch mạo hiểm trong khu di tích lịch sử dân tộc và du lịch núi Bà Đen mà đến nay vẫn chưa được khám phá hết Hiện nay, núi Bà đạt hơn 2,3 triệu lượt khách, chiếm tỷ... kinh tế xã hội tại khu vực danh thắng và các vùng phụ cận có bước phát triển mạnh mẽ Khu du lịch Núi Bà Đen hấp dẫn bởi cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ, gắn kết với cảnh quan thiên nhiên, quỹ đất thuận lợi để phát triển thành một khu du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái núi nổi bật của tỉnh và quốc gia Kết hợp với các dự án du lịch của thị... qua các làn điệu Xuân, Ðảo Nam Bộ Lễ hội núi Bà Ðen không chỉ là sự tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mà còn là sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời cũng là nơi vui chơi, cắm trại, sinh hoạt truyền thống của thế hệ trẻ, bởi nơi đây cũng từng là căn cứ địa của huyện ủy Dương Minh Châu thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Đến với Khu Du lịch núi Bà Đen, du khách được trải nghiệm cảm giác mạnh... những thành tố quan trọng hình thành nên Hội Xuân núi Bà Đen Tây Ninh - được xem là một trong những nét đặc sắc của văn hóa dân gian Nam bộ và là nơi trở về với cội nguồn, đời sống tâm linh, một điểm du lịch sinh thái, du lịch truyền thống không chỉ của Tây Ninh mà của khu vực và cả nước Mỗi năm, vào dịp đầu xuân, quần thể khu danh thắng, di tích núi Bà Ðen thu hút hàng triệu lượt khách trong nước và... vấn đề rác, nước thải; công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; trật tự giao thông, buôn bán còn khá phức tạp , gây ấn tượng xấu cho khách tham quan Núi Bà Đen có nhiều loại gỗ quý hiếm cùng các loại động thực vật phong phú như ốc, dơi, thằn lằn, cheo, mễnh, nai và các loại cây rau, quả có giá trị Song do chiến tranh tàn phá và sự khai thác bừa bãi của con người nên thảm thực, động vật ở núi Bà Đen. .. Hiệu quả hoạt động du lịch vì thế chưa tương xứng với tiềm năng du lịch cũng như vị trí của một khu du lịch quốc gia 13 Ban quản lý khu di tích cũng như chính quyền địa phương cần có những giải pháp thiết thực đểkhai thác tối đa hiệu quả các tiềm năng du lịch ở khu vực núi Bà đông thời hạn chế các vấn đề tiêu cực trên nhằm thu hút nhiều khách du lịch đến với khu di tích, đem lại nhiều hiệu quả to lớn... (đóng tại chân núi) và di tích động Kim Quang để đưa vào phục vụ Bộ phận chức năng của đơn vị đã liên hệ với Bảo tàng tỉnh, đề nghị cung cấp nhiều hiện vật, tài liệu thuyết minh về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân ta tại núi Bà Đen, những hình ảnh có chủ đề giáo dục truyền thống, sự đổi mới và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh nhà Đặc biệt, Nhà bảo tàng lịch sử đã trang bị được... nước đến hành hương, tham quan, du ngoạn và dự lễ hội Xuân núi Bà Lễ hội thường kéo dài suốt cả tháng Giêng âm lịch nhưng chính lễ Vía Bà là đêm 18 và ngày 19 tháng Giêng Ngoài ra, còn một lễ Vía vào ngày mồng 6-5 âm lịch Trước ngày chính lễ, những vị trụ trì Ðiện Bà tiến hành lễ "Mộc Dục" (Tắm Thánh) vào lúc nửa đêm, tức là lễ tắm Bà với ba lần khăn lau xông hương sen, lài, sứ, quế do các lễ sĩ dâng . địa danh như sau: Địa danh là những từ, cụm từ dùng để gọi tên các đối tượng, không gian địa lý, các địa hình, địa vật; có tác dụng khu biệt, định vị những đối tượng, không gian địa lý, các địa hình,. đất, tên địa phương”. Nguyễn Văn Âu trong tác phẩm Địa danh Việt Nam cho rằng: Địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc, hay là tên địa phương, làng mạc”. Với cách tiếp cận địa danh theo. có liên quan đến địa danh rồi tiến hành xử lý thông tin sao cho phù hợp với nội dung của đề tài. 2 B.NỘI DUNG Chương I. Một số khái niệm liên quan. 1. Địa danh. Thuật ngữ địa danh nguyên thủy,