Tỷ lệ THA ngày càng gia tăng trên tồn cầu vì sự gia tăng về tuổi thọ và tần suất các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là béo phì do thức ăn nhanh và ít vận động thể lực [3],[22] và tỷ lệ này cĩ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VĂN HỮU TÀI
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI M’NÔNG
TỶ LỆ HIỆN MẮC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CHUYÊN NGÀNH : NỘI KHOA
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trương Quang Bình
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
TP Hồ Chí Minh, năm 2009
Văn Hữu Tài
Trang 3MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam ñoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
ĐẶT VẤN ĐỀ 01
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 04
1.1 Tổng quan về bệnh tăng huyết áp 04
1.2 Tỷ lệ hiện mắc và xu hướng THA trong các nghiên cứu trước ñây 10
1.3 Một số yếu tố liên quan với THA trong các nghiên cứu trước ñây 16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 Thiết kế nghiên cứu 32
2.2 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 32
2.3 Đối tượng nghiên cứu 32
2.4 Thu thập số liệu 35
2.5 Xử lý và phân tích số liệu 44
2.6 Điều tra thử 45
2.7 Các bước tiến hành nghiên cứu trên thực ñịa 46
2.8 Y ñức 47
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
3.1 Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu 48
3.2 Tỷ lệ hiện mắc và phân bố THA theo một số biến số nền 49
3.3 Về tỷ lệ, phân bố và liên quan của một số yếu tố với THA 53
3.4 Mối liên quan giữa một số yếu tố với THA qua phân tích ña biến 72
Chương 4: BÀN LUẬN 74
4.1 Về mẫu nghiên cứu 74
4.2 Về tỷ lệ hiện mắc và phân bố THA theo một số biến số nền 76
4.3 Về tỷ lệ, phân bố và liên quan của một số yếu tố với THA 84 4.4 Về mối liên quan giữa một số yếu tố với THA qua phân tích hồi quy ña
Trang 4biến 98
4.5 Những ñiểm mạnh và yếu của ñề tài 100
KẾT LUẬN 102
KIẾN NGHỊ 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5KTC 95% : Khoảng tin cậy 95%
OR : Odds Ratio (Tỷ số chênh)
PR : Prevalence Ratio (Tỷ số tỷ lệ hiện mắc)
THA : Tăng huyết áp
WHO : World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) WHR : Waist Hip Ratio (Tỷ số vòng bụng/mông)
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Phân loại HA theo Tổ chức y tế thế giới (1978) 04
Bảng 1.2: Phân loại HA theo JNC 5 (1993) 05
Bảng 1.3: Phân loại HA theo JNC 6 (1997) 05
Bảng 1.4: Phân loại HA theo JNC 7 (2003) 06
Bảng 1.5: Phân loại các mức THA theo Hiệp hội THA và Hiệp hội tim mạch châu Âu (2007) 07
Bảng 1.6: Các ngưỡng HA áp dụng để chẩn đốn THA theo cách đo 08
Bảng 1.7: Tỷ lệ hiện mắc THA qua một số nghiên cứu tại Việt Nam 13
Bảng 1.8: Tỷ lệ các phân mức HA theo JNC 6 trong các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam 15
Bảng 1.9: Tỷ lệ các phân mức HA theo JNC 7 trong các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam 16
Bảng 1.10: Tỷ lệ THA theo giới trong các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam 18
Bảng 2.1: Cỡ mẫu cho ước lượng tỷ lệ yếu tố liên quan với THA dựa vào tỷ lệ trong một số nghiên cứu trước đây 33
Bảng 2.2: Phân loại các mức cân nặng theo BMI áp dụng cho người châu Á trưởng thành 36
Bảng 3.1: Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu 48
Bảng 3.2: Phân bố các mức HA theo JNC 7 49
Bảng 3.3: Phân bố tỷ lệ THA theo nhĩm tuổi và giới 50
Bảng 3.4: Tỷ lệ THA điều chỉnh theo tuổi tại cộng đồng 51
Bảng 3.5: Phân bố tỷ lệ THA theo giới tính, học vấn, nghề nghiệp và tình trạng hơn nhân 52
Bảng 3.6: Phân bố tỷ lệ tiền sử gia đình cĩ THA 53
Bảng 3.7: Phân bố tỷ lệ người thân trong gia đình bị THA 54
Bảng 3.8: Phân bố tỷ lệ THA theo tiền sử gia đình cĩ THA 54
Bảng 3.9: Phân bố tỷ lệ các mức cân nặng theo BMI 55
Bảng 3.10: Phân loại thừa cân và béo phì theo theo một số biến số nền 55
Trang 7Bảng 3.11: Phân bố tỷ lệ THA theo mức ñộ BMI 56
Bảng 3.12: Phân bố béo bụng theo giới tính và nhóm tuổi 57
Bảng 3.13: Phân bố tỷ lệ THA theo béo bụng 57
Bảng 3.14: Phân bố tỷ lệ tình trạng hút thuốc lá 58
Bảng 3.15: Tỷ lệ người ñang hút thuốc lá phân theo giới và nhóm tuổi 59
Bảng 3.16: Phân bố mức ñộ và thời gian hút thuốc ở những người hiện ñang hút thuốc 60
Bảng 3.17: Phân bố tỷ lệ THA theo hút thuốc lá 61
Bảng 3.18: Phân bố tỷ lệ tình trạng uống rượu 62
Bảng 3.19: Tỷ lệ người ñang uống rượu phân theo giới và nhóm tuổi 63
Bảng 3.20: Tỷ lệ uống rượu nhiều phân theo giới và nhóm tuổi 64
Bảng 3.21: Phân bố tỷ lệ các loại rượu bia thường uống 65
Bảng 3.22: Phân bố tỷ lệ THA theo uống rượu 65
Bảng 3.23: Phân bố tỷ lệ ăn mặn theo giới và nhóm tuổi 66
Bảng 3.24: Phân bố tỷ lệ THA theo thói quen ăn mặn 67
Bảng 3.25: Phân bố tỷ lệ người có thói quen ăn chất béo ñộng vật theo giới và nhóm tuổi 67
Bảng 3.26: Phân bố tỷ lệ các dầu mỡ thường sử dụng khi chế biến thức ăn 68
Bảng 3.27: Phân bố tỷ lệ THA theo thói quen ăn chất béo ñộng vật 68
Bảng 3.28: Phân bố tỷ lệ các mức hoạt ñộng thể lực theo giới 69
Bảng 3.29: Tỷ lệ các mức hoạt ñộng thể lực phân theo nhóm tuổi 69
Bảng 3.30: Phân bố tỷ lệ THA theo hoạt ñộng thể lực 70
Bảng 3.31: Phân bố tỷ lệ không có thói quen ñi bộ thường xuyên theo giới và nhóm tuổi 70
Bảng 3.32: Phân bố tỷ lệ THA theo không có thói quen ñi bộ thường xuyên 71
Bảng 3.33: Mối liên quan giữa một số yếu tố với THA có ý nghĩa thống kê qua phân tích ña biến bằng hồi qui Poisson 73
Trang 8Bảng 4.1: So sánh dân số mục tiêu và mẫu nghiên cứu về tỷ lệ giới tính và
nhóm tuổi 75 Bảng 4.2: Phân bố tỷ lệ các mức HA trong nghiên cứu chúng tôi và một số nghiên cứu
khác 79 Bảng 4.3: Các yếu tố có liên quan ñộc lập với THA trong một số nghiên cứu 99
Trang 9DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ ñồ 2.1: Bản ñồ hành chính huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk 32
Sơ ñồ 2.1: Sơ ñồ tổ chức ñiều tra 40
Biểu ñồ 3.1: Phân bố PR của THA theo nhóm tuổi và giới tính 51
Biểu ñồ 3.2: Phân bố tỷ lệ hút thuốc lá theo giới tính 58
Biểu ñồ 3.3: Phân bố tỷ lệ uống rượu theo giới tính 62
Biểu ñồ 3.4: PR của mối liên quan giữa một số yếu tố với THA qua phân tích hồi quy ña biến Poisson 72
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng tại các nước trên thế giới vì chiếm tỷ lệ khá cao, cĩ xu hướng ngày càng tăng và gây ra nhiều biến chứng gây tử vong và tàn phế Theo Kearney [63], năm
2000, tỷ lệ hiện mắc THA ở người trưởng thành trên tồn cầu là 26,4% với
972 triệu người bị THA, đồng thời dự đốn vào năm 2025, tỷ lệ hiện mắc THA tăng lên 29,2% với 1,56 tỷ người bị THA, tăng khoảng 60% so với năm
2000 THA là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với tử vong với 7,1 triệu người chết hằng năm, chiếm khoảng 13% số người tử vong tồn cầu và là nguyên nhân đứng thứ ba, chiếm 4,5% của gánh nặng bệnh tật trên tồn cầu với 64 triệu người sống trong tàn phế [50] Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế
và Cục thống kê quốc gia, cho thấy THA là nguyên nhân đứng thứ ba trong các nguyên nhân tử vong và nguyên nhân thứ 6 đối với gánh nặng của bệnh tật trong các bệnh viện [6]; đồng thời tỷ lệ hiện mắc THA trong cộng đồng gia tăng nhanh theo thời gian: năm 1960 (1%) [7], năm 1992 (11,7%) [31], năm
2002 (16,3%) [17], năm 2005 (26,5%) [27], năm 2008 (27,2%) [12]
Tỷ lệ THA ngày càng gia tăng trên tồn cầu vì sự gia tăng về tuổi thọ và tần suất các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là béo phì do thức ăn nhanh và ít vận động thể lực [3],[22] và tỷ lệ này cĩ khoảng dao động rất lớn phụ thuộc vào đặc tính của mẫu nghiên cứu, đặc biệt là về chủng tộc, nhĩm tuổi và giới tính [64] và một số yếu tố khác như vùng địa lý, lối sống, nghề nghiệp, trình độ học vấn, điều kiện sống và các hành vi liên quan [44],[53]
Đăk Lăk là tỉnh miền núi, cĩ 44 dân tộc cùng chung sống, điều kiện kinh
tế xã hội cịn khĩ khăn, dân tộc thiểu số tại chỗ chủ yếu là người Ê Đê và M’nơng [25] Huyện Lăk nằm phía nam tỉnh Đăk Lăk, bao gồm 16 dân tộc anh em, trong đĩ dân tộc M’nơng chiếm cao nhất với 31.156 người, chiếm 52% dân số của huyện, trong đĩ đặc biệt Yang Tao là một xã nằm phía đơng
Trang 11bắc của huyện Lăk, bao gồm khoảng 7.000 nhân khẩu nhưng là xã có ña số người M’nông sinh sống với 6639 người, chiếm 95% dân số toàn xã và 21% người dân tộc M’nông của huyện Lăk [25]
Việc ñiều tra tỷ lệ hiện mắc THA và các yếu tố liên quan ñến THA ở từng dân tộc cũng như ở các vùng ñịa lý khác nhau là cần thiết, nhằm ñề ra các biện pháp truyền thông về giáo dục sức khỏe ñể chăm sóc tốt sức khỏe cho ñồng bào các dân tộc Nhiều nghiên cứu về THA ñã ñược tiến hành nhiều nơi
ở Việt Nam và khu vực Tây Nguyên nhưng ít thấy nghiên cứu trên các dân tộc thiểu số Một số nghiên cứu trước ñây trên dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên cho thấy tỷ lệ THA ở các dân tộc thiểu số Kon Tum năm 2002 là 12,54% [2]; ở dân tộc Nùng tại xã Cuôr Knia, Buôn Đôn, Đăk Lăk năm 2005
là 15,4% [1]; ở dân tộc Ê Đê tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk năm
2008 là 21% [30] Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về tình trạng THA và các yếu tố liên quan ñến THA của người dân tộc M’nông trên ñịa bàn tỉnh Đăk Lăk nói riêng và ở Việt Nam nói chung Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác ñịnh tỷ lệ và một số yếu tố liên quan ñến THA ở người dân tộc M’nông trên ñịa bàn xã Yang Tao, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk năm 2009
Câu hỏi nghiên cứu: Tỷ lệ hiện mắc THA và một số yếu tố liên quan ñến
THA ở người M’nông từ 18 tuổi trở lên tại xã Yang Tao, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk trong năm 2009 là bao nhiêu? Yếu tố nào liên quan ñộc lập với tỷ lệ hiện mắc THA?
Mục tiêu nghiên cứu:
1 Mục tiêu tổng quát
Xác ñịnh tỷ lệ hiện mắc THA và một số yếu tố liên quan ñến THA ở người M’nông từ 18 tuổi trở lên tại xã Yang Tao, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk trong năm 2009
Trang 122 Mục tiêu cụ thể
2.1 Xác ñịnh tỷ lệ hiện mắc THA ở người M’nông từ 18 tuổi trở lên tại xã
Yang Tao, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk trong năm 2009
2.2 Xác ñịnh tỷ lệ và phân bố một số yếu tố liên quan ñến THA ở người
M’nông từ 18 tuổi trở lên tại xã Yang Tao, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk trong năm 2009
2.3 Xác ñịnh mối liên quan giữa một số yếu tố với tỷ lệ hiện mắc THA ở
người M’nông từ 18 tuổi trở lên tại xã Yang Tao, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk trong năm 2009
Trang 13Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về bệnh tăng huyết áp
1.1.1 Định nghĩa và phân loại THA
Định nghĩa và phân loại THA thay đổi theo thời gian để đáp ứng với sự hiểu biết tốt hơn về sinh bệnh học, sự xem xét tỷ lệ tử vong trong ngành cơng nghiệp bảo hiểm cuộc sống, các nghiên cứu về huyết áp (HA) trong các dân
số khác nhau, sự tương tác giữa các mức HA với bệnh kèm theo, các nghiên cứu giới hạn của hậu quả sức khỏe liên quan đến HA và lượng giá liệu pháp dùng thuốc hạ áp hiệu quả Xác định giới hạn trên của khoảng HA bình thường cho người trưởng thành dựa trên phát hiện mang tính dịch tễ học, liên quan đến các mức HA đến nguy cơ cho hậu quả bất lợi trong dân số và các bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng chứng minh giảm yếu tố nguy cơ cho hậu quả bất lợi khi điều trị thuốc hạ áp [55]
Năm 1978, WHO đưa ra phân loại HA, gồm 3 mức độ sau:
Bảng 1.1: Phân loại HA theo WHO (1978) [7]
Phân loại này đưa ra hai vấn đề chính: (1) mức HA dùng chẩn đốn THA
là 160/95 mmHg, và (2) đưa phân loại THA giới hạn, mà khơng đưa ra phân
Trang 14Bảng 1.2: Phân loại HA theo JNC 5 (1993) [7]
vào năm 1997
Bảng 1.3: Phân loại HA theo JNC 6 (1997) [7]
Năm 2003, JNC 7 ñưa ra cách phân loại THA mới thay ñổi cách nhìn về các mức HA
Trang 15Bảng 1.4: Phân loại HA theo JNC 7 (2003) [44]
tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ và ñột quỵ gia tăng nhanh chóng theo ñường thẳng hướng lên trên, bắt ñầu từ mức HA 115/75 mmHg; khi HA tâm thu tăng 20 mmHg hoặc HA tâm trương tăng 10 mmHg thì tử suất do bệnh tim thiếu máu cục bộ và ñột quỵ gia tăng gấp ñôi và nó ñược nêu ra ñể nhận biết những người có tăng nguy cơ bị THA, nhằm lưu ý cho bác sỹ và bệnh nhân về nguy cơ này và khuyến khích việc can thiệp ñể phòng ngừa hoặc làm chậm tiến triển bệnh; (2) kết hợp THA ñộ 2 và ñộ 3 trong JNC 6 thành một nhóm là THA ñộ 2, nguyên nhân xuất phát từ thực tế là cách ñiều trị hai nhóm này trước ñây là tương ñương nhau; (3) Bổ sung thêm 4 yếu tố nguy cơ tim mạch ñi kèm so với JNC 6; như vậy 10 yếu tố nguy cơ tim mạch chính ñược ñưa ra trong JNC 7 bao gồm: tuổi > 60; giới (nam giới, phụ nữ mãn kinh); tiền căn gia ñình mắc bệnh tim mạch sớm (nam <45 tuổi, nữ < 55 tuổi); hút thuốc lá; ñái tháo ñường; rối loạn lipid máu; béo phì; lối sống tĩnh tại; ñạm niệu vi thể; mức ñộ suy thận (creatinin máu ở nam >1,5 mg/dl, ở nữ >1,3 mg/dl)
Phân loại HA theo JNC 7 cơ bản dựa vào số liệu mang tính chất dịch tễ học hơn là dựa vào kết quả của các thử nghiệm lâm sàng Năm 2007, Hiệp hội THA và Hiệp hội tim mạch châu Âu [74] ñưa ra phân loại mới về THA, ñồng
Trang 16thời Hội tim mạch Việt Nam [22] cũng đưa ra khuyến cáo cập nhật sử dụng cách phân loại THA được trình bày trong bảng 1.5
Bảng 1.5: Phân loại các mức THA theo Hiệp hội THA và Hiệp hội tim mạch
THA tâm thu đơn độc ≥ 140 mmHg và <90 mmHg
Hiệp hội THA và Hiệp hội tim mạch châu Âu khơng phân loại mức “tiền THA” như trong JNC 7 vì những lý do: (1) trong nghiên cứu dọc Framingham cho thấy rằng nguy cơ tiến triển thành THA trong nhĩm HA bình thường cao tăng lên rõ ràng so với nhĩm HA bình thường nên cĩ ít lý do gộp chung hai nhĩm này thành 1 nhĩm với nhau; (2) thuật ngữ “tiền THA” gây ra lo âu khơng cần thiết cho bệnh nhân; và (3) quan trọng nhất, trong thực hành phân loại này là phân loại cĩ tính phân biệt cao với những thái cực giữa những người khơng cần can thiệp (như ở người già với HA 120/80 mmHg) với những người cĩ nguy cơ cao hoặc rất cao (đái tháo đường, sau đột quỵ) cần phải điều trị bằng thuốc [74]
Như vậy THA khơng chỉ đơn thuần là con số HA, cần phải đánh giá tồn diện các nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân THA được quan tâm
1.1.2 Chẩn đốn THA: Tiêu chuẩn chẩn đốn THA dựa vào ngưỡng HA tùy
theo cách đo [4],[22],[74] được trình bày trong bảng 1.6
Trang 17Bảng 1.6: Các ngưỡng HA áp dụng để chẩn đốn THA theo cách đo
Đo HA tại phịng khám/bệnh viện 140 mmHg 90 mmHg
Một người lớn được gọi là THA khi HA tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc/và
HA tâm trương ≥ 90 mmHg hoặc/và đang điều trị thuốc hạ HA hàng ngày [3] Trị số huyết áp được lấy trung bình của 2 lần đo chính xác ở tư thế ngồi ở 2 thời điểm khám [44] Trong phần lớn nghiên cứu dịch tễ tại cộng đồng vì là nghiên cứu cắt ngang nên chỉ thực hiện ở một thời điểm khám, vì vậy tỷ lệ THA độ 1 cĩ thể cao hơn thực tế [63] Atallah và cộng sự [38] đã cho thấy tỷ
lệ THA khi đo hai thời điểm khám thấp hơn hơn cĩ ý nghĩa so với chỉ một thời điểm khám; tuy nhiên trong nghiên cứu của Kearney [63] để tính tỷ lệ THA của tồn cầu, tập hợp tất cả các nghiên cứu thỏa mãn điều kiện từ năm
1980 đến năm 2002, chỉ cĩ 3 nghiên cứu là thực hiện đo HA ở hai thời điểm khám, cịn lại đều thực ở một thời điểm khám Một điều cần lưu ý trong chẩn đốn THA là bao gồm cả những đối tượng đang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày cho dù trị số HA là bao nhiêu và những trường hợp này được xếp một nhĩm riêng mà khơng thể phân độ THA được
1.1.3 Nguyên nhân THA: Phần lớn (>90%) các trường hợp THA là khơng
cĩ nguyên nhân, gọi là THA nguyên phát; chỉ cĩ một số nhỏ trường hợp (<10%) là cĩ nguyên nhân, gọi là THA thứ phát, thường gặp ở trường hợp trẻ tuổi [3],[7],[44] Các nguyên nhân THA bao gồm: (1) Bệnh thận: hay gặp nhất; (2) Bệnh lý nội tiết; và (3) Nguyên nhân khác: Hẹp quai động mạch chủ, tăng áp lực nội sọ, ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn, thai kỳ, thuốc và hĩa chất Trong điều tra dịch tễ học tại cộng đồng, khơng cĩ điều kiện để thăm dị tìm nguyên nhân của THA, một việc làm rất khĩ khăn ngay cả khi thực hiện
Trang 18trong các bệnh viện nên THA xác định tại cộng đồng thực chất là THA nĩi chung mà khơng thể phân biệt được là nguyên phát hay thứ phát Tuy nhiên
do phần lớn THA là khơng cĩ nguyên nhân và phần nào loại trừ được một số nguyên nhân THA rõ ràng qua tiêu chí loại ra như đối tượng đang mang thai, uống rượu, thuốc nhỏ mũi…
1.1.4 Gánh nặng của THA đối với sức khỏe cơng cộng
THA là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch ở các nước cơng nghiệp cũng như các nước đang phát triển và là nguyên nhân chủ yếu cho gánh nặng bệnh tật của tồn cầu THA là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với tử vong với 7,1 triệu người tử vong do THA, chiếm khoảng 13% số người tử vong tồn cầu và là nguyên nhân đứng thứ ba, sau suy dinh dưỡng và tình dục khơng an tồn, gây ra gánh nặng bệnh tật trên thế giới với 64 triệu người sống trong tàn phế, chiếm 4,5% của gánh nặng bệnh tật trên tồn cầu [50]
Theo Kearney [63], ước tính tổng số người trưởng thành bị THA trên tồn cầu năm 2000 là 972 triệu người, bao gồm 333 triệu người ở các nước kinh tế phát triển và 639 triệu người ở các nước đang phát triển và dự đốn vào năm
2025 thì con số người trưởng thành bị THA sẽ lên đến 1,56 tỷ người, tăng khoảng 60% so với năm 2000; trong đĩ các nước kinh tế đang phát triển cĩ 1,15 tỷ người bị THA, gia tăng 80% Năm 2002, WHO ước tính ít nhất 50% trường hợp bệnh tim mạch và ít nhất 75% đột quỵ do nguyên nhân THA và WHO cho rằng HA tăng hơn mức lý tưởng (HA tâm thu > 115 mmHg) là nguyên nhân của 62% bệnh tim mạch và 49% bệnh tim thiếu máu cục bộ; ngồi ra HA cao hơn mức lý tưởng là yếu tố nguy cơ hàng đầu cho mọi trường hợp tử vong trên tồn thế giới [53] Mới đây, theo thống kê của WHO năm 2009 [105], bệnh tim mạch chiếm >1/3 (36%) nguyên nhân tử vong trên thế giới và đang gĩp phần gia tăng gánh nặng bệnh tật của thế giới
Các nghiên cứu dịch tễ học dọc theo thời gian, đa trung tâm và số lượng
Trang 19ñối tượng lớn cho thấy rằng ở những người 40-69 tuổi, khi gia tăng mỗi 20 mmHg HA tâm thu thì gia tăng gấp ñôi tỷ lệ chết bởi ñột quỵ và bệnh tim thiếu máu cục bộ [70] HA ≥140/90 mmHg tìm thấy khoảng 74% ở người suy tim, 69% người bị nhồi máu cơ tim lần thứ nhất và 77% người bị ñột quỵ lần ñầu tiên [73] Nghiên cứu ở người ≥ 35 tuổi tại 6 nước ở châu Âu (Đức, Phần Lan, Tây Ban Nha, Anh, Thụy Điển, Italia) và hai nước bắc Mỹ (Mỹ, Canada) [104] cho thấy tỷ lệ THA liên quan mạnh với tỷ lệ chết do ñột quỵ (r= 0,78)
và liên quan hơn mức trung bình với bệnh tim mạch chung (r= 0,44)
Gánh nặng bệnh tật và tử vong của THA ở một số nước trên thế giới cũng biểu hiện khá nghiêm trọng như ở Mỹ [51]; Canada [94]; Anh và Wales [57]; Nhật Bản [85]; Singapore [68] Tại Việt Nam [6], số liệu thống kê tại các bệnh viện cho thấy rằng, THA là nguyên nhân ñứng thứ ba gây tử vong và nguyên nhân thứ 6 ñối với gánh nặng của bệnh tật trong các bệnh viện Nghiên cứu tại Ba Vì, Hà Nội từ năm 1999-2003 [76], tỷ lệ chết do nguyên nhân tim mạch ñứng hàng ñầu với 32,2%, trong ñó hai bệnh tim mạch gây chết chủ yếu là ñột quỵ và suy tim
1.2 Tỷ lệ hiện mắc và xu hướng THA trong các nghiên cứu trước ñây
THA ñang là một vấn ñề sức khỏe toàn cầu vì tỷ lệ hiện mắc THA chiếm
tỷ lệ cao và ngày càng gia tăng trên thế giới, nguyên nhân do gia tăng về tuổi thọ con người và tần suất các yếu tố nguy cơ, ñặc biệt là béo phì do thức ăn nhanh và ít vận ñộng thể lực [3],[22]
1.2.1 Tại các nước trên thế giới
Nhiều nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc THA trên khắp thế giới, từ các nước
ñã phát triển cũng như các nước ñang phát triển, từ các dân tộc cũng như các chủng tộc khác nhau với ña dạng về nhóm tuổi và không giống nhau về phương pháp nghiên cứu, do vậy tỷ lệ THA cũng rất khác nhau theo từng nghiên cứu Theo Kearney [63],[64], tỷ lệ THA trên thế giới thay ñổi trong
Trang 20khoảng dao ñộng rất lớn, tỷ lệ thấp nhất ở vùng nông thôn phía bắc Ấn Độ (5,2%), cao nhất ở Ba Lan (70,7%) Tỷ lệ THA toàn cầu năm 2000 ở người trưởng thành ≥ 20 tuổi là 26,4% Trong các nước công nghiệp phát triển thì tỷ
lệ THA dao ñộng trong khoảng 20-50% (trung bình 37,3%) cao hơn so với các nước ñang phát triển (22,9%), mặc dù ở các nước này có tính không ñồng nhất lớn về tỷ lệ THA [63] Mặc dù số liệu quốc gia toàn thể về tỷ lệ THA không hiện hữu trong phần lớn các quốc gia trong thế giới ñang phát triển nhưng tỷ lệ THA cao nhất ñược báo cáo từ các quốc gia châu Mỹ La tinh như Mexico, Paraguay và Venezuela với khoảng dao ñộng từ 32-36,9%, trong khi
tỷ lệ thấp nhất là ở một số nước châu Phi vùng dưới sa mạc Sahara với tỷ lệ ước tính là 14% Trung Quốc và Ấn Độ có tỷ lệ THA ở mức trung bình khoảng 20-30%; mặc dù có một nghiên cứu ở Ấn Độ cho tỷ lệ THA khoảng 5% nhưng ña số các nghiên cứu và ñặc biệt là các nghiên cứu gần ñây thì tỷ lệ THA người trưởng thành trong ñất nước này ở khu vực thành thị 30-40%, vùng nông thôn 12-17% [54] Tương tự, tỷ lệ chung của 3 quốc gia vùng Caribie (Jamaca, St Lucia và Barbados) khoảng 26,6% Các nước châu Á khác và các quần ñảo chiếm tỷ lệ THA thấp nhất nếu chuẩn hóa theo nhóm tuổi ≥ 20 tuổi; tuy nhiên các nghiên cứu gần ñây các nước ở trong khu vực này có tỷ lệ THA tăng dần lên như Indonesia [84], Malaysia [89] lần lượt là 22,1% và 27,8% Ở Singapore, cuộc ñiều tra sức khỏe quốc gia lần thứ hai với mẫu ñại diện cho 3 nhóm cư dân sinh sống cho thấy dân tộc Malays có tỷ lệ THA cao nhất, sau ñó là dân tộc Trung Hoa 26,0% và dân tộc Ấn ñộ 23,7% Khu vực châu Phi, Cameroon có tỷ lệ thấp nhất 15%, trong khi ñó thì ở Zimbabwe có tỷ lệ THA cao và cao hơn cả các nước kinh tế phát triển [64] Mặc dù trong hai nghiên cứu của Kearney [63],[64] có cùng chung một tiêu chuẩn ñưa vào phân tích ñể cho phép so sánh giữa các quốc gia và khu vực nhưng sự khác nhau về phương pháp ño HA, nhóm tuổi của ñối tượng
Trang 21nghiên cứu và dân số mục tiêu dùng cho sự ñiều chỉnh tỷ lệ, làm cho sự so sánh trực tiếp giữa các nghiên cứu khó khăn, tuy nhiên dùng tỷ lệ THA ñiều chỉnh theo tuổi cho phép ước tính tốt nhất cho sự so sánh giữa các nghiên cứu
có cùng nhóm tuổi
Ở một số quốc gia, các cuộc ñiều tra ñược lập lại theo thời gian cho phép ước tính sự thay ñổi về tỷ lệ THA theo thời gian Nhìn chung tỷ lệ hiện mắc THA trên toàn cầu có xu hướng tăng theo thời gian ñã, ñang và sẽ trải qua; tỷ
lệ THA năm 2000 toàn cầu là 26,4% nhưng ước tính ñến năm 2025 tỷ lệ này lên ñến 29,2%; số liệu hiện tại của các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA vẫn duy trì hoặc giảm ở các nước kinh tế phát triển và gia tăng ở các nước kinh tế ñang phát triển trong thập niên vừa qua [55],[63],[64],[79],[90] Nghiên cứu tại Mỹ, Anh, Đức, Phần Lan, Bỉ, Hy Lạp và Úc cho thấy tỷ lệ THA không thay ñổi hoặc có xu hướng giảm [47],[55],[64] Ngược lại, ở các nước kinh tế ñang phát triển thì tỷ lệ THA có xu hướng tăng theo thời gian như tại Trung Quốc [52],[64]; Ấn Độ [54]; Singapore [64] Reddy và cộng sự [90] ñã ñưa
ra các yếu tố làm gia tăng tỷ lệ cũng như gánh nặng THA ở các nước ñang phát triển: (1) Yếu tố về nhân khẩu học với sự gia tăng tuổi thọ toàn cầu; (2)
Sự ñô thị hóa nhanh và thay ñổi lối sống bất lợi cho sức khỏe; (3) vai trò của
sự di cư; (4) thay ñổi dinh dưỡng với gia tăng các thành phần trong khẩu phần
ăn như mỡ, muối, ñường, ít chất sợi kèm theo sự gia tăng của ngành công nghiệp tiếp thị nước uống có chứa cồn và thức ăn nhanh; (5) sự gia tăng nhanh về tỷ lệ béo phì ở các nước ñang phát triển
1.2.2 Tại Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực các nước ñang phát triển nên tỷ
lệ và xu hướng THA mang tích chất của dịch tễ học chung của các nước ñang phát triển trên thế giới
Trang 22Bảng 1.7: Tỷ lệ hiện mắc THA qua một số nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu Địa ñiểm Năm Nhóm tuổi Tỷ lệ THA
Đặng Văn Chung [3],[7] Việt Nam 1960 ≥ 15 1-3%
Phạm Gia Khải [16] Thái Nguyên 2002 ≥ 25 13,88%
Nguyễn Lân Việt [34] Xuân Canh 2005 ≥ 25 20,5%
Cao Thị Yến Thanh [26] Đăk Lăk 2005 ≥ 25 17,5%
Lê Thị Thu Trang [28] Quảng Trị 2009 ≥ 25 26,7%
1
PBVN : Phía bắc Việt Nam
2
Trang 23Nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc THA tại Việt Nam ñã ñược tiến hành nhiều nơi trên khắp 3 miền của ñất nước Địa ñiểm, thời ñiểm, ñối tượng nghiên cứu khác nhau qua từng nghiên cứu nên kết quả về tỷ lệ hiện mắc THA cũng thay ñổi Tuy nhiên có một số ñiểm chung về một số nghiên cứu trước ñây về tỷ lệ hiện mắc của THA tại Việt Nam:
- Tỷ lệ hiện mắc của THA trong cộng ñồng dân số tăng nhanh theo thời gian: Năm 1960, tỷ lệ THA theo Đặng Văn Chung [7] chỉ chiếm 1%; ñến năm
1992, nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh [31] tăng lên 11,7%; ñến năm 2002, nghiên cứu của Phạm Gia Khải [17] tăng lên ñến 16,32% và ñến năm 2008 theo Phạm Gia Khải [12] tỷ lệ THA tại Việt Nam lên ñến 27,2%; như vậy trong khoảng gần 50 năm mà tỷ lệ THA trong cộng ñồng nước ta tăng gấp hơn 20 lần Xu hướng gia tăng tỷ lệ THA cũng xảy ra tại Hà Nội [32], [14], [9] và tại Ba Vì [77],[78]
- Tỷ lệ THA phụ thuộc rất nhiều vào nhóm tuổi ñối tượng nghiên cứu, nghiên cứu của Trần Nam Khánh [18] mặc dù tỷ lệ THA chiếm 32% nhưng lại thực hiện trên ñối tượng ≥ 40 tuổi nên sự so sánh về tỷ lệ THA trong các nghiên cứu khác nhau gặp nhiều hạn chế Nhìn chung, tỷ lệ hiện mắc THA trong các nghiên cứu tại Việt Nam trong những năm gần ñây dao ñộng trong khoảng 12-27% Mặt khác, trong các nghiên cứu thực hiện ở nước ta chỉ có nghiên cứu của Cao Thị Yến Thanh [26] và Huỳnh Văn Minh [77] mới có tính tỷ lệ THA chuẩn hóa theo nhóm tuổi, trong khi ñó phần lớn các nghiên cứu tại các nước trên thế giới ñều thực hiện phép chuẩn hóa này ñể hạn chế sai lệch chọn lựa và cũng ñể ñánh giá số lượng ñối tượng bị THA trong quần thể nghiên cứu
- Các nghiên cứu về THA trên cộng ñồng người Kinh thì có nhiều nhưng trên các dân tộc thiểu số thì ít ñược thực hiện Mới chỉ có nghiên cứu của Đào Duy
An [2] vào năm 2002 ở người dân tộc thiểu số từ 18 tuổi trở lên tại thị xã Kon
Trang 24Tum; Trần Nam Khánh [18] ở các dân tộc khác nhau Kinh, Rắc Lây, Trin, Ê
Đê và Tày tại Khánh Vĩnh, Khánh Hòa Tại Đăk Lăk, Quốc Ái và Huỳnh Văn Minh [1] nghiên cứu trên 319 người dân tộc Nùng ñịnh cư tại Buôn Đôn, Đăk Lăk năm 2005; Trịnh Quang Trí [30] ñiều tra trên dân tộc Ê Đê tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk vào năm 2008; Cao Thị Yến Thanh [26] ñiều tra THA ở người từ 25 tuổi trở lên toàn tỉnh Đăk Lăk vào năm 2005 nhưng không
ñề cập ñến tỷ lệ hiện mắc của từng dân tộc trên ñịa bàn và chưa thấy nghiên cứu nào về tỷ lệ THA của dân tộc M’nông, một trong hai dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ về dân số cao nhất tỉnh Đăk Lăk [25]
Mức ñộ các mức HA trong một số nghiên cứu ñược thể hiện bảng 1.8 và 1.9
Bảng 1.8: Tỷ lệ các phân mức HA theo JNC 6 trong các nghiên cứu trước ñây
tại Việt Nam
Nghiên cứu
Phân mức HA Bình
thường
Bình thường cao
Lê Anh Tuấn [32] 71,86% 11,97% 10,22% 3,98% 1,97%
Lê Thị Thu Trang [28] 60,3% 13,0% 14,97% 8,68% 3,04% Đào Duy An [2] 71,19% 5,6% 10,76% 5,75% 1,33%
Tỷ lệ các mức HA phân theo JNC 6 trong các nghiên cứu trên cho thấy
HA bình thường cao chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 5-12% và tỷ lệ các ñộ THA giảm dần từ ñộ 1 ñến ñộ 3 THA ñộ 1 chiếm khoảng 8-15%, THA ñộ 2 và 3 dao ñộng trong khoảng 4-12%
Trang 25Bảng 1.9: Tỷ lệ các phân mức HA theo JNC 7 trong các nghiên cứu trước ñây
tại Việt Nam
Nghiên cứu
Phân mức HA Bình
thường Tiền THA THA ñộ 1 THA ñộ 2
áp hằng ngày bất kể con số HA là bao nhiêu và những ñối tượng này một khi
ñã dùng thuốc thì không thể xếp ñộ THA Tuy nhiên chưa thấy nghiên cứu nào tại Việt Nam ñề cập ñến tỷ lệ THA khi dùng thuốc hạ áp
1.3 Một số yếu tố liên quan với THA trong các nghiên cứu trước ñây
Tỷ lệ THA thay ñổi khác nhau trong nhiều nghiên cứu trên khắp khu vực trên thế giới do ảnh hưởng của một số yếu tố, nhưng theo Kearney [63],[64] thì tỷ lệ THA thay ñổi chủ yếu phụ thuộc vào ba yếu tố là chủng tộc, nhóm tuổi và giới tính; ngoài ra nhiều y văn trên thế giới [3],[7],[44],[55] ñã ñưa ra những yếu tố nguy cơ liên quan với THA, nhất là những yếu tố liên quan ñến hành vi có thể thay ñổi hoặc kiểm soát ñược
1.3.1 Chủng tộc: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ THA ở các chủng tộc
có sự khác biệt nhau, ñặc biệt là chủng tộc da ñen thường có tỷ lệ THA cao hơn các chủng tộc khác Các nghiên cứu ở Mỹ [40],[45],[66], [87] và ở Anh
Trang 26[107] ñều cho thấy người Mỹ gốc Phi hoặc người da ñen ñều có tỷ lệ THA cao hơn so với các dân tộc khác và người da ñen là yếu tố nguy cơ ñộc lập ñối với THA; ngoài ra THA ở người Mỹ gốc Phi còn hay gặp ở tuổi còn trẻ, biểu hiện nặng nề hơn và dẫn ñến nhiều hậu quả lâm sàng hơn người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha có cùng ñộ tuổi [44] Bệnh nguyên của THA trong các chủng tộc khác nhau cũng không giống nhau về vai trò các yếu tố như muối ăn, kali, kích xúc, phản ứng của hệ tim mạch, thể trọng, số lượng vi cầu thận, chuyển hóa natri và hệ thống nội tiết nhưng ñều giống nhau ở chỗ bệnh nguyên THA luôn có nhiều yếu tố tác ñộng vào [43],[44],[79],[83]
1.3.2 Giới tính: Giới tính là một trong ba yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất ñến tỷ
lệ THA toàn cầu; theo Kearney [64] thì phần lớn nghiên cứu có báo cáo phân
bố THA theo giới cho thấy THA có xu hướng xuất hiện ở giới nam nhiều hơn giới nữ Dựa vào nghiên cứu cắt ngang, nam giới gia tăng HA mạnh theo tuổi hơn phụ nữ trước thời kỳ mãn kinh, còn sau thời kỳ mãn kinh thì nữ giới lại gia tăng mức HA cao hơn nam giới Trong nghiên cứu tại Mỹ, HA tâm thu trung bình ở nam cao hơn nữ trong giai ñoạn sớm của thời kỳ trưởng thành nhưng ở những người ≥ 60 tuổi thì HA tâm thu trung bình ở nữ cao hơn nam
rõ rệt [55] Ảnh hưởng của mãn kinh lên THA còn bàn cãi vì các nghiên cứu dọc chưa nghiên cứu về THA khi mãn kinh, nhưng các nghiên cứu cắt ngang cho thấy rằng, ngay cả khi ñã hiệu chỉnh theo tuổi và BMI thì những phụ nữ hậu mãn kinh dễ bị THA gấp 2 lần so với người tiền mãn kinh và các tác giả cho rằng THA liên quan ñến mãn kinh là do nhiều yếu tố như thiếu hụt estrogen, sản xuất nhiều hormone tuyến yên, tăng cân hay phối hợp các yếu tố này với những ảnh hưởng thần kinh thể dịch khác mà chưa ñược xác ñịnh [44]
Một nghiên cứu khác của Kearney [63], phân tích mối liên quan giữa THA và giới tính khác nhau từ các khu vực trên thế giới cho thấy có 4 khu
Trang 27vực mà nam có tỷ lệ THA cao hơn nữ: các nước kinh tế phát triển, châu Mỹ
La tinh - Carribê, Trung Quốc và các nước châu Á khác; trong khi ñó 4 khu vực mà nữ có tỷ lệ THA cao hơn nam: các nước kinh tế Xô Viết trước ñây,
Ấn Độ, vùng Trung Đông và châu Phi Tác giả cũng cho biết ở người trẻ thì nam giới bị THA cao hơn nữ, ngược lại ở những người lớn tuổi thì THA hay gặp ở nữ nhiều hơn [63] Tỷ lệ THA ở nam cao hơn nữ ñược quan sát trong các nghiên cứu tại Mỹ [87] năm 1999-2004; tại 6 nước châu Âu và 2 nước bắc Mỹ [104]; tại Malaysia [89] Tuy nhiên các nghiên cứu tại Indonesia [84]; Thái Lan [58] tỷ lệ THA nam nhiều hơn nữ nhưng không có ý nghĩa thống kê; ngược lại một nghiên cứu tại Malaysia [71], nữ có tỷ lệ THA cao hơn nam Tại Việt Nam, phần lớn nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA ở nam nhiều hơn nữ
Bảng 1.10: Tỷ lệ THA theo giới trong các nghiên cứu trước ñây tại Việt Nam
Phú Điền, Hải Dương [20] ≥ 18 17,2% 14,5%
Quận 4, TP Hồ Chí Minh [23] ≥ 18 21,2% 22,5% >0,05
Đăk Lăk (dân tộc Ê Đê) [30] ≥ 25 27,4% 15,0%
Đăk Lăk (dân tộc Nùng) [1] ≥ 18 16,0% 14,7% >0,05
Trang 28Mặc dù nghiên cứu ở các vùng khác nhau với ñộ tuổi khác nhau nhưng hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ THA ở nam cao hơn ở nữ
có ý nghĩa thống kê; mới ñây năm 2008, dịch tễ học về THA tại Việt Nam [12] cũng cho thấy tỷ lệ THA ở nam cao hơn nữ với OR=1,37 Trong các nghiên cứu trên, chỉ có nghiên cứu tại Quận 4, TP Hồ Chí Minh [23] có tỷ lệ THA ở nữ hơi cao hơn nam nhưng không có ý nghĩa thống kê
1.3.3 Tuổi
Tuổi là một yếu tố nguy cơ quan trọng nhất ảnh hưởng ñến tỷ lệ THA; tỷ
lệ THA gia tăng theo khi tuổi càng cao, chủ yếu là do gia tăng sự xơ cứng ñộng mạch, ñiều này làm gia tăng HA tâm thu và gia tăng áp lực mạch ñập [90] Sự gia tăng HA tâm thu theo tuổi là nguyên nhân chính làm gia tăng tỷ
lệ THA khi tuổi càng cao [44], giải thích vì sao tỷ lệ THA trên thế giới ngày càng tăng do sự gia tăng tuổi thọ của toàn cầu [44],[90] Ở người trưởng thành, các nghiên cứu cắt ngang và dọc theo thời gian ñều cho thấy rằng HA tâm thu và HA tâm trương ñều gia tăng tiến triển theo tuổi Nghiên cứu WHO MONICA thì mỗi năm HA tâm thu gia tăng khoảng 0,29-0,91 mmHg ñối với nam và khoảng 0,6-1,3 mmHg ñối với nữ; sự gia tăng này hằng ñịnh và có thể giảm xuống sau 50 tuổi ñối với HA tâm trương mà thôi [55] Nhiều nghiên cứu ñã chỉ ra rằng sự gia tăng tỷ lệ THA theo tuổi ñối với tất cả các dân tộc,
cả hai giới và trong hầu hết các nước công nghiệp hóa Tại Mỹ, năm
2003-2004, tỷ lệ THA gia tăng từ 7,3% ở người 18-39 tuổi lên ñến 66,3% ở người ≥
60 tuổi và sau khi phân tích ña biến thì nhóm tuổi 40-59 và ≥ 60 tuổi có nguy
cơ bị THA gấp tương ứng 6 lần và 27 lần so với nhóm tuổi từ 18-39 tuổi [87] Tại Sao Luis, Maranhao, Braxin [39], tỷ lệ THA tăng dần theo nhóm tuổi 18-29; 30-39; 40-49; 50-59; ≥ 60 với các tỷ lệ tương ứng là 7,8%; 19,3%; 25,7%; 49,1% và 70,7% Nghiên cứu tại Ba Vì [78], tỷ lệ THA gia tăng theo tuổi, ñặc biệt là ở giới nữ Nghiên cứu THA tại Việt Nam năm 2008 [12] cho thấy tỷ lệ
Trang 29THA tăng dần theo nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với OR=1,39; các nghiên cứu khác tại Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ THA tăng khi tuổi càng tăng, cho
dù ở trong các nhóm tuổi nghiên cứu khác nhau cũng như các phân nhóm lớp tuổi trong các nghiên cứu của các tác giả cũng không giống nhau [1],[2],[14],[17],[23],[27],[28],[30],[34]
1.3.4 Tiền sử gia ñình có THA
Phân tích của Hajjar [55] về mối liên quan giữa yếu tố tiền sử gia ñình có THA với THA cho thấy có liên quan ñến sự gia tăng tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ mới mắc THA; có lẽ yếu tố di truyền và yếu tố môi trường chi phối vào mối liên quan này Nghiên cứu cắt ngang với 5.329 người trưởng thành, tiền sử gia ñình THA làm tăng HA tâm trương, BMI, béo phì và cholesterol máu; một nghiên cứu tầm soát toàn quốc gia thì yếu tố tiền sử gia ñình có THA làm tăng tỷ lệ THA gấp 2 lần so với người không có yếu tố này [55]
Tại Thái Lan [58], người có tiền sử gia ñình THA có tỷ lệ THA gấp 2,3 lần; tại Philippines [91] thì tỷ lệ người có tiền sử gia ñình THA chiếm 28,5%, gấp 2,4 lần so với người không có yếu tố này Tại Braxin [39], tỷ lệ người không có, không biết và có yếu tố nguy cơ này lần lượt là 25,6%; 30,7% và 27,4% và sự khác biệt tỷ lệ THA giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê Một số nghiên cứu tại Việt Nam như tại một số tỉnh phía bắc [17], Thái Bình [15], Thái Nguyên [16], Hà Nội [9] cho thấy tỷ lệ tiền sử gia ñình có THA khoảng 8-11% và yếu tố này liên quan với tỷ lệ THA không có ý nghĩa thống kê; trong khi ñó nghiên cứu tại Xuân Canh, Hà Nội [34] thì nguy cơ THA tăng lên 1,5 lần có ý nghĩa thống kê
1.3.5 Béo phì
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng BMI có mối liên quan mạnh với HA và
tỷ lệ THA Cơ chế THA liên quan ñến béo phì chưa ñược rõ nhưng người ta cho rằng do nhiều yếu tố, ñặc trưng có sự tương tác của sự quá tải tuần hoàn,
Trang 30hoạt hóa thần kinh giao cảm cũng như hệ thống Renin-Angiotensin, sự ñề kháng insulin, hội chứng chuyển hóa, gia tăng nồng ñộ triglycerid máu, giảm cholesterol tỷ trọng cao và ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn [55],[92] Theo các nghiên cứu dọc theo thời gian, tăng cân có liên quan với sự gia tăng tỷ lệ mới mắc THA, khi tăng 5% cân nặng thì liên quan ñến tăng 20-30% tỷ lệ mới mắc THA [55] Béo phì là một yếu tố nguy cơ quan trọng cho sự gia tăng tỷ lệ THA trên toàn cầu [3], vì vậy sự gia tăng tỷ lệ béo phì trên toàn cầu phần nào giải thích cho sự gia tăng tỷ lệ THA trên toàn cầu trong vài thập niên vừa qua, nhất là ở Mỹ [55] Theo WHO (2006), ít nhất 1/6 dân số thế giới bị thừa cân, hơn 300 triệu người lớn béo phì (với BMI≥30) [102]
Nghiên cứu tại Mỹ năm 2003-2004 [87], tỷ lệ thừa cân và béo phì chiếm
tỷ lệ lần lượt là 30,8% và 40,8% và có tỷ lệ THA cao hơn gấp lần lượt 1,7 lần
và 3,4 lần so với nhóm cân nặng bình thường Tại châu Âu, tỷ lệ béo phì gia tăng và nằm trong khoảng 10-40% trong phần lớn các nước trong 10 năm qua
và gần ñây một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ béo phì khoảng 10-20% ở nam
và 10-25% ở nữ [98] Nghiên cứu mối liên quan giữa BMI và HA của 3 dân
số ở châu Phi và châu Á (Ethiopia, Việt Nam và Indonesia) [93], tỷ lệ béo phì
ở Indonesia với nam 42%; nữ 20% và ở Việt Nam khoảng 7% BMI liên quan thuận có ý nghĩa thống kê với cả HA tâm thu và HA tâm trương với hệ số tương quan r = 0,23-0,27; chỉ có mức BMI ≥ 25 kg/m2 mới có tăng tỷ lệ THA
có ý nghĩa thống kê ở cả 3 nhóm dân tộc Tại Thái Lan [62], tỷ lệ thừa cân và béo phì ở các năm 1985, 1990, 1991 và 1997 lần lượt là 22,5%; 18,4%; 25,9%; 34,9% Tại Việt Nam, nghiên cứu tại một số tỉnh phía bắc [17], tỷ lệ thừa cân và béo phì lần lượt là 9,7% và 6,0%; tăng dần theo tuổi và nữ nhiều hẳn hơn nam; thành thị cao hơn nông thôn và nhóm có BMI ≥ 22 ñã có nguy
cơ THA Tại Xuân Canh, Hà Nội [34], tỷ lệ THA tăng khi BMI tăng nhưng chỉ có nhóm thừa cân và béo phì ñộ 2 có tỷ lệ THA cao có ý nghĩa thống kê
Trang 31Tại Đăk Lăk, tỷ lệ thừa cân và béo phì là 16,3% và cĩ tỷ lệ THA cao gấp 14,8 lần so với nhĩm cĩ cân nặng bình thường [26], trong khi đĩ ở dân tộc Ê Đê [30], tỷ lệ thừa cân 11,2%, béo phì 7,5%, trong đĩ béo phì gặp ở nữ nhiều hơn
ở nam; nhĩm thừa cân và béo phì cĩ liên quan với tỷ lệ THA với PR lần lượt
là 1,9 và 2,4 Các nghiên cứu trên khác nhau về nhĩm tuổi và khác nhau về phân loại các mức BMI theo tiêu chuẩn của Tổ chức thế giới hay tiêu chuẩn dành cho người châu Á trưởng thành [36],[99] nên rất khĩ so sánh kết quả về
tỷ lệ thừa cân và béo phì giữa các nghiên cứu
1.3.6 Béo bụng
Theo Yap [106], mặc dù BMI đã được chứng minh là yếu tố đo lường hữu ích cho nguy cơ của THA bởi vì sự tương quan thuận giữa THA và chứng béo phì nhưng nĩ khơng cung cấp thơng tin về phân bố mỡ trong cơ thể, hơn nữa trong các nghiên cứu gần đây cho thấy chu vi vịng bụng và chỉ
số WHR cĩ liên quan mạnh hơn với nguy cơ béo phì BMI cĩ tương quan thuận với vịng bụng; khi phân tích đơn biến và đa biến thì vịng bụng cĩ liên quan cĩ ý nghĩa với HA tâm thu và HA tâm trương cho cả hai giới nam và nữ, trong khi đĩ BMI khơng cĩ sự liên quan này và tác giả đề nghị sử dụng chu vi vịng bụng để tiên đốn nguy cơ mắc bệnh THA nhưng chỉ áp dụng cho dân
số châu Á trẻ tuổi Béo bụng được đánh giá bằng chu vi vịng bụng [99] hoặc bằng chỉ số WHR [81],[98] nhưng theo một nghiên cứu cho thấy chỉ số WHR
cĩ độ nhạy, độ chuyên và chính xác hơn so với chỉ số BMI lẫn chu vi vịng bụng trong tiên đốn yếu tố nguy cơ cho bệnh lý tim mạch, trong đĩ cĩ THA [49]
Các nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn WHR để đánh giá béo bụng tại một số tỉnh phía bắc Việt Nam [17], tại Đắk Lăk [26], ở dân tộc Ê Đê [30] cho thấy
tỷ lệ béo bụng khoảng 18-24%; nghiên cứu tại Anh [107] cũng cho thấy tỷ lệ béo bụng ở nam 25,3%, ở nữ 18,9%, trong đĩ nhĩm dân tộc Trung Quốc và
Trang 32Ấn Độ có tỷ lệ béo bụng cao nhất Mối liên quan giữa béo bụng làm tăng tỷ lệ THA ñều có ý nghĩa thống kê thể hiện trong các nghiên cứu trong và ngoài nước [17],[19],[20],[26],[30],[34],[107]
Các nghiên cứu ñánh giá béo bụng bằng chu vi vòng bụng cũng cho thấy béo bụng có tỷ lệ THA cao hơn có ý nghĩa thống kê như nghiên cứu tại Đông
Hà [28], tại Việt Nam [12] và tại Braxin [39] Như vậy vòng bụng càng lớn thì có tỷ lệ THA càng cao
Theo WHO, năm 2002, toàn thế giới có hơn 1,25 tỉ người hút thuốc lá, trong ñó nam giới khoảng 1 tỉ người, còn nữ giới vào khoảng 250 triệu người
Tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới ở các nước phát triển vào khoảng 35%, ở các nước ñang phát triển khoảng 50%, và Việt Nam là một trong những nước có
tỷ lệ người nam hút thuốc cao [61] Thống kê của WHO năm 2009 [105], tỷ lệ hút thuốc lá của toàn cầu là 26%, trong ñó nam 42,4%, nữ 9,6%; Hút thuốc lá gây 4,1% gánh nặng bệnh tật toàn cầu, chỉ ñứng sau THA (4,5%), quan hệ tình dục không an toàn (6,3%) và suy dinh dưỡng (9,5%) với hơn 4,9 triệu người chết hằng năm [50]
Tỷ lệ ñang hút thuốc lá và bỏ hút thuốc lá ở Thái Lan [58] lần lượt là 23,7% và 9,3%; trong khi ñó người Mỹ gốc Việt [40] tương ứng là 12,2% và 11,3% Tại Việt Nam, năm 2001-2002, tỷ lệ hút thuốc ở Việt Nam khoảng 50% [61], tỷ lệ nam giới hút thuốc ở nông thôn và thành thị xấp xỉ nhau khoảng 56,1% và tỷ lệ phụ nữ hút thuốc khoảng 1,8% [6], nhưng ñến năm
Trang 332009 thì tỷ lệ hút thuốc lá giảm xuống còn 24,3%; trong ñó nam 45,7%, nữ 2,5% [105] Các nghiên cứu khác như tại các tỉnh phía bắc Việt Nam [17], Đăk Lăk [26], ở dân tộc Ê Đê [30] cũng cho thấy tỷ lệ ñang hút thuốc lá khoảng 22-39%
Tất cả các nghiên cứu trong và ngoài nước ñều cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá
ở nam cao hẳn so với nữ Tỷ lệ người ñang hút thuốc ở những người lớn tuổi cao hơn so với người trẻ tuổi [30],[78]; chủ yếu là hút <10 ñiếu/ngày nhưng thời gian hút kéo dài >10 năm chiếm tỷ lệ ñáng kể [30],[58]
Các nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá và tỷ lệ THA liên quan không có ý nghĩa thống kê qua phân tích ñơn biến như tại Braxin [39], Philippines [91], các tỉnh phía bắc Việt Nam [17], Thái Nguyên [16], Thái Bình [15], Hà Nội [32], An Lạc và Phú Điền, Hải Dương [19],[20], ở dân tộc Ê Đê [30] Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA cao hơn có ý nghĩa thống kê qua phân tích ñơn biến nhưng không có ý nghĩa qua phân tích ña biến như tại Ấn Độ [67], Thái Lan [58], Xuân Canh, Hà Nội [34] Một số nghiên cứu cho thấy người hút thuốc có tỷ lệ THA cao hơn so với người không hút thuốc nhưng chỉ mới qua phân tích ñơn biến (không có phân tích ña biến) như tại Việt Nam năm 1989-1992 [31], tại ñồng bằng sông Cửu Long [21], tại Đăk Lăk năm 2005 [26]
Thuốc lá ñược xem là chất thúc ñẩy quan trọng của THA, ngưng hút thuốc lá là phương cách hiệu quả nhất và tức thì ñể giảm nguy cơ về tim mạch nhưng không có liên quan ñến con số HA vì người hút thuốc lá kinh niên có
HA thấp hơn người không hút thuốc lá, có lẽ do cân nặng thấp hơn [11],[86]
1.3.8 Uống rượu
Theo WHO, năm 2004, ước tính trên toàn thế giới hiện có khoảng 2 tỷ người ñang uống bia rượu; 76,3 triệu người có những rối loạn liên quan ñến rượu bia; có mối liên quan giữa uống rượu và 60 loại bệnh tật khác nhau;
Trang 34hàng năm có 1,8 triệu người chết do bia rượu và lạm dụng bia rượu gây nên 4% gánh nặng bệnh tật toàn cầu, chỉ sau hút thuốc lá (4,1%), THA (4,5%), quan hệ tình dục không an toàn (6,3%) và suy dinh dưỡng (9,5%) [50],[101] Rượu ảnh hưởng vừa có lợi và vừa có hại trên hệ thống tim mạch Uống rượu nhiều sẽ gây THA, xuất huyết não, bệnh cơ tim và rối loạn nhịp tim, trong khi ñó uống rượu ít hay vừa phải thì làm giảm tỷ lệ bệnh ñộng mạch vành, thiếu máu não và ñột tử tim mạch Một trong những cơ chế rượu ảnh hưởng ñến tim mạch thông qua cơ chế tự thích ứng của HA, tuy nhiên mối liên hệ giữa rượu và HA phức tạp Rượu ảnh hưởng rõ ràng ñến HA thông qua các cơ chế như ức chế oxide nitric, ảnh hưởng hệ thần kinh giao cảm, ñề kháng insulin, hoạt hóa trục hạ ñồi-tuyến yên, thay ñổi cân bằng Canxi-Magie, thay ñổi hệ thống Renin-Angiotensin-Aldosterol và kích thích Endothelin-1; tuy nhiên thời ñiểm ño HA ảnh hưởng tầm quan trọng của hiệu quả bởi vì tác dụng hai pha trên HA sau khi uống rượu HA giảm vào thời ñiểm 3-5 giờ và tăng sau 12-15 giờ sau khi uống rượu [65] Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy mối liên quan hình chữ J giữa lượng rượu và HA [55] Nhiều nghiên cứu dịch tễ học và thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng uống rượu > 210 g/tuần (>3 ñơn vị/ngày) là ngưỡng gây THA, ñặc biệt có ảnh hưởng rõ rệt ñối với người lớn tuổi; trong khi ñó uống rượu <1 ñơn vị/ngày có tác dụng hạ HA [60] Dùng rượu vừa phải với mức cho phép không quá 30g ethanol/ngày ñối với nam và không quá 15g ethanol/ngày ñối với nữ hay những người nhẹ cân sẽ làm giảm HA tâm thu 2,5-4 mmHg [44]
Vào năm 2002, khoảng 55% người lớn ở Mỹ hiện ñang uống bia rượu, so với những thập kỷ trước, tỷ lệ người lớn uống rượu ngày càng giảm [95] Tỷ
lệ ñang uống rượu và bỏ uống rượu ở người Mỹ gốc Việt [40] là 26,2% và 6,1%; trong khi ñó tại Thái Lan [58] lần lượt là 28,5% và 5,5% Tại Việt Nam, năm 2002, tỷ lệ nam giới từ 15 tuổi trở lên uống rượu bia từ 1 lần trở
Trang 35lên trong một tuần là 46% và chỉ 2% ñối với nữ; 53% hộ gia ñình có ít nhất 1 người uống bia rượu trong tuần qua; người dân tộc thiểu số uống rượu nhiều hơn người Kinh [6] Tỷ lệ lạm dụng bia rượu ở các vùng, miền là khác nhau, ngay cả trong một tỉnh tỷ lệ này cũng khác nhau [5] và do các nghiên cứu ñưa
ra những ñịnh nghĩa và tiêu chuẩn riêng nên việc ñánh giá mức ñộ uống bia rượu có khác nhau Tỷ lệ uống rượu ở các nghiên cứu tại các tỉnh phía bắc Việt Nam [17], An Lạc [19], Phú Điền [20], TP Hồ Chí Minh [23] khoảng 21-33%; trong khi ñó hai nghiên cứu thực hiện tại Đăk Lăk [26],[30] có tỷ lệ uống rượu bia khá cao khoảng 46-48%
Các nghiên cứu trong và ngoài nước ñều cho thấy tỷ lệ ñang uống rượu ở nam cao hơn hẳn so với nữ Tỷ lệ người ñang uống rượu dường như giảm dần theo tuổi ở nam giới và tăng dần ở nữ giới nhưng khác nhau không có ý nghĩa thống kê [17] Tỷ lệ uống rượu nhiều (≥ 4 ñơn vị rượu/ngày ñối với nam và ≥
3 ñơn vị rượu/ngày ñối với nữ) ở các tỉnh phía bắc Việt Nam là 6,8% và chiếm tỷ lệ cao tỉnh miền núi Thái Nguyên hơn các tỉnh khác [17], trong khi
ñó ở người Ê Đê tại Đăk Lăk [30], tỷ lệ này là 14,2%
Các nghiên cứu cho thấy người uống rượu có tỷ lệ THA cao hơn so với người không uống rượu như nghiên cứu tại Việt Nam năm 1989-1992 [31], các tỉnh phía bắc Việt Nam [17], Hà Nội [14], Xuân Canh Hà Nội [34], Quận
4, TP Hồ Chí Minh [23], Đăk Lăk [30] nhưng cũng có một số nghiên cứu cho thấy tương quan không rõ giữa uống rượu và tỷ lệ THA như tại Braxin [39], Thái Lan [58], An Lạc [19], Phú Điền [20], Hà Nội [32]
Người uống 3-5 ñơn vị rượu/ngày có tỷ lệ THA gấp 3-4 lần so với những người không uống rượu Mối liên quan giữa uống rượu và HA là ñộc lập, sau khi loại trừ các yếu tố gây nhiễu như tuổi, béo phì và sự bài xuất natri niệu; ảnh hưởng của uống rượu lên tỷ lệ THA tương ñương như vai trò của béo phì
và lớn hơn vai trò của ăn mặn ñối với THA [60],[75]
Trang 361.3.9 Ăn mặn
Nhiều nghiên cứu quan sát và thử nghiệm lâm sàng ñã chứng minh mối liên quan giữa lượng muối ăn (NaCl) và HA; ảnh hưởng của NaCl gia tăng theo tuổi, với mức ñộ cao của HA và với người bình thường có tiền sử gia ñình THA; giữa những nhóm dân số, sự gia tăng HA và tỷ lệ THA theo tuổi
có liên quan ñến lượng NaCl ăn vào [55] Nhìn chung, hiệu quả của việc giảm natri lên HA có xu hướng lớn hơn ở người da ñen, người trung niên hay lớn tuổi, những người có THA, ñái tháo ñường hay bệnh thận mãn tính vì những ñối tượng này xu hướng có hệ thống Renin-Angiotensin-Aldosterol ñáp ứng kém hơn [37] Một phân tích gộp của các thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng kéo dài ít nhất 4 tuần kết luận rằng giảm lượng natri ăn vào khoảng 50 mmol/ngày thì giảm HA tâm thu trung bình 4 mmHg và HA tâm trương 2,5 mmHg ở người THA và tương ứng là 2 mmHg và 1 mmHg trên những người
HA bình thường [35] Các nhà dịch tễ học ñã tính toán rằng, nếu dân số toàn thế giới ăn trung bình 6 gam muối/ngày thì sẽ làm giảm huyết áp tâm thu 5mmHg, qua ñó sẽ giảm 24% ñột quỵ, giảm 18% nguy cơ bệnh mạch vành và hàng năm giảm 2,5 triệu người chết do các bệnh mạch vành và ñột quỵ [103]
Có nhiều phương pháp ñược sử dụng ñể ước tính lượng muối tiêu thụ hàng ngày như khảo sát chế ñộ ăn, ñiều tra khẩu phần và ñịnh lượng Na+ niệu Trong ñó việc ñịnh lượng Na+ niệu trong 24 giờ ñược xem là tiêu chuẩn vàng
ñể ño lường lượng Na+ ñưa vào cơ thể vì nước tiểu có thể biểu thị chính xác 85-90% lượng natri ñưa vào cơ thể Cách ño lường này có ñiểm thuận lợi là không bị sai lệch bởi phỏng vấn hoặc thu thập số liệu qua ñiều tra, nhưng tốn kém và tương ñối khó thực hiện [103]
Nghiên cứu INTERSALT (1988) thu thập nước tiểu 24 giờ ở 10.079 người thuộc 52 quần thể ở 32 nước khác nhau Kết quả cho thấy hơn 50% nam có mức sử dụng Na+ từ 150-199 mmol/ngày và hơn 50% nữ có mức tiêu
Trang 37thụ Na+ từ 100-149 mmol/ngày, tức là số muối sử dụng hàng ngày ở nam gấp khoảng 20 lần và nữ gấp khoảng 15 lần nhu cầu thực tế của cơ thể [97] Muối
ăn là loại gia vị không thể thiếu nhưng nếu ăn nhiều muối thì lại không tốt cho sức khỏe Tuy nhiên, việc giảm lượng muối ñến mức lý tưởng là hết sức khó khăn bởi vì hơn 75% lượng muối tiêu thụ hàng ngày là do quá trình chế biến thức ăn [37],[103]
Nghiên cứu về natri ăn vào và tỷ lệ mới mắc THA ở dân số Trung Quốc, lượng muối sử dụng trung bình trên mỗi người dân ở các vùng là khác nhau
và tỷ lệ THA cao hơn ở những dân số có ăn lượng muối cao hơn và tỷ lệ THA của quốc gia tăng lên 3 lần trong vòng 30 năm qua nhưng không có sự gia tăng lượng natri tiêu thụ tương ứng, nguyên nhân của sự gia tăng tỷ lệ THA ở ñây ñược cho là do nguyên nhân của sự gia tăng thừa cân và béo phì trong thời kỳ này [72] Tỷ lệ THA nguyên phát sẽ ít gặp ở nhóm ñối tượng có thói quen dùng lượng muối thấp (≤ 5 g NaCl/người/ngày) nhưng lại phổ biến ở nhóm ñối tượng dùng lượng muối cao (hơn 10-15 g NaCl/người/ngày) [48] Các nghiên cứu tại Việt Nam xác ñịnh ăn mặn qua bộ câu hỏi phỏng vấn như tại Quận 4, TP Hồ Chí Minh [23], An Lạc [19], Đăk Lăk [26], ở dân tộc
Ê Đê [30] thì tỷ lệ ăn mặn khoảng 20-55%, không có sự khác nhau giữa nam
và nữ [23], trong khi ñó nghiên cứu tại Đăk Lăk thì nam có tỷ lệ ăn mặn cao hơn so với nữ [26] Nghiên cứu tại các tỉnh phía bắc Việt Nam, ñiều tra tỷ lệ
ăn mặn qua bộ câu hỏi và ñịnh lượng natri niệu trong 24 giờ cho thấy không
có sự tương quan giữa ăn mặn và tăng thải natri niệu, vì vậy việc ñiều tra thói quen ăn mặn qua phỏng vấn có thể có nhiều sai lệch [17]
Các nghiên cứu trong nước về mối liên quan giữa ăn mặn và THA như nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh và cộng sự (1989-1992) về dịch tễ học của bệnh THA ở Việt Nam cho thấy thói quen ăn mặn liên quan chặt với THA và
tỷ lệ THA ở các vùng ven biển (Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Huế) là 17,8%, cao
Trang 38hơn hẳn so với các vùng khác, nhất là khu vực ñồng bằng và miền núi [31] Một số nghiên cứu trong nước khác cũng cho thấy có mối liên quan giữa những người có thói quen ăn mặn và THA như nghiên cứu tại Hà Nội [32] với OR= 1,3; Phú Điền, Hải Dương [20] với OR=1,6; An Lạc, Hải Dương [19] với OR= 2,1; nghiên cứu trên người dân tộc Ê Đê [30] với PR=1,9 Tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu khác cho thấy ăn mặn liên quan với THA không có ý nghĩa thống kê như tại các tỉnh phía bắc Việt Nam [17]; tại Quận
4, TP Hồ Chí Minh [23]; tại Đăk Lăk [26]
1.3.10 Ăn mỡ ñộng vật
Nhiều nghiên cứu quan sát và các thử nghiệm lâm sàng ñánh giá tác ñộng của chất béo bão hòa ñến HA cho thấy sự tương quan này là không rõ [37]; Chế ñộ ăn nhiều mỡ ñộng vật là nguy cơ trực tiếp của các bệnh tim mạch, nên
ăn giảm lượng chất béo bão hòa ñể giảm tình trạng tăng lipid máu và tạo ñiều kiện giảm cân và một số nghiên cứu nhỏ cũng cho thấy HA giảm với chế ñộ
có lượng chất béo thấp [11] Nghiên cứu tại Hà Nội [9], tại Đăk Lăk [26], ở người Ê Đê [30] thì tỷ lệ người có thói quen ăn mỡ ñộng vật dao ñộng khoảng 16-65%, mặc dù 3 nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ THA ở những người có thói quen ăn chất béo ñộng vật cao hơn nhóm không có thói quen này nhưng khác biệt ñều không có ý nghĩa thống kê
1.3.11 Hoạt ñộng thể lực
Những người có mức thể lực hợp lý thì có nguy cơ thấp hơn về sự phát triển các bệnh lý mạn tính; trái lại lối sống tĩnh tại làm gia tăng thừa cân, béo phì và nhiều bệnh lý mạn tính như bệnh mạch vành, THA, ñái tháo ñường typ
2, loãng xương và một số loại ung thư; ngoài ra hoạt ñộng thể lực còn giúp ñiều trị chứng lo âu và trầm cảm từ mức ñộ nhẹ ñến vừa [95]
Trong biện pháp trong ñiều trị THA không dùng thuốc, tham gia thể lực ngoài trời ñều ñặn như ñi bộ nhanh (ít nhất 30 phút mỗi ngày, hầu hết các
Trang 39ngày trong tuần) giúp làm giảm HA tâm thu 4-9 mmHg [44] Để dự phòng tiên phát bệnh lý tim mạch, mức ñộ hoạt ñộng thể lực phù hợp trong suốt ñời
là ñi bộ nhanh tối thiểu 20 phút/ngày và từ 4-6 ngày/tuần [13] Tập thể dục nhịp ñiệu với mức ñộ vừa phải cũng làm giảm HA tâm thu và tâm trương lần lượt là 3,8 và 2,6 mmHg so với người hoạt ñộng tĩnh tại nhờ vào các cơ chế:
Sự giãn mạch phụ thuộc nội mạc, gia tăng qua sự tăng sản xuất nitric oxide, giảm hoạt tính thần kinh giao cảm, giảm ñộ cứng ñộng mạch, tăng tính nhạy cảm với insulin và giảm lớp mỡ ở bụng, ñộc lập với sự giảm cân [11] Một nghiên cứu tiền cứu theo dõi trên 11 năm trên 17.000 người 25-64 tuổi tại Phần Lan, tần suất THA giảm khoảng 37% và 41% ở nam; 18% và 35% ở nữ
ở những người hoạt ñộng thể lực vừa và nặng so với những người hoạt ñộng thể lực ít [59] Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy hoạt ñộng thể lực ít và người Mỹ gốc Phi là hai yếu tố góp phần quan trọng làm gia tăng tỷ lệ THA [42] Nghiên cứu trên 27.000 phụ nữ ≥ 45 tuổi cho thấy có mối liên quan nghịch giữa hoạt ñộng thể lực và tỷ lệ THA [82]
Theo WHO (2006), có hơn 60% dân số thế giới tĩnh tại ít hoạt ñộng (sedentary) hay hoạt ñộng không ñủ ñể nâng cao sức khỏe và ít hơn 1/3 người trẻ tuổi hoạt ñộng ñầy ñủ ñể cải thiện lối sống khỏe mạnh [102] Theo WHO (2000), Indonesia và Thái Lan thuộc nhóm quốc gia có khoảng 15% người hoàn toàn không hoạt ñộng thể lực, không hoạt ñộng thể lực ở ñây bao gồm những người không tập thể dục thể thao, thuộc những người làm bàn giấy, ñi lại bằng phương tiện có ñộng cơ Tỷ lệ này ở Malaysia, Philippines, và Việt Nam là 16% Tỷ lệ không hoạt ñộng thể lực ở nữ giới nhiều hơn ở nam [6] Nghiên cứu tại cộng ñồng người dân tộc Ê Đê tại Đăk Lăk, tỷ lệ các mức hoạt ñộng thể lực ít, trung bình và mạnh lần lượt là 2,1%; 51,7% và 46,2%; trong
ñó ít hoạt ñộng thể lực không có sự khác nhau theo giới tính và nhóm tuổi và cũng không có liên quan ñến tỷ lệ THA [30] Nghiên cứu tại Quận 4, TP Hồ
Trang 40Chí Minh, hoạt ñộng thể lực làm tỷ lệ THA giảm 30% so với nhóm không có hoạt ñộng thể lực [23]
1.3.12 Các yếu tố khác
• Học vấn: Tại các tỉnh phía bắc Việt Nam [17], tỷ lệ THA hay gặp ở nhóm học vấn cao, người sau ñại học có tỷ lệ THA gấp 1,6 lần so với người phổ thông; ngược lại tại Quận 4, TP Hồ Chí Minh [23] và huyện Ba Vì [78] thì tỷ
lệ THA giảm dần ở nhóm học vấn cao hơn Nghiên cứu tại Cà Mau [10] và Đăk Lăk [30] thì học vấn liên quan không có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ THA
• Nghề nghiệp: Mối liên quan giữa các nhóm nghề nghiệp và THA thay ñổi khác nhau theo từng nghiên cứu Tại các tỉnh phía bắc Việt Nam [17], tỷ lệ THA ít gặp ở nhóm lao ñộng chân tay với OR=0,38; tại Ba Vì [78] cán bộ công nhân viên chức có xu hướng THA cao hơn nông dân; tại Cà Mau [10] người lao ñộng chân tay có tỷ lệ THA cao hơn người lao ñộng trí óc; tại Đăk Lăk [30] và Quận 4, TP Hồ Chí Minh [23] thì tỷ lệ THA hay gặp ở những người không còn khả năng lao ñộng
• Tình trạng hôn nhân: Nghiên cứu tại Braxin [39], tỷ lệ THA ở người có vợ chồng gấp 1,8 lần so với người sống ñộc thân; tại Thái Lan [58], người có vợ chồng có tỷ lệ THA thấp hơn người ñộc thân hay góa với OR=0,58 Các nghiên cứu tại các tỉnh phía bắc Việt Nam [17], Xuân Canh [34] và Đăk Lăk [30] ñều cho thấy người ly dị, ly thân hay góa có tỷ lệ THA cao hơn các ñối tượng khác Các yếu tố học vấn, tình trạng công việc và tình trạng hôn nhân liên quan với THA thay ñổi qua các nghiên cứu qua phân tích ñơn biến, có lẽ
do có nhiều yếu tố nhiễu chi phối, ñặc biệt là nhóm tuổi Sau khi phân tích ña biến thì 3 yếu tố này không có sự liên quan với THA
• Các yếu tố khác: Đái tháo ñường, rối loạn lipid máu, stress tâm lý, uống thuốc ngừa thai, thu nhập gia ñình, cân nặng khi sinh vì ñiều kiện khách quan nên chúng tôi không ñề cập trong nghiên cứu này