1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI: “Ảnh hưởng của Islam giáo đến đời sống văn hóa – xã hội Cộng hòa Indonesia”

72 5,1K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 498,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên thế giới hiện nay có ba tôn giáo được coi là “tôn giáo thế giới”. Đó là đạo thờ Chúa Ki-tô (với hàng trăm giáo hội Do Thái, Công Giáo, Chính Thống và Tin Lành…), Phật giáo với hàng trăm tông phái khác nhau và đạo Hồi (đạo Islam) với số lượng tín độ rải rác gần một trăm nước gần khắp ba châu Á, Âu, Phi. Islam giáo hay còn được gọi là Hồi giáo, tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới sau Ki-tô giáo và là một tôn giáo đang phát triển nhanh nhất với số tín đồ hiện nay là 1,5 tỷ. Nguyên nghĩa của từ “Hồi giáo” trong tiếng Arập là Islam và có nghĩa là “vâng mệnh, quy phục Thượng đế”. Đây là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham, và cũng là một tôn giáo trung thành với Thượng đế, về mặt lịch sử ra đời thì tôn giáo này xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ VII ở bán đảo Arập, miền Tây châu Á, Islam giáo nảy sinh giữa lúc chế độ công xã thị tộc ở đây bắt đầu tan rã, so với các vùng chung quanh, kinh tế bán đảo vẫn đang trong tình trạng thấp kém, chậm phát triển. Người sáng lập ra tôn giáo này là nhà tiên tri Mohammed, nhận mặc khải của Thượng đế truyền lại cho con người qua Thiên thần Jibrael, và tôn thờ Thánh Allah - Đấng tối cao, Đấng duy nhất. Chỉ trong vòng 100 năm, Islam giáo đã lan rộng khắp thế giới từ vùng Đại Tây Dương đến ranh giới Trung Hoa, đây là một tôn giáo bành trướng nhanh với khoảng ¼ dân số thế giới là tín đồ Islam giáo, họ chiếm gần như đa số tuyệt đối tại Trung Đông và nhiều nước Trung Á và Đông Nam Á như Inđônêsia, Malaysia,… Cũng có những nhóm thiểu số đáng kể ở phương Tây tại các nước Đức, Pháp, Anh, Hoa Kỳ theo tôn giáo này. Vào lúc bấy giờ Đông Nam Á nói chung và Indonesia nói riêng là một khu vực có nhiều hương liệu, khoáng sản và đặc biệt là có nhiều thương cảng thuận lợi cho việc buôn bán; do đó, thương gia các nước đã đến đây buôn bán và truyền đạo ngày một càng nhiều, đặc biệt từ thế kỉ XIII “các thương cảng và các trung tâm buôn bán đã được mở mang và phát triển dọc theo các bờ biển Đông Nam Á, đó cũng là môi trường hết sức thuận lợi cho những thương nhân Islam giáo đến đây buôn bán và truyền đạo” [11;68]. Indonesia là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tiếp thu Islam giáo qua các thương gia Ấn Độ bằng con đường giao lưu buôn bán. Sang thế kỉ XIII, nhiều thương nhân Ấn Độ theo đạo Islam đã đến đây. Cùng với sự giao lưu và phát triển kinh tế, đạo Islam theo đó mà phát triển ngày càng phổ biến, thậm chí phát triển nhanh chóng và dồn ép các tôn giáo cũ. Phải nói rằng, lúc bấy giờ người Ấn Độ Islam giáo đã góp phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thủ công và thương nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy việc buôn bán quốc tế với phương Tây và sự lớn mạnh của các quốc gia Islam giáo trong khu vực; đồng thời, tạo ra sự phân hóa mạnh mẽ trong xã hội của quốc gia này. 1 Islam giáo được truyền bá vào Indonesia không phải bằng con đường gươm giáo, bằng những cuộc chiến tranh “thần thánh” như đã từng diễn ra ở Trung Cận Đông và Ấn Độ mà bằng con đường hòa bình thông qua các thương nhân và các nhà truyền giáo Arập, Ấn Độ, Ba Tư… Vì thế, ngay từ đầu Islam giáo đã được cư dân địa phương dễ dàng tiếp nhận và không gặp trở ngại gì đáng kể. Đồng thời, cũng như mọi tôn giáo độc thần khác, Islam giáo cho dù được truyền bá bằng con đường chiến tranh hay hòa bình thì “muốn cắm rễ vào lòng dân, phải làm ngơ hay chấp nhận vào tín đồ của mình theo các tôn giáo truyền thống” [26;57], vì lí do này mà khi Islam giáo truyền bá vào Indonesia, Islam giáo không còn giữ nguyên tính chất nguyên thủy nơi nó sinh ra. Indonesia đã tiếp thu Islam giáo một cách có chọn lọc phù hợp với lối sống phong tục tập quán bản địa, đặc biệt hơn là đã bớt đi những sự rườm rà, phức tạp và cứng nhắc trong nghi lễ và tập tục của Islam giáo nguyên thủy. Trong quá trình xâm nhập và phát triển đến ngày nay, Islam giáo đã góp phần rất quan trọng để tạo một nền văn hóa rất độc đáo cho Indonesia; vừa mang dấu ấn văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, vừa mang dấu ấn văn hóa tôn giáo sâu sắc. Nó đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng và là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần người dân Indonesia. Phải nói rằng, lúc bấy giờ Indonesia đã biết kết hợp một cách sáng tạo văn hóa bản địa với các yếu tố văn hóa ngoại lai; để tạo nên sức sống mãnh liệt của nền văn hóa, dân tộc mình. Trong đó, quan trọng hơn hết là Indonesia vẫn bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đồng thời cũng tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn trong đời sống chính trị Indonesia. Indonesia là một trong những quốc gia có số lượng tín đồ lớn nhất thế giới với 202,9 triệu tín đồ chiếm 88,2 % dân số của cả nước [63]. Mặc dù, Islam giáo không được Hiến pháp Indonesia công nhận là quốc giáo, nhưng nó có một ví trí quan trọng trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của Indonesia, nắm quyền lãnh đạo và có nhiều đặc quyền, đặc lợi trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của nước này. Hiện nay, vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo là một trong những vấn đề nan giải và nghiêm trọng nhất đối với Indonesia, nó gây ra tình trạng bất ổn định trong xã hội, làm ảnh hưởng đến nền chính trị quốc gia này. Trong bối cảnh đó, để xây dựng một quốc gia độc lập, phồn vinh với một nền văn hóa thống nhất, mang bản sắc dân tộc, Indonesia đã phải đương đầu với những thách thức rất lớn khi giải quyết những vấn đề liên quan đến dân tộc và tôn giáo của mình. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi Islam giáo là vấn đề nổi cộm của khu vực và thế giới, gắn với mọi vấn đề trong đời sống chính trị và xã hội của các nước, trong đó Indonesia không phải là ngoại lệ. Islam giáo đã tạo nên một sức sống mãnh liệt đối với đời sống tinh thần người dân Indonesia, cũng như gây những ảnh hưởng lớn trong đời sống chính trị của quốc gia này. Sự tác động này đã tạo cho Indonesia mang một phong cách văn hóa riêng trong bối cảnh chung của văn hóa khu vực Đông Nam Á, với một nền chính trị mang đậm dấu ấn các yếu tố Islam giáo. Vì vậy, khi nghiên cứu ảnh hưởng của Islam giáo đến đời sống văn hóa – xã hội Indonesia trong thời hiện đại 2 giúp ta có một cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về một nền văn hóa độc đáo này, để giải quyết tốt hơn về những khó khăn trong vấn đề xung đột tôn giáo, dân tộc trong bối cảnh chung của khu vực và thế giới. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của Islam giáo đến đời sống văn hóa – xã hội Cộng hòa Indonesia” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Trường Đại học Khoa học Huế năm 2014. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đề tài “Ảnh hưởng của Islam giáo đến đời sống văn hóa – xã hội Cộng hòa Indonesia” là một đề tài sâu, được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Trong những thập niên cuối của thế kỉ XX đã có rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa có đề cập đến những vấn đề về vai trò và ảnh hưởng của Islam ở Indonesia, đặc biệt là các học giả phương Tây như Hà Lan, Anh, Pháp, Mỹ, Bồ Đào Nha… Một số học giả người Nga và các nước Đông Âu khác cũng đã có công trình nghiên cứu về Islam ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Indonesia nói riêng. Gần đây, các nhà nghiên cứu trong khu vực, nhất là các nhà sử học Indonesia đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử và văn hóa của đất nước mình với cách nhìn nhận và lý giải mới mẻ. Trong đó, có thể kể đến một số tác phẩm nước ngoài như: “Lịch sử Indonesia hiện đại 1200-2004” (1991) của tác giả MC.Ricklys, “Hồi giáo ở Indonesia” (2012) của tác giả Duff Mark, “Lịch sử phát triển Đông Nam Á” (2007) của tác giả Mary Somers Heidhues, “Lịch sử Đông Nam Á hiện đại” (2000) của tác giả Clive J. Christie… những tác phẩm này chỉ đề cập một cách sơ lược về những vấn đề văn hóa Islam giáo ở Indonesia. Cùng với những tác giả trong nước với những tác phẩm: “Quang cảnh văn hóa – xã hội Indonesia” (1981) của tác giả T.Abdullah, “Indonesia một số vấn đề hội nhập và tan rã” (1974) của tác giả H.Bachtiar, “Indonesia và Hồi giáo, trước và sau” (2002) của tác giả Ehito Kimura, “Văn hóa Đông Nam Á” của những tác giả Y.Hussain, S.Siddigue, A.Ibrahim. Vấn đề ảnh hưởng Islam giáo trong đời sống văn hóa – xã hội Indonesia được nhiều tác giả quan tâm. Tuy các quan điểm của họ rất khác nhau, song họ đã cung cấp nhiều tư liệu với những phân tích, nhận định sâu sắc để đánh giá về vai trò và ảnh hưởng của Islam giáo trong nền văn hóa đa dạng, phong phú và chịu nhiều ảnh hưởng bên ngoài này. Có một số học giả phương Tây vẫn đề cao ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với nền văn hóa Indonesia. Họ cho rằng, Islam chỉ là một lớp sơn phủ mỏng ra ngoài cái cốt lõi của nền văn hóa bản địa và văn hóa Ấn Độ mà thôi. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu Indonesia đã khẳng định ảnh hưởng to lớn của Islam giáo đối với đời sống văn hóa xã hội Indonesia, nó là cơ sở văn hóa và là yếu tố quan trọng để xây dựng nền văn hóa quốc gia. Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này không nhiều nếu không nói là hạn chế. Tác phẩm “Tìm hiểu văn hóa lịch sử Indonesia” của nhiều tác giả được xuất bản năm 1987, là một trong ít sách viết về văn hóa Indonesia. Tác phẩm không chỉ đề cập đến yếu tố văn hóa, dân tộc, tôn giáo, phong tục tập quán mà còn nói đến yếu tố địa lý, kinh tế và tác động của nó đến nền văn hóa của đất nước này. Có thể nói rằng, tác phẩm này là một trong số 3 những tác phẩm đề cập đến nhiều nhất về nền văn hóa Islam giáo Indonesia. Năm 2007, công trình nghiên cứu “Văn hóa và tôn giáo Đông Nam Á” của tác giả Ngô Sĩ Hùng được xuất bản tại Viện khoa học xã hội Hà Nội, có lẽ tác phẩm này là tác phẩm đã trình bày một cách đầy đủ nhất về vấn đề văn hóa Islam giáo tại Indonesia. Ngoài ra, còn có rất nhiều tác phẩm đề cập đến vấn đề này trong không gian văn hóa chung của khu vực Đông Nam Á. Tác phẩm “Văn hóa Đông Nam Á” (1999) của tác giả Mai Ngọc Chừ, đã nêu rõ những nét văn hóa đặc trưng của khu vực Đông Nam Á nói chung, cũng như của Indonesia nói riêng, trong đó văn hóa Islam giáo của Indonesia cũng được trình bày một cách khái quát. Đến năm 2010, một tác giả đã phát triển công trình nghiên cứu văn hóa Đông Nam Á ở những khía cạnh văn hóa mới, cùng với sự bảo tồn những nét văn hóa truyền thống với tác phẩm cũng có tựa đề “Văn hóa Đông Nam Á” của tác giả Nguyễn Tấn Đắc. Công trình nghiên cứu “Một số vấn đề văn hóa dân gian Đông Nam Á” (2008) của tác giả Đức Ninh đã nêu bật những nét văn hóa Islam giáo tồn tại và kết hợp một cách hài hòa trong nền văn hóa dân gian của các dân tộc Đông Nam Á. Cùng với những tác phẩm “Nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á” (2009) của tác giả Nguyễn Phan Thọ, “Văn hóa lễ hội các dân tộc Đông Nam Á” (1992) do Phan Hữu Dật chủ biên, “Văn học Đông Nam Á” (1998) của tác giả Lưu Đức Trung. Phần lớn những tác phẩm này đều có một số mục nhỏ đề cập một khía cạnh của nền văn hóa Islam giáo ở Indonesia. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tìm đọc các bài viết nghiên cứu về vấn đề văn hóa, xã hội chính trị Indonesia trên các tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Tôn giáo, Nghiên cứu Quốc tế, Nghiên cứu Lịch sử Ngoài ra, nhiều viện, trung tâm trong nước cũng đã tiến hành nghiên cứu vấn đề này như Viện Thông tin Khoa học Xã hội Hà Nội, Trung tâm Thông tin Công tác tư tưởng, Viện Chính Trị Quốc Gia Hà Nội Đặc biệt, khi Islam giáo du nhập vào đã đem lại một màu sắc mới cho nền chính trị Indonesia ngay từ lúc mới xâm nhập, cũng như gây ảnh hưởng lớn trong nền chính trị cho đến ngày nay; nhất là vấn đề xung đột sắc tộc – tôn giáo đang là một đề tài nóng bỏng cho các nhà nghiên cứu trên thế giới hiện nay. Do đó mà các tác giả trên thế giới cũng như những tác giả trong khu vực chủ yếu quan tâm đến khía cạnh này. Với các bài viết được đăng trên các tạp chí nghiên cứu: “Các quốc gia Islam giáo đầu tiên ở ĐôngNam Á”, “Islam giáo và cuộc đấu tranh chống thực dân ở Indonesia” của tác giả Ngô Văn Doanh được đăng trên tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2004 và số 6/2010 là một bản vắn tắt nêu lên những ảnh hưởng của Islam giáo đối với nền chính trị các quốc gia ở Indonesia ngay từ khi mới du nhập vào và cả khi Indonesia bị xâm lược. Cùng với vấn đề trên với hai bài viết “Bối cảnh ra đời và xu hướng phát triển của các Đảng chính trị Islam giáo ở Đông Nam Á trường hợp Indonesia và Malaysia” của tác giả Mai Thanh Hải được đăng trên tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 6/2006 và “So sánh vai trò của đạo Islam trong lịch sử chính trị Indonesia và Malaysia” của tác giả Đặng Thu Hương được đăng trên tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 5/2000. 4 Hiện nay, một vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các học giả trong nước và khu vực, đó là vấn đề xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Indonesia cũng như các quốc gia khác trong khu vực. Rất nhiều tác phẩm, cùng với những bài viết được xuất bản và đăng trên các tạp chí. Đầu tiên phải kể đến những tác phẩm bàn về vấn đề xung đột tôn giáo ở Indonesia hiện nay như: tác phẩm “Một số vấn đề về xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Đông Nam Á” (2007) của do Phạm Thị Vinh chủ biên. Tác phẩm đã trình bày một cách đầy đủ và xúc tích những vấn đề về xung đột sắc tộc, tôn giáo các nước Đông Nam Á nói chung và Indonesia nói riêng. Đưa ra những phương hướng và cách nhìn nhận một cách khách quan về nguyên nhân của những cuộc xung đột. Phạm Văn Đức với bài viết “Tác động của sự mất ổn định Indonesia đối với Đông Nam Á” được đăng trên tạp chí khoa học quân sự, số 8/2003 và bài viết “Một số thông tin về những xung đột sắc tộc – tôn giáo tại công hòa Indonesia trong những năm gần đây” của Bùi Huy Thành được đăng trên tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 5/2001 đã nêu lên một cách khái quát những tác động của các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo đến an ninh của khu vực nói chung và Indonesia nói riêng. Trên cơ sở thành tựu nghiên cứu của nhiều tác giả, chúng tôi thực hiện nghiên cứu vấn đề "Ảnh hưởng của Islam giáo đến đời sống văn hóa – xã hội cộng hòa Indonesia” để hiểu rõ hơn những hoạt động văn hóa của con người Indonesia cũng như tình hình chính trị ở quần đảo thời hiện đại dưới tác động của yếu tố Islam giáo. Hy vọng rằng, đề tài sẽ đóng góp phần nào vào tiến trình nghiên cứu văn hóa – xã hội của Indonesia và khu vực Đông Nam Á, là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài đi từ những nền tảng đầu tiên của quá trình xâm nhập đạo Islam vào Indonesia do các thương nhân Ấn Độ Islam giáo truyền bá vào, trải qua thời gian dài Islam giáo đã phát triển và trở thành một tôn giáo không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân Indonesia. Hiện nay, Islam giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống văn hóa - chính trị Indonesia. Do đó, khi nghiên cứu mục đích chính của đề tài là làm rõ những ảnh hưởng của Islam giáo trong xã hội Indonesia để có một cái nhìn toàn diện hơn, khách quan hơn nhằm đưa ra một phương hướng giải quyết một cách đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, những vấn đề mâu thuẫn nghiêm trọng hiện nay mà Indonesia nói riêng, thế giới nói chung đã và đang phải đối mặt; nhằm đem lại một đất nước Indonesia ổn định, phát triển một cách hài hòa giữa các dân tộc và giữa các tôn giáo với nhau. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Hệ thống hóa quá trình du nhập của Islam giáo vào Indonesia. + Trình bày một số tác động của Islam giáo đến xã hội Indonesia trong thời kì đầu khi nó du nhập vào quốc gia này. + Phân tích những ảnh hưởng của Islam giáo đến đời sống văn hóa – xã hội ở Indonesia, trong đó tập trung trình bày sự ảnh hưởng sâu sắc của đạo Islam đến 5 đời sống tinh thần của người dân Indonesia ở những vấn đề cơ bản như: đời sống tâm linh, các lễ hội truyền thống và lối sống của người Indonesia. + Đưa ra một số đối sánh về những nét văn hóa khác biệt ở Indonesia so với các quốc gia Islam giáo khác ở Trung Đông. + Đề tài còn phân tích một số ảnh hưởng của đạo Islam trong xã hội như Islam giáo trong nền giáo dục, vấn đề xung đột tôn giáo ở Indonesia. + Ngoài ra, đề tài còn đưa ra một số giải pháp để giải quyết tình hình bất ổn định của Indonesia hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi phạm vị nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò và ảnh hưởng của Islam giáo trong đời sống văn hóa - xã hội ở Indonesia. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của Islam giáo trên toàn lãnh thổ Indonesia. Về khía cạnh văn hóa, khóa chủ yếu dựa vào các hoạt động của người dân ở vùng Java và Aceh để có thể đánh giá khách quan và logic. Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng của Islam giáo đối với đời sống văn hóa - xã hội Indonesia sau khi đạo Islam du nhập vào nơi đây. 5. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp phân tích - tổng hợp: Trên cở sở thông tin từ những tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành nghiên cứu và tổng hợp những nội dung có liên quan sao cho thống nhất và đầy đủ, qua đó phân tích để đưa ra những nhận định chân thực và khách quan về vấn đề cần giải quyết. + Phương pháp so sánh đối chiếu: Từ những ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài của Islam giáo đến các khía cạnh của đời sống xã hội của Indonesia, đề tài đi vào đối sánh các tác động đó qua các giai đoạn lịch sử chính có liên quan và tác động của Islam giáo Indonesia theo từng giai đoạn lịch sử nhất định. + Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và hệ thống cấu trúc xuyên suốt toàn bộ đề tài với mục đích làm cho nội dung của đề tài được mạch lạc, chính xác và khoa học. 6. Nguồn tư liệu + Các bài viết của một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước được đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các ấn phẩm xuất bản có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. + Luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ của một số tác giả. + Tài liệu từ một số trang web của các cơ quan, tổ chức Nhà nước, các mạng giáo dục v.v + Các trang web đáng tin cậy khác có nội dung liên quan. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm ba chương: 6 + Chương 1: Quá trình du nhập và phát triển của Islam giáo vào Cộng hòa Indonesia. + Chương 2: Ảnh hưởng của Islam giáo đến đời sống văn hóa – xã hội Cộng hòa Indonesia. + Chương 3: Tình hình Islam giáo hiện nay và những vấn đề đặt ra 7 CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ISLAM GIÁO VÀO CỘNG HÒA INDONESIA 1.1. Quá trình du nhập và phát triển của Islam giáo ở Indonesia 1.1.1. Quá trình du nhập Islam giáo vào Indonesia Tuy là một tôn giáo lớn trên thế giới, nhưng Islam giáo đến Indonesia tương đối muộn, vào lúc mà “lưỡi gươm tàn bạo của Islam giáo” [32;376] không còn thỏa sức hoành hành để mở rộng lãnh thổ và áp đặt tôn giáo cho các cư dân vùng đất bị đế quốc Islam giáo chiếm đóng nữa. Phải chăng do vậy mà Islam giáo đã đến Indonesia bằng con đường khác với khu vực mà nó đã tới trước kia. Con đường hòa bình thông qua việc trao đổi buôn bán và giao lưu văn hóa. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu lịch sử Islam giáo vẫn còn tiếp tục tranh cãi về quá trình du nhập với những đặc trưng của tôn giáo này vào khu vực Đông Nam Á. Điều rõ ràng là khi Islam giáo đến Indonesia, đã không có chiến tranh tôn giáo xảy ra. Islam giáo đã đến khu vực bằng con đường hòa bình thông qua các thương gia Islam giáo. Vấn đề còn đang cần nghiên cứu là Islam giáo đến Đông Nam Á vào thời điểm nào, trong hoàn cảnh nào và do ai đưa tới; người Arập hay Ấn Độ, người Trung Quốc hay Ba Tư… Đa số có học giả phương Tây đều cho rằng Islam giáo đến Đông Nam Á từ các nước Arập, một số cho là từ Ai Cập, thông qua các thương gia Ai Cập và các thương gia Islam giáo Ấn Độ trong thời gian từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIII, đặc biệt là vào cuối thế kỉ XIII. Trong quá trình Islam giáo du nhập đó thì các thành phố ven biển như Pasai, Aceh, … đóng vai trò quan trọng vì chúng là trung tâm buôn bán và trung tâm Islam giáo lớn đầu tiên ở khu vực. Vì Islam giáo sinh ra trên bán đảo Arập nên một điều dễ hiểu là người ta thường đi tìm hiểu mối liên hệ giữa người Islam giáo nơi mà họ đến buôn bán và định cư. Trên thực tế, người Arập có mặt ở quần đảo Indonesia từ rất sớm. A.I.Ionova là một nhà phương Đông học nổi tiếng người Nga cho biết, từ thế kỉ VII-VIII đã có các khu dân cư buôn bán của người Arập ở Đông Nam Á hải đảo. Những khu dân cư này nằm dọc theo con đường buôn bán sống động, nối vùng Viễn Đông và Nam Á với bán đảo Arập. Tuy nhiên không chỉ có người Arập mà cả người Ba Tư, người Ấn Độ và người Trung Quốc đã cùng tham gia vào quá trình Islam giáo hóa ở Đông Nam Á. Nhiều khu dân cư buôn bán của họ trong khu vực vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Các khu dân cư này đã từng là những trung tâm hoạt động tôn giáo và truyền bá kiến thức về thế giới đạo Islam cho các cư dân địa phương. Điều này góp phần tạo nên một trong những đặc trưng tôn giáo ở khu vực Đông Nam Á, là sự pha trộn tín ngưỡng tiền Islam giáo ở địa phương và các cơ tầng văn hóa có nguồn gốc Ấn Độ, Ba Tư, với đạo Islam chính thống. Các học giả phương Tây khác, điển hình là Pijnappeel quy việc truyền bá đạo Islam ở quần đảo Indonesia cho những thương gia Islam giáo Arập thuộc trường phái Shafii, song những thương gia này không đi thẳng từ các nước Arập đến Đông Nam Á mà lại xuất phát từ Gujerat và Malabarthuoocj miền trung Ấn Độ, nơi họ 8 đã dừng lại làm ăn buôn bán từ lâu trước khi đến những miền đất mới. Sau Sijnappel đến Snovek Hurgronje, người đã tuyên bố nguồn gốc Nam Ấn Độ của Islam giáo Indonesia trong bài diễn văn đọc tại triển lãm thuộc địa ở Amsterdam tổ chức năm 1883 về ý nghĩa của Islam giáo ở miền Đông Ấn Độ. Từ đây, các ý kiến cho rằng Islam giáo do Arập đưa tới Indonesia đã bị loại bỏ. Tuy nhiên, Snovek Hurgronje đã không chỉ ra được miền nào của Nam Ấn Độ là nơi xuất phát của Islam giáo. Một số học giả phương Tây khác như Tonxepires và Fafimi thì cho rằng không phải miền Tây hay miền Nam Ấn Độ mà chính Begal mới là cái nôi của Islam giáo thuộc khu vực Đông Nam Á hải đảo, bởi vì từ lâu trước khi Islam giáo tới Begal và quần đảo Indonesia đã có mối quan hệ chặt chẽ, có đường giao thông trên biển và trên bộ nối liền hai khu vực này với nhau. Hơn nữa Begal đã được Islam giáo hóa từ thế kỉ XIII, tức là sớm hơn Gujerat và miền nam Ấn Độ chừng thế kỉ. Marisson thì đưa chúng ta trở lại con đường của Islam giáo đến Indonesia mà Snoueli Hurgronje đã đặt ra, song nơi mà Snoueli nói chung là Nam Ấn Độ thì Marisson co hẹp lại là bờ biển Coro Mandel. số bia mộ Islam giáo tìm được ở quần đảo Malay – Indonesia, như quần thể của bia mộ của Malih al – Salih, người được thừa nhận là ông vua Islam giáo đầu tiên của Pasai có niên đại 1297, được xác định là những tấm bia đúc sẵn nhập từ Ấn Độ tới cũng góp phần hoạch định những giả thiết nguồn gốc Ấn Độ của Islam giáo Indonesia [32;377]. Trong khi các học giả phương Tây dần nghiêng về ý kiến cho rằng các thương gia Ấn Độ và Ba Tư là những người đầu tiên đưa Islam giáo đến Đông Nam Á thì các học giả nghiên cứu Islam giáo trong khu vực lại đưa ra những bằng chứng và lập luận để khẳng định những người Arập chứ không phải ai khác đã đưa tôn giáo đến cho họ. S.M.Naguibal - Attlas cảnh cáo rằng các học giả phương Tây chỉ xem xét vấn đề du nhập của Islam giáo vào các nước Đông Nam Á theo định kiến chủ quan của mình trên cơ sở các bằng chứng “bên ngoài” như việc Moquette phát hiện về nguồn gốc Ấn Độ của các bia mộ đã nói ở trên. Ông cho rằng điều đó không đủ để chứng minh cho nguồn gốc của Ấn Độ, của Islam giáo ở khu vực hải đảo. Vì có thể những người Islam giáo ở Indonesia đã đặt mua những tấm bia đúc sẵn đó của Ấn Độ. Theo ông, muốn tìm hiểu nguồn gốc Islam giáo ở Đông Nam Á hải đảo phải tìm cái cốt lõi bên trong của vấn đề, tức là dựa vào ngôn ngữ, chữ viết và văn học của người Islam giáo ở đây để nghiên cứu. Ngôn ngữ (tiếng Mã Lai hoặc tiếng Indonesia), chữ viết (chữ Jawi) và văn học Mã Lai đã in đậm dấu ấn ngôn ngữ, chữ viết, văn học Islam giáo Arập, chứ không phải dấu ấn của Islam giáo Ấn Độ. Al – Attalas cũng phê phán các nhà nghiên cứu phương Tây đưa vào thuyết Otolo toni (bản địa) về ưu thế của đại lục về văn hóa Ấn Độ trong lịch sử văn hóa của quần đảo Malay – Indonesia để khẳng định Islam giáo ở khu vực này cũng như Ấn Độ giáo và Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ và do người Ấn Độ truyền bá. Học giả này đã “làm mờ bản chất lịch sử của Islam giáo ở đây” [32;377]. Để bảo vệ lập luận của mình al – Attlas đã dẫn chứng chữ viết Jawi đã sử dụng ở bán đảo Malay trở khi người phương Tây tới, tên gọi các ngày trong tuần theo cách gọi của Arập, cách đọc kinh Koran chuẩn bằng tiếng Arập và vì yếu tố quan trọng khác mang đậm tính Arập chứ 9 không phải Ấn Độ. Những tác phẩm quan trọng mang dấu ấn Islam giáo, ở đây là sự đóng góp của dân tộc và là thành tựu sáng tạo Islam giáo Arập. Người Arập là người đầu tiên đưa Islam giáo tới, sau đó đến người Malay, người Java, và các dân tộc khác tiếp tục sự nghiệp truyền bá Islam giáo ở Đông Nam Á hải đảo. Ông cũng tuyên bố rằng ý kiến của ông không nhằm mục đích hạ thấp vai trò của người Ấn Độ và người Ấn Độ việc phát triển Islam giáo ở đây mà chỉ muốn nói trong vấn đề nguồn gốc Islam giáo, các học giả và những người theo khuynh hướng phát triển đã theo dấu chân cũ mà thổi phồng vai trò của Ấn Độ đối với lịch sử của khu vực. Cứ lần theo các tranh cãi vô tận của các học giả phương Tây và phương Đông về nguồn gốc Islam giáo ở Đông Nam Á đủ biết vấn đề này có ý nghĩa như thế nào đối với việc xác định tính chất quyết định đặc trưng tôn giáo, cũng như bản chất văn hóa dân tộc Islam giáo ở đây. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra được các giả thuyết về quá trình Islam giáo hóa ở các nước hải đảo. Tuy nhiên, nếu tiếp tục đi theo bước chân của họ thì chúng ta sẽ tiếp tục dấn vào con đường luẩn quẩn. Vì vậy, chúng ta tạm dừng dựa vào ý kiến tương đối thống nhất của họ để dựng lại quá trình Islam giáo hóa ở khu vực này. Từ thế kỉ IX, các thương gia đã biết đến miền đất Đông Nam Á xa xôi này, nhưng lúc đó, nền thương mại ở đây vẫn hướng về Trung Hoa mà chưa được các thương gia Arập quan tâm nhiều. Các nguồn tư liệu Arập có nhắc tới các bờ biển thuộc Tây Bắc và Đông Sumatra, đảo Riau Lingga Ticman, nhưng không có tư liệu về sự buôn bán có tổ chức của người Arập ở khu vực này cho đến tận giữa thế kỉ X. Chứng cứ về hoạt động Islam giáo ở đây chỉ là báo cáo của Marco Polo năm 1292 nhắc tới thành phố Perlak ở miền Bắc Sumatra đã theo Islam giáo [32;378]. Vào thế kỉ XIII, thời kì mà đa số các nhà nghiên cứu cho là Islam giáo đã thực sự xâm nhập vào quần đảo Malaya – Indonesia, thì thương mại của người Muslim Arập ở Đông Nam Á gần như bị thay thế bởi thương mại của người Muslim Ấn Độ. Có lẽ vì thế mà việc truyền bá Islam giáo ở quần đảo nói chung được gần như gán cho họ. Có thể nói rằng mối quan hệ trao đổi buôn bán của các thương nhân đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự lan tỏa của đạo Islam trong khu vực. Sau khi triều đại Abbasid ở Bagdad (Iraq) bị người Mông Cổ lật đổ năm 1258, con đường buôn bán hương liệu từ phương Đông qua vịnh Ba Tư đến bờ biển Levantine rồi lên Bắc Âu thực sự đã bị đóng cửa. Từ đó đã xuất hiện con đường buôn bán mới từ phía đông đến Ấn Độ, sau đó đến Aden ở miền Nam Arabia, qua Hồng Hải đến Alexandria và đi tiếp lên phía Bắc. Vì nhà vua Ai Cập lúc bấy giờ chỉ cho tàu bè của người Muslim qua cảng Alexandria, nên các cảng Islam Cambay, Surat và Diu ở Gujerat (Ấn Độ) đã trở thành các trung tâm vận chuyển hương liệu quan trọng. Thêm nữa, châu Âu đang ở thời kỳ phục hưng và thịnh vượng, nhu cầu về hương liệu của phương Đông ngày càng tăng, khiến các thương gia Gujerat giành được vị trí nổi bật trong thị trường hương liệu. Số lượng các thương gia Gujerat ở Malaka- một thị trường lớn ở Malaya – Indonesia, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các phái đoàn truyền bá Islam tại đây và các nơi khác trong khu vực. Điều này dẫn đến tuyên bố của một số học giả về nguồn gốc Gujerat của Islam Đông Nam Á. Theo họ, các thương gia Muslim đã tới Indonesia và Malaysia buôn bán, định cư và kết hôn với các phụ nữ 10 [...]... 2.1 Yếu tố Islam giáo trong văn hóa bản địa Khi xâm nhập vào đời sống văn hóa Indonesia, Islam giáo đã không loại bỏ hoàn toàn những yếu tố văn hóa bản địa, cũng như những yếu tố văn hóa Ấn Độ, mà ngược lại đã để cho những dấu ấn văn hóa bản địa Indonesia in đậm và song song tồn tại hoặc đan xen vào các yếu tố văn hóa và lễ nghi của mình Vì vậy, nền văn hóa Islam giáo đã có những yếu tố văn hóa và tính... Islam thì không chỉ làm cho những người Indonesia không theo đạo Islam, mà còn khiến cả các tín đồ Islam giáo Indonesia không triệt để lãnh đạm đối với phong trào dân tộc Tính phức tạp trong quan hệ giữa một bên là bản sắc Islam giáo và bên kia là bản sắc dân tộc, địa phương và dân tộc có thấy rõ qua lịch sử của Ache hiện đại 29 CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG CỦA ISLAM GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA - XÃ HỘI CỘNG HÒA... vẫn biết đến như những chủ nhân đích thực của nền văn minh “lúa nước” – một nền văn minh độc đáo trong số 36 nền văn minh rực rỡ trên thế giới Văn minh lúa nước đã ảnh hưởng trực tiếp và mãnh liệt đến lối sống, tư duy, tình cảm của những người dân Đông Nam Á nói chung và của Indonesia nói riêng Chính đời sống, nếp sinh hoạt của những cư dân làm nông nghiệp đặc thù đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm... nhau nhiều hơn Sự phát triển của Islam giáo làm cho quá trình di cư diễn ra dễ dàng hơn, mạnh hơn trong vùng quần đảo, ngôn ngữ Mã Lai cùng với Islam giáo lan toả, trở thành tiếng nói phổ biến cho hầu hết các dân tộc Indonesia Tóm lại, Islam giáo đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá Indonesia Nó đã chi phối trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân, đóng vai trò... tạo văn hóa bản địa với các yếu tố văn hóa ngoại lai, tạo nên sức sống mãnh liệt của nền văn hóa dân tộc mình 17 Vào thế kỉ XIII, khi Islam giáo đặt chân đến khu vực này đã có tác động “cách mạng”, những yếu tố tôn giáo cũ đã dần bị đánh bại, thay thế vào đó là những mảng màu của những tôn giáo mới, tạo nên một xu hướng mới trong tư tưởng của cư dân Indonesia [11;69] Nhờ những yếu tố trên mà Islam giáo. .. vậy, mà cho đến ngày hôm nay Islam giáo trở thành một tôn giáo có đóng một vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống tinh thần cũng như đời sống chính trị của Indonesia 1.2.2 Những thay đổi đầu tiên trong xã hội Indonesia Quá trình cải đạo theo Islam giáo của đa số cư dân Indonesia đã làm thay đổi có tính toàn diện ở quần đảo này, nó tác động trực tiếp, sâu sắc tới đời sống kinh... PKI và Sarekat Islam nổ ra cuộc đấu tranh, và, vấn đề mấu chốt là tôn giáo Đại hội lần thứ hai của PKI họp năm 1920 quyết định chủ nghĩa cộng sản đối lập với cả chủ nghĩa Đại hội giáo và sự thống trị của phương Tây Mặc dù vậy, PKI vẫn cố tranh thủ chiếm ảnh hưởng trong ban lãnh đạo Sarekat Islam Thế nhưng, mọi việc đã thay đổi từ Đại hội toàn quốc lần thứ sáu của Sarekat Islam Khi Đại hội họp vào tháng... của Islam giáo chính thống” [24;69] Với những ưu điểm đó, Islam giáo không gặp phải sự chống đối của những tôn giáo tín ngưỡng bản địa Hơn nữa, vào thời điểm Islam giáo du nhập vào, Ấn Độ giáo đã suy yếu, khủng hoảng bởi các cuộc đụng đầu, tranh chấp diễn ra giữa các vương quốc, và do sự suy tàn của các vương quốc Ấn Độ giáo cũng là yếu tố quan trọng để Islam giáo lan toả nhanh hơn Islam giáo đến với... coi làng xã là đòn bẩy để cải thiện phúc lợi dân bản xứ Quy định về làng xã của Đa Grraaff năm 1906 xác định chính quyền xã bao gồm một xã trưởng, các chức sắc trong xã và một Hội nghị xã đủ khả năng chỉ đạo các cơ chế xã và đáp ứng các công việc của xã như cải thiện sản xuất nông nghiệp, chăm sóc thú y, mở các trường làng xã, cấp 21 tín dụng, làm công tác y tế cộng đồng… Thế nhưng, bộ máy cấp xã tinh... đã lập ra một nhóm cộng sản trong Hội Dân chủ xã hội Ấn Độ (Indische Sociel Democratic Accociation – ISDA) Giờ đây, chính Henrich Sneevliet lập ra một câu lạc bộ Dân chủ xã hội Ấn Độ với những mục tiêu cách mạng, và, Semaun, một thành viên của câu lạc bộ, đã cố gắng tác động và tranh thủ Sarekat Islam theo chủ nghĩa cộng sản Dưới tác động của những người dân 24 chủ xã hội, tại Đại hội toàn quốc tháng . cầm đầu. Vì thế mà vua của Ternate được gọi là Colano Maloco (vua Molucca). Ngoài các đảo Molucca, vua Ternate còn vương quyền lực tới một số vùng ở Tây Irian. Năm 1495, vua Dainun Abidin của. của Demak vào năm 1527, đô thành Mojopahit bị thiêu hủy, vua Ranavijaya bị giết và đế chế Mojopahit lừng danh một thời cũng chấm dứt luôn sự tồn tại của mình. Sau chiến thắng này, sultanate Demak. (Ramni), Xumadra… Từ thế kỉ XV đến XVIII, Islam giáo du nhập mạnh mẽ vào Demak, Japara, Tuban; vào Mulucca, Ache, Pajang, Xulavuxi… Từ đây Islam giáo đã mau chóng lan nhanh hầu hết các đảo lớn nhỏ

Ngày đăng: 14/01/2015, 08:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Tâm Xuyên (1999), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mười tôn giáo lớn trên thế giới
Tác giả: Hoàng Tâm Xuyên
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
2. Ngô Sĩ Hùng (2007), Tôn giáo và văn hóa Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôn giáo và văn hóa Đông Nam Á
Tác giả: Ngô Sĩ Hùng
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2007
22. Phạm Thị Vinh (chủ biên) (2007), Một số vấn đề về xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Đông Nam Á
Tác giả: Phạm Thị Vinh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2007
23. X.A.Tôcare (1994), Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng
Tác giả: X.A.Tôcare
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
24. Phạm Văn Hổ (2005), “Ảnh hưởng của Islam giáo đối với Indonesia thời kỳ Trung đại”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của Islam giáo đối với Indonesia thời kỳ Trung đại”, "Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo
Tác giả: Phạm Văn Hổ
Năm: 2005
25. Lê Thị Liên (2008), “Tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á”, "Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
Tác giả: Lê Thị Liên
Năm: 2008
26. Lương Thị Thoa (2006), “Vài nét về Islam giáo ở Đông Nam Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về Islam giáo ở Đông Nam Á”, "Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
Tác giả: Lương Thị Thoa
Năm: 2006
27. Nguyễn Văn Dũng (2005), “Một số vấn đề của Islam giáo trong đời sống xã hội hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề của Islam giáo trong đời sống xã hội hiện đại”, "Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo
Tác giả: Nguyễn Văn Dũng
Năm: 2005
28. Phạm Thị Vinh (1995), “Phụ nữ Hồi giáo Indonesia trong phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phụ nữ Hồi giáo Indonesia trong phát triển”, "Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
Tác giả: Phạm Thị Vinh
Năm: 1995
29. Nguyễn Thanh Hải (2006), “Bối cảnh ra đời và xu hướng phát triển của các đảng chính trị Hồi giáo ở Đông Nam Á trường hợp Indonesia và Malaysia”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bối cảnh ra đời và xu hướng phát triển của các đảng chính trị Hồi giáo ở Đông Nam Á trường hợp Indonesia và Malaysia”, "Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
Tác giả: Nguyễn Thanh Hải
Năm: 2006
30. Hồ Thị Thanh Nga (2008), “Về yếu tố văn hóa bản địa trong Islam giáo ở Đông Nam Á hải đảo”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về yếu tố văn hóa bản địa trong Islam giáo ở Đông Nam Á hải đảo”, "Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
Tác giả: Hồ Thị Thanh Nga
Năm: 2008
31. Trần Nguyễn Du Sa - Nguyễn Anh Dũng - Phan Thị Hồng Ngân (2006), Bách khoa tôn giáo Đông – Tây, Nxb Văn hóa Thông tin, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bách khoa tôn giáo Đông – Tây
Tác giả: Trần Nguyễn Du Sa - Nguyễn Anh Dũng - Phan Thị Hồng Ngân
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2006
32.Trương Sĩ Hùng (chủ biên) (2003), Mấy tín ngưỡng tín tôn giáo Đông Nam Á, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy tín ngưỡng tín tôn giáo Đông Nam Á
Tác giả: Trương Sĩ Hùng (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2003
33. Nguyễn Tấn Đắc (2010), Văn hóa Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Đông Nam Á
Tác giả: Nguyễn Tấn Đắc
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2010
34. Phan Hữu Dật (chủ biên) (1992), Văn hóa lễ hội các dân tộc Đông Nam Á, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa lễ hội các dân tộc Đông Nam Á
Tác giả: Phan Hữu Dật (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 1992
35. Nguyễn Phan Thọ (2009), Nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á, Nxb Chính Trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á
Tác giả: Nguyễn Phan Thọ
Nhà XB: Nxb Chính Trị Quốc gia
Năm: 2009
36. Lưu Đức Trung (1998), Văn học Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Đông Nam Á
Tác giả: Lưu Đức Trung
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
37. Đỗ Quang Hưng (2003), "Những biểu hiện mới của vấn đề tôn giáo - dân tộc trong tình hình hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những biểu hiện mới của vấn đề tôn giáo - dân tộc trong tình hình hiện nay
Tác giả: Đỗ Quang Hưng
Năm: 2003
38. Đỗ Quang Hưng (2005), "Vài suy nghĩ về quan niệm của C.Mác và Ph. Ăngghen về tôn giáo", Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài suy nghĩ về quan niệm của C.Mác và Ph. Ăngghen về tôn giáo
Tác giả: Đỗ Quang Hưng
Năm: 2005
39. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2001), Lược sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử Đông Nam Á
Tác giả: Phan Ngọc Liên (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w