Các giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG PHỤC VỤ CHO CÁC KỲ FESTIVAL Ở HUẾ (Trang 32 - 36)

Với điều kiện thiên nhiên đầy ưu đãi, huyện Phú Vang là huyện có tiềm năng và ưu thế để phát triển du lịch thành nghành kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên hiệu quả hoạt động của ngành sẽ liên quan đến nhiều ngành khác trong mối quan hệ tương hỗ, chủ yếu là về tổ chức và chính sách của nhà nước. Để đạt được những mục tiêu đặt ra, chúng ta cần đưa ra các giải pháp để thực hiện triệt để vấn đề, khắc phục và nhằm nâng cao chất lượng du lịch huyện Phú Vang.

4.1. Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện:

- Cần kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý du lịch huyện, tỉnh tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của một ngành kinh tế quan trọng.

- Thành lập các ban, ngành, các trung tâm quản lý các khu du lịch trọng điểm để quản lý và triển khai công tác xúc tiến du lịch một cách hiệu quả.

- Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực du lịch, đồng thời đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của người lao động và lợi ích của Nhà nước, có chính sách khuyến khích người lao động mua cổ phần của doanh nghiệp hoặc góp vốn vào doanh nghiệp.

- Mở rộng các thành phần kinh tế trong du lịch, khuyến khích toàn xã hội tham gia hoạt động đầu tư phát triển khai thác du lịch.

4.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách du lịch: Trước hết, cần xây dựng chínhsách khuyến khích phát triển du lịch. chínhsách khuyến khích phát triển du lịch.

- Có cơ chế chính sách miễn, giảm thuế, cho nộp thuế chậm, lãi suất ưu đãi vốn vay đầu tư đối với các dự án ưu tiên đầu tư tại các khu trọng điểm phát triển du lịch; ưu đãi đặc biệt cho các tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh, xây dựng các khu du lịch – vui chơi giải trí trên địa bàn huyện.

- Hoạt động du lịch là hoạt động xuất khẩu tại chỗ, do đó cho phép kinh doanh du lịch quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi khuyến khích xuất khẩu.

- Có chính sách hỗ trợ các hộ nông dân chuyển đổi nghề trồng lúa sang dịch vụ du lịch để đảm bảo thu nhập cao ổn định.

- Có chính sách phân chia lợi nhuận cho cộng đồng địa phương nâng cao đời sống xã hội.

- Hỗ trợ đào tạo, hướng nghiệp cho cộng đồng địa phương.

4.3. Giải pháp mở rộng thì trường:

Đây là giải pháp có tầm quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch huyện. Du lịch huyện cần phải có kế hoạch không ngừng mở rộng và phát triển thị trường, cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Cần coi trọng việc mở rộng thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Bên cạnh việc đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ du lịch để đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tiến hành hợp tác với các huyện trong tỉnh, thành phố và các tỉnh lân

cận đặc biệt với các công ty lữ hành trong nước và quốc tế để giới thiệu và bán các sản phẩm du lịch huyện Phú Vang. Trong đó chú trọng việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá nhằm tạo dựng được hình ảnh hấp dẫn của du lịch huyện Phú Vang trong vùng, trong khu vực và thị trường khách du lịch quốc tế, đồng thời kết hợp với việc liên doanh, liên kết cới các doanh nghiệp và du lịch các tỉnh bạn để không ngừng mở rộng, chiếm lĩnh thị trường.

4.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định của sự phát triển. Do thực trạng nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch huyện Phú Vang quá thiếu, lại yếu về năng lực vì vậy phải có chính sách đào tạo và phát triển nguồn lực thông qua các chương trình gồm đào tạo mới và đào tạo lại cho nguồn nhân lực hiện có. Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp năng động và sáng tạo, đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch hiệu quả, có chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài về phục vụ cho ngành du lịch.

4.5. Giải pháp về vốn:

- Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước và ngoài nước vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch, các khu cảnh quan môi trường sinh thái làm đòn bẩy thu hút các nhà đầu tư vào các sản phẩm du lịch. Đặc biệt coi trọng giải pháp “ đổi đất lấy hạ tầng”, đấu thầu sử dụng quỹ đất, tạo vốn đầu tư phát triển du lịch.

- Tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách ưu đãi để toàn dân tham gia việc đầu tư phát triển du lịch.

4.6. Giải pháp xã hội hóa phát triển du lịch:

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các đoàn thể và của toàn xã hội. Vì vậy, cần đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức của toàn dân phát triển di lịch, tránh các biểu hiện tiêu cực làm cản trở, ảnh hưởng đến phát triển du lịch,

làm cho huyện Phú Vang trở thành điểm du lịch hấp dẫn, an toàn trong lòng du khách thì du lịch huyện Phú Vang mới phát triển hiệu quả và bền vững.

4.7. Giải pháp về môi trường:

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển du lịch, một môi trường trong sạch là mong muốn của tất cả mọi người cũng như khách du lịch. Để có được môi trường trong sạch thì mỗi địa phương cần phải tuyên truyền, khích lệ mọi người giữ vệ sinh chung và cũng cần có các biện pháp buộc người dân cũng như khách du lịch phải tuân thủ để giữ vệ sinh môi trường cảnh quan, bảo vệ các di tích và tiềm năng du lịch.

4.8. Công tác quy hoạch:

- Triển khai lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm, trên cơ sở đó xây dựng các đồ án ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn. Trong đó đặc biệt quan tâm lập và xét duyệt các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa cho các khu du lịch trọng điểm. Trước mắt, ưu tiên khu vui chơi giải trí dịch vụ tổng hợp trung tâm huyện lị Phú Đa, thị trấn Thuận An, khu du lịch Tân Mỹ,…tạo ra một quần thể du lịch có khả năng thu hút khách dài ngày tăng thêm thu nhập của nhân dân địa phương và ngành du lịch tạo động lực cho đầu tư phát triển tiếp theo một cách hiệu quả.

- Phát huy việc xã hội hóa thực hiện quy hoạch theo tinht hần Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính Phủ về Quy chế quản lý đầu tư xây dựng, công bố rộng rãi các quy hoạch phát triển du lịch sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt.

KẾT LUẬN

Suốt một chặng đường dài gắn bó với thành công của các kỳ Festival diễn ra ở Huế, các hoạt động du lịch của huyện Phú Vang nhằm phục vụ cho các kỳ Festival này ngày càng được chú trọng đầu tư, tạo điều kiện hỗ trợ về mọi mặt nhằm nâng cao về mặt chất lượng cũng như số lượng. Theo thông lệ, cứ 2 năm 1

lần Huế lại nhộn nhịp, tấp nập với lượng du khách tham quan cả trong nước lẫn quốc tế đến tham gia Festival ngày một nhiều, điều này đã góp phần khích lệ nhân dân Phú Vang có thêm nguồn động lực để chú trọng hơn nữa, đầu tư phát triển hơn nữa các hoạt động du lịch nhằm vừa một phần giới thiệu cho du khách biết về vùng đất được ưu ái tài nguyên này đồng thời tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân họ và đem lại nguồn lợi kinh tế cho vùng, cho cả nước.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, trở ngại nhưng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự chú trọng, kêu gọi vốn đầu tư của cá nhà nước lẫn tư nhân, các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Phú Vang khai thác tối đa tiềm năng của vùng đất này.

Với sự đóng góp to lớn của các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Phú Vang, cùng với các hoạt động du lịch ở các địa phương khác trên toàn tỉnh Festival đã dần trở thành điểm đến quen thuộc của khách du lịch. Với tài năng, tinh hoa của con người xứ Huế chúng ta sẽ nhìn thấy được viễn cảnh tươi đẹp về du lịch trong một tương lai gần.

Như vậy, ở các kỳ Festival sau, Ban tổ chức cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng hơn nữa và bắt đầu từ sớm, cần nhấn mạnh đến bản sắc Huế, văn hóa Huế với lăng tẩm, ẩm thực, ca Huế, chương trình khai mạc, bế mạc cần có sự đổi mới, tạo sự hấp dẫn hơn đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng, đảm bảo môi trường sạch đẹp, an ninh an toàn… để tạo nên những kỳ Festival Huế hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG PHỤC VỤ CHO CÁC KỲ FESTIVAL Ở HUẾ (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w