1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÙNG QUẢNG NAM

74 750 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 472 KB

Nội dung

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÙNG QUẢNG NAM

Trang 1

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG

VĂN HÓA VÙNG QUẢNG NAM

Thích Nữ Chúc Kim

DẪN NHẬP

Dân tộc Việt Nam, một dân tộc luôn đề cao tinh thần đoàn kết bền chặt, luôn tạonên một sức mạnh có thể vượt qua tất cả những thử thách chông gai, những nỗi áp bứcnặng nề Lịch sử đất nước ta đã trải qua biết bao thăng trầm, khi cam chịu nô lệ, lúc độclập tự chủ, khi thống nhất một dải, lúc phân đôi sơn hà Qua đó, lịch sử cũng đã để lạinhững trang sử oanh liệt, hào hùng cũng như những đêm dài đen tối nô lệ hàng thế kỷ

Do đó, con người Việt Nam vừa có tinh thần độc lập, tự cường rất cao, với tinh thần đoànkết gắn bó keo sơn nên đã giành lại đất nước, đánh tan quân xâm lược ra khỏi bờ cõi

Như chúng ta được biết, nước ta nằm trong khu vực thuở xa xưa đã có một nềnvăn minh cổ đại vững chắc, đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn đã đủ sức tạo nên một cốt lõi

có sức hấp thụ, thích nghi, chuyển hóa du nhập về sau một cách nhuần nhuyễn Đànhrằng hai ba ngàn năm phải nằm ở một miền ngoại vi của nhiều nền văn minh, đành rằngchưa tự tạo nên một hệ thống triết học, một ý thức hệ tôn giáo, dân tộc Việt Nam đã cóthể kết hợp những yếu tố tôn giáo nội sinh với những yếu tố kế thừa của văn minh TrungQuốc, Ấn Độ và gần đây của Châu Âu để tạo nên một bộ mặt tôn giáo tín ngưỡng ViệtNam thống nhất và đa dạng

Như vậy, Việt Nam một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa, trong đó Phật giáo làmột tôn giáo lớn đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu Rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoahọc hiện nay cho rằng Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ trước công nguyên Mặc khác,Phật giáo đã thấm sâu vào nền văn minh Việt Nam (văn hóa vật chất, văn hóa tinh thầntâm linh và văn hóa xã hội) và nền văn minh Việt Nam đã dung hóa (bản địa hóa) trởthành một bản chất và bản sắc dân tộc, phù hợp với đời sống và tâm hồn người Việt Nam

Phật giáo truyền vào Việt Nam, đã hội nhập vào cuộc sống của con người, đã xóatan mọi khoảng cách giữa người và thần thánh Con người Việt Nam thường sợ thần, sợthánh, sợ ma, sợ quỷ Nhưng với Bụt thì không hề có một ý niệm sợ hãi, bởi vì Bụt hiềnlành, bởi ông Bụt tuy có quyền năng vô hạn như có thể thấy trong truyện Tấm Cám luôngiúp cho người hiền lành, không hề có ý niệm trừng phạt ai Và trong công cuộc xâydựng đất nước và giữ nước suốt chiều dài lịch sử, các vị thiền sư và tín đồ Phật giáo đều

đã có mặt và đóng góp sự hy sinh của mình trong các cuộc đấu tranh chiến thắng quânxâm lược và sau đó xây dựng đất nước

Cùng hòa nhịp với sự phát triển của đất nước, Phật giáo tại xứ Quảng cũng theodòng lịch sử thăng trầm của đất nước, để rồi ngày nay vẫn đứng vững chắc và hòa quyệnvới dân tộc, đã góp phần vào sự phát triển của thành phố, đã hội nhập vào lòng người

Trang 2

một cách sâu sắc với những giáo lý căn bản và cũng đã đóng góp một phần không nhỏcho nền văn hóa bản xứ.

1 Lý do chọn đề tài:

Trong công cuộc xây dựng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, xâydựng một đất nước dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, một nềnvăn hóa truyền thống và hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, giáo hội Phật giáo cũng nhưcác tín đồ đã tích cực đóng góp theo lời kêu gọi: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.Thành công, thành công, đại thành công” của chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối “tốtđời, đẹp đạo” Cùng chung với những công cuộc xây dựng ấy, Phật giáo tại xứ Quảngcũng đang trên đà phát triển, những cơ sở sinh hoạt, những ngôi chùa, những cơ sở vănhóa Phật giáo, những điểm du lịch mang rõ nét văn hóa Phật giáo cũng đang được nở rộ

Vì vậy, người viết được sinh ra và lớn lên tại vùng đất này nên người viết chọn đề tài:

“ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÙNG QUẢNGNAM ĐÀ NẴNG” cho luận văn tốt nghiệp của mình, đồng thời từ đây, người viết mới có

cơ hội tìm hiểu về văn hóa tại địa phương mình, tìm hiểu thêm về sự ảnh hưởng của Phậtgiáo đã đóng góp cho văn hóa bản xứ như thế nào, qua đó để biết được tầm quan trọngcủa Phật giáo

Do đó, là một học viên đã biết suy nghĩ và tiếp thu ý kiến của Giáo sư, người viếtthấy có nhiều vấn đề mà mình chưa hiểu và chưa được biết tường tận, nên người viết mạomuội mang khả năng và suy nghĩ khiêm tốn của mình đã học được để tìm hiểu về sự ảnhhưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa vùng Quảng Nam Đà Nẵng

Tuy nhiên, với khả năng hạn hẹp của mình không sao tránh khỏi những sai sót,người viết kính mong được Giáo sư và các bậc cao minh chỉ dạy thêm để sau này có dịpngười viết sẽ thực hiện tốt hơn

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài:

Vấn đề nghiên cứu Phật giáo trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nhàkhoa học nghiên cứu và những tác phẩm liên hệ đến Phật giáo đáng chú ý của các tácgiả:Hòa thượng Thích Minh Châu, Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng ThíchThanh Kiểm, Hòa thượng Thích Mật Thể, Hòa thượng Thích Thanh Từ, Hòa thượngThích Trí Quảng, các nhà nghiên cứu Lê Đình Thám, Trần Trọng Kim, Nguyễn ĐăngThục, Lê Mạnh Thát, Hà Văn Tấn, TS Trần Hồng Liên, TS Phan Lạc Tuyên, GS MinhChi, GS Trần Tuấn Mẫn cùng một số nhà nghiên cứu nước ngoài và các công trình củaviện nghiên cứu Phật học

3 Phương pháp và phương pháp luận:

Dùng để viết luận văn này là phương pháp luận khoa học lịch sử, những quanđiểm của Ban Tôn Giáo chính phủ cũng như những chính sách đường lối của Đảng vàNhà nước đã ghi trong bản pháp chế luật về Tôn giáo của quốc hội ban hành năm 2004

Trang 3

Người viết sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, đi điền dã và khai thác những tư liệucủa các sách nghiên cứu.

4.Vấn đề thực hiện:

Việc thực hiện luận văn đúng theo quy định của Học viện Phật giáo Việt nam tạiThành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của GSTS Phan Lạc Tuyên, Giáo viên thỉnhgiảng bộ môn Văn Minh Việt Nam tại Học viện mà người viết đã được học Khi cầnthiết, người viết sẽ thỉnh giáo quý Thượng Tọa tại Học Viện

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG

1.1.Khái quát về địa lí nhân văn và sinh thái vùng Quảng Nam Đà Nẵng:

Sinh thái là sự tổng hợp của thiên nhiên, vũ trụ, thời tiết, gió mùa Cái rộng lớncủa biển cả, của núi rừng đã che chở cho vùng đất Quảng Nam một địa thế hùng vĩ SáchĐại Nam Nhất Thống Chí có ghi: “địa hạt tỉnh, phía đông có biển bao vòng, phía tây cónúi che chở phía Nam liền tỉnh Quảng Ngãi, rừng Trí Bình giới hạn cõi bờ, phía Bắchướng về Kinh Đô, cửa Hải Vân chen chỗ xung yếu Núi cao thì có núi Tào, Núi Ấn, NúiChủ, Núi Ngũ Hành Sơn Sông lớn thì có Sông Chợ Củi (sài thị), Sông Cẩm Lệ và Sông Bến Ván (Bản Tân), ải sông hiểm trở, lao đảo xây quanh, đồng nội rộng bằng,dân cư đông đúc Đặc điểm thì phía Tây Nam có các bảo định vàYên Sơn khống chếgiặc Man mà dẹp yên biên cảnh Phía Đông Bắc có các thành Yên Hải và Điện Hải ngăncản giặc Tây mà giữ vững mặt biển Cửa biển Đại Chiêm thuyền bè sum họp, chợ phố Hội An hàng hóa nhóm đầy, thực là nơi đô hội mà là một tỉnh lớn trong khu Nam trựcvậy” [13,296]

Với địa hình như vậy, sinh thái đã ảnh hưởng đến con người, đến cuộc sống, đếntánh tình của người dân xứ Quảng Được bao bọc bởi núi non biển cả, bờ biển chạy dài

từ cực Bắc đến cực Nam Sau lưng là dãy trường Sơn án ngự cả biên giới Việt Lào, núinon trùng trùng bốn phía đều là núi non biển cả.Vì thế ảnh hưởng của địa lý sinh thái đãlàm cho con ngươì Quảng Nam luôn có một nghị lực phi thường một sức chịu khó ĐấtQuảng Nam xưa nay vẫn để lại trong lòng nhiều người một ấn tượng không lấy gì tốtđẹp, đa số nhân dân lao động một cụôc đời lầm than khốn khổ, quanh năm suốt thángcặm cụi cùng vạt khoai nương sắn, con người nông dân bị bao quanh bởi bốn bờ ruộng.Hơn nữa, khí hậu thêm phần khắc nghiệt, có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ ràng nóichung vùng Quảng Nam Đà Nẵng so với các vùng phía Nam thì không bằng.Tuy thế,thiên nhiên cũng đã ban tặng cho vùng đất Quảng Nam Đà Nẵng những nguồn sốngkhác Biển cả đã cưu mang cho người dân có được cuộc sống ấm no hơn, núi rừng cũng thế.Với núi non biển cả như thế đã tạo cho Quảng Nam một khí hậu dễ chịu bởi gió biển,những bóng mát từ những dãy núi đồ sộ Thiên nhiên vẫn có phần ưu ái cho vùng đấtQuảng Nam nhiều thắng cảnh, những khu du lịch tự nhiên lý tưởng như Non Nước Ngũ

Trang 4

Hành Sơn, Bà Nà núi chúa, Bán Đảo Sơn Trà v.v…(sẽ được trình bày ở phần sau).Những điều kiện ấy có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người Nói chung Quảng Nam Đà Nẵng là một tỉnh trù phú, đồng bằng ở đây chỉ chiếm 12% diện tích toàn tỉnh,còn lại là rừng núi, nhưng so với các tỉnh khác ở miền Trung bộ ở nước ta thì đồng bằng Quảng Nam Đà Nẵng vẫn tương đối rộng lớn.

“Quảng Nam là đất quê mình

Núi đồng sông biển rành rành từ đâu

Bắc thừa thiên giáp Hải Vân

Nam thì Quảng Ngãi giáp gần núi phong

Tây thì giáp đến gần sông Buong

Rừng cao rừng thấp mấy tầng mây xanh

Đông thì biển rộng thênh thang

Đất đai trăm dặm rành rành như ghi” [4,15]

Ngày nay, với sự chuyển mình theo sự phát triển của cả nước, vùng đất QuảngNam Đà Nẵng đã tách ra hai tỉnh thành là Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam riêngbiệt Tuy thế hai tỉnh này cũng vẫn gắn bó với nhau bởi những điều kiện thiên nhiên, bởinhững bờ biển chạy dài đến vô tận

Tóm lại, vùng sinh thái Quảng Nam Đà Nẵng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống conngười Với những khắc nghiệt của khí hậu, những trận bảo lụt, những tai họa của thiênnhiên đã làm cho con người của vùng đất này có một sức chịu đựng, một sự đoàn kết đểchống chọi lại với những thiên tai hạn hán Vì thế trong cuộc sống, con người phải nỗ lựclàm việc, chịu đựng mọi hoàn cảnh bất trắc có thể xảy đến bất cứ lúc nào nên họ ít khingừng nghỉ Sách Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi: “đàn ông thì lo cày ruộng, đàn bàchăm lo nuôi tằm, dệt lụa Núi sông hùng vĩ, nên con người tư chất thông minh, kẻ sĩ cólòng trung trực, lời nói ngay thẳng Tuy thế đất thì xấu, sông núi thì chảy xiết nên tínhngười hay nóng nảy, ít trầm tĩnh, chỉ những người học vấn uyên thâm mới không bịphong khí ràng buộc, việc qua lại thường xuyên, tình giao kết như ngày xưa và đều đặn,liên lạc, cúng tế bằng xướng ca Đất thì xấu phong tục tiết kiệm, nhưng thật thà chất phác,phong thổ tất cả đều là như thế”

1.2 Bối cảnh lịch sử và địa lí nhân văn:

Xét về lịch sử, tỉnh Quảng Nam được các lưu dân miền Bắc (Thanh, Nghệ, Tĩnh)vào khai phá lập nghiệp tạo thành So với các tỉnh Nam Trung Bộ trở vào, thì QuảngNam là đất nước Vua Lê chúa Nguyễn chú ý nhiều trong việc mở mang bờ cõi, cũng nhưphòng thủ kinh đô

Trang 5

Ngược dòng thời gian thì Quảng Nam là quận Nhật Nam đời Hán, bị nước Lâm

Ấp (chiêm thành) nhà Nhuận Hồ đánh lấy được động Chiêm, động Cổ Lũy, chia đặtthành bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa Đặt các chức Thăng, Hoa, An Lộ Phủ Sứ để caitrị, lại di dân đến ở Như vậy, phần đất này tương đối mới của nước Đại Việt, vừa mới khai khẩn, dân cư mới đến lập nghiệp

Quảng Nam, một quê hương từng là bãi chiến trường của các lực lượng giaotranh trong nhiều tháng năm, và cũng là nơi nghĩ chân của những lưu dân về miền Nam trong các giai đoạn lịch sử Nhưng dầu cho triều đại trải qua bao nhiêu lần hưng vong, giang sơn tuy bao lần đổi chủ đất đai này cuối cùng vẫn là của người dânđất Quảng

Kể từ đầu thế kỷ 15(năm 1403) khu vực Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa đã chính thứcthông thuộc vào quyền lực nhà nước Đại Việt Từ lãnh vực hành chính công quyền đếnphương diện công pháp quốc tế, sử Trung Quốc, Việt Nam, Chiêm Thành đều cho rằngvào đầu thế kỷ 15, cả khu vực trên đã do người Việt cai quản Năm 1403, triều đại nhà

Hồ sau khi thương thảo với triều đình Chiêm Thành, họ đã thuận giao nộp cả Chiêmđộng (Bắc Quảng Nam), Cổ Lũy động (Nam Quảng Nam ngày nay) cho người Việt Từ

đó nhà Hồ(1400-1407) chia đất Chiêm động và Cổ Lũy thành bốn châu là Thăng, Hoa,

Tư, Nghĩa rồi đặt lệ Thăng Hoa thống lãnh bốn châu

Sang giữa thế kỷ15, vua Lê Nhân Tông (1446) đã cải tổ nền hành chánh trong nước bằng cách đặt các ty sở ở các Đạo Sau đó(1471) vua Lê Thánh Tông (Hồng Đứcnăm thứ 2) đã tổ chức hành chánh, tại các châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, đồng thời đặtlàm đạo thừa tuyên Quảng Nam như các đạo đã có từ Quảng Bình trở ra Danh xưngQuảng Nam bắt đầu có từ đó trong lịch sử mở nước của tiền nhân ta

Năm 1471 Đạo Thừa Tuyên Quảng Nam thống lĩnh ba phủ chín huyện Sách Thiên Nam Dư Hạ Tập cho rằng đời Hồng Đức khi vẽ bản đồ Đại Việt thì Quảng NamThừa Tuyên sứ ty thống lĩnh ba phủ chín huyện Như vậy khu vực đạo Thừa TuyênQuảng Nam vào thế kỷ XV bao gồm một vùng rộng lớn từ Nam Thuận Hóa vào sát núiThạch Bi ở Phú Yên (nay thuộ tỉnh Phú Yên) Do đó, cả khu vực từ rừng núi xuống đồngbằng và các hải đảo dọc theo lãnh thổ trên đều thuộc đạo Thừa Tuyên Quảng Nam Sau

đó (1490) đổi lại gọi là xứ Quảng Nam Năm 1520 gọi là trấn Quảng Nam, năm 1602(đời Gia Dũ-Nguyễn Hoàng) gọi là dinh Quảng Nam gồm cả ba phủ Thăng, Hoa, Tư,Nghĩa và Hoài Nhơn, phía bắc là phủ Điện Bàn và chúa Tiên sai con trai thứ 6 là NguyễnPhước Nguyên (1563-1635) vào trấn thủ vì chúa và các cận thần đều xem đây là “đấtyếu hầu của Miền Thuận Quảng” Từ đó, ông cho lập dinh trấn ở xã Cần Húc thuộc đấtDuy Xuyên, huyện Điện Phước phủ Điện Bàn làm ty sở Năm 1604 cải đặt và đổi têncác khu vực hành chánh hai xứ Thuận Hóa Quảng Nam lập ra huyện Lê Giang thuộc phủThăng Hoa (nay là các phủ Duy Xuyên) kể từ đó, dinh Quảng Nam là đất các thái tửthực sự cầm quyền ở một vùng đất mà chúa xem là quan trọng bậc nhất, như thái tửNguyễn Phước Nguyên trấn thủ từ năm 1602-1613, sau khi kế nghiệp chúa Tiên rồi chúaNguyễn Phước Nguyên trao dinh Quảng Nam lại cho thái tử Phước Kỳ, tiếp theo làPhước Lan… cho đến thế kỷ thứ XVIII khi vương quyền chúa Nguyễn tan rã mới chấmdứt

Trang 6

Năm Tân Dậu (1801) cũng gọi là Quảng Nam Dinh đến năm 1806 Vua Gia Longđổi là Trực Lệ Quảng Nam dinh thuộc kinh sư, và đến năm 1832 đời Vua Minh Mạngthứ 13 đổi thành tỉnh Quảng Nam.

Mặc dầu trải qua bao lớp sống phế hưng, hai xứ Thuận Quảng nhân dân vẫn sungtúc thanh bình.Với đất nước đó, chẳng bao lâu sau Nguyễn Hoàng (1558-1613) vào trấnthủ Thuận Hóa kiêm lãnh trấn Quảng Nam Kể từ đó, tiền nhân ta đã lật sang một trang

sử mới cho bức dư đồ Đại Việt và Quảng Nam trở thành một đơn vị hành chánh lớn của

tổ quốc

“Lịch sử mở đất phương nam của dân tộc là một quá trình dựng nước và giữ nướckhởi đi từ buổi bình minh mở cõi của dân ta Quá trình đó đã phát triển trong trường kỳlịch sư ũdân tộc qua đời Lê – Trịnh – Nguyễn và cuối cùng là triều đại nhà Nguyễn (1802– 1945) Trong chiều dài lịch sử dựng nước và mở nước, nhân dân ta đã đỗ biết bao mồhôi, nước mắt và không ít máu đào mới có một biên cương rộng lớn như ngày hôm nay.Biên cương ấy duỗi dài vào Nam, ra biển đông, khởi nguyên từ đời nhà Hồ (1400 –1407), qua Vua Lê chúa Nguyễn (1558 – 1788), triều Nguyễn (1809 – 1945) tiền nhân ta

đã vạch lau lách, rừng bụi, núi non, bùn lầy để vươn dài lãnh thổ vào Nam, vượt trùngdương sống lớn đến quần đảo Hoàng Sa, Cù Lao Chàm … làm thành trì bảo vệ đấtnước” [28,31]

Sách Lịch Sử Việt Nam của Đào Duy Anh có ghi: “muốn gây cơ sở kinh tế chocông cuộc cát cứ, vì đất Thuận Quảng hẹp quá, chúa Nguyễn cần phải mở mang thêm bờcõi Bởi vậy chúa Nguyễn lại tiếp tục công cuộc Nam tiến của các triều Lý – Trần – Lê vàngay buổi đầu Nguyễn Hoàng đã lấn đất của Chiêm Thành đến Đại lãnh

Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, sau kiêm lãnh xứ Quảng Nam, màđất cực nam của Quảng Nam là huyện Tuy Viễn, thuộc phủ Hoài Nhơn tức là phủ TuyPhước, tỉnh Bình Định ngày nay Bên kia đèo Cù Mông là nước Chiêm Thành

Năm Tân Hợi (1611) chúa Nguyễn sai chủ sự là Văn Phong đem quân vào đánhChiêm Thành, lấy đất bên kia đèo Cù Mông đến núi Thạch Bi đặt làm Phú Yên gồm haihuyện Đồng Xuân và Tuy Hòa cho Văn Phong làm lưu thủ Đó là bước Nam Tiến đầutiên của các chúa Nguyễn

Chúa Nguyễn khi lâm chung dặn công tử thứ sáu (chúa Hi Tông) rằng: “ĐấtThuận Quảng phía Bắc có núi Hoành Sơn và sông Gianh hiểm trở, phía Nam có núi HảiVân và núi Thạch Bi vững bền; núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ củangười anh hùng, nếu biết dạy dân luyện binh để chóng chọi với nhà Trịnh thì đủ xây dựng

cơ nghiệp muôn đời, còn nếu thế lực không địch được thì cố giữ vững đất đai để chờ cơhội, chớ đừng bỏ quên lời dạy của ta” Xem đó ta thấy rằng chúa Nguyễn đã nuôi chí mởrộng về phía Nam, phía các triều đại trước Lê – Lý – Trần đã hướng về và chính chúa đãtiến bước năm Tân Hợi [19,296]

Xứ Thuận Hóa và Quảng Nam là vùng đất mới chiếm lại được của nhà Mạc năm

1554, lòng dân ở đây chưa tôn phục vua Lê chúa Trịnh Đồng thời nhà Mạc cũng cho

Trang 7

người khuấy động cho dân chúng nổi loạn và âm mưu đánh chiếm lại Ngoài ra, đấtThuận Quảng là vùng đất mới, rừng núi hiểm trở, sương lam chướng khí và khí hậu độcđịa Trịnh Kiểm thấy rằng: nếu Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa thì không còn sợ bị tranhquyền, lại có người tài giữ đất, không cho nhà Mạc chiếm lại, bảo vệ được mặt nam củaTây Đô, chỉ còn lo đối phó với nhà Mạc ở phía Bắc mà thôi Vì vậy, Trịnh Kiểm dângbiểu xin vua Lê Anh Tông cử Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ ThuậnHóa và được toàn quyền quyết định mọi việc ở địa phương.

Năm Mậu Ngọ (1558) Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận HóaĐoan Quận Công chăm lo cho dân chúng, trấn Thuận Hóa trở nên thịnh vượng, trật tự anninh vững chắc Vua lại cho Nguyễn Hoàng trấn thủ luôn trấn Quảng Nam, mỗi năm chỉphải nộp thuế cho triều đình 400 cân bạc và 500 tấn lụa

Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng cai trị nhân hậu và tài giỏi nên xứ Thuận Quảng được thái bình và thịnh vượng; trong khi đó, các vùng đất khác đều bị nghèo nàn

-và loạn lạc vì cuộc chiến tranh giữa nhà Mạc ở bắc triều (Đông Đô) -và vua Lê chúa Trịnh

ở Nam triều (Tây Đô) Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã ca ngợi tài đức của Đoan QuậnCông như sau: “Nguyễn Hoàng trị nhậm xứ Thuận – Quảng mấy chục năm, chính lệnhkhoan hào, thưởng ban ân hậu, dùng pháp luật công bình, biết khuyên răn bản bộ, cấmtrấp những kẻ hung ác Dân hai trấn Thuận Hóa và Quảng Nam đều cảm lòng mến đức;thay đổi phong tục, chợ không nói thách, dân không trộm cắp, cổng ngoài không phảiđóng thuyền buôn nước ngoài đều đến buôn bán, trao đổi phải giá Quân lệnh nghiêmcẩn, mọi người đều ra sức… từ đó, nhà Mạc không dám dòm ngó, trong cõi được yên ổnlàm ăn”

Qua những sự kiện đã nêu trên, chúng ta thấy được rằng vùng đất Quảng Nam đãđược các vua chúa triều Nguyễn mở mang thêm rộng lớn Đồng thời có một sự kiệnquan trọng khác đó là Vua Trần Anh Tông gả em gái là Công Chúa Huyền Trân cho vuaChế Mân, vua Chế Mân dâng hai châu là Châu Ô và Châu Lý làm sính lễ, vì vậy vùngđất Quảng Nam được mở rộng Theo Khâm Định Việt Sử thì Châu Lý là các huyệnPhú Vang, Phú Lộc (tỉnh thừa thiên) và các huyện Diên Phước, Hòa Vang (tỉnh QuảngNam) Như vậy vùng đất Quảng Nam này có sự đóng góp của công chúa Huyền Trân.Ngày nay vùng đất này theo sự chuyển biến của xã hội đã thay da đổi thịt, trở thành một thành phố lớn thứ ba của đất nước

Khi nói đến nhân văn là đề cập đến con người Vùng đất này là vùng đất đầu Nam Tiến của Việt Nam, tập trung tất cả những sự kiên cường, là vùng địa lý nhân kiệt.Lịch sử Việt Nam mấy thế kỷ qua đã chứng minh đất QuảngNam đã hun đúc và sản sinh

ra nhiều nhà yêu nước, những chiến sĩ cách mạng Ngay từ khi đặt chân đến nước ta,Quảng Nam trở thành một căn cứ vững chải để tụ họp các phong trào chống Pháp vàcũng là nơi cung cấp những người con ưu tú nhất để hiến dâng đời mình cho đất nước như:

Hoàng Diệu: Liệt sĩ danh tướng tự là Quang Viễn hiệu Tĩnh Trai, quê làng XuânĐài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam

Trang 8

Phan Chu Trinh (1872 – 1926): Chí sĩ, là danh sĩ sinh ngày 9 – 9 – 1872 tự là TửCáo, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu là Hi Mã, quê làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam

Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Trần Cao Vân (1866 -1916): Liệt sĩ, nhà yêu nước, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa DuyTân, quê làng Tư Phú, tông Đa Hòa, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Huỳnh Thúc Kháng (1876 – 1947): Chí sĩ, danh sĩ, sinh vào khoảng tháng 11 năm

1876 Ông họ Huỳnh, tiểu danh là Thước, trước gọi là Hanh sau đổi là Thúc Kháng tự làGiới sanh, hiệu là Minh Viên Quê làng Thạch Bình, tổng Tiên Giang thượng, huyệnTiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Lê Đình Thám (1877 -1969): Bác sĩ, cư sĩ Phật giáo, nhà hoạt động hòa bình,pháp danh Tâm Minh, quê làng Đông Mĩ, tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh QuảngNam

Lê Đình Dương (1893 -1919): liệt sĩ cận đại, y sĩ Đông Dương, anh ruột bác sĩ

Lê Đình Thám, con thượng thư Đông Các đại học sĩ Lê Đĩnh Quê làng Đông Mĩ, huyệnĐiện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Trên đây là những người con được sinh ra từ vùng đất Quảng Nam, còn rất nhiều thiên tài được sinh ra từ vùng đất này, nhưng người viết chỉ nêu vài người màthôi

Sách Đất Việt Trời Nam của Thái Văn Kiểm có ghi khoa thi hội năm Mậu Tuất(1898) trong số 18 vị chiếm bảng vàng, riêng tỉnh Quảng Nam có đến 5 vị (3 tiến sĩ, 2phó bảng) cho nên Vua Thành Thái mới ban cho mỗi vị bốn chữ: “Ngũ Phụng Tề Phi”(năm con Phụng cùng bay) Người đương thời đã tặng cho năm vị ấy “ Ngũ Hổ”

1 Phạm Liệu ở Trừng Giang (Điện Bàn)

2 Phạm Tuấn ở Xuân Đài (Điện Bàn)

3 Phan Quang ở Phước Sơn (Quế Sơn)

4 Dương Hiển Tiến ở Cẩm Lâu (Điện Bàn)

5 Ngô Lý ở Cẩm Sa (Điện Bàn)

Ngoài Ngũ Hổ, tỉnh Quảng Nam còn có Tứ Hùng là :

1 Phạm Liệu ở Trừng Giang (Điện Bàn)

2 Huỳnh Hanh tức Huỳnh Thúc Kháng ở Thăng Bình (Tiên Phước)

3 Võ Hoành ở Nam Phước (Duy Xuyên)

Trang 9

4 Nguyễn Đình Hiến ở Trung Lộc (Quế Sơn)

Bốn vị này đã liên tiếp đậu thủ khoa trong các khoa thi Hương Người đương thời

đã ghép thành vần cho dễ nhớ: Nhất Liệu, Nhì Hanh, Tam Hoành, Tứ Hiến

Ngoài Ngũ Hổ và Tứ Hùng, Quảng Nam còn có Tứ Kiệt với bốn vị phó bảng đã

đổ đầu khoa thi hội năm giáp thìn (1904)

1 Nguyễn Đình Hiến ở Trung Lộc (Quế Sơn)

2 Phan Châu Trinh ở Tây Hồ (Tiên Phước)

3 Võ Vĩ ở An Phú (Thăng Bình)

4 Nguyễn Mậu Hoán ở Phú Cốc (Quế Sơn)

Chúng ta nhận thấy rằng trong các bậc túc nho hồi đó có hai nhà cách mạng lừngdanh là Huỳnh Thúc Kháng và Phan Châu Trinh đã từng mở đường giải phóng và dânchủ hóa nước Việt Nam [20,389]

1.3 Phật giáo trong quá trình lịch sử ở Quảng Nam Đà Nẵng hiện nay:

Các chúa Nguyễn ngoài việc bảo vệ và mở mang Đàng Trong thì hầu hết đều lànhững người phật tử mộ đạo, hộ trì cho Phật giáo phát triển ở Đàng Trong, chăm lo xâydựng, trùng tu Chùa chiền luôn tạo điều kiện thuận lợi cho chư tăng tu học yên ổn Từ đónhững di tích thắng cảnh của Phật giáo được phát triển và những di sản văn hóa, nhữngkhu du lịch sinh thái từ đó mà được khai thác và phát triển cho đến ngày nay

1.3.1 Phố Cổ Hội An: Phố cổ Hội An trước đây đã từng là thị xã và tỉnh lị củatỉnh Quảng Nam dưới thời Pháp thuộc (1898) và cũng là thị xã và tỉnh lị của tỉnh QuảngNam – Đà Nẵng trong thời kỳ độc lập (1945) và sau đó là thị xã tương đương cấp huyệncủa tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng sau khi miền nam được giải phóng (1975) và của tỉnhQuảng Nam sau khi chia tách tỉnh (1996)

Vào đầu thế kỷ thứ XIV, vùng đất thị xã Hội An ngày nay còn thuộc đất Lâm Ấpphố, một thương cảng nằm bên bờ sông chợ cũi (về sau được gọi là sông Thu Bồn), gầnvới biển hải khẩu Đại Chiêm (cửa đại ngày nay)

Sau khi vua ChămPa Chế mân dâng tiến hai Châu Ô, Châu Lý cho nhà Trần làm

lễ vật nạp trưng để xin cưới công chúa Huyền Trân con gái thái thượng hoàng Trần NhânTông vào giữa năm 1306, vùng Đại Chiêm Lâm Ấp Phố đã nằm trong lãnh thổ Đại Việt

Năm 1037 Vua Trần Anh Tông đã đặt tên cho hai châu mới đó là Thuận châu vàHóa châu Hóa châu có huyện cực Nam là Điện Bàn thuộc phủ Triệu Phong mà ở đó cóLâm Ấp Phố, về sau địa danh Hội An mà người phương tây gọi là Faifoo đã thay thế choLâm Ấp Phố Sau khi thuộc lãnh thổ Đại Việt, Hội An đã trở thành một đô thị thương

Trang 10

cảng nổi tiếng ở Đàng Trong, quan hệ với đường hàng hải quốc tế từ phương tây sangphương đông, một trung tâm trung chuyển của con đương tơ lụa và gốm sứ xuyên đạidương trong những thế kỷ XVI – XVIII.

“Theo các nhà nghiên cứu, Hội An có nhiều tên gọi khác nhau trong lịch sử như :Hoài Phố, Hai Bô, Hổ Bi, Hai Phố, Cổ Trai, Cổ Tam” [34,7]

Sách Kể Chuyện Đất Việt của Nguyễn Khắc Viện cũng đề cập đến những tên gọikhác nhau như : Hội Phố, Hoài Phố, Hải Phố, Hoa Phố

Theo Sách “Ô Châu Cận Lục” do Nguyễn Văn An nhuận sắc và được in dưới thờiNam Bắc triều (1527 – 1592) vào năm 1553 đã cho thấy vào thời kỳ đó, huyện Điện Bàn

có 66 xã, trong đó có các xã Bàn Thạch, Hoài Phố, Cẩm Phố, Lai Nghi nhưng chưa thấyđịa danh Hội An Có nhà nghiên cứu đã cho rằng Hoài Phố là tên gọi của Hội An xưa.Vùng đất thị xã Hội An ngày nay từ giữa năm 1306, sau khi Công Chúa Huyền Trân trởthành hoàng hậu nước ChămPa đã thuộc lãnh thổ của Đại Việt Việt Nam

Vào thế kỷ thứ XVI, Nguyễn Hoàng thấy đây là nơi giàu có (vàng, yến sào, quế,đường, mật ong, ruộng muối, cẩm thạch) nên mới lập thành trấn và cử con trai là NguyễnPhước Nguyên trấn giữ, mở cửa Hội An buôn bán với bên ngoài Người Trung Quốc vàNhật Bản đến buôn bán và thường trú ở những phố riêng Sau đó còn có người Hòa Lan

và những người phương tây khác [36,66]

Thị xã Hộiả An là một đô thị nằm trên cửa đại, nơi con sông Thu Bồn đổ ra biểnđông Nơi đây vào thế kỷ XVI, XVII đã nổi tiếng với tên gọi Faifoo và rất quen thuộc vớicác thương nhân Nhật Bản, Inđônêxia, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Italia… Thời đó,thương cảng Hội An rất sầm uất bởi nó là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam

Á [31,445]

Như vậy, qua những dẫn chứng trên chúng ta biết được rằng trước khi phố Cổ Hội

An được mang tên là Hội An thì đã có nhiều tên khác nhau như đã nói trên

Tên gọi Hội An đã được nhắc tới trong các thư tịch cổ vào đầu thế kỷ XVII và đãphát hiện lần đầu tiên trên một văn bia dựng vào năm 1640 tại động Hoa Nghiêm củaNgũ Hành Sơn ở Đà Nẵng

Hội An nhờ chính sách mở cửa của thời các chúa Nguyễn mà cảng thị Hội An đãphát triển cực thịnh trong các thế kỷ XVII và XVIII và bắt đầu suy thoái vào cuối thế

kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX , để lại dấu ấn vàng son rực rỡ một thời của một đô thị cổxưa nhất của miền trung Việt Nam Vào thời phát đạt nhất không gian của cảng thị Hội

An dọc ven hai bờ sông Thu Bồn mà ngày xưa người ta gọi đoạn sông này chảy qua Hội

An là Sài Giang Thị, kéo dài từ ngã ba sông Câu Lâu – Chợ Củi ở phía tây cho đến tậnQuận Đảo Cù Lao Chàm ngoài biển đông, mở rộng từ các cồn cát thuộc các xã CẩmChâu, Cẩm Hà ở phía Bắc cho đến ngã ba sông Bà Rén – Thu Bồn và Trường Giang –Thu Bồn về phía Nam

Trang 11

Từ thế kỷ XVI Đại Việt hay Việt Nam ngày xưa chia thành hai miền : miền Bắchay Đàng Ngoài của triều đại Vua Lê chúa Trịnh và Miền Nam hay Đàng Trong thuộcquyền kiểm soát của chúa Nguyễn Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn đều có ý đôà thôngqua việc quan hệ ngoại giao và buôn bán với người nước ngoài để mua sắm những vũkhí, đạn dược v.v… nhằm chuẩn bị cho việc chiến đấu lâu dài.

Ở phía Nam, các chúa Nguyễn đã tỏ ra cởi mở hơn trong việc quan hệ chính trị

và thương mại đối với người nước ngoài nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế và xã hội,tạo nên được một sức mạnh quân sự đương đầu với chúa Trịnh ở phía Bắc Vì vậy cáctàu thuyền buôn bán của các nước Đông Nam Châu Á đã đến buôn bán ở Hội An

Những gười đến buôn bán đầu tiên tại Hội An là người Nhật Bản Có thể từnăm 1598, một số thương gia Nhật Bản đã đến Hội An và xin phép chúa Nguyễn lập phố

và dựng Chùa Họ cũng là người lưu trú đầu tiên sống ở Hội An và đã xây dựng ở phíaĐông cảng thị này Ở cuối phố của họ ở phía Tây, người Nhật đã xây dựng một chiếc cầuNhật Bản hay Viễn Lai Kiều, nhưng đối với người dân địa phương thì họ vẫn gọi bằngcái tên thân mật, dân dã “Chùa Cầu” Thật khó có thể tưởng tượng nếu Hội An khôngcòn Chùa Cầu Nó nằm trong tiềm thức của mọi người như vị trí Hồ Gươm của Hà Nội,cầu Tràng Tiền của Huế … ca dao địa phương có câu:

Ai xa Phố Nội, Chùa Cầu

Để thương, để nhớ, để sầu cho ai

Để sầu cho khách vãng lai

Để thương, để nhớ cho ai chịu sầu [24,103]

“Vị trí cây cầu này nối con đường cầu Nhật Bản (sau đổi tên Cường Để và nay

là Trần Phú) và Duy Tân nay đổi Nguyễn thị Minh Khai) được xây dựng vào khoảng thế

kỷ XVII và được trùng tu vào khoảng năm 1763, 1817, 1875, và 1917 Ta hãy đọc lạivăn bia ghi việc trùng tu cầu do “Đinh Tường Phủ, Bá Tước Đình Khê, Đốc hộc Trực

Lê, dinh Quảng Nam” soạn dưới đời Gia Long, năm 1817” [24,104]

Người Nhật Bản bán ở Hội An những mặt hàng dùng để chế tạo vũ khí và đạndược như Đồng, Sắt, Diêm Tiêu, Lưu Huỳnh, các mặt hàng Mỹ phẩm như Nhung, Gấmcác mặt hàng tạp hóa chế tạo theo kiểu Nhật

Bên cạnh đó, người Hoa là người thứ hai đến buôn bán tại Hội An, họ đến saungười Nhật khoảng hai mươi năm Có thể trước năm 1618, họ được phép của chúa Nguyễn xây dựng phố khách ở bên kia cầu Nhật Bản Tuy nhiên, trước khi phố Nhậtthiết lập ở Hội An cũng đã có những thương nhân người Hoa đến buôn bán Họ bánnhững mặt hàng như: dược liệu, tơ lụa, nhung gấm, nhũ sắc, dầu thơm, đồ thủy tinh,

đồ pha lê, bạc, đồ sứ, lồng đèn, trái cây khô vv… Người Hà Lan buôn bán những mặt hàng: đồng, chì, kẽm, bạc nén, các loại vải quý như len dạ, nỉ đỏ, nỉ đen vv… Còn các mặt hàng xuất khẩu của Đàng Trong tại cảng thị Hội An gồm có các Lâm Sản,

Trang 12

Trầm Hương, Tinh Dầu, Xạ Hương, Gỗ v.v… các dược liệu quế, hồi, mật ong, mật gấu,

sa nhân, thảo quả v.v… các hải sản như: ngọc trai, vây cá, hải sâm, đồi mồi, cá, mực,tôm khô v.v…các nông sản như gạo, các loại đường, tiêu, thuốc lá vv…Các loại tơ tằm

có thể cạnh tranh với tơ tăm Trung Hoa, các sản phẩm thủ công nghiệp đồ gốm (với men đẹp hơn của Nhật Bản) ấm trà, độc bình vv…Người ta có thể nói rằng cảnh thị Hội

An là điểm trung chuyển của con đường tơ lụa và gốm sứ xuyên đại dương trong cácthế kỷ XVII –XVIII giữa các nước phương Tây và phương Đông

Theo lịch sử Trung Hoa, hoàng đế Minh Thái Tổ sáng lập nhà Minh đã thực hiện

từ năm 1371 đường lối lục địa đóng cửa cấm các tàu thuyền buôn bán ở nước mình không được đi ra nước ngoài Cho đến giữa thế kỷ thứ XVI vào năm 1567, hoàng đếTrung Hoa Minh Mục Tông đã dỡ bỏ lệnh cấm, và các thương nhân người Hoa lại ồ ạtđến Hội An” [34,27]

Đến một thời gian sau đó, có những nguyên nhân khiến phố Nhật đã biến mất trênbản đồ cảng thị Hội An Để chốùng lại bọn hải tặc người Tây Ban Nha và Hà Lan nên(tướng quân Tôkưgawa Ieyasu) Mạc phủ ban chiếu chỉ cấm việc xuất dương của cácthương thuyền Nhật Bản nhằm tránh mọi vụ hải tặc Đến năm 1635, Mạc phủ đã cấm cáccông dân Nhật Bản đi ra nước ngoài và buộc những người Nhật đang lưu trú ở hải ngoạiphải hồi hương nếu không họ sẽ bị xử tội Do đó, những người Nhật đang sống và buônbán ở cảng thị Hội An phải trở về tổ quốc và đó là nguyên nhân của sự suy thoái PhốNhật ở Hội An, chỉ có bốn năm gia đình người Nhật xin phép nhà đương cục Việt Nam

Âm, Chùa Kim Sơn, Hội Quán Thương Dương không bị tàn phá

Khoảng năm năm sau, cảng thị Hội An dần dần hồi sinh, hoạt động thương mạiđược phục hồi nhưng không đạt được như mức độ trước đây Người Việt, người MinhHương và người Hoa đã xây dựng lại Hội An từ những đổ nát của khu phố cũ, họ xâydựng những nhà cửa mới theo kiểu kiến trúc của họ và điều đó vô tình lại xóa đi mãi mãicác dấu vết của phố Nhật trên cảng thị Hội An

Một số nhà nghiên cứu cho rằng sau khi thống nhất nước Việt Nam, hoàng đế GiaLong đã cảm thấy ý đồ bành trướng và xâm lược của các nước phương tây đối với cácnước Đông Nam Châu Á Ấn Độ đã bị Anh chinh phục năm 1819, Philippin bị Tây BanNha cai trị từ năm 1565, người Anh xâm chiếm Mianma năm 1826, người Hà Lan đã tiếnhành công cuộc thực dân ở Inđônêxia vào năm 1799, người Pháp đã có âm mưu toan xâmchiếm Việt Nam Vì vậy mà Vua Gia Long và những Vua kế vị Minh Mạng, Thiệu Trị,

và Tự Đức của Việt Nam đã thực hiện một chính sách đóng cửa không quan hệ với cácnước ngoài, nhất là các nước phương tây trừ Trung Hoa Do đó, các thương thuyền nướcngoài không đến hội An nữa, đó là lý do tiên quyết của sự suy thoái của cảng thị Hội An

Trang 13

mà nó đã bắt đầu từ cuối thế kỷũ XVIII trước khi các con đường giao thông, đường thủydẫn tới Hội An bị trở ngại [34,33]

Về nghệ thuật kiến trúc của các di tích lịch sử ở đô thị cổ Hội An là sự hòa điệucủa các nghệ thuật Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản Đây là kết quả của một sự hỗndung văn hóa của các nước Đông Nam Châu Á và Viễn Đông

“Kiến trúc hệ mái truyền thống Việt Nam của các di tích lịch sử ở đô thị Hội Anđều có độ dốc mái khá thống nhất với tỷ lệ 5/10 tức là 50% Trong khi đó Chùa Cầu hayLai Viễn Kiều do người Nhật thiết kế trước đây và được các nghệ nhân Việt Nam thicông lại có hệ mái với độ dốc khá nhỏ, gần như nằm ngang Đó là một đặc điểm kiến trúc

ít gặp thấy ở các nước Đông Nam Châu Á nhưng phổ biến ở vùng Viễn Đông, điều đólàm cho di tích cổ mang sắc thái kiến trúc Nhật Bản Điều này đã làm cho không một ai

có thể phủ nhận được sự có mặt của nền văn hóa Nhật Bản đã cấy trồng ở Hội An trongquá khứ Song mái cầu Hội An đã kết hợp một cách hài hòa với những bộ phận khác cònlại của công trình làm cho chiếc cầu mang một vẻ đẹp riêng nhưng gần gũi Cấu trúc của

bộ khung và độ cong thoải mái của nền cầu bằng gỗ là điểm gặp gỡ giao duyên của hainền nghệ thuật, kiến trúc Việt Nam, Nhật Bản” [34,41]

Hội họa dân gian ở đô thị cổ Hội An thể hiện phổ biến dưới hình thức tranh vẽtrang trí nội thất với những bức tứ bình, tứ quý, các tranh phong cảnh, sơn thủy, chim thúbằng chất màu tươi sáng và các bức chân dung thờ bằng mực Tàu trên giấy đỏ mang dángdấp Trung Hoa, có sức thấm đọng sâu sắc vào lòng người Các bức tượng Phật lớn nhỏ,các vị thần trong các công trình tín ngưỡng, dù đứng riêng lẻ hay trong một tập thể đều lànhững công trình nghệ thuật tạc tượng độc đáo, gây được những ấn tượng thẩm mỹ mạnhmẽ

Nói tóm lại, đô thị Hội An trải qua nhiều thế kỷ, qua nhiều chuyển biến vẫn mangtrong lòng mình những kiến trúc, những cách trang trí và vẻ đẹp cổ xưa trong mọi di tíchlịch sử được thể hiện hài hòa của nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau, từ đó tạo ramột phong cách riêng của Hội An Đây là sự tổng hòa của quá trình hội nhập, thẩm thấu,dung hóa một cách chọn lọc các yếu tố văn hóa ngoại lai, một sự giao lưu và kết hợp giữanền văn hóa dân tộc với nền văn hóa của thế giới ở khu vực Đông Nam Châu Á và ViễnĐông Những di tích kiến trúc đã hội tụ, tổng hòa được các yếu tố của nền nghệ thuậttruyền thống được làm phong phú thêm nhờ những yếu tố nghệ thuật nước ngoài, đa dạng

về chủng loại, phong phú về đồ án, điêu luyện về đường nét Tuy nhiên trong quá trìnhdung hóa văn hóa bên ngoài đó, phong cách Hội An vẫn truyền thống và bảo tồn đượcvững chắc các nền tảng truyền thống bản sắc độc đáo và sâu sắc của dân tộc Vì vậy màtạo nên được sự hài hòa và tính chất riêng của Hội An

Ngày qua ngày, những người dân Hội An cảm nhận thêm rằng quê hương mình

là một bộ phận sáng ngời của di sản văn hóa Châu Á và có thể là toàn thể nhân loại, đãđược các nhà khảo cổ học trên thế giới hết sức trân trọng Chính vì vậy mà giáo sư ngườiPháp Denys Lombas đã phát biểu: “Kiểu mẫu tiêu biểu của thành phố thương mại ở ViệtNam, ở Đông Nam Châu Á có thể chỉ ra là Hội An” [34,46]

Trang 14

Đô thị cổ Hội An, thành phố quê hương muôn vàn yêu dấu, đã ra đời trong thờigian và không gian lịch sử của thời kỳ của Trung Đại Việt Nam, tồn tại qua các thế kỷ vàcác thế hệ, rực rỡ trong phát triển, huy hoàng trong chín muồi, vàng son trong phồn thịnh,chìm đắm trong suy thoái, quằn quại trong chiến tranh để rồi lại hồi sinh mãnh liệt hơnbao giờ hết trong hòa bình với sự cuốn hút mới, không phải bằng một nền ngoại thương phong phú hàng hóa như xưa mà bằng một nền du lịch đầy sức hấp dẫn nhờmột quần thể kiến trúc cổ kính tuyệt vời của nền văn hóa với phong cách một không hai

và đô thị cổ Hội An vẫn sống, vẫn duy trì sự tồn tại hiếm thấy của mình như một bảotàng sống, vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa độc đáo của mình, vẫn bảo tồn được cácphong tục, tập quán riêng biệt của mình qua bao thế hệ Những ngôi nhà cổ sẽ giảm đigiá trị nếu như vắng bóng các chủ nhân đang sống hằng ngày ở đó để giữ gìn chúng.Cuộc sống ở đây thiêng về nội tâm, phảng phất nét trầm lắng Sự ngưng đọng trong cácđình chùa, các nhà thờ tộc, các hội quán, các nhà hình ống, các đường phố nhỏ hẹp nhưgợi nhớ những quá khứ vàng son, như lắng nghe tiếng nói của tiền nhân thầm thì trongcác di tích, như ôm ấp bước chân thăng trầm qua các thời đại Đô thị của họ vẫn giữ được tính cách riêng biệt, lối sinh hoạt lịch lãm, cách ứng xử ân tình của mình Môitrường ở đây không bị chèn ép bởi các hoạt động công nghiệp náo nhiệt, bởi các phương tiện giao thông ồn ào, bụi bặm mà được trả về cái yên tĩnh, vỗ về cái êm đềm ấp

ủ, cái lắng động trong chiều sâu tâm hồn để mà hoài niệm, để mà suy ngẫm, để màchiêm ngưỡng, để mà nhớ thương

Hội An Phố Cổ êm đềm

Xa người ta nhớ ngày đêm hỡi người

Phố xưa ai nhớ nụ cười

Cho lòng rạo rực bóng người không nguôi

(thơ Nguyễn Phước Tương)

Ngay từ ngày xưa, giáo sĩ Cristoforo Borri đã từng đến Hội An nhiều lần từ 1618cũng đã nhận thấy được bản chất tốt đẹp của người dân Hội An, người dân ĐàngTrong của Đại Việt, ông đã viết trong nhật ký của mình: “Bản năng tự nhiên của họ là

tử tế, ưa làm việc thiện, nhất là đối với người nghèo khi kêu gọi giúp đỡ, nếu từ chối họ

sẽ bị coi là thiếu bổn phận như pháp lệnh buộc họ phải làm như vậy Người Hội An có sựhòa hợp hoàn hảo, họ cư xử thân tình như anh em một nhà cả trước khi họ quen biếtnhau” [34,50]

Một thương gia khó tính người Pháp Pierre Poivre đã từng đến Hội An và Huế từcuối năm 1794 đầu năm 1750 cũng đã từng nhận xét tương tự về người Hội An: “NgườiHội An dũng cảm, cần cù, bản tính giản dị, thẳng thắn, tôn trọng sự thật, họ nghèo, ít họcnhưng lịch thiệp, đặc biệt đối với người nước ngoài” [34,50]

Ngày nay, khu phố cổ Hội An từng ngày đón một lượng khách du lịch đáng kểbởi do giá trị văn hóa nghệ thuật của các di tích lịch sử, kết hợp với các hoạt động văn

Trang 15

hóa độc đáo và sự hiếu khách của nhân dân Hội An mà đô thị cổ đón khách càng ngàycàng đông hơn, đặc biệt là khách nước ngoài Hơn nữa nhờ sự quyết tâm của chính quyền

và sự đồng tình chấp hành của nhân dân dưới sự lãnh đạo đúng đắn của thị ủy Hội An màcác công tác quản lý, bảo tồn, trùng tu các di tích cũng như các hoạt động nghiên cứukhảo cổ, điều tra đã được tiến hành và khai triển có hiệu quả Bởi vậy mà Ủy Ban Di SảnThế Giới của tổ chức giáo dục khoa học văn hóa của Liên Hiệp Quốc UNESCO trongphiên họp toàn thể lần thứ 23 từ ngày 29.11 đến ngày 5.11.1999 tại thành phố Marrakechvương quốc Marốc, vào ngày 4.12.1999 đã công nhận đô thị cổ Hội An là di sản thế giới

1.3.2 Khái quát cảnh quan sinh thái về Thành phố Đà Nẵng:

Thành phố Đà Nẵng được thành lập từ năm 1888 từ xa xưa đã là hải cảng quantrọng của Việt Nam, nay là một trung tâm kinh tế văn hóa, lịch sử một thành phố lớn nhấtmiền Trung Đà Nẵng không những gắn bó mật thiết với Quảng Nam mà còn với cả miềnTrung, Tây Nguyên, Nam Lào và đông bắc Campuchia

Ngày 1.1.1997 Thành phố Đà Nẵng chính thức trực thuộc trung ương cùng với HàNội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng là một trong bốn thành phố lớn nhất Việt Nam Với diệntích 942,45km2, dân số tính đến năm 2002 là 741.413 người, hiện nay Đà Nẵng có bảyđơn vị hành chánh là; Quận Hải Châu, Quận Thanh Khê, Quận Liên Chiểu, Quận SơnTrà, Quận Ngũ hành Sơn, Huyện Hòa Vang, Huyện Đảo Hoàng Sa [22,122]

Theo Cẩm Nang Du Lịch của Phạm Côn Sơn, Thành Phố Đà Nẵng về hành chínhtrực thuộc trung ương, diện tích 1.256,2 km2, có địa hình khá đa dạng Phía Bắc giápThừa Thiên Huế, Nam và Tây giáp Quảng Nam, phía đông là biển, một bên là đèo HảiVân cùng những dãy núi cao, một bên là Bán đảo Sơn Trà hoang sơ nhưng có những bãibiển tắm tuyệt đẹp Ngoài xa khơi là quần đảo Hoàng Sa với ngư trường rộng lớn

Vào thế kỷ thứ XVI, chúa Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa đểtránh việc bị Trịnh Kiểm giết hại Khi vượt đèo Hải Vân tiến xuống Đà Nẵng – QuảngNam, các chúa Nguyễn đã thấy được Hội An là chỗ thuận tiện cho việc buôn bán, traođổi với thuyền buôn nước ngoài Từ đây, thuyền buôn nước ngoài ồ ạt đến Hội An vàquân đội nhà Nguyễn cũng ngày càng hùng mạnh nhờ mua được vũ khí dễ dàng Trongkhi Hội An đang nhộn nhịp tưng bừng, trong cảnh náo nhiệt ấy, Đà Nẵng đã lần đầu tiênxuất hiện trên bản đồ như một địa danh có vị thế Để vào cảng thị Hội An, các tàu buônthường đi thẳng vào sông Thu Bồn Nhưng sau này do quá đông đúc, nhiều tàu lớn tìmđường đi vòng vào vịnh Đà Nẵng và từ đây Đà Nẵng đã trở thành một tiền cảng vàonhững thời kỳ sầm uất nhất của Hội An

Những năm cuối thế kỷ XVIII, khi nhà Tây Sơn đã toàn thắng và bình định đấtnước thì Đà Nẵng đã nổi lên như một đô thị quan trọng và náo nhiệt Những người Anhkhi đến đây đã thấy trong các công quán có nhiều vải lụa, hàng hóa Châu Âu Một nhânviên trong sứ đoàn Anh Quốc trên đường đi Trung Hoa có ghé Đà Nẵng năm 1793 đã mô

tả vịnh Đà Nẵng là nơi mà người ta có thể cho thuyền chạy khắp bờ biển mà không gặptai nạn, đáy biển sâu từ 17-20 sải, vịnh Đà Nẵng xứng đáng mang danh là cảng lớn màvững chắc nhất được thấy (trong khu vực mà xứ đoàn đi qua) Nó rất sâu cho nên khi cần

Trang 16

thiết phải di chuyển các tàu bè vẫn yên ổn dù gió to bão lớn Đáy biển đầy bùn nên neorất bám [15,23]

Theo đà phát triển của xã hội, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước, cùng với

sự lãnh đạo của các cấp Chính Quyền, với sự nhiệt tâm và đồng lòng của người dân ĐàNẵng mà hôm nay Thành Phố Đà Nẵng đã thay da đổi thịt, đã vươn lên để bắt kịp vớinhững thành phố khác Những con đường được mở rộng và khang trang, với hệ thốngthắp sáng thuận tiện, với sự mở rộng của thành phố đã làm thêm những chiếc cầu đểthuận tiện cho việc sinh hoạt của dân Cầu Sông Hàn, một chiếc cầu đẹp nổi tiếng, có hệthống trục quay, đây là hệ thống trục quay đầu tiên tại Việt Nam Chiếc cầu được bắt từđường Trần Phú qua đến đường Ngô Quyền, nối hai quận Hải Châu và Sơn Trà rất thuậnlợi cho việc đi lại buôn bán, sinh hoạt của người dân Cầu Tuyên Sơn mới được thành lậpnối quận Ngũ Hành Sơn với quận Hải Châu làm cho sự đi lại và sinh hoạt của hai quậnnày càng gần nhau hơn Thêm nữa, một dự án đang được thi công đó là cầu ThuậnPhước, được bắt từ Quận Hải Châu qua đến cảng Tiên Sa, chiếc cầu này rất dài, quy môlớn, hiện nay đang được tiến hành đã được mấy trụ

Nhà ở của dân được nhà nước di dời và đưa về thành những khu phố văn hóa rấtkhang trang, ngay ngắn làm cho thành phố thêm đẹp hơn Hiện nay thành phố Đà Nẵngđang được công nhận là đô thị loại một Nói chung người dân thành phố Đà Nẵng đangtrên đà hoàn thiện và thực hiện một nếp sống văn minh hơn

Đà Nẵnghôm nay được sáng lên với những khu du lịch sinh thái, những bãi tắm đẹp, những khu nghỉ mát lý tưởng như khu du lịch Bà Nà, bán đảo Sơn Trà… Bây giờngười viết muốn trình bày sơ qua và giới thiệu những điểm du lịch này

Khu du lịch sinh thái Bà Nà Núi Chúa:

Câu nói nổi tiếng rằng “Đà Nẵng là một Việt Nam thu nhỏ” sẽ có thể bị coi làkhông chính xác nếu như ở Đà Nẵng không có Bà Nà, một dãy núi nhấp nhô cao vút vớinhững cánh rừng nguyên sinh, suối thác và những huyền thoại xa xưa Bà Nà uy nghi kềvai với các ngọn núi của Trường Sơn, thanh thản nhìn xuống thành phố cảng nhộnnhịp ngay dưới chân mình

Núi Bà Nà cách trung tâm thành phố Đà Năng 48 km về phía tây, đỉnh nằm trên

độ cao 1487m so với mặt nước biển, khí hậu dịu mát quanh năm (nhiệt độ trung bìnhnăm 17 0c - 20 0c Vào năm 1894 tức là chỉ với có mười năm sau khi thiết lập bộ máy đô

hộ trên đất Việt Nam, viên toàn quyền Pháp Doumer đã nghĩ đến việc xây dựng nhữngkhu nghỉ mát dưỡng sức cho các nhân viên dân sự và sĩ quan Pháp Ở phía Bắc người tatìm thấy Sapa và Tam Đảo, phía Nam người ta tìm ra Đà Lạt những nơi lý tưởng để nghỉmát Còn ở miền Trung, dưới sự phụ trách của viên đại úy pháo binh tên là Debay trongnhiều năm liền trèo đèo vượt suối, từ Thừa Thiên Huế cho đến Quảng Nam, Quảng Ngãi.Mãi cho đến đầu năm 1901 họ mới tìm thấy Bà Nà là địa điểm tốt nhất trong mấy chụcngọn núi ở sườn đông dãy Trường Sơn

Trang 17

Năm 1919, con đường lên đỉnh Bà Nà được khởi công và từ đây những ngôi biệtthự tư nhân, khách sạn liên tục mọc lên.

Năm 1922, Ty Lục lộ Đà Nẵng bắt đầu được lệnh thiết kế và sửa sang đường xehơi từ chân núi lên đỉnh và các đường lưu thông khác giữa các đỉnh núi với nhau

Năm 1923 – 1945 Bà Nà đã thực sự trở thành một khu nghỉ mát của các viên chứccai trị cao cấp Sau năm 1945 cách mạng tháng tám thành công, Pháp rút khỏi ĐôngDương, Bà Nà vắng bóng người Lúc Pháp lâm le tái chiếm Việt Nam, để ngăn chặn ý đồ

và không cho chúng lợi dụng vị trí Bà Nà nằm sâu trong lòng hậu phương của ta, nhândân đã quyết tâm triệt hạ Bà Nà theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến Từ đây khu nghỉmát này trở thành một bình địa hoang tàn, tiêu điều chìm mất dần trong rừng cây phủkín

Năm 1992 công ty dịch vụ Đà Nãng dự án khôi phục lại khu nghỉ mát Bà Nànhưng bất thành vì không có kinh phí đầu tư

Tháng 4 -1997 sở du lịch Đà Nẵng trình dự án khác với số vốn đầu tư dự kiếngần 60 triệu USD

Tháng 10 – 1997 Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố chính thức ký quyếtđịnh số 3754 phê duyệt dự án đầu tư tuyến đường lên khu nghỉ mát Bà Nà Như vậy saugần 100 năm được phát hiện, Bà Nà mới chính thức có chủ trương hoàn thiện từng bước

cơ sở hạ tầng tiến đến khai thái tiềm năng du lịch trọn vẹn nhất

Tháng 9 -1998 chính thức khai trương khu du lịch này Từ đây, đỉnh núi Bà Nàtrở thành khu du lịch thu hút một số lượng du khách khổng lồ từ mọi miền đất nước Vớimột địa hình bằng phẳng như một cao nguyên nhỏ, Bà Nà có những cánh rừng nguyênsinh đại ngàn, hệ động thực vật phong phú đa dạng, là nơi nghỉ mát lý tưởng Vàonhững lúc trời quang mây tạnh, từ trên đỉnh núi du khách có thể phóng tầm nhìn baoquát cả một vùng không gian rộng lớn Thành phố Đà Nẵng, thấy từ chân đèo Hải Vânđến Bán Đảo Sơn Trà, sông Thu Bồn uốn quanh ôm lấy những cánh đồng trù phú, nhữngbãi biển Mỹ Khê, Bắc MỹAn, Non Nước Ngũ Hành, tất cả cảnh thiên nhiên như một bứctranh sống động hiếm nơi nào có được

Trên đỉnh núi, được sự cho phép của Chủ Tịch Thành Phố, được sự ủng hộ củacác cấp chính quyền mà Thượng Toạ Thích Thiện Nguyện đã khai sơn một ngôi chùa tạikhu du lịch này, với tên gọi là Chùa Linh Ứng Bà Nà, thu hút rất nhiều khách thậpphương vào lễ Phật, viếng chùa, tạo điều kiện cho tôn giáo được truyền bá rộng rãi, ấy

là nhờ sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước

Ngũ Hành Sơn Non Nước:

Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 8km về phía Đông Nam, bên bờ biển Đông vàdòng sông Trường Giang Năm ngọn núi cao ngạo nghễ đứng giữa trời mây, mỗi ngọn

Trang 18

một dáng vẻ rất ấn tượng Núi gần biển và sông nên người dân thường gọi là Hòn NonNước (sẽ được trình bày ở phần sau)

Bán đảo Sơn Trà:

Tại Thành phố Đà Nẵng có một miền đất vừa rất gần và vừa rất xa, vừa thân quen

và vừa cách trở, đó là Bán Đảo Sơn Trà, một vùng đất thấp phủ kín vùng nguyên sinhnhô hẳn ra ngoài biển Đây là tấm lá chắn khổng lồ, là luồng phổi xanh của khu đô thịtrung tâm, đối diện bên kia là Hải Vân, hai vùng núi này quay vùng cửa Sông Hàn thànhmột vùng biển vừa rộng vừa kín đáo Đứng ở bất kỳ chổ nào trên đất Đà Nẵng cũng nhìn thấy được những mái rừng xanh thẳm nhấp nhô của bán đảo Sơn Trà Tuy gần gũi

và thân quen như thế, nhưng cũng có rất nhiều người chưa từng biết và đặt chân dù mộtlần trên mõm núi này

Thực ra hàng chục ngàn năm trước, đây là một hòn đảo bốn bề nước biển vâyquanh, nhưng rồi phù sa từ các cửa sông đổ ra đã tạo thành dải đất nối Sơn Trà với đấtliền Là các ngọn núi vươn ra biển, lại nằm ở khúc lồi nhất của vòng cung bờ biển TổQuốc; cũng từ trên đỉnh Sơn Trà ta có thể nhìn thẳng ra tới Trường Sa bao quát toànbộVịnh biển Đà Nẵng Thành Phố, Sông Hàn, Hải Vân, Ngũ Hành Sơn… cũng chính vìthế, ngay từ đầu thế kỷ thứ XIX các ông Vua nhà Nguyễn đã cho lập các đồn phòng thủ,đồn quan sát tiền tiêu ở đây Năm 1858, chính Sơn Trà là nơi hạm đội liên quân Pháp -Tây Ban Nha đã tấn công mở màn cho kế hoạch xâm lược Việt Nam

Thực dân Pháp sau khi chiếm đóng Đà Nẵng đã xây dựng trên Sơn Trà những lôcốt, đồn an trú án ngữ con đường biển đi vào vịnh cảng, xây những đài quan trắc Rađatừng giờ từng phút quét đôi mắt thần kiểm soát mặt nước biển đông, kiểm soát vùng trờimiền Trung, dẫn đường bay cho các hành lang hàng không quốc tế bay qua không phận

Đà Nẵng Nhìn lên đỉnh Sơn Trà, chúng ta sẽ thấy ba quả cầu trám màu trắng đục trongnhư các quả bóng Golf, đó chính là các trạm Rađa quan trắc

Với dáng vẻ trữ tình, bán đảo Sơn Trà luôn gây ấn tượng hiền hòa phóng khoáng

và thoải mái cho khách nhàn du Người ta luôn có cảm giác an lành, thư thái trước cảnhtrời nước mênh mong, cảnh sắc hài hòa hữu tình cùng với những luồng gió lộng từ ngànkhơi làm cho khách du lịch được sảng khoái hơn Bán đảo Sơn Trà có hình dáng như mộtbức bình phong vươn ra biển khơi che chắn gió cho thành phố Đà Nẵng, giữ cho thànhphố Đà Nẵng được yên ổn luôn với thời gian

Ngày nay, cùng hòa nhịp với nhịp phát triển của thành phố, bán Đảo Sơn Tràcũng đang chuyển mình với những bãi du lịch sinh thái hấp dẫn như phía bắc có bãi Tiên

Sa, Bãi Bắc; phía nam có Bãi Bụt, Bãi Xếp, Bãi Rạng, Bãi Nam…thu hút một lượng đồ

sộ khách du lịch không ngớt đổ sô về đây Điểm nổi bật ở đây người viết muốn nói đến là

dù thành phố phát triển đến đâu thì luôn tạo điều kiện cho tôn giáo (Phật Giáo) cũng pháttriển đến đó Bãi Bụt hiện nay cũng đang được sự cho phép của các cấp chính quyền,luôn tạo điều kiện cho Thượng tọa Thích Thiện Nguyện được khai sơn và đang thi côngngôi chùa mang tên Linh Ứng Bãi Bụt tại khu du lịch này Ngôi chùa Linh Ứng này là têngọi thứ ba trong thành phố Đà Nẵng đó là: Linh Ứng Non Nước, Linh Ứng Bà Nà và đây

Trang 19

là Linh Ứng Bãi Bụt Như vậy Phật giáo tại thành phố Đà Nẵng cũng đang trên đà đi lêntheo nhịp bước của thành phố.

Đèo Hải Vân:

Cho đến ngày nay, tất cả các thành phố trên đất Việt Nam, chưa đâu có KhảiHoàn Môn Thế nhưng thành phố Đà Nẵng non trẻ từ mấy thế kỷ nay đã có cho mình mộtKhải Hoàn Môn hùng vĩ trấn ngự ngay cửa ngõ đầu tiên bước vào thành phố Khải HoànMôn bằng đá gạch cổ kính uy nghi này chính là Hải Vân Quan trên đỉnh đèo Hải Vân,nơi đã được Vua Lê Thánh Tông đặt cho tuyệt danh là “ Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.[15,61]

Đèo nằm sát cạnh thành phố Đà Nẵng, giúp cho thành phố biển giữa hai miền đấtnước này thêm vẽ kỳ quan ngoạn mục, đỉnh đèo xưa kia là một quan ải có đồn canh gácgiữ ranh giới hai nước Việt Nam và Chiêm Thành, nay còn di tích Hải Vân Quan và làranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành Phố Đà Nẵng

Đèo Hải Vân có chiều dài khoảng 20 km, kéo dài từ địa phận Thừa Thiên Huếđến Thành Phố Đà Nẵng Đây là một bức tường thành thiên nhiên quan trọng ngăn cácđợt gió mạnh từ phương bắc tràn về Vì vậy, các tỉnh từ Đà Nẵng, Quảng Nam trở vàohầu như quanh năm ấm áp và không có mùa đông như các miền ở phía Bắc Dãy núi nàykhông chỉ là ranh giới phân chia hành chánh mà nó còn là ranh giới phân chia hai vùngkhí hậu khác hẳn nhau ở Việt Nam Vì vậy Tản Đà có viết:

“Hải Vân đèo lớn vừa qua

Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè”

Như vậy, Hải Vân là một bức bình phong thiên nhiên khổng lồ che chở choTthành phố Đà Nẵng nằm ngay dưới chân mình Ngăn che những luồng gió mùa đôngbắc mang cái rét thổi vào đồng ruộng và những đợt gió lào thổi sang Vì vậy, đèo HảiVân đã giữ cho Đà Nẵng được yên lành, một cuộc sống êm đềm ít bị bão lụt

Trong thời kháng chiến chống pháp của nhân dân ta, quân Pháp rất lo ngại đườngđèo này vì thường bị tấn công bất ngờ mà lần nào cũng bị tiêu hao lớn, thiệt hại nặng nề.Người dân Quảng Đà có câu:

Hải Vân cao ngất tầng mây

Giặc đi đến đó bỏ thây không về

Vào thế kỷ thứ XVIII, danh sĩ Ngô Thì Chí đã ghi nhận vẽ hùng vĩ của Hải Vân:

“Ngọn núi này khí át sông ngăn, thế nuốt biển, tầng đá chập chùng khó vịn, cây cối sum

sê rợp bóng, sóng vỗ ầm ầm như vang lên tiếng sóng vang trời, suối chảy rào rào nhưmưa tuôn nước từ lưng chừng trời đi xuống.”

Trang 20

Đèo Hải Vân ngày nay và mai sau càng thêm khởi sắc, đường hầm xuyên sơn đãthông nhau hai phía Bắc Nam Khi đường này thông xe vào khoảng 2005, thành phố ĐàNẵng sẽ thêm phần sinh động Các hoạt động du lịch sẽ thuận lợi, hào hứng thêm donhững điều kiện đi lại dễ dàng, nhanh chóng hơn.

1.3.3 Non nước Ngũ Hành một phong cảnh kỳ ảo và độc đáo:

Cách thành phố Đà Nẵng 8km về hướng Đông Nam và vượt qua con sông TrườngGiang, người ta thấy mọc lên trên bãi cát trắng mênh mông gần bờ biển Tiên Chà nhữnghòn núi tuy không cao nhưng có vẽ đặc sắc kỳ lạ đó là Ngũ Hành Sơn

Cảnh trí nào hơn cảnh trí nàyBồng lai âu cũng hẳn là đây

Đá chen với núi màu năm sắcChùa nực hơi hương khói lượn mâyNgư phủ gác cần ngơ mặt nướcTiều phu chóng búa dựa lưng câyNhìn xem phong cảnh ưa lòng kháchKhen bấy thợ trời khéo đắp xây [27,17]

Tọa lạc của quần thể Ngũ Hành Sơn nay thuộc phường Hòa Hải, Quận Ngũ HànhSơn thành phố Đà Nẵng Giữa cảnh trời mênh mông, giữa bãi cát trắng, bên dòng sôngxanh uốn khúc, Ngũ Hành Sơn hiện lên gây thú vị cho những du khách đi tìm cảnh đẹp.Người Quảng Nam thường nói đất quê mình giàu linh khí, rõ ràng ở đây thiên nhiên đãtạo nên những cảnh đẹp tự nhiên thơ mộng

“Quê em có dãy Sông Hàn

Có hòn Non Nước có hang Sơn Trà”

“Sự tích của núi Ngũ Hành Sơn theo kho tàng truyện cổ Việt Nam của NguyễnĐổng Chi thì đây là năm ngón tay của Đức Phật đè lên mình Tề thiên đại thánh tương tựnhư trong truyện Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân Năm ngón tay ấy là năm ngọnlà: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn Còn tại Quảng Nam thì người talại cho rằng: ngày xưa Thần Kim Quy rẽ sóng biển đông vào đây đẻ một quả trứng rồng

Về sau, có năm mảnh trứng rồng nứt ra, lớn mãi thành năm ngọn như ta đã biết” [24,70]

Quần thể này còn có nhiều tên khác là: Ngũ Uẩn Sơn, Ngũ Chỉ Sơn Khoảng đầuthế kỷ XIX là Ngũ Hành Sơn và tồn tại cho đến ngày nay Năm 1837 lần thứ ba vua MinhMạng ngự du và nhận ra thế đứng của năm ngọn núi ở đây theo phương vị Ngũ Hành củahọc thuyết Kinh Dịch Đông Phương nên đã đặt tên năm ngọn núi là: Kim, Mộc, Thủy,Hỏa, Thổ Sơn và cho khắc tên vào núi Trong số đó ngọn Thủy Sơn là đẹp nhất Nhà vuarất thích cảnh non nước hữu tình của Ngũ Hành Sơn nên đã cho xây hành cung tại núiThủy Sơn

Trang 21

Khi nói đến núi non thì đâu đâu cũng có non núi cả, nhưng Ngũ Hành Sơn có mộtđặc tính cho lịch sử đất nước Việt Nam nói chung và Quảng Nam Đà Nẵng nói riêng, làlịch sử hùng vĩ của đất Việt và người Việt Tạo hóa đã giảng bày đâu đâu cũng có núi đá,các hiện tượng khắp trong trời đất, núi non muôn hình vạn trạng, nhưng Ngũ Hành Sơn lànơi có nhiều hiện tượng kỳ quan tự nhiên, nó tiêu biểu cho sự huy hoàng của xứ sở vànhân vật lỗi lạc oai hùng.

Vị trí của năm ngọn núi này được hình thành như sau:

Mộc Sơn: Nằm ở phía đông trên đường từ Đà Nẵng đi Hội An, sườn núi dựngđứng, trong núi có hang động nhỏ, xưa kia là nơi trụ trì của bà sư ni, tục danh “BàTrung”; ngoài ra còn có một tảng cẩm thạch trắng tượng hình ấy có người gọi Phật QuanThế Âm tọa sơn, có người gọi là Cô Mụ [24,73]

Kim Sơn: Nằm hướng tây bắc, nằm giữa Thổ Sơn và Hỏa Sơn, gần Sông TrườngGiang Tại đây thời nhà Nguyễn có bến đò gọi là “Bến Ngự” vì trước đây nhà Vua MinhMạng thường neo thuyền tại đây lúc viếng Ngũ Hành Sơn Vào khoảng năm 1950, dânđịa phương đã phát hiện ra một hang động dưới chân núi, đặt tên là động Quan Âm Năm

1956 nhà sư Thích Pháp Nhãn đã mở rộng lối vào hang động và cho xây chùa Quan Âmbên trong

Thổ Sơn: Là ngọn núi thấp hơn so với những ngọn núi khác, cây cối thưa thớt cónhiều dấu tích của kiến trúc Chăm thuở xưa còn sót lại

Hỏa Sơn: Hai ngọn âm dương đối diện nhau, ngăn cách bởi một cánh đồng lúaxanh rờn Trong Âm Hỏa Sơn có một thạch động, trên cửa vào có khắc “Chư Tiên KháchHội Động” tương truyền là nơi tu tiên của một cao nhân ẩn sĩ; trong dương hỏa sơn cũng

có một động, trên khắc “Quan Âm Động” và “Phổ Đà Sơn” Các bậc cao niên cho biếtnơi đây vua Lê Thánh Tông cho dựng tấm bia nói rõ: “một ngàn năm trước là đường bể,một ngàn năm sau là một ngọn núi nổi danh” Chẳng rõ thực hư ra sao vì ngày nay giớikhảo cổ chưa tìm ra được tấm bia này Cũng tương truyền nơi đây về thời vua MinhMạng có một vị công chúa vứt bỏ cám dỗ trần tục đến tu tại ngọn núi này

Thủy Sơn: Là nhọn núi cao hơn cả trong năm ngọn núi, nằm song song với MộcSơn, đây là ngọn núi có nhiều kỳ quan thắng cảnh nhất Ngay từ dưới chân núi, có haiđường lên đỉnh: đường tam cấp bằng đá, phía Tây Nam dẫn lên chùa Tam Thai với 156bậc; đường tam cấp bằng đá phía Đông dẫn lên chùa Linh Ứng với 108 bậc Ở ngọn núinày có rất nhiều chùa và Hang động Chính những hang động này đã là các hình thế thiênnhiên thuận lợi cho các tu sĩ Phật giáo tìm đến trú ngụ, hành trì tu tập và xây đắp bàn thờchùa Miếu Đó là vào thế kỷ XVI, lúc nhà Mạc tích cực đưa dân binh các vùng phía BắcHải Vân vào định cư ở Quảng Nam Đà Nẵng Đây cũng là thời kỳ Phật giáo đang pháttriển mạnh mẽ, khi ấy cây rừng còn bao phủ khắp nơi trên núi và cả vùng đồng bằngxung quanh, các nhà sư đầu tiên đã sống ngay trong các hang động kín đáo, dần dần cácđời tăng ni tiếp tục sau đã lập thêm các bàn thờ, dựng chùa mới, quyên góp tiền của mởmang đường lên núi, lập am miếu, đến khi dân cư trong vùng càng ngày càng đông đúc,các Phật tử tín đồ quanh vùng thường xuyên tìm lên đây cúng bái, thờ tự, nơi đây trở

Trang 22

thành một trung tâm Phật giáo độc đáo của miền đất phía Nam kinh thành Huế Dưới đây,người viết muốn nói đến những hang động ở Thủy Sơn, còn những chùa tại đây sẽ đượcnói ở phần sau như chùa Tam Thai, chùa Linh Ứng.

Động Huyền Không: nằm phía sau bên phải chùa Tam Thai, đi qua cổng vòm có

ba chữ Huyền Không Quan, tức là Động Huyền Không, cửa động rất tối, những bậc cấpdẫn sâu xuống lòng núi Phải nói rằng tại Ngũ hành sơn có gần 30 thạch động mà chỉ cóĐộng Huyền Không là đẹp nhất Cái đẹp ở đây không phải lộng lẫy như ta tưởng mà cáiđẹp có vẽ thiêng liêng huyền bí, cổ kính mầu nhiệm, khó mà tưởng tượng và mô tả chohết Động có dạng hình tròn, trong động không có các cột thạch nhũ, vách động tạo nênnhững hình tượng kỳ lạ thú vị, nơi thì trông giống như con hạc, con voi, nơi giống conkim quy, hình người thượng cổ hoặc hình con công bay, hay hình chim đại bàng, màu sắc

và hình ảnh trong rất khó nhận định thật là huyền ảo giống như cái tên gọi của nó là

“Huyền Không” Trong động này có một nơi kỳ dị là động thạch nhũ, người ta tươngtruyền ở đây có hai mỏm đá thòng xuống tròn vo, từ khi có núi Ngũ Hành thì hai thạchnhũ này đã thường nhỏ nuớc, khi khai thiên lập địa có non nước là có thạch nhũ Thạchnhũ này mùa nắng cũng như mùa mưa, nước thường xuyên nhỏ xuống, tương truyềntrước đây ai đến cầu tự đều lấy nước đó để uống thì sẽ được như mong muốn Nhưng từkhi Vua Thành Thái sờ tay vào thì một trong hai thạch nhũ không nhỏ nước nữa Tóm lại,đây là hang động đẹp nhất mà thiên nhiên đã tạo ra Ngài Thích Đại Sán (Ngài ThạchLiêm) người Trung Hoa đến đây năm ất hợi (1695) viếng thăm và ca ngợi rằng: Đây làđộng đẹp và sạch sẽ nhất trong tất cả các động, giữa động có hai pho tượng người tathường gọi là ông Thiện và ông Ác đứng chóng kiếm uy nghi như để nhắc nhở con người

về cái thiện cái ác, như để khuyên con người sống một đời sống hoàn thiện, đem lại chođời cuộc sống an lành hạnh phúc hơn

Động Tàng Chơn: Nằm sau chùa Linh Ứng, một cửa đá trên thềm lởm chởmkhoảng hai bước, mở ra một hành lang ngắn, những cây cối nho nhỏ mọc tựỉ do trong đấtđược các tượng đá lồi lõm giữ lại đó là cửa bên phải; trong khi trên tường đá bên trái thấyghi tích từ xa xưa thời Minh Mạng “Tàng Chơn Động” (động của sự tỉnh tâm đích thực).Nghe tên Tàng Chơn Động, người ta cũng nghĩ ngay ý nghĩa mà người xưa đã đặt cho nócái tên ngụ ý chứa đựng tất cả thiên nhiên chơn thật của vũ trụ, con nguời như là chứatàng trữ kho tàng chơn lý, chơn thật nên gọi là Tàng Chơn Động này khó diễn tả vì tìnhthế không phải là một, vào đến động người ta thấy một thung lũng chiều dài 10 thước,chiều ngang bảy thước hình chữ nhật, hoàn toàn có ánh sáng mặt trời đầy đủ, thoáng đãngnhờ thông lên trời qua cửa hang “Thiên Long Cốc”, giữa động có thờ Thái Thượng LãoQuân, bên trái thờ Bát Bộ Kim Cang, bên phải thờ Thần Chiêm Thành Ánh sáng trờixuyên qua động càng làm tăng vẽ đẹp trong động Khi nói Tàng Chơn Động là tên củamột đông chính, ngoài ra còn có năm động nhỏ là: Động Tam Thanh, Động Hang Gió,Động Chiêm Thành (Hời), Động Bàn Cờ và Động Hang Ráy Trong Động Tam Thanhtrước đây người ta thờ thần gió là thượng Thanh, trung Thanh, hạ Thanh (bây giờ khôngcòn nữa), vì thế nên gọi là Động Tam Thanh Động có hình thế dài dài, tròn tròn, có thể

đi vào sâu và tối om Kế đến là Động Hang Gió, đến đây bước thêm khoảng mười tầngcấp và quẹo lại, trong khi đang mệt mỏi thì nghe những luồng gió vi vu thổi đến để đónchào và tiếp đãi mọi người bằng một buổi tiệc mát dịu, đứng lại và thưởng thức sự khỏekhoắn của luồng gió thổi Nơi đây, quanh năm suốt tháng gió thổi lòng lộng Sau khi rời

Trang 23

khỏi Hang Gió, ta phải trở về Động Tam Thanh, xuống cấp để tiến về Động Hang Hời.Người ta trang trí trước cửa động những hình tượng bằng đá theo phong tục ChiêmThành, hình tượng này như các vị thần đứng gác cửa Động có hình bán nguyệt, vùng đấtnày ngày xưa là của người Chiêm Thành ở, bây giờ người ta kỷ niệm gọi là Động HangHời (Động Chiêm Thành) Rời khỏi động Chiêm Thành và tiến bước qua Động HangRáy, hình thế của cổ tích cẩm thạch bao phủ, màu đá cũng hiện đủ ngũ sắc rất là cổ kính,động này thông ra ngoài trời, ở phía ngoài động có loài cây ráy xanh xanh mọc lên rấtnhiều nên người ta gọi là Động Hang Ráy Sau khi rời khỏi Động Hang Ráy đến độngcuối cùng là Động Bàn Cờ Theo sự tương truyền trên đỉnh núi các vị tiên hay xuống đâyđánh cờ (bây giờ không còn nữa), trải qua với tuế nguyệt lâu đời, lại theo vết thăng trầmcủa thế sự, của thời gian vận hội nước nhà, sự tương truyền huyền thoại này không cònnữa Người ta lập tại đây một tảng đá vuông vức giống như bàn đánh cờ tướng, ngoài ra,người ta còn đặt những tảng đá tròn chung quanh bàn làm đòn ngồi Đây là biểu hiện chobàn cờ tại Ngũ Hành Sơn Trải qua hàng nghìn năm, Động Tàng Chơn được coi là độnglưu giữ mọi chân lý của vũ trụ, vẻ đẹp nguyên thủy của nó dường như không thay đổi.

Động Huyền Vi: Động nằm sau chùa Linh Sơn, thuộc ngọn Dương Hỏa Sơn ởNgũ Hành sơn, hội Phật giáo xã Hòa Hải đã phát hiện ra động vào năm 1953 ĐộngHuyền Vi trông như một bức tranh thiên nhiên sống động, qua cửa hang dài 3m là vàođộng, chiều dài khoảng 10m, chiều ngang 2m, có nhiều ngách hang nhỏ Trên các ngáchhang do nước và gió xâm thực đã tạo nên những hình ảnh cỏ cây, hoa lá, muôn thú, trướccửa hang có một con cá sấu thiên tạo rất đẹp Động còn có tên là động Di Đà, động này

có dấu đặc biệt là trong cổ tích có hiện ra hình tượng Phật và Thánh Giống như một nơithờ tự Tượng Đức Phật Di Đà, cùng Đức Hộ Pháp và Tứ Thiên Vuơng coi rất oai vệ, uynghi Tượng Đức Hộ Pháp và Tứ Thiên Vương phải nhờ ánh đèn mới thấy rõ, vì thế saukhi khánh thành động có đặt bàn thờ Từ đó mới có danh từ là động Di Đà hay Huyền ViĐộng Ngoài ra tại Ngũ Hành Sơn còn có rất nhiều động như Động Hoa Nghiêm, ĐộngQuan Âm Động Âm Phủ, Động Vân Thông…

Tại Ngũ Hành Sơn, ngoài những thắng cảnh thiên nhiên hữu tình, những chùa chiền, hang động thì chúng ta không thể không nói đến làng nghề chạm khắc đá Tại đây,

đa số người dân sống quanh vùng này đều làm nghề khắc đá Khi đến Ngũ Hành Sơn, haibên đường các cửa hàng nằm sát nhau Với vô vàn các bức tượng khác nhau, các đồ vật,phù điêu, mỹ nghệ bằng đá muôn màu muôn vẻ Lùi sâu vào trong một chút là các khunhà xưởng ngổn ngang đá, ngổn ngang tượng đang làm dở với những người thợ đang lúihúi đục khắc xung quanh Rẽ lên một chút, bám vào chân núi là những khu vườn tượngkhổng lồ, tượng đứng, tượng nằm, tượng cổ, tượng hiện đại, điêu khắc Châu Âu, mang nét điêu khắc mỹ thuật Ấn Độ và Trung Hoa muôn màu muôn vẽ chen vai thích cách,tượng la liệt trên mặt đất, trên các hang động nhỏ ẩn vào vách đá với đủ loại đá trắng, đáđen, đá vân đá hồng khiến cho người xem phải bối rối không biết nên bắt đầu ngắm nhìn

từ đâu và sẽ nhìn những gì Đây là một làng nghề, là cả một dãy phố nghề luôn tưng bừngđón khách tham quan du lịch và mua sắm quà lưu niệm

Mặt hàng này không những thịnh hành khắp cả nước và mỗi ngày có hàng chụccontainer chở những kiệt tác này vượt đại dương đi đến khắp nơi trên thế giới Khôngchịu thỏa mãn với việc chỉ làm tượng theo mẫu, nhiều nghệ nhân trẻ đã say sưa sáng tác

Trang 24

ra những tác phẩm hiện đại thi thố với bạn bè năm châu Đã và đang có những ý tưởngtáo bạo về các vườn tượng sáng tác có quy mô hoành tráng, đã có những dự định làmthay đổi bộ mặt làng nghề nơi chân núi chờ đón du khách và các nhà điêu khắc Quốc Tế.

Những người dân sống dưới chân núi đã được hưởng nhiều phúc lộc của NgũHành Sơn Thuở xưa núi cho cho đá để làm nghề, rồisau núi gọi du khách bốn phươngđến cho họ sống, cho họ phát triển Bây giờ làng nghề có thể trả ơn Ngũ Hành Sơn khi họlàm cho núi đẹp hơn, họ gọi khách du lịch đến với núi nhiều hơn Tất cả là nhờ vào đấtnước ổn định hòa bình, nhờ vào du lịch quảng giao Nói văn hoa ra thì ở Ngũ Hành Sơnlúc này có cả thiên trời, địa lợi, nhân hòa Bây giờ làng nghề tượng đá Ngũ Hành Sơn đã

là một phần tất yếu không thể thiếu được của Đà Nằng cả về kinh tế du lịch, cả về nghệthuật và văn hóa Tương lai của làng còn rộng mở và đầy hứa hẹn, tên tuổi của làng này

đã nghiểm nhiên nằm trong danh mục của mạng lưới du lịch và của giới điêu khắc trênkhắp thế giới

Tóm lại Ngũ Hành Sơn là một nơi danh lam thắng cảnh, một kỳ quan của thànhphố Đà Nẵng, càng lúc thành phố Đà Nẵng càng đông khách du lịch Với Đà Nẵng, NgũHành Sơn chẳng những là một trung tâm Phật giáo, một miền đất hành hương mà còn làmột quần thể du lịch đầu tiên trong biên niên sử du lịch của thành phố Người dân địaphương tin rằng đây là một vùng đất thiên của Đà Nẵng, tự hào với Ngũ Hành Sơn, nămngọn núi Cẩm Thạch kề sát bên nhau tạo nên một kỳ quan hùng vĩ và thơ mộng

1.3.4 Những di tích còn lại của Chăm Pa tại Mỹ Sơn:

Khu di tích văn hóa Mỹ Sơn thuộc địa bàn xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, cáchthành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây Nam, khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong mộtthung lũng kín đáo, có đường kính chừng 2km, xung quanh là đồi núi

Cho đến thời kỳ du khách thế giới đang có phong trào đi tìm đến các địa chỉ dulịch tiên phong vào Việt Nam, cái tên Mỹ Sơn đã nổi lên như một phát hiện độc đáo.Nằm trong một thung lũng hoang vắng phủ kín cây rừng, mấy chục ngôi đền tháp nằmsan sát nhau đổ nát vì bom đạn chiến tranh tàn phá, câm lặng và bí ẩn nhưng người ta cóthể hình dung ra sự bề thế uy nghi và không khí tâm linh huyền bí của một rừng cácngọn tháp lớn nhỏ vào thời huy hoàng xa xưa kia

“Qua những bia ký, người ta biết được vào những thế kỷ V –VII , người Chăm

đã bắt đầu xây dựng nhiều đền tháp thờ cao đẹp, bia ký cho biết ôngVua Bhadravaman đãxây dựng đền tháp thờ vào thế kỷ thứ V tại thánh địa Mỹ Sơn Nhưng đến thế kỷ sauđiện thờ này bị cháy trong một cơn hỏa hoạn Đến các thế kỷ thứ VII –VIII người Chàm đã khôi phục lại đền thờ này và đặt cho nó một cái tên mới Sambubhadresvara(sambu – tên vua, Bhadervara – một tên gọi thần siva ), sau đấy đến thời vuaVikratavarman (657 -689 ) đã tô điểm thêm cho Mỹ Sơn và chỉ vào thời kỳ này, chúng ta mới có những chứng cứ đầu tiên về nghệ thuật Chămpa, rủi thay kiến trúc thời vuaVikrantavaram không còn, nhưng những mãng trang trí kiến trúc còn lại như cột, micửa, của phế tích tại Mỹ Sơn chứng tỏ nơi đây đã từng có một ngôi tháp thật sự”.[7,31]

Trang 25

Nhờ bia ký mà ngày nay chúng ta biết được người đầu tiên lập nên thánh địa MỹSơn là Bhadravarman I này, các nhà khoa học mới tìm ra tên được viết bằng chữ phạncủa ông, theo các nhà nghiên cứu đó chính là Phạm Phật nói trong các thư tịch cổ TrungQuốc (43), tên Vua được ghi bằng chữ phạn đã chứng tỏ những ảnh hưởng của văn hóa

Ấn Độ đã để lại dấu ấn sâu đậm ở nước Chămpa vào thế kỷ thứ IV Tôn giáo chính thốngcủa vua chúa Chămpa chủ yếu là thờ thần Siva và các thần Ấn Độ khác Bhadravarman

đã dựng đền thờ Bhadresvara ở Mỹ Sơn và dâng cúng vùng đất này trở thành thánh địa của cả vương quốc Chămpa cho vị thần tối thượng này

“Dưới thời vua IndravarmanII (854 -893), đức Vua lập kinh đô lấy tên làIndrapura (tỉnh Quảng Nam) khôi phục quan hệ tốt với Trung Quốc và trong triều đạinày các nhà sử học Trung Quốc bắt đầu gọi nó bằng cái tên thứ ba là Chang Cheng,

có nghĩa là thành phố của Chan, theo tiếng phạn là Champapuro Đây là một triều đạithanh bình nổi tiếng về cơ sở Phật giáo to lớn, một tu viện mà những dấu ấn đã được xácđịnh ở Đông Dương Đông Nam của Mỹ Sơn Đây là bằng chứng đầu tiên về sự tồn tạicủa Phật giáo đại thừa ở Chămpa” [16-294]

Năm 972 Chămpa xuất hiện một vị Vua mới, theo các nhà khoa học vị Vua này

có tên là Paramesvaravarman, còn các sử liệu Việt Nam gọi là Phi Mê Thuế Vị Vua nàymột mặt thì duy trì quan hệ với triều đình Trung Quốc, mặt khác thì luôn có ý đồ lấnchiếm Việt Nam Khi vua Lê Đại Hành lên ngôi (982) sai sứ sang giao hiếu với ChiêmThành và đã bị người Chiêm Thành bắt giữ và chính Paramesvaravarman là vua Chămpađầu tiên gây sự bất hòa với Việt Nam

Năm 988 một vị vua khác là Harivarman II lên ngôi (sử Việt Nam gọi là Cu Thi

Lị Ha Thân Bài – Ma – La) luôn giữ mối quan hệ tốt với nhà tiền Lê Từ sau Harivarman

II tình hình triều chính Chămpa không yên nên không có tài liệu nào đề cập đến các vịvua nối tiếp nhau Cho đến năm 1050, chỉ có tài liệu Việt Nam cho biết ít nhiều về cuộcđụng độ giữa hai nước vào thời nhà Lý Để trừng phạt cho những lần vào cướp phá ĐạiViệt, năm 1044 vua Lý Thái Tôn cầm quân chinh phạt Chiêm Thành và cứ như thế, trảiqua nhiều cuộc chiến tranh, trải qua nhiều thế kỷ, Mỹ Sơn cũng bị chi phối theo nhữngbước thăng trầm và hầu như đã bị bỏ quên suốt nhiều thế kỷ và chỉ biết trở lại vào cuốithế kỷ thứ XIX

Các di tích tại Mỹ Sơn lần đầu tiên được phát hiện cuối năm 1897 đầu năm 1898

do một nhà khoa học người Pháp tên là M.C Paris Trước năm 1898 ông đã phát hiện vàcông bố những phế tích Chămpa ở Trà Kiệu (tỉnh Quảng Nam) Trong khi nghiên cứunhững di tích ấy, theo chân những người dân địa phương M.c Paris đã đến thung lũnghình lòng chảo thuộc thôn Mỹ Sơn, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam Tạiđây ông đã phát hiện ra cả một quần thể di tích kiến trúc cổ Chămpa nằm thành từng cụmdọc hai bên bờ suối bị che phủ bởi cây cối và rừng rậm Thế là ngay lập tức, Mỹ Sơn đãthu hút sự chú ý của các nhà khoa học thuộc những chuyên môn khác nhau Ngay nămsau, hai nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu Viễn Đông Pháp là L.Finot vàL.Lajonquiere đã đến Mỹ Sơn nghiên cứu các văn bia và các di tích

Trang 26

Sau một số những công cuộc nghiên cứu, phát quang và tu bổ vào đầu thế kỷ thứ

XX và giữa thế kỳ thứ XX, khu di tích Mỹ Sơn một lần nữa bị bỏ quên và bị chiến tranhtàn phá nặng nề, thung lũng Mỹ Sơn còn bị đặt trong khu vực “tự do oanh kích” chiếntranh xâm lược của đế quốc Mỹ

“Năm 1977 mười bảy chiến sĩ công binh thuộc tỉnh đội Quảng Nam – Đà Nẵng đã

hy sinh và bị thương trong đợt gỡ mìn khai quang để phục vụ cho công tác điều tranghiên cứu Theo con số điều tra hiện trạng ở Mỹ Sơn chỉ còn lại 30 đền tháp có tườngcao từ 1m trở lên” [7,160]

Sau năm 1975 ở Mỹ Sơn còn khoảng 20 tháp còn giữ được hình dáng nhưng hầunhư không còn nguyên vẹn Năm 1980 trong chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam –

Ba Lan, tiểu ban phục hồi các di tích Chămpa đã làm việc tại Mỹ Sơn, kiến trúc sư BaLan Kazimierz trực tiếp tham gia và chỉ đạo về mặt kỹ thuật, sau mười năm gia cố tu sửa,trung tâm kiến trúc bậc nhất của nghệ thuật Chămpa đã được hồi sinh, Mỹ Sơn đã đượcphần nào trở lại dáng vẻ ban đầu của nó, làm cho người ta có thể hình dung được mộtthánh địa uy nghiêm kỳ vĩ của vương quốc Chămpa xưa kia Trong thời gian này, nhiềutác phẩm điêu khắc có giá trị đã được tiếp tục tìm thấy, tất cả được trưng bày tại Mỹ Sơn

Có thể nói thánh địa Mỹ Sơn được như ngày nay là nhờ sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn củađảng và nhà nước đã làm cho khu di tích Mỹ Sơn được phần trang trọng hơn

Năm 1977 khu Mỹ Sơn được gỡ mìn, dọn dẹp để phục vụ cho công việc nghiêncứu khoa học

Năm 1979 khu di tích Mỹ Sơn được chính thức xếp hạng di sản văn hóa quốc giatheo quyết định của bộ văn hóa

Từ đầu năm 1981 tiểu ban hợp tác Việt Nam – Ba Lan phục hồi các di tích Chămđược thành lập với nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu, tu bổ các di tích Chăm ở các tỉnh miềnTrung mà trọng tâm là khu di tích Mỹ Sơn

Năm 1982 – 1986 sửa sang các ngôi tháp theo phương pháp gắn chắp những chổ

Trang 27

Từ đầu năm 1997 đến giữa năm 1998 đã triển khai và hoàn thành hồ sơ đăng ký disản văn hóa thế giới cho Mỹ Sơn.

“Năm 1999 Mỹ Sơn được công nhận là di sản văn hóa thế giới Tại phiên họp lầnthứ 23 ở thành phố Marrakesh (MaRốc) ngày 1/12/1999 Ủy Ban Di Sản UNESCO đãlong trọng tuyên bố công nhận khu di tích Mỹ Sơn là di sản thế giới Về Mỹ Sơn, Ủy ban

di sản đã ghi nhận: “Mỹ Sơn là điển hình nổi bật về giao lưu văn hóa với sự hội nhập vàobản địa những ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độcủa tiểu lục địa Ấn Độ” [7,163]

Tóm lại, có thể nói Mỹ Sơn không chỉ được mọi người biết đến bởi các công trìnhkiến trúc mà nơi đây còn nổi tiếng bởi hàng trăm tác phẩm điêu khắc vô giá Nghệ thuậtđiêu khắc Chămpa là sự kết hợp những yếu tố bản địa với các nền văn hóa bên ngoài mộtcách có chọn lọc và sáng tạo Các tác phẩm điêu khắc được thể hiện trên gạch đá nhưngkhông thô cứng, cái tài tình của những nghệ thuật điêu khắc Chăm xưa kia là đã biếnnhững tảng đá vô tri thành những tác phẩm nghệ thuật sống động Mỗi phong cách cómột vẻ đẹp riêng dù cho mỗi thời kỳ tư duy thẩm mỹ mỗi khác

1.3.5 Dòng Lâm Tế Chúc Thánh tại Quảng Nam Đà Nẵng :

Vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Phật giáo được phục hưng ở cả hai miền Đàngtrong và Đàng ngoài

Ngay sau khi Doãn Quốc Công Nguyễn Hoàng (1558 – 1613) vào trấn thủ đấtThuận Hóa, Ông đã nghĩ đến việc lập chùa Từ năm 1601 đến năm 1609 ông lập rất nhiềuchùa từ Huế trở vào đến Quảng Nam Chúa luôn chú trọng đến vấn đề tâm linh và cho lậptrai đàn và làm lễ bố thí Như vậy trong thâm tâm của chúa Nguyễn, đạo Phật có thể làmnơi nương tựa tinh thần cho công trình lập quốc của dòng họ Nguyễn Cũng vì vậy, saunày các chúa Nguyễn đều có vẽ sùng thượng đạo Phật và nhân dân Đàng Trong cũngnghênh đón các vị du tăng Trung Quốc với một tấm lòng chân thật mặn nồng Trong thờiđại chuyển tiếp giữa hai triều Minh Thanh, nhiều cao tăng Trung Hoa đã tới Đàng Tronghành hóa

Phật giáo Đàng Trong bắt đầu phục hưng với các thiền sư thuộc phái thiền TrúcLâm (Viên Cảnh – Lục Hồ, Viên Khoang – Đại Thâm, Minh Châu – Hương Hải) ở vùngQuảng Trị Thuận Hóa và các thiền sư thuộc phái thiền Lâm Tế (Nguyên Thiều – SiêuBạch, Minh Hải – Pháp Bảo, Thành Đẳng – Minh Lượng) ở vùng Quảng Nam BìnhĐịnh

Đàng Trong một vùng đất mới, Phật giáo mới được phục hưng nên số tăng sĩ rất

ít, vậy mà vào năm 1682 Tổ sư Hương Hải dẫn khoảng 50 đệ tử bỏ Đàng Trong ra ĐàngNgoài khiến cho số tăng sĩ đã ít lại càng thêm hiếm hoi, làm cho chúa Hiền (NguyễnPhước Tần) nghi ngờ thái độ chính trị của các thiền sư thuộc phái thiền trúc Lâm Vì vậychúa Hiền phải trọng dụng tổ sư Nguyên Thiều của phái Lâm Tế và nhờ Tổ sư NguyênThiều ra Thuận Hóa thay thế Tổ sư Hương Hải hoằng dương Phật pháp tại đây

Trang 28

Năm 1687 chúa Hiền mất, con là Nguyễn Phúc Trăn lên nối ngôi được gọi là chúaNghĩa (1687 – 1691) Chúa Nghĩa muốn phát triển Phật giáo mạnh mẽ hơn nên nhờ Tổ sưNguyên Thiều trở về Trung Hoa thỉnh thêm các danh tăng, cùng kinh sách tượng Phật,pháp khí sang Đàng Trong Tổ sư Nguyên Thiều đưa sang Đàng Trong nhiều thiền sư,chúa Nguyễn cho mở đại giới đàn ở chùa Thiên Mụ và cử Tổ Nguyên Thiều làm HòaThượng Đàn Đầu Với giới đàn này kể như phái thiền Lâm Tế được triều đình chúaNguyễn trọng dụng Vì những lí do trên mà sau này không còn thấy thiền sư thuộc pháithiền Trúc Lâm được nhắc đến ở Đàng Trong mà hầu hết là các thiền sư thuộc phái thiềnLâm Tế và một số ít thiền sư phái thiền Tào Động Cũng vì những lí do trên mà chúng tathấy rằng phái thiền Lâm Tế ở Đàng Trong (cũng như Đàng Ngoài) không còn giữ đúngmôn phong của phái thiền Lâm Tế ở Trung Hoa mà đã mang nhiều đặc điểm của pháithiền Trúc Lâm của Đại Việt.

Tổ sư Nguyên Thiều với các đệ tử như : Minh Giáo– Phương Kỳ, Thành Đẳng –Minh Lượng, Minh Vật– Nhất Tri, Minh Hải – Pháp Bảo, Minh Hoàng – Tử Dung cùngcác pháp tôn như Thiệt Diệu– Liễu Quán, Thiệt kiến – Liễu Triệt, Thiệt Địa – Pháp Ấnv.v… mở rộng phạm vi hoằng pháp khắp lãnh thổ Đàng Trong giúp cho Phật giáo pháttriển mạnh, ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp dân chúng ở mọi nới Về sau để tiếpnối ngọn đèn pháp của tổ sư Nguyên Thiều, các đệ tử của Tổ đều là những bậc longtượng của thiền tông, tiếp nối truyền thừa tông phong của phái thiền Lâm Tế ở ĐàngTrong rực sáng, hưng thịnh hơn và còn lưu truyền mãi cho đến hôm nay

Tổ sư Nguyên Thiều – Siêu Bạch có các đệ tử và hàng đệ tử nổi danh như:

Thiền sư Minh Giác – Kỳ Phương hay Thành Đạo (hoằng hóa ở chùa Thập Tháp

Di Đà Quy Nhơn)

Thiền sư Minh Vật – Nhất Tri hoằng hóa ở chùa Kim Cang (Đồng Nai)

Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo hay Pháp Hóa (hoằng hóa ở chùa Chúc ThánhQuảng Nam ) và chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi)

Thiền sư Minh Hoàng – Tử Dung hoằng hóa ở chùa Từ Đàm (Phú xuân)

Thiền sư Thành Đẳng – Minh Lượng hoằng hóa ở chùa Vạn Đức (Quảng Nam)Thiền sư Thành Nhạc – Ẩn Sơn hoằng hóa ở chùa L ong Thiền (Đồng Nai)

Và còn rất nhiều đệ tử khác Các vị thiền sư này đã kế tục Tổ sư Nguyên Thiều Siêu Bạch truyền thừa nối tiếp theo nhiều bài kệ truyền pháp khác nhau ở khắp lãnh thổĐàng Trong Về sự truyền thừa phái Lâm Tế ở Trung Hoa có rất nhiều bài kệ truyềnpháp, khi truyền sang Đàng Trong và Đàng Ngoài của nước Đại Việt chỉ dùng tiếp mộtvài bài kệ như ở Trung Hoa, một số thiền sư thuộc phái Lâm Tế ở Đàng Trong và ĐàngNgoài đã xuất phát thêm vài bài kệ mới và còn truyền cho tới nay như trường hợp củathiền sư Minh Hải – Pháp Bảo, thiền sư Thiệt Diệu – Liễu Quán ở Đàng Trong và thiền

-sư Minh Hành – Tại Tại ở Đàng Ngoài

Trang 29

Dưới đây là dòng kệ Chúc Thánh thuộc phái Lâm Tế tại Quảng Nam do Tổ sưMinh Hải – Pháp Bảo xuất kệ.

Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo tự Đắc Trí hay Pháp Hóa thuộc phái Lâm Tế đờithứ 34, tên tục là Lương Thế Vinh và còn có tên khác là Lê Duyệt, quê ở tỉnh Phúc Kiến(Trung Quốc) sanh năm canh tuất (1670) Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo sang Việt Namcùng với các thiền sư Giác Phong khai sơn chùa Hàm Long (tức chùa Báo Quốc ngàynay) ở Phú Xuân, thiền sư Từ Lâm khai sơn chùa Từ Lâm ở Phú Xuân, thiền sư MinhHoàng Tử Dung khai sơn chùa Ấn Tông (nay là chùa Từ Đàm) ở Phú Xuân, thiền sưHưng Liên – Quảng Hoằng trụ trì chùa Tam Thai trên núi Ngũ Hành Sơn khi Tổ sưNguyên Thiều – Siêu Bạch về nước thỉnh danh tăng theo yêu cầu của chúa Nguyễn PhúcTrăn (1667-1691) và sau khi tham dự giới đàn tại chùa Thiên Mụ do Tổ sư Nguyên Thiều– Bạch làm Hòa Thượng đàn đầu, thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo vào Hội An (QuảngNam) khai sơn chùa Chúc Thánh Trong thời gian hoằng dương Phật pháp ở chùa này,Ngài phát xuất một bài kệ truyền phái mới cho môn đồ thuộc chi phái thiền “ChúcThánh” Bài kệ như sau:

Minh thiệt pháp toàn chương

Ấn chơn như thị đồngChúc thánh thọ thiên cửu

Kỳ quốc tộ địa trườngĐắc chánh luật vi tông

Tổ đạo hạnh giải thôngGiác hoa bồ đề thọSung mãn nhân thiên trungDịch

Hiểu thấu pháp chân thật

Ấn chơn như hiện tiềnCầu thánh quân tuổi thọChúc đất nước vững bềnGiới luật nêu trước tiênGiải và hạnh nối liềnHoa nở cây giác ngộHương thơm lừng nhân thiên [21,593]

Năm 1694 do cuộc âm mưu nổi loạn trong đó có những người Hoa kiều sống ởQuy Nhơn chắc hẳn là đệ tử của sư tổ Nguyên Thiều tại chùa Thập Tháp và thiền sư PhápBảo ở chùa Chúc Thánh Quảng Nam bị đổ bể, Tổ sư Nguyên Thiều cùng các đệ tử trongphái thiền Lâm Tế như Minh Hải – Pháp Bảo bị liên lụy nên phải bỏ chùa trốn đi nơikhác, đổi pháp danh để lánh nạn Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo rời chùa Chúc Thánh

Trang 30

vào núi Thiên Ấn ở Quảng Ngãi lập chùa ẩn tu, đổi pháp danh là Pháp Hóa, chùa này sauphát triển thành Tổ đình Thiên Ấn cho đến nay.

Sau thời gian hoằng hóa ở chùa Thiên Ấn, thiền sư Pháp Hóa nổi danh, triều đìnhchúa Nguyễn cũng tôn sùng nên năm Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717) chúa Nguyễn PhướcChâu ban biển ngạch cho chùa Thiên Ấn sơn son thiếp vàng trên đó đề “Sắc Tứ Thiên ẤnTự” Trong quá trình hoằng hóa, Ngài có nhiều đệ tử nổi danh như sau:

Thiền sư Thiệt Dinh - Chánh Hiển hiệu Ân Triêm hoằng hóa ở chùa Phúc Lâm, có

đệ tử nổi danh là Pháp Chuyên – Luật Truyền hiệu Diệu Nghiêm và pháp tôn là ToànNhật – Quang Đài nổi tiếng ở Phú Yên

Thiền sư Thiệt Úy – Khánh Vân kế thế trụ trì chùa Thiên Ấn

Thiền sư Thiệt Hội- Viên Quang có đệ tử là Pháp Tràng – Quang Chính hiệu BảoĐài hoằng hóa ở chùa Tam Thai trên ngọn Thủy Sơn – Ngũ Hành Sơn

Thiền sư Thiệt Quảng – Cảm Ứng có đệ tử nổi danh là Pháp Nhân – ThiênTrường và pháp tôn là Toàn Tánh – Chánh Đắc nổi danh ở Gia Định

Thiền sư Chánh Đắc trụ trì Chùa Khánh Hội và chùa Tập Phước ở Gia Định.Như vậy, dòng kệ Chúc Thánh được truyền thừa và quảng bá nhiều nhất ở chùaChúc Thánh vào đến Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên và các tỉnh miềnnam Khi công hạnh của Ngài đã mãn, vào ngày 27 tháng giêng năm Giáp Tuất (1754)giờ Ngọ, Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo viên tịch ở chùa Thiên Ấn, đồ chúng lập thápthờ trong khuôn viên chùa Riêng chùa Chúc Thánh vẫn có tháp của Tổ nhưng chỉ là thápvọng

Chùa Chúc Thánh tại Quảng Năm được thiền sư Minh Hải Pháp Bảo hay Đắc Trí(1670 – 1754) khai sơn vào cuối thế kỷ 17, tọa lạc ở khu đồng bằng thanh tịnh, phongcảnh xanh tươi ở ngoại ô đô thị Hội An Dinh Quảng Nam Cũng tại đây dòng thiền Lâm

Tế Chúc Thánh được truyền bá rộng rãi Hiện nay đệ tử của Ngài được phân bổ nhiềunơi, không những ở Việt Nam mà còn ở các nước khác như ở Úc có Hòa Thượng NhưHuệ, Hòa Thượng Bảo Lạc Ở Mỹ có Hòa Thượng Như Điền, Hòa Thượng Hạnh Đạo,Minh Mẫn Ở Đức có Hòa Thượng Như Điển, các vị cũng theo gót các vị Tổ truyền báPhật pháp làm lợi lạc cho chúng sanh

Hiện nay theo lời của Thượng tọa Như Tín trụ trì tại Hưng Long Cổ Tự là trưởngmôn phái Chúc Thánh tại Quảng Nam nói rằng Tổ xuất bài kệ :

Minh thiệt pháp toàn chương

Ấn chơn như thị đồng

Chúc thánh thọ thiên cửu

Trang 31

Sung mãn nhơn thiên trung

Bài kệ này đến nay được truyền đến chữ “thọ” Ngoài ra còn có bài kệ thứ hai,không biết tổ xuất kệ từ đâu, dòng kệ này được truyền thừa tại Bình Định Bài kệ nhưsau:

Minh thiệt pháp toàn chương

Ấn chơn như thị đồng

Vạn hữu duy nhất thể

Quán liểu tâm cảnh không

Giới hương hành thánh quả

Giác hải dẫn liên hoa

Tín tấn sanh phước huệ

Hành trí giải viên thông

Ảnh nguyệt thanh trung thủy

Vân phi nhập khứ lai

Đạt ngộ vi diệu tánh

Hoàng khai tổ đạo trường

Tóm lại, dòng kệ Chúc Thánh tồn tại cho đến ngày nay được các hàng đệ tử của

Tổ lưu truyền theo bài kệ Ngài đã xuất Tính đến nay hàng đệ tử của tổ không sao đếncho hết được Chúng ta hàng hậu lai, khi nghĩ đến công hạnh của các vị tổ thì không thểdùng văn tự diễn tả cho hết được Các Ngài đến là đến với hạnh nguyện và đi là thì trở vềvới bản thể Do đó những người hậu lai muốn đi tìm lại lịch sử của chư tổ để biết được

Trang 32

cội nguồn, biết được công hạnh của chư tổ để mà noi gương, để mà học hỏi, để biết đượccội nguồn của mình Hiện nay những ngôi chùa mà Tổ đặt chân khai sơn tại Quảng Nam

có thể kể đến như chùa Chúc Thánh, chùa Phước Lâm, chùa Vạn Đức Người viết muốnthành kính đảnh lễ giác linh của Tổ “Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập TứThế Húy Minh Hải Thượng Đắc Hạ Trí Hiệu Pháp Bảo Tổ Sư”

CHƯƠNG 2: PHẬT GIÁO VỚI VĂN HÓA

Chúng ta thật sự vui mừng và tự hào rằng Phật giáo Việt Nam là một bộ phậnquan trọng của di sản đạo đức và văn hóa Việt Nam như thi sĩ Hồ Dzếnh đã viết:

“Trang sử Phật đồng thời là trang sử Việt

Trải bao độ hưng suy, có nguy mà chẳng mất.”

Phật giáo truyền vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ I trước Tây lịch Song đến thế

kỷ thứ III mới truyền bá sâu rộng trong nhân gian do các vị tăng Ma Ha Kỳ Vực (Maha –Jivaka), Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương (Kalaruei) Từ đây có Kinh dịch chữ Phạn(Sanskrit) ra chữ hán Như thế, Phật giáo đã thấm nhuần lan rộng trong quần chúng, mặc

dù đất nước đang bị ngoại xâm cai trị Trung tâm văn hóa Luy Lâu chính là nơi các vị sư

Ấn Độ đến truyền đạo Trung tâm Phật giáo Luy Lâu là trụ sở của Giao Chỉ, nằm ở trungtâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam, tức huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc ngày nay Từđây có những tuyến đường thủy bộ nối với Bành Thành và Lạc Dương Các nhà buônngười Ấn Độ và người Trung Á đến buôn bán ở đây rất sớm và theo sau họ các nhà sưđến hành đạo và truyền đạo

Sách Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam cũng đã kết luận: “Đạo Phật từ Giao Châu chắcchắn do từ Ấn Độ truyền sang trực tiếp, mãi về sau mới do từ Trung Hoa truyền xuống”.[11,23]

Sách “Thiền uyển tập anh ngữ lục” (được soạn từ cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷXIII) ghi chép về tình hình Phật giáo Luy Lâu trong buổi đầu khá rõ ràng Cuốn sách cóđoạn khi Thái hậu Linh Nhân (Ỷ Lan) nhà Lý hỏi thiền sư Trí Không (quốc sư ThôngBiện) về đạo Phật truyền vào xứ ta từ khi nào, nhà sư đã trình bày vắn tắt lịch sử truyềnPhật giáo ở nước Trung Hoa và nước ta rồi dẫn lời sư Đàm Thiên người Trung Hoa trảlời vua Tùy Văn Đế về Phật giáo Giao Châu: “xứ Giao Châu có đường thông sang ThiênTrúc Phật giáo vào Trung Quốc chưa phổ cập đến Giang Đông mà xứ ấy đã xây ở ở LuyLâu hơn 20 bảo tháp, độ được hơn 500 vị tăng và dịch được bộ kinh rồi Thế là xứ ấytheo đạo Phật trước ta” [35, 31]

“Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái viết vào thời Trần có chuyện Chử Đồng Tử,chàng trai nghèo ở đầm Dạ Trạch (Hưng Yên), kết duyên với công chúa Tiên Dung con

Trang 33

gái vua Hùng Sau đó, Chử Đồng Tử trên đường đi buôn, chàng đã gặp một nhà sư Ấn

Độ ở trong một túp lều trên đảo Quỳnh Viên Nhà sư giảng đạo cho Đồng Tử, Đồng Tư

đã giác ngộ đạo Phật được nhà sư Ấn Độ cho một chiếc gậy và một nón lá để có thểchóng gậy úp nón lên làm phép cầu mưa cầu nắng Khi trở về Chử Đồng Tử đã truyềnPhật pháp cho công chúa Tiên Dung và nhiều người khác” [11,10]

Câu chuyện trên là phần nào cũng đã phản ảnh Phật giáo du nhập vào đồng bằngBắc bộ khá sớm trước khi tiếp nhận văn hóa Trung Hoa Vì Phật giáo trực tiếp với người

Ấn Độ nên thời ấy dân Việt Nam gọi Phật là ông Bụt bởi từ chữ Buddha mà ra về sau khiPhật giáo đã qua Trung Hoa thì Buddha đựơc phiên âm qua tiếng hán là Phật Đà và để lạitiếng Phật được phổ biến sử dụng Trong khi đó dân gian cũng vẫn gọi Phâỉt là ông Bụt.Như vậy qua những dẫn chứng trên, chúng ta biết được Phật giáo được truyền từ Ấn Độsang nước ta rất sớm Trước đó, lớp người cai trị đem Khổng giáo dạy dân Song Khổnggiáo đến do giai cấp thống trị áp đặt nên không phổ biến quần chúng Phật giáo đến vớidân tộcViệt Nam từ lòng hâm mộ kính ngưỡng của quần chúng, nhất là quần chúng ỡthôn quê, vì Phật giáo dễ dung hội với tín ngưỡng dân tộc nên được quần chúng chấpnhận dễ dàng

Trong mấy ngàn năm đạo Phật tồn tại ở Việt Nam, tuy đã hết một ngàn nămTrung Hoa đô hộ thì ta không thể không bị ảnh hưởng Phật giáo Trung Hoa Nhưng Phậtgiáo Việt Nam vẫn giữ được bản sắc của mình chính là nhờ nó khéo thích ứng với hoàncảnh lịch sử, địa lí và văn hóa của dân tộc, biến thành một cái gì gần gũi nhất, thânthương nhất của dân tộc Việt Nam

Phật giáo du nhập vào Việt Nam đến nay đã hơn hai ngàn năm Trong suốt thờigian ấy, sự hoạt động truyền bá của Phật giáo trong lòng mỗi người dân Việt đã để lạitrên đất nước ta biết bao tiếng nói văn hóa, những ngôi chùa tháp, những pho tượng thờnói về kiến trúc, mỹ thuật, về ý nghĩa xã hội Những nếp nghĩ, nếp sống theo Phật giáocủa người dân Việt được biểu hiện ra ý thức, tư tưởng, quan niệm nhân sinh, đời sốngchính trị, nếp sống tâm linh v.v… và một mảng lớn là Phật giáo để lại đối với văn họcViệt Nam

Chúng ta nhận thấy rằng Phật giáo Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của hai nền vănminh Ấn Độ và Trung Hoa, nhưng đạo Phật hội nhập vào văn minh Việt Nam là cả mộtquá trình lâu dài mãi cho đến ngày nay và vẫn tiếp tục, đó là sự hòa mình của đạo Phật,với tư thế là một luồng văn hóa ngoại lai vào nền văn hóa của dân tộc Việt Nam Có thểnói đó là quá trình đạo Phật dần dần được bản địa hóa, Việt Nam hóa, biến thành mộtphần cơ thể của nền văn minh Việt Nam

Khi nói đến truyền thống văn hóa Phật Giáo Việt Nam là nói đến những gì tốtđẹp, cởi mở giàu nhân tính mà từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã đem lại cho conngười việt Nam, cho đất nước Việt Nam, giúp cho đất nước giữ vững được quyền tự dođộc lập, phát triển một nền kinh tế và văn hóa thịnh vượng giàu bản sắc dân tộc

2.1 Ảnh hưởng Phật giáo đối với văn minh Việt Nam:

Trang 34

Từ chiều sâu lịch sử và không gian mở rộng, nói về Phật giáo ở Việt Nam xa xưangười Chăm cũng mộ Phật, với khu thánh địa Đồng Dương (Quảng Nam) được xây lên

để thờ Phật (nhưng nay thì không còn nữa) Như vậy, Phật giáo mà xa xưa kia vua chúa

và người dân Chăm hâm mộ đã không còn duy trì nữa

Vào thế kỷ thứ XVII, XVIII trong phong trào phản Thanh phục Minh, một số ítngười Hoa đi vào Nam bộ, họ cũng dựng một vài ngôi chùa Ông, chùa Bà nhưng tất cảđều mang tính đạo quán nhiều hơn Gần đây Phật giáo cũng lan rộng lên một số dân tộc ítngười Ở người Mường Hòa Bình với số ít am thờ Bụt đực, Bụt cái Người Tày Nùng ởLạng Sơn, Tuyên Quang cũng đã có số ít ngôi chùa, kiến trúc điện thờ sơ sài Hiện tượngPhật giáo ở các dân tộc ít người mới chỉ là thoảng qua đối với văn hóa lâu đời của họ.Trong khi đó lâu dài nhất, sâu rộng nhất trên lãnh thổ Việt Nam ở đâu có người Việt(Kinh) cư trú là ở đó có Chùa thờ Phật

Đạo Phật có nguồn gốc tại Ấn Độ, một nước có truyền thống văn hóa lâu đời.Ngay ở Ấn Độ, đạo Phật cũng xuất hiện với một tư thế là một hệ tư tưởng tiến bộ cáchmạng, làm lay chuyển đến tận gốc giá trị truyền thống của Bà La Môn giáo và tôn giáochính thống đương thời của Ấn Độ

“Sau đó, Phật giáo du nhập vào Trung Hoa và Việt Nam vào thời điểm đế chế nhàHán suy tàn, có nghĩa là Khổng giáo chỗ dựa tinh thần của đế chế đó cũng bị đánh mất vịtrí, hệ tư tưởng chủ đạo đối với nhân dân Trung Hoa Đông đảo trí thức Trung Hoa xoaysang Lão Trang và thông qua đó hướng tới đạo Phật Cuốn “Lý Hoặc Luận” do một nho

sĩ Trung Hoa là Mâu Bác soạn vào cuối thế kỷ thứ II, là một tác phẩm điển hình nói lêncuộc đấu tranh thắng lợi Phật giáo chống lại Khổng giáo Trong cuốn sách Mâu Bác đã víđạo Phật như núi Thái sơn, với chim Phượng hoàng, với sông Hoàng hà và biển cả và víKhổng, Lão với gò đống, với chim sẽ,với kênh ngòi, lạch Mâu Bác cũng phản đối quanniệm truyền thống cho rằng Trung hoa có vị trí trung tâm của trời đất, Mâu Bác nói Ấn

Độ chứ không phải Trung hoa có vị trí trung tâm vì Đức Phật sinh ra ở đó” [5,106]

Như vậy, dân tộc Việt Nam tìm được ở đạo Phật một hệ tư tưởng mới, tiến bộ cóthể dùng để đối trị hệ tư tưởng Khổng giáo vốn là chỗ dựa tinh thần của nền đô hộ TrungQuốc đối với Việt Nam

Đạo Phật cho rằng tất cả chúng sanh đã có sẵn mầm giác ngộ trong mình tức làPhật tánh cho nên đều có thể thành Phật trong tương lai, đều bình đẳng trước chân lý.Đức Phật dạy: “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ Không có giai cấp trongdòng nước mắt cùng mặn như nhau Vì tất cả mọi người đều bình đẳng về mặt tính chất,bản thể và bình đẳng về sự hiện hữu của mình tại thế gian nầy” [23,57] Vì vậy, tính bìnhđẳng, hình thức bình đẳng và khả năng bình đẳng là những định thức căn bản trong giáođoàn của Phật tử từ ngàn xưa cho đến ngàn sau Đức Phật dạy: “Như nước bốn sông khi

đổ vào biển cả đều xả bỏ tên riêng Bốn thành phần trong xã hội (Ấn Độ), khi xuất gia,vào trong giáo đoàn của Phật thì đều gọi là con nhà họ Thích, và đều chứng được phápphần của Phật, là đệ tử Phật” Nói khác đi, ca dao Việt Nam có câu:

“ Mỗi người mỗi nước mỗi non

Trang 35

Khi đến cửa Phật như con một nhà”.

Những tư tưởng ấy đã khắc sâu vào tâm lý của đông đảo nhân dân Việt Nam và từđây giúp họ có một sức mạnh đoàn kết, hòa hợp đứng dậy phất cờ khởi nghĩa giải phóngdân tộc thoát khỏi ách đô hộ của Trung hoa Điều này cho chúng ta thấy trong nhữngtriều đại độc lập đầu tiên như Đinh và tiền Lê trọng dụng tăng sĩ, nhiều thiền sư tham giavào hoạt động chính trị như thiền sư Ngô Chân Lưu đóng góp rất nhiều trong việc xâydựng triều chính mà đã được Vua Đinh Tiên Hoàng phong là Khuông Việt đại sư sưPháp Thuận có tài đối đáp mà được vua Lê Đại Hành cử làm công việc đón tiếp sứ thầnnước ngoài Sư Vạn Hạnh có tài mưu lược giúp Lý Công Uẩn lập nên triều Lý Tuy nhiênnhững triều đại này không phải là những triều đại Phật giáo đích thực Các vua Đinh vàTiền Lê trọng dụng tăng sĩ, sử dụng Phật giáo chứ không là Phật tử Việc họ tiếp tục sửdụng những hình cụ độc ác như vạc dầu, chuồng hổ cho thấy họ còn xa lạ với hạnh từ bicủa Phật giáo, họ thiên về pháp trị chứ không phải đức trị, mà đức trị là đặc sắc củađường lối trị nước của Phật giáo

Sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi, là mộỉt Phật tử thuần thành, ông liền cho bỏ hết tất

cả những hành cụ trong ngục, cho xây dựng nhiều chùa mới trong nước Lý Thánh Tông

vị Vua thứ III của nhà Lý nổi tiếng nhân từ Nói chung thời Lý Trần các ông vua đều lấyđức trị dân, đây là điều minh chứng sự hội nhập của Phật giáo vào đời sống văn hóa vàchính trị – xã hội của dân tộc Việt Nam Một điểm nổi bật nữa ở hai triều đại Phật giáo

Lý Trần là có những ông Vua kiêm thiền sư, là những nhà học Phật uyên bác, viết sáchgiảng kinh không khác gì các cao tăng trong đạo như Lý Thái Tông học trò đắc pháp củathiền sư Thiền Lão và được suy tôn là tổ thứ 7 của dòng thiền Vô Ngôn Thông Lý ThánhTông được suy tôn là tổ thứ 2 của phái thiền Thảo Đường và đặc biệt là hai ông Vua TrầnThái Tông dốc chí tu hành và viết nên tác phẩm nổi tiếng “Khóa Hư Lục” Trần NhânTông đã trở thành vị tổ sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm

Từ đây ta có thể thấy được sự nhập thế của đạo Phật, đã thấm sâu vào lòng ngườivới tinh thần từ bi và trí tuệ, một khả năng thích ứng của một tôn giáo cởi mở không hẹphòi, không giáo điều cứng nhắc Tôn giáo của trí tuệ và tình thương, một tôn giáo khôngbiết biên giới Do đó mà trong tấm lòng rộng mở của đạo Phật không thể có chỗ chothành kiến và mâu thuẫn chủng tộc, dân tộc, sắc tộc đẳng cấp và tôn giáo, tín ngưỡng.Nói gọn trong một câu đó là tôn giáo thực sự nhân bản, thật sự của con người, tôn giáocủa sự đoàn kết và hài hòa, của hòa bình nội tâm và hòa bình xã hội

2.1.1 Đạo Đức Phật giáo :

Như phần trên đã trình bày sơ qua về văn hóa Văn hóa là những cái hay, cái đẹp,cái thiện Là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử, lànhững biểu hiện phương thức sống của con người, là tổng hòa của mọi giá trị người Ởđây, văn hóa đạo đức là những điều hay, đẹp, những tư tưởng, giá trị sống, những sángtạo của con người được xã hội thừa nhận, là những quy định quan hệ giữa người vớingười, giữa cá nhân với tập thể Nói chung văn hóa đạo đức là những phẩm chất tốt đẹpcủa con người

Trang 36

Văn hóa đạo đức không phải chỉ có trong tôn giáo, mà nó có trong bất kì quốc gianào, chủng tộc nào hay trong bất cứ một con người nào đều có đạo đức, đạo đức ấy là nếpsống phù hợp với cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận và hướng tới thực hiện nhữngcái hay, cái đẹp, cái mà làm cho con người được thăng hoa trong cuộc sống.

Có thể nói đạo đức là một bộ phận của triết học nhằm dựa vào lý trí mà thiết lậpmột sự phân biệt giữa thiện và ác, giữa điều được làm và điều cấm làm, nêu ra mộtnguyên tắc tổng hợp để xếp loại và đánh giá các hành động Đạo đức trong tôn giáo cũngkhông ngoài những điểm đã nêu trên, nhưng có điều đạo đức gắn với tôn giáo thườngphát huy tác dụng vững bền và hiệu quả hơn Phật giáo lấy con người làm trung tâm điểmgiáo hóa Những con người hiện đang có mặt, hiện đang tồn tại trên cuộc đời này nênnói : “Giáo hóa chúng sanh là đền ơn chư Phật” Mục đích của đạo Phật là giáo dục conngười đầy đủ đạo đức, chuyển hóa con người từ xấu đến tốt, từ ác trở thành thiện, từ mê

mờ đến giác ngộ Vì vậy vấn đề đạo đức là vấn đề không thể thiếu trong đạo Phật

Xuất phát từ những nhận thức sai lầm, do vô minh điên đảo nên con người mớiđắm mình trong đêm trường tăm tối, khắc khoải, chịu bao nỗi thống khổ để rồi phải lưuchuyển mãi trong lục đạo luân hồi Đến một ngày, một vĩ nhân xuất hiện với lời dạy :

“này các Tỳ kheo, đây là khổ, đây là khổ tập, đây là khổ diệt và đây là con đường diệtkhổ” Lời tuyên bố trên của đức Phật nêu lên hoài bảo tha thiết của Ngài là cứu khổ độsanh, diệt hết mọi khổ ưu, đem hỷ lạc đến cho tất cả loài hữu tình Như vậy, đạo đức củaPhật giáo là nếp sống đem lại hạnh phúc và an lạc cho mọi loài chúng sanh, đặc biệt làloài người Đây là một nếp sống chứ không phải là những lời dạy luân lý hạnh kiểm mộtcách máy móc thụ động mà là một nếp sống phải được hành trì, thực hiện, có như vậy thìmới thấy được hạnh phúc an lạc thiết thực ngay trong hiện tại

Hình ảnh đạo đức trong đạo Phật được nhìn thấy qua nếp sống sinh hoạt củanhững người xuất gia tu hành, những người phật tử sống theo tư tưởng giác ngộ Ngườixuất gia là người đại diện cho Phật pháp, đứng trong hàng ngũ của đức Phật, phải thừahành Phật mà giáo hóa chúng sanh, nhiệm vụ của người xuất gia là “thừa như lai sứ, hànhnhư lai sự”, tiếp nối chư tổ truyền đăng Phật pháp Vậy điều trước tiên mà người xuất giaphải có là đạo đức, có đạo đức thì mới đủ nhân cách, đủ nghị lực hướng dẫn người khác

và đem những cái đạo đức mà mình có chan rải đến tất cả mọi người với những lời dạycủa đức Phật để làm phương châm cho chính mình và cho tất cả mọi người

Đạo đức Phật giáo có thể thấy qua giáo lý Bát Chánh Đạo Sỡ dĩ được gọi là BátChánh Đạo là vì con đường tám chi phần này do bậc thánh thực nghiệm và thực chứng,đồng thời con đường này có khả năng đưa mọi người từ chỗ bất an, lo lắng đến chỗ an lạc

và hạnh phúc Đã là người sống trên cuộc đời này không thể tránh khỏi những cám dỗ,những mánh khóe, những cái hơn, cái thua, cái hay cái dỡ, cái thiện cái ác v.v… luôn làmcho con người không phân định được Thì đây, giáo lý Bát Chánh Đạo của Phật giáo cóthể làm chuẩn mực, có thể làm điểm tựa để theo đó mọi người có thể thực hành thì sẽ cómột cuộc sống an lành và hạnh phúc hơn Bây giờ chúng ta tìm hiểu sơ qua tám conđường này

Trang 37

Chánh kiến: Là sự thấy biết đúng như thật Khi ta làm một việc gì, nếu ta có sựnhận biết đúng đắn thì kết quả lúc nào cũng được như ý Theo Phật giáo thì sự thấy biếtnày có thể biết như thật về nhân quả, nghiệp báo, có thiện pháp ác pháp, thấy biết cácpháp là vô thường v.v… và từ đây con người hành động đúng hơn.

Chánh tư duy: Nghĩa là tư duy, suy nghĩ đúng như thật các hành động mình sắplàm, tư duy một cách sâu sắc việc làm của mình có làm tổn hại đến ai không, tư duy nhưthật về những giáo lý nhân quả nghiệp báo, về vô thường sanh tử v.v… và như vậy mọiviệc làm của mình sẽ được kiểm soát kỹ hơn

Chánh ngữ: Là lời nói đúng thiện pháp, đúng với sự thật Như không nói dối,không nói những lời thô ác, không nói những lời trau chuốt để lừa gạt người Như vậyvới chánh ngữ thì mọi người luôn dùng lời nói chân thật với nhau, làm cho cuộc sống này

sẽ không có chiến tranh và hận thù Vì vậy ca dao Việt Nam có câu: “Lời nói không mấttiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Chánh nghiệp: Là hành động đúng với thiện pháp, đúng với sự thật Trong xã hộihiện nay, nếu ai ai cũng thực hành chánh nghiệp thì cuộc đời này sẽ đẹp biết bao Tronggiới luật của Phật tử tại gia có giới không trộm cướp, không tà hạnh v.v… Như vậy vớichánh nghiệp của Phật giáo thì xã hội này sẽ giảm đi biết bao nhiêu chuyện tệ hại

Chánh mạng: Là nuôi sống thân mạng với nghề nghiệp hợp pháp, lương thiện,làm lợi ích cho mình và cho mọi người

Chánh tinh tấn: Là sự nỗ lực siêng năng thực hiện theo thiện pháp theo sự thật.Nhận rõ pháp vô thường mà luôn nỗ lực trong cuộc sống Người xưa có câu: “Chớ hẹn tuổi già mới học đạo

Mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh”

Chánh niệm : Là sự suy tưởng, niệm tưởng đúng như thật, đúng thiện pháp

Chánh định: Là sự nhất tâm vào một đối tượng đúng pháp, đúng với sự thật.Như vậy với giáo lý Bát Chánh Đạo của Phật giáo sẽ giúp cho con người luônđược an lạc và hạnh phúc trong ba nghiệp thân, miệng, ý Luôn chuyển đổi những tâm lýbất thiện thành thánh thiện Từ đây mọi người có cuộc sống hạnh phúc hơn

Đạo đức Phật giáo là nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng chính

là một nếp sống đề cao con ngươiụ, đưa con người vào một vị trí tối thượng, xác định conngười có khả năng đoạn trừ mọi khổ não, chấm dứt sanh tử luân hồi Chính Đức Thế Tôn

là cả một hình ảnh linh động về năng lực tự nội của con người, một con người tự mình đitìm đạo, tự mình tu khổ hạnh không nhờ một thần lực nào Với hình ảnh đó, với lời dạy

đó người xuất gia cần phải tu dưỡng đạo đức bằng cách sống chan hòa, xóa bỏ mọi hammuốn của cá nhân, diệt trừ những tham, sân, si, mạn, nghi biết rõ đây là những tính xấungăn chặn thánh đạo, là những nguyên nhân làm tổn hại đạo đức, luôn sống một cuộc

Ngày đăng: 14/04/2013, 12:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w