Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 43 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
43
Dung lượng
1,79 MB
Nội dung
ĐỀ TÀI: CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG PHỤC VỤ CHO CÁC KỲ FESTIVAL Ở HUẾ. 1 LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa Học Huế và sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Mạnh Hà tôi đã thực hiện đề tài “ Các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Phú Vang phục vụ cho các kỳ Festival ở Huế”. Để hoàn thành bài báo cáo này. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Mạnh Hà đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện bài niên luận. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Công thương – huyện Phú Vang, Phòng văn hóa huyện Phú Vang đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận được với những tài liệu liên quan đến đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song do còn thiếu kinh nghiệm trong việc làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế tại địa bàn cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo để bài báo cáo của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. PA : Phương án 2. ĐVT : Đơn vị tính 3. ĐV : Đơn vị 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào năm 3 chúng tôi được tham gia làm đề tài nghiên cứu – niên luận năm 3. Theo đó, tôi được phân đề tài tìm hiểu về các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Phú Vang phục vụ cho các kỳ Festival ở Huế. Qua quá trình tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu thực địa tại địa bàn, cùng với các tài liệu thu thập được tôi đã tiến hành viết bài báo cáo này. Trong suốt thời gian từ lần Huế tiến hành tổ chức kỳ Festival đầu tiên vào năm 2000 cho đến lần gần đây nhất là vào tháng 7/2014, bên cạnh những hoạt động được các cơ quan, đoàn thể nhà nước tổ chức tiến hành như : Lễ tế Đàn Nam Giao, Đêm Hoàng Cung, Đêm Phương Đông, Lăng Cô huyền thoại biển, Thuận An biển gọi, lễ hội Đường phố, Sóng nước Tam Giang… thì các hoạt động du lịch của các địa phương cũng đã có những đóng góp quan trọng trong sự thành công của các kỳ Festival. Cùng với đề tài này, tôi đã có điều kiện tìm hiểu về một số hoạt động du lịch phục vụ cho các kỳ Festival mà đặc biệt là các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Phú Vang đã và đang phục vụ cho các kỳ Festival ở Huế. Bên cạnh đó tôi còn có cơ hội được trực tiếp xuống địa bàn huyện Phú Vang, tìm hiểu một cách chi tiết các hoạt động du lịch đó cũng như ảnh hưởng của chúng đối với cuộc sống của người dân nơi đây. Hiện nay, khi cuộc sống của con người thay đổi một cách nhanh chóng, các giá trị truyền thống đã và đang dần bị mai một và pha tạp bởi các luồng văn hóa từ phương Tây. Việc gìn giữ các giá trị văn hóa bản địa đang đứng trước những thách thức không nhỏ. Đồng thời, sau kỳ Festival vừa qua, có nhiều luồng dư luận cho rằng Festival sẽ không được tổ chức 2 năm 1 lần mà sẽ dời thành 5 năm do kinh phí đầu tư quá lớn. Chính vì những điều này đã có tác động khá lớn đến các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh nói chung cũng như trên địa bàn huyện Phú Vang nói riêng. Khi mà từ trước đến nay, nhờ có các kỳ Festival 4 mà đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước đến Huế và thăm Huế ngày một nhiều hơn. Việc các kỳ Festival diễn ra cách xa hơn sẽ tác động đến các hoạt động du lịch của huyện Phú Vang và điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân vùng này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Với sự chuyển hướng ngày một nhanh chóng và tích cực của nền kinh tế Việt Nam nhằm đuổi kịp tốc độ phát triển của các nền kinh tế khác trên thế giới. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường chú trong phát triển du lịch là một trong những mục tiêu mà nước ta đặt ra. Cùng với đó là quá trình tự chuyển mình của các vùng có tiềm năng khai thác thế mạnh du lịch và Phú Vang- Huế cũng không nằm ngoài số đó. Nhiều công trình, kế hoạch nghiên cứu, đánh giá về các thế mạnh, tiềm năng của du lịch Phú Vang đã được triển khai và thực hiện nhằm tạo điều kiện để khai thác tối đa những thế mạnh của vùng đất này. Như vậy, có thể thấy được rằng Đảng và Chính phủ cùng các cơ quan ban ngành đã và đang rất chú trọng vào vấn đề này. Đây chính là lợi thế mạnh nhất để nâng cao chất lượng của các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Phú Vang. 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích: Việc tiến hành nghiên cứu đề tài này không những giúp tôi tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử, các điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Phú Vang mà còn giúp tôi tìm hiểu rõ hơn về các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện, đặc biệt là các hoạt động du lịch của huyện phục vụ cho các kỳ Festival của Huế. Từ đó hiểu rõ hơn về các hoạt động của Festival Huế được tổ chức thường niên 2 năm 1 lần. 3.2. Đối tượng: Tìm hiểu về các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Phú Vang phục vụ cho các kỳ Festival Huế 3.3. Phạm vi 3.3.1. Không gian : huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế 5 3.3.2. Thời gian : Từ ký Festival đầu tiên – năm 2000 đến năm 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu Báo cáo có sử dụng phương pháp thực địa làm nền tảng cơ sở cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài “ Các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Phú Vang phục vụ cho các kỳ Festival ở Huế”. Ngoài ra còn sử dụng thêm một số phương pháp bổ trợ nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề đi đến một bài báo cáo đầy đủ những tiêu chuẩn đặt ra như phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát thực tiễn, lịch sử, logic,… 5. Đóng góp của đề tài 5.1. Về mặt thực tiễn - Xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển văn hóa, nghệ thuật. - Đáp ứng các như cầu về tổ chức, quản lý di sản. 5.2. Về mặt khoa học - Bổ sung nội dung lý thuyết - Làm rõ lý thuyết đang tồn tại - Xây dựng lý thuyết mới. 6 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN PHÚ VANG 1.1. Đặc điểm, vị trí địa lý 1.1.1. Đặc điểm địa hình: Phú Vang là huyện vùng đầm phá ven biển, địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông, đầm, gò cát. Phía Bắc giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Hương Trà và thành phố Huế, phía Nam giáp huyện Hương Thủy và phía Đông giáp huyện Phú Lộc. Toàn huyện có diện tích đất tự nhiên 28,031ha, chiếm 5,6% diện tích đất tự nhiên cả tỉnh. Phú Vang thuộc vùng địa hình đất trũng, diện tích đầm phá lớn, đất đai bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông ngòi, doi đất. Đất đai thổ nhưỡng Phú Vang đa dạng, mặt nước chưa sử dụng còn nhiều. Với chiều dài 45km bờ biển và Cảng biển Thuận An; 8,626ha diện tích mặt nước đầm phá nước lợ sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển tiềm năng du lịch sinh thái biển và đầm phá trên địa bàn toàn huyện. STT Chỉ tiêu Diện tích( Ha ) Tỷ trọng( % ) Diện tích đất tự nhiên 28.031 100 1 Đất nông nghiệp 9.761 34,8 2 Đất lâm nghiệp có rừng 1.509 5,4 3 Đất chuyên dùng 3.764 13,4 4 Đất thổ cư 674 2,5 5 Đất chưa sử dụng, trong đó: 12.323 43,9 - Mặt nước chưa sử dụng 6.872 24,5 - Đất bằng chưa sử dụng 4.816 17,2 - Đất còn lại 635 2,2 1.1.2. Đặc điểm khí hậu và thời tiết Phú Vang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của vùng ven biển, có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 8 năm trước đến tháng 7 giêng năm sau. Lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình khoảng 3.000mm. Mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9,10,11 và 12 chiếm 75 – 80% lượng mưa cả năm gây úng lụt. Mùa nắng gió Tây Nam khô nóng oi bức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng bốc hơi cao nhất từ tháng 2 đến tháng 4( đúng lúc nước thủy triều thấp ). Nhiệt độ không khí trung bình năm tương đối cao, dao động từ 24,90c đến 26,40c, ít thay đổi theo mùa. Thủy triều có hai chế độ, từ bán nhật triều đều đến bán nhật triều không đều, biên độ thủy triều dưới 0,5-2m. Tại Thuận An, độ cao thủy triều trung bình khoảng 0,4m-0,5m. Vùng Bắc và Nam Thuận An có độ cao Thủy triều trung bình 0,6m-1,2m. Độ cao thủy triều trong các đầm,phá vũng,vịnh thường nhỏ hơn các vùng biển. Là huyện ven biển, đầm phá nên Phú Vang còn có đặc thù của hệ sinh thái ven bờ, hàng năm có mưa to, gió bão nên cần chú ý khai thác du lịch ở mùa nắng 1.1.3. Đặc điểm thủy văn Trong phạm vi huyện Phú Vang, hệ thống sông ngòi trải dài và ôm kín khắp địa bàn của Huyện, bắt nguồn từ sông Hương, sông Như Ý, sông Phổ Lợi chảy qua các xã Phú Thượng, Phú Dương, Phú Thanh va Thị trấn Thuận An đổ ra biển. Sông An Cựu, Lợi Nông, Thiệu Hóa và sông Đại Giang chảy qua các xã Phú Mỹ, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Đa, Vĩnh Thái, Vĩnh Hà,…xuôi về đầm Cầu Hai trước khi tưới mát cho các đồng ruộng của các xã. Ngoài hệ thống sông ngòi, Phú Vang còn có nhiều đầm phá nước lợ như: Đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú, đầm Sam, đầm Chuồng và một phần phía Bắc đầm Cầu Hai nối liền nhau thông qua Phá Tam Giang rộng lớn. 1.1.4. Tài nguyên khoáng sản Phú Vang tài nguyên khoáng sản không nhiều, một số loại điển hình như Titan ở xã Phú Diên, có chất lượng tốt đang được khai thác song quy mô không được lớn. Ngoài ra, ở xã Phú Đa-Phú Thứ, huyện Phú Vang còn có cát trắng và đặc biệt là nguồn tài nguyên nước khoáng nóng Mỹ An là nguồn tiềm năng cho việc phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh. 8 1.1.5. Điều kiện môi trường sinh thái Huyện Phú Vang là huyện giáp biển, có diện tích đầm phá lớn, mức độ khai thác và quy mô sản xuất còn nhỏ, chủ yếu là sản xuất lúa, hoa màu, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. Việc khai thác các ngành công nghiệp khác còn rất hạn chế nên môi trường tự nhiên của Phú Vang rất trong sạch, ô nhiễm không khí ít, môi trường sống còn rất trong lành, phù hợp cho việc khai thác tiềm năng phát triển du lịch tự nhiên, đặc biệt là loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái biển và đầm phá. Tuy vậy, Phú Vang cũng là một vùng đất hội tụ nhiều điều kiện bất lợi như bão lụt, hậu quả của chiến tranh tàn phá, là điểm cuối của các con sông đổ về nên môi trường có phần bị ảnh hưởng xấu. Chính vì vậy, vấn đề khai thác tiềm năng du lịch biển và đầm phá cần phải được quy hoạch để bảo vệ môi trường và môi sinh. Như vậy, có thể thấy rằng Phú Vang là mảnh đất còn hoang sơ, các bãi biển, đầm phá còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác, đây vừa là một hạn chế song dưới góc độ môi trường du lịch thì đây lại là một lợi thế vì tất cả tài nguyên thiên nhiên còn ở dạng nguyên sơ. Tài nguyên thiên nhiên của Phú Vang tuy không đặc sắc nhưng khá dày đặc và nói chung tương đối dễ tiếp cận, dễ khai thác cho các hoạt động du lịch. 1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 1.2.1. Đặc điểm dân cư Dân số trung bình toàn huyện năm 2006 là 186.000 người – chiếm khoảng 16,6% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,3%. Dân số thành thị chiếm tỷ lệ thấp , khoảng 11,2% dân số toàn huyện. Mật độ dân số trung bình là 650 người/km 2 , nhưng phân bố không đều giữa các xã, dân cư tập trung đông nhất là ở thị trấn Thuận An, xã Phú Thượng, Phú Mỹ, Phú Diên, Phú Đa, thấp nhất là ở Vinh Phú, Vinh Thái, Phú Lương, Phú Hồ và Phú Thanh. Nhìn chung, với số lượng dân số như hiện tại thì địa bàn huyện Phú Vang có nguồn nhân lực khá dồi dào, tuy nhiên trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay 9 nghề cao còn hạn chế. Trình độ dân trí còn thấp, số lượng lao động được đào tạo ngành nghề chính quy còn ít. Những hạn chế đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của toàn huyện trong đó đặc biệt là về du lịch. 1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội Theo Báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế dự thảo lần 3 vào tháng 3 – 2001 thì phương hướng phát triển ngành Dịch vụ Du lịch là phát triển bề vững ngành Du lịch nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, xây dựng chiến lược phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch theo nhu cầu thị trường vùng đầm phá định hướng 2001 – 2010 phát huy mọi tiềm lực và lợi thế, tập trung xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và đầm phá trở thành vùng phát triển năng động toàn diện bao gồm thủy sản, du lịch, nông lâm, công nghiệp chế biến. Mặc dù còn nhiều trở ngại nhưng sau khi Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội Huyện Phú Vang thời kỳ 2001 – 2010 được phê duyệt thì huyện Phú Vang dần dần có những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật không ngừng được củng cố, đời sống xã hội được nâng cao. 1.3. Hiện trạng phát triển của du lịch Phú Vang Với tiềm năng cả về tự nhiên lẫn nhân văn trong những năm qua ngành du lịch của huyện Phú Vang đã có nhiều thay đổi cùng với các chính sách mở rộng giao lưu quốc tế của Đảng và Nhà nước, các ngành du lịch của huyện Phú Vang đã cs bước phát triển tích cực, nhiều hoạt động du lịch được chú trọng, đặc biệt là các hoạt động du lịch phục vụ cho các kỳ Festival. 1.3.1. Các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Phú Vang Với các chương trình phát triển dịch vụ qua các năm, Huyện đã quy hoạch và tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ và nhờ vậy các hoạt động du lịch 10 [...]... nghĩa xuyên suốt cả một kỳ Festival Và một trong số những đóng góp không nhỏ chính là các hoạt động du lịch của các địa phương mà huyện Phú Vang là một trong những nơi điển hình nhất, có nhiều hoạt động du lịch tiêu biểu nhằm phục vụ cho các kỳ Festival Huế suốt chặng đường dài vừa qua I.1.1 Các hoạt động du lịch gắn với các di tích khảo cổ, danh thắng, sinh thái I.1.1.1 Di tích lịch sử văn hóa • Lễ hội... bàn huyện có cơ hội và điều kiện phát triển thì vấn đề đầu tư, quy hoạch cũng chiếm một phần rất quan trọng Việc kêu gọi đầu tư kinh tế vào các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Phú Vang góp phần thúc đẩy du lịch của vùng phát triển nhanh chóng và đem lại hiệu quả kinh tế cao Vì vậy, ngược lại việc phát triển các hoạt động du lịch của huyện, đặc 25 biệt là cách hoạt động du lịch phục vụ cho Festival. .. thông Tập trung mở rộng, nâng cấp mới hệ thống đường huyện, xã, thị trấn, đẩy mạnh bê tông hóa giao thông nông thôn Đảm bảo quốc phòng – an ninh CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG PHỤC VỤ CHO CÁC KỲ FESTIVAL Ở HUẾ I.1 Các hoạt động du lịch Cứ cách 2 năm 1 lần vào tháng 4 hàng năm kể từ lần tổ chức đầu tiên vào năm 2000 thì không chỉ riêng nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn có... du lịch - Có cơ chế chính sách miễn, giảm thuế, cho nộp thuế chậm, lãi suất ưu đãi vốn vay đầu tư đối với các dự án ưu tiên đầu tư tại các khu trọng điểm phát triển du lịch; ưu đãi đặc biệt cho các tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh, xây dựng các khu du lịch – vui chơi giải trí trên địa bàn huyện - Hoạt động du lịch là hoạt động xuất khẩu tại chỗ, do đó cho phép kinh doanh du lịch quốc tế được hưởng... khăn, trở ngại nhưng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự chú trọng, kêu gọi vốn đầu tư của cá nhà nước lẫn tư nhân, các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Phú Vang khai thác tối đa tiềm năng của vùng đất này Với sự đóng góp to lớn của các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Phú Vang, cùng với các hoạt động du lịch ở các địa phương khác trên toàn tỉnh Festival đã dần trở thành... tác động to lớn đối với du lịch của Tỉnh nói chung và đặc biệt là đối với nhân dân Phú Vang nói riêng Với các hoạt động du lịch có vai trò phục vụ cho các kỳ Festival thì nhân dân huyện Phú Vang đã có cơ hội để quảng bá, giới thiệu với du khách, bạn bè quốc tế về những hoạt động du lịch của địa phương mình, vừa tạo cơ hội phát huy văn hóa dân tộc vừa tạo ra nguồn thu nhập cho các hộ gia đình Góp phần... các tài nguyên thiên nhiên sao cho các môi trường cảnh quan biển, đầm phá, các khu di tích văn hóa có liên quan đến các hoạt động du lịch phục vụ cho các kỳ Festival nói riêng cũng như hoạt động du lịch của địa bàn huyện nói chung được bảo vệ và phát huy Việc quy hoạch du lịch cũng phải gắn với việc bảo vệ môi trường Đặc biệt phải có các biện pháp tổ chức quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng... phải được đặt trong mối liên hệ mật thiết với du lịch của các vũng lân cận 3 Các tính toán dự báo về tăng trưởng và phương án chọn: Dự báo mức độ tăng trưởng của du lịch huyện Phú Vang được dựa trên phương án chọn của mức độ tăng trưởng khách du lịch đến Huế và thực trạng khách du lịch đến Phú Vang trong năm 2006 Dự báo mức độ tăng trưởng của du lịch huyện Phú Vang được tính theo 3 phương án: • Phương... 6/2006 với diễn ra của Lễ hội Festival Huế đã thu hút hàng ngàn khách đến tham quan du lịch trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ du lịch phát triển như: Lễ hội Thuận An biển gọi, nghệ thuật sắp đặt hoa giấy Thanh Tiên, Phú Mậu; lễ hội Vinh Quy Bái Tổ Dương Nổ, Phú Dương,… Bên cạnh đó, các hoạt động vệ sinh môi trường và an toàn thưc phẩm phục vụ cho du lịch biển đã từng bước được... huyện Phú Vang, tỉnh TT- Huế) có tuổi đời hơn 300 năm, chính thức đón nhận Bằng công nhận Làng nghề truyền thống vào ngày 23/8/2013 Hoa giấy Thanh Tiên từ lâu đã trở thành nét văn hóa trong tín ngưỡng dân gian của người dân xứ Huế 1.2 Vị trí, tầm quan trọng của các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Phú Vang đối với các kỳ Festival ở Huế 1.2.1 Lợi thế Phú Vang là huyện giáp ranh với thành phố Huế, . Đơn vị 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào năm 3 chúng tôi được tham gia làm đề tài nghiên cứu – niên luận năm 3. Theo đó, tôi được phân đề tài tìm hiểu về các hoạt động du lịch trên. Phú Vang đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận được với những tài liệu liên quan đến đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song do còn thiếu kinh nghiệm. hiểu đề tài “ Các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Phú Vang phục vụ cho các kỳ Festival ở Huế”. Ngoài ra còn sử dụng thêm một số phương pháp bổ trợ nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề