1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu răng trụ và đánh giá hiệu quả của cầu cổ điển

23 802 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÉ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI  NGUYỄN MẠNH MINH nghiên cứu răng trụ và đánh giá hiệu quả của cầu cổ điển Chuyên ngành : Nha khoa Mã sè : 62.72.28.01 luận án tiến sỹ y học Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ QUANG TRUNG HÀ NỘI - 2010 Đặt vấn đề Mất răng, ngoài ảnh hưởng đến chức năng nhai, còn ảnh hưởng đến các chức năng khác như nói, nuốt, thẩm mỹ, giao tiếp xã giao MÊt răng không những chỉ có nghĩa là mất các chức năng của răng bị mất mà còn ảnh hưởng tới chức năng của các răng còn lại của bộ răng và toàn bộ hệ thống nhai [35]. Khi có mất răng, cần phục hình răng mất càng sớm càng tốt để trả lại chức năng, ngăn chặn sự xô lệch của các răng còn lại. Hiện nay có nhiều phương pháp phục hình, trong đó phục hình răng bằng cầu răng cổ điển, với giá thành cao hơn phục hình tháo lắp nhưng thấp hơn nhiều so với phục hình bằng cách cắm ghép răng, là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn [71]. ở loại phục hình này, cầu răng được làm bằng kim loại hoặc khung kim loại, được phủ bên ngoài bằng sứ hoặc nhựa, và được gắn với các răng trụ ở hai đầu khoảng mất răng. Trong phục hình bằng cầu cổ điển, quan trọng nhất là phải tính được lực dự trữ của răng trụ. Lực dự trữ của răng trụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng chân răng, tỷ lệ thân/chân, diện tích màng nha chu Các thông số giải phẫu này có sự khác biệt theo từng cá thể, tuổi, giới và chủng tộc, nhưng người ta vẫn có thể dựa vào đó để ước lượng một cách gián tiếp về lực dự trữ của răng trụ. И.М. Оксман [1] đã đưa ra bảng hệ số chịu lực của răng, Ante [11] đưa ra bảng diện tích bề mặt chân răng hiệu quả. Cho đến nay, các bảng tính này vẫn được các nha sỹ Việt Nam sử dụng để tính lực dự trữ của răng trụ trong thiết kế cầu răng. Ở nước ngoài vào năm 1985, Lasilla và cộng sự [51] đã sử dụng máy đo lực điện tử (động lực hàm kế) để đo lực chịu (lực cắn) của răng. Ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu về cầu răng nhưng còn Ýt nghiên cứu về lực chịu và lực dự trữ của răng. Nghiên cứu về lực chịu sẽ cho biết số đo lực chịu của cung răng và từng răng, đây là một giá trị sinh học quan trọng phản ánh sức khỏe của hệ thống nhai, trong đó có răng và nha chu. Khi đo lực chịu của răng, chúng ta sẽ đánh giá được một cách tương đối chính xác lực dự trữ của răng. Việc xác định được lực dự trữ của răng trụ là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của phục hình bằng cầu cổ điển. Mặt khác, các điều tra ở trong nước trong những năm 1990 [12], [3], [1] cho thấy tỷ lệ mất răng trong cộng đồng là rất lớn, trong khi đo tỷ lệ đã được phục hình còn rất thấp. Để thấy được tỷ lệ mất răng và nhu cầu phục hình trong cộng đồng ở giai đoạn hiện tại, cần có thêm điều tra về những mặt này. Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu răng trụ và đánh giá hiệu quả của cầu cổ điển" với 3 mục tiêu: 1. Mô tả tình trạng mất răng và nhu cầu phục hình mất răng ở một số cán bộ công nhân viên ở Hà Nội. 2. Xác định lực chịu của các răng và cách tính lực dự trữ của răng trụ trong thiết kế cầu răng. 3. Đánh giá hiệu quả phục hình mất răng lẻ tẻ có chỉ định bằng cầu cổ điển. 2 Chương 1 Tổng quan 1.1. tình trạng mất răng và nhu cầu phục hình mất răng bằng cầu cổ điển 1.1.1 ở Việt Nam. Tình trạng mất răng và nhu cầu phục hình mất răng theo nhóm tuổi ở Việt Nam được phản ánh qua các kết quả điều tra của Võ thế Quang, Vũ Kiều Diễm, Nguyễn Đức Thắng và Nguyễn Văn Bài trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Số liệu của các tác giả này cho thấy tỷ lệ mất răng còn cao và nhu cầu phục hình (trong đó có cầu cổ điển) còn cao. 1.1.2 Trên thế giới. Theo số liệu của WHO năm 1998 tại các nước châu Âu, tỷ lệ mất răng ở lứa tuổi 65-74 dao động từ 12,8 - 69,6%; số răng mất trung bình từ 3,8 - 15,1 răng [89]. Các điều tra tại Na Uy, Phần Lan, Iceland và Thụy Điển cho thấy tỷ lệ mất răng có xu hướng giảm dần theo thời gian, tỷ lệ mất răng ở thành phố cao hơn ở nông thôn, ở nam cao hơn nữ, ở hàm trên cao hơn hàm dưới và ở vùng răng hàm cao hơn vùng răng cửa [18], [46], [61], [62],[64]. 1.1.3. Hậu quả của mất răng. Mất răng gây ra mất thăng bằng về cung răng, làm các răng còn lại bị di lệch, bị mòn, khớp cắn bị thay đổi. Sống hàm vùng mất răng bị tiêu. Biến đổi ở răng và sống hàm dẫn đến những biến đổi ở mặt. Mất nhiều răng có thể ảnh hưởng tới tiêu hóa, phát âm và thẩm mỹ [93]. 1.1.4. Phân loại mất răng (dẫn theo [1]) Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V Loại VI Hình 1.2. Các loại mất răng theo Kenedy - Applegate [1] Kourliandsky phân thành 4 loại mất răng dựa vào khớp cắn, trong đó có 3 loại mất răng từng phần có số điểm chạm nhau của hai hàm lần lượt là 3, 1-2 và 0. Kennedy đưa ra 4 loại mất răng 3 từng phần kèm theo gợi ý kiểu thiết kế hàm giả cho mỗi loại. Phân loại của Applegate dựa vào vị trí (sau/trước), số bên, sự giới hạn của khoảng mất răng (có/không có giới hạn) và khả năng gánh chịu răng gỉa của các răng ở hai đầu khoảng giới hạn (căn cứ vào chiều dài khoảng mất, chiều dài chân răng trụ, xương ổ răng), mất răng phía trước đi qua đường giữa Phân loại của Kennedy và Applegate được sử dụng nhiều vì các cách phân loại này định hướng được kiểu thiết kế hàm giả, trong đó có cầu cổ điển. 1.2. khả năng chịu lực của răng trụ Sơ lược giải phẫu răng - Răng gồm ba phần là thân răng, cổ răng và chân răng. Răng được cấu tạo bởi một lớp mô cứng canxi hóa là ngà răng. Ngà răng được bao phủ bởi men răng ở thân răng và chất cement ở chân răng. Bên trong lớp ngà là một hốc chứa mô liên kết gọi là tủy răng. Chân răng được bao quanh bởi các mô quanh răng (dây chằng nha chu, xương ổ răng, lợi). - Men răng là lớp có độ khoáng hóa cao nhất và cứng nhất. Nó có một tính thấm giới hạn nhưng tính thấm này giảm dần theo tuổi. Men răng có thể bị xói mòn do axit. Hình dạng và bề mặt của men đỉnh múi bị thay đổi do cơ học. Lực nhai, đặc biệt là các thói quen cận chức năng, làm mòn răng đưa đến giảm kích thước và độ dày của men vùng bờ cắn và đỉnh múi, vùng tiếp xúc cũng dần dần bị biến đổi theo tuổi [63]. - Ngà răng có độ cứng thấp hơn men răng nhưng cao hơn xe măng răng. Vùng giữa của bề dày ngà răng là vùng cứng nhất. - Tủy răng là một mô liên kết giàu mạch máu và thần kinh nằm trong buồng tủy, gồm tủy thân răng nằm trong buồng tủy thân răng và tủy chân răng nằm trong ống tủy chân răng. Hình dạng buồng tủy gần đồng dạng với hình dạng của răng. Thể tích buồng tủy giảm dần theo tuổi. Tủy răng liên hệ với dây chằng nha chu qua các lỗ đỉnh chân răng. Tủy răng có vai trò nuôi dưỡng nguyên bào ngà, cảm nhận (đau và áp lực) và tái tạo ngà Khi viêm, áp lực trong buồng tủy tăng cao làm cho tủy răng bị tổn thương. 4 Hình 1.4. Tổ chức quanh răng [73] - Xê măng ở vùng cổ răng là sợi ngoại sinh đơn thuần chỉ có tác dụng neo giữ, ở vùng chẽ và vùng chóp gốc là hỗn hợp sợi-tế bào vừa có tác dụng neo giữ vừa có tác dụng tái sinh mô nha chu khác. Xê măng không bị tiêu như các mô nha chu khác. Tổng diện tích bề mặt bám dính của răng được xác định bởi chiều dài, chu vi, hình dạng, và số lượng chân răng. Mất chiều dài dính bám ở gần vùng cổ răng làm tổng diện tích dính bám giảm nhiều hơn so với mức giảm chiều dài. - Dây chằng nha chu là lớp mô liên kết nối xê măng răng với xương ổ răng và tạo nên một liên kết dạng khớp giữa chân răng và xương ổ. Thể tích khe khớp (dây chằng nha chu), diện tích bề mặt chân răng và diện tích bề mặt xương thành ổ răng tăng dần theo chiều từ răng cửa đến răng hàm lớn. Sự tái cấu trúc dây chằng nha chu diễn ra liên tục và chịu ảnh hưởng của lực nhai; mất sự kích thích của lực nhai, dây chằng nha chu sẽ thoái triển. Dây chằng nha chu là một cấu trúc giàu mạch máu và thần kinh. Đám rối thần kinh trong dây chằng nha chu chứa các sợi cảm giác đau và áp lực (bản thể); các sợi cảm nhận áp lực cho phép nhận biết các tiếp xúc nhỏ nhất giữa các răng và các phần tử tiếp xúc với răng: Đây là điều kiện cần thiết cho việc kích hoạt sự đáp ứng của các cơ nhai. - Mỏm xương ổ răng phát triển cùng với quá trình mọc răng và thoái triển khi có mất răng; sự tiêu xương ổ răng cần được đánh giá trước khi phục hình răng. - Lợi có vai trò cố định răng vào xương ổ răng, liên kết các răng của cung hàm và là hàng rào phòng vệ chống vi khuẩn. 5 Răng trụ Cùi răng Trụ cầu (abutment) Sóng hàm Nhịp cầu (pontic) Phần nối kh nng chu lc ca rng. Lc nhai do cỏc c nhai sinh ra, cú ln t l vi din tớch ca mt ct ngang qua c. Sc chu ng ca rng, theo Max Lller: t rng ca, rng nanh, rng hm nh, rng hm ln th nht sc chu lc ln lt l 32 kg, 35,4 kg, 44 kg v 45,7 kg. Sc chu ng ca xng rng gp ụi sc chu ng ca rng. Dng c o kh nng chu lc ca rng - Kh nng chu lc ca rng (lc cn) c o bng ng lc hm k (gnathodynamometer), ng lc hm k in t v cỏc mng mng (film) ỏp in. - Lc cn o c ph thuc vo v trớ t dng o trờn cung rng. - Np bng acrylic cú th c s dng bo v cỏc mu rng v trỏnh góy rng trong lỳc cn ti a. - S o lc cn ph thuc vo m rng ming. 1.3. Cu rng c in 1.3.1. Cỏc phng phỏp phc hỡnh * Hm thỏo lp: gm hm hm thỏo lp tng phn v hm thỏo lp ton b. * Cu rng: gm cu vi, cu dỏn v cu c in. * Cy ghộp rng (Implant) 1.3.2. Cu rng c in [10] Hỡnh 1.6. Cu to cu rng c in, 3 n v, bc ton b rng tr [11] Cu c in l loi phc hỡnh rng c nh trong ú rng b mt c thay th bng cu rng. Cu rng bao gm 3 thnh phn: nhp cu l phn cu treo ch khuyt rng; tr cu l phn ca cu rng c gn c nh bng xi mng lờn rng tr (ó c mi thnh cựi); v phn ni ni nhp cu 6 với cầu răng. Cầu răng giúp phục hồi chức năng ăn nhai tốt, có tính ổn định cao và giá thành phải chăng tuy nó có nhược điểm là phải mài các răng trụ và điều này có thể gây kích thích tủy răng. 1.3.3. Thiết kế cầu răng Tính số lượng răng trụ cho cầu răng: dựa vào hệ số chịu lực hoặc bảng diện tích bề mặt chân răng * Hệ số chịu lực. Theo Kourliandsky [5], khi nhai thức ăn, thường chỉ nhai bằng một nửa sức chịu đựng của răng hay một răng khỏe mạnh luôn dự trữ một lực bằng chính lực nhai của nó. Ngoài ra, còn ước lượng hệ số này qua mức độ tiêu xương ổ răng. Khi thiết kế cầu răng, để tính số lượng răng trụ, từ trước đến nay chóng ta sử dụng bảng tính lực của И.М. Оксман. Bảng 1.2. Bảng hệ số chịu lực của И.М. Оксман [1] Răng sè 1 2 3 4 5 6 7 8 Hàm trên 2 1 4 3 3 5 5 2 Hàm dưới 1 1 4 3 3 5 5 3 * Bảng diện tích bề mặt chân răng. Theo Ante: Nếu diện tích bề mặt hiệu quả các chân răng trụ lớn hơn hay bằng diện tích bề mặt các chân răng mất thì lực dự trữ sức nhai của các răng trụ lớn hơn tổng lực nhai các răng mất. Bảng 1.3. Bảng diện tích bề mặt chân răng của Ante [11] Răng Hàm trên Hàm dưới Diện tích màng quanh răng Hạng Diện tích màng quanh răng Hạng 1 139 mm 2 7 103 mm 2 8 2 112 mm 2 8 124 mm 2 7 3 204 mm 2 3 159 mm 2 4 4 149 mm 2 5 130 mm 2 6 5 140 mm 2 6 135 mm 2 5 6 335 mm 2 1 352 mm 2 1 7 272 mm 2 2 282 mm 2 2 8 197 mm 2 4 190 mm 2 3 7 Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm 3 nhóm phục vụ cho 3 nội dung nghiên cứu: 2.1.1. Nhóm điều tra tỷ lệ mất răng và nhu cầu phục hình mất răng Nhóm này gồm các cư dân là cán bộ công chức từ 20-60 tuổi sống ở khu vực Hà Nội tự nguyện tham gia điều tra, được chia thành các nhóm tuổi 20 - 34, 35 - 44 và 45 - 60. Cỡ mẫu được xác định bởi công thức: n = (n 1 = n 2 = n 3 ) = Z 2 2 )2/1( )p1(p ∆ − × α− = 1125 người, trong đó n 1 , n 2 và n 3 là cỡ mẫu cho mỗi nhóm tuổi, p = 42%. 2.1.2. Nhóm đối tượng để xác định lực cắn về tư thế chạm múi tối đa của các răng Nhóm này gồm 90 người 20 - 60 tuổi, có đủ 28 đến 32 răng, vùng quanh răng, tủy răng và khớp cắn bình thường, khớp cắn ở tư thế chạm múi tối đa và không có các bệnh toàn thân ảnh hưởng tới nghiên cứu. Cỡ mẫu của nhóm này được xác định bằng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ước lượng trung bình (mean) [4]. 2 22 )2/1( 321 d Z )nnn(n σ× =++= α− = 90, trong đó: n 1 , n 2 , n 3 cỡ mẫu nghiên cứu cho mỗi nhóm tuổi, Z (1- α /2) : hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%; σ: độ lệch chuẩn. σ = (Xmax - Xmin)/4 = 9,5 kg; d: sai số ước lượng, d = 2 kg → n 1 = n 2 = n 3 = 30 người. 2.1.3. Nhóm đối tượng đủ tiêu chuẩn làm cầu và nhu cầu phục hình bằng cầu Bao gồm 382 cầu răng, trong đó có 193 cầu của nhóm nghiên cứu (n 1 ), 189 cầu của nhóm đối chứng (n 2 ). Số cầu này được làm ở những người 20 - 60 tuổi có đủ tiêu chuẩn chỉ định làm cầu răng và tự nguyện chấp nhận cách điều trị này. Số lượng cầu răng được xác định bởi công thức tính cỡ mẫu của Lwanga: n 1 = n 2 = [ ] { } 2 21 2 221112/1 )pp( )p1(p)p1(pZ)p1(p2Z − −+−+− β−α− = 146 cầu. Trong đó: p 1 : Tỷ lệ cầu phục hình tốt của nhóm nghiên cứu = 95% p 2 : Tỷ lệ cầu phục hình tốt của nhóm đối chứng = 75% Z 1- α /2 : Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% Z 1- β : lực mẫu = 90% 8 - Nhóm 1 có độ tuổi từ 20 - 60 hiện đang sinh sống tại Hà Nội là cán bộ công nhân viên của một số nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện để điều tra tỷ lệ mất răng và nhu cầu phục hình mất răng. - Nhóm 2 gồm 90 đối tượng có 28 - 32 răng để xác định lực chịu của các răng. - Nhóm 3 là bệnh nhân đến Trung tâm Y tế Đống Đa làm cầu răng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp điều tra tỷ lệ mất răng và nhu cầu phục hình mất răng Được thực hiện qua các bước: lập phiếu điều tra; lựa chọn, huấn luyện điều tra viên và tổ chức thực hiện. 2.2.2. Phương pháp xác định lực chịu của các răng Máy đo. Khả năng chịu lực của răng (lực cắn) được đo bằng máy đo tự chế. Thiết bị này gồm bộ phận cảm ứng (H.2.2) và bộ phận khuếch đại (H.2.1). Bộ phận cảm ứng gồm một thân (là cục cảm ứng nhạy với biến dạng) và hai đầu: 1 đầu tiếp xúc với răng được đo lực chịu, một đầu tiếp xúc với răng đối. Cách đo. Đầu cắn và đầu đối của bộ phận cảm ứng (được bọc bằng nhựa dẻo) được cắn lần lượt bởi răng đo lực cắn và răng đối ở tư thế chạm múi tối đa. Cho cắn từ từ cho tới khi cảm thấy chối không cắn được nữa thì thôi. Ghi lại số kilogram hiển thị trên màn hình. 2.2.3. Phục hình răng mất bằng cầu Phục hình mất răng bằng cầu được thực hiện qua các bước (1) Khám bệnh nhân và làm bệnh án; (2) Tính số lượng trụ cho cầu răng (theo И.М. Оксман và bằng máy đo lực); (3) Thiết kế cầu răng; (4) Điều trị tiền phục hình cho bệnh nhân có nhu cầu; (5) Chuẩn bị răng (mài cùi) cho phục hình sứ - kim loại, kim loại; (6)Lấy dấu, ghi tương quan khớp cắn và chọn màu;(7) Thử cầu răng; (8) Gắn cầu răng; (9) công việc sau gắn cầu. 2.2.4. Đánh giá kết quả Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá của cầu sau 6 tháng đến trên 3 năm 9 382 cÇu r¨ng 193 cÇu r¨ng 189 cÇu r¨ng 64 cÇu r¨ng Nhãm NC Nhãm ®èi chøng 20 - 34 tuæi 35 - 44 45 - 60 20 - 34 tuæi 35 - 44 45 - 60 64 cÇu r¨ng 65 cÇu r¨ng 63 cÇu r¨ng 62 cÇu r¨ng 64 cÇu r¨ng Mức độ Tiêu chí Tốt Khá Trung bình Kém Chức năng ăn nhai Nhai dễ dàng tất cả các loại thức ăn. Không bị giắt thức ăn Hơi khó với thức ăn cứng, không bị giắt thức ăn Nhai dễ thức ăn mềm, không nhai được các loại thức ăn cứng, bị giắt thức ăn nhiều Nhai thức ăn mềm khó, bị giắt nhiều không nhai bên có cầu Mức tiêu xương trên X- quang - X-quang răng trụ bình thường - X-quang răng trụ bình thường - Có tiêu xương ổ răng dưới 1 mm - X-quang: tiêu xương ổ răng ≥ 1 mm Độ chắc của cầu Cầu vững chắc, điểm tiếp giáp tốt Cầu vững chắc, điểm tiếp giáp tốt Cầu vững chắc, điểm tiếp giáp tương đối tốt Các điểm tiếp giáp không tốt, Tình trạng răng trụ - Răng chắc không ê buốt - Tủy răng bình thường - Răng cảm giác hơi buốt - Tủy răng không bị ảnh hưởng - Răng cảm giác buốt. - Tủy răng không bị ảnh hưởng. - Răng lung lay độ I - Tủy răng bị ảnh hưởng: Viêm tủy, viêm quanh cuống, răng lung lay độ II, III Phòng bệnh - Không gây sang chấn khớp cắn. - Bảo vệ các răng còn lại trên cung hàm. - Không gây viêm lợi - Không gây sang chấn khớp cắn. - Bảo vệ các răng còn lại trên cung hàm. - Không gây viêm lợi - Không gây sang chấn khớp cắn. - Bảo vệ các răng còn lại trên cung hàm. - Gây viêm lợi. - Gây sang chấn khớp cắn. - Làm hư các răng còn lại. - Gây viêm quanh răng. 2.3. Xử lý sè liệu Các số liệu được thu thập và xử lý thống kê với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 11.5. 10 [...]... trữ của răng trụ ≥ 80% và ≤ 90% thì điều chỉnh hình thể của cầu răng - Nếu lực dự trữ của răng trụ > 90% thì thiết kế cầu răng như bình thường 3 Kết quả phục hình răng mất bằng cầu cổ điển Theo dõi kết quả phục hình bằng cầu cổ điển của từng nhóm răng ở từng nhóm tuổi của cả hai nhóm nghiên cứu và đối chứng tại các thời điểm 6 tháng, 1 năm, 2 năm và 3 năm, chúng tôi thấy: - ở nhóm nghiên cứu, tỷ lệ cầu. .. Tỷ lệ trụ cầu/ cầu răng Nhóm nghiên cứu Nhóm tuổi Nhóm nghiên cứu Nhóm đối chứng Số lượng cầu Số lượng trụ Tỷ lệ trụ/ cầu Số lượng cầu Số lượng trụ Tỷ lệ trụ/ cầu 20 - 34 64 130 2,03 63 126 2 35 - 45 64 132 2,06 62 124 2 45 - 60 65 145 2,23 64 128 2 Tổng 193 407 2,10 189 378 2 3.3.2 Kết quả của cầu răng tính lực dự trữ răng trụ bằng máy đo lực (nhóm nghiên cứu) Dựa vào bảng tính lực dự trữ răng trụ bằng... tính lực, 382 cầu răng được chia thành 2 nhóm: 193 cầu được tính lực dự trữ của răng trụ bằng máy đo lực (nhóm nghiên cứu) , 189 cầu được tính lực dự trữ của răng trụ theo И.М Оксман (nhóm đối chứng) - Về vị trí phục hình, tính chung cho cả hai nhóm đối chứng và nghiên cứu, thì các nhóm răng cửa, răng hàm bé và răng hàm lớn có tỷ lệ lần lượt là 30,6%, 33% và 36,4% - Tỷ lệ trụ cầu/ cầu răng được thể hiện... Kết quả ở mức tốt của 3 nhóm tuổi của nhóm nghiên cứu theo thời gian 3.3.3 Kết quả của cầu răng tính lực dự trữ răng trụ theo bảng tính lực dự trữ của И.М Оксман (nhóm đối chứng) Dựa vào bảng tính lực dự trữ răng trụ theo bảng tính lực dự trữ И.М Оксман, chúng tôi đã đưa ra các kết quả cầu răng của 3 nhóm tuổi, mỗi nhóm ở 5 mức thời gian (ngay sau lắp, sau lắp 6 tháng, sau lắp 1 năm, sau lắp 2 năm và. .. chứng theo thời gian 3.4 kết quả của Nhóm nghiên cứu và Nhóm đối chứng 3.4.1 Kết quả của nhóm tuổi 20 - 34 Bảng 3.48 Kết quả sau 3 tháng của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng Nhóm Mức kết quả Tốt Khá Trung bình Kém Tổng Nhóm nghiên cứu n % 58 100 0 0 0 0 0 0 58 100 Nhóm đối chứng n % 55 98,2 1 1,8 0 0 0 0 56 100 p > 0,05 > 0,05 Nhận xét: Sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu của nhóm đối chứng không có... Kết quả sau 3 năm của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng Nhóm Mức Nhóm nghiên cứu Nhóm đối chứng p kết quả n % n % Tốt 55 85,9 45 72,6 < 0,05 Khá 6 9,4 8 12,9 > 0,05 Trung bình 2 3,1 6 9,7 > 0,05 Kém 1 1,6 3 4,8 > 0,05 64 100 62 100 Tổng Nhận xét: Ở nhóm nghiên cứu tỷ lệ tốt là 85,9% (55 cầu) so với 72,6% (45 cầu) ở nhóm nghiên cứu Các mức độ đánh giá khác biệt đều có ý nghĩa thống kê 3.4.3 Kết quả của. .. ở tỷ lệ tốt của nhóm nghiên cứu (73,9% với 48 cầu) với nhóm đối chứng (38 cầu với 59,4%) Bảng 3.62 Kết quả sau 3 năm của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng Nhóm Mức Nhóm nghiên cứu Nhóm đối chứng p kết quả n % n % Tốt Khá Trung bình Kém Tổng 47 11 5 2 65 72,3 16,9 4,8 3,1 100 36 18 6 4 64 56,3 28,1 9,3 6,3 100 < 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Nhận xét: Sau 3 năm theo dõi, đánh giá kết quả của cầu, so sánh... nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng, chúng tôi thấy có sự khác biệt giữa tỷ lệ tốt 72,3% (47 cầu) của nhóm nghiên cứu và tỷ lệ tốt 56,3% (36 cầu) của nhóm đối chứng Các mức độ đánh giá khác đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 21 Kết luận 1 Mô tả tình trạng mất răng và nhu cầu phục hình mất răng ở 1527 cư dân Hà Nội + Tỷ lệ mất răng ở các nhóm tuổi 20 – 34, 35 – 44, 45 – 60 lần lượt là 19,9%,36,3% và. .. 18 12 3.3 Kết quả phục hình bằng cầu cổ điển 3.3.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Đặc điểm của mẫu nghiên cứu được thể hiện ở các bảng từ 3.14 đến 3.17 trong bản luận án chính và được tóm lược như sau: - Theo tuổi và giới: Trong 382 cầu răng, có 174 cầu ở nam và 228 cầu ở nữ; theo tuổi, các đối tượng được chia thành 3 nhóm: 20 – 34, 35 – 44, 45 – 60 với các tỷ lệ lần lượt là 33,2%, 33% và 33,8% - Theo... 3.53 Kết quả sau 3 tháng của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng Nhóm Mức Nhóm nghiên cứu Nhóm đối chứng p kết quả n % n % Tốt 57 96,6 51 94,4 > 0,05 Khá 2 3,4 3 5,6 > 0,05 Trung bình 0 0 0 0 Kém 0 0 0 0 59 100 62 100 Tổng Nhận xét: Sự khác biệt về mức độ đánh giá chất lượng cầu giữa 2 nhóm sau 3 tháng theo dõi đều không có ý nghĩa thống kê Bảng 3.54 Kết quả sau 6 tháng của nhóm nghiên cứu và nhóm đối . cắn) của răng. Ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu về cầu răng nhưng còn Ýt nghiên cứu về lực chịu và lực dự trữ của răng. Nghiên cứu về lực chịu sẽ cho biết số đo lực chịu của cung răng và từng răng, . hành thực hiện đề tài: " ;Nghiên cứu răng trụ và đánh giá hiệu quả của cầu cổ điển& quot; với 3 mục tiêu: 1. Mô tả tình trạng mất răng và nhu cầu phục hình mất răng ở một số cán bộ công nhân. Nội. 2. Xác định lực chịu của các răng và cách tính lực dự trữ của răng trụ trong thiết kế cầu răng. 3. Đánh giá hiệu quả phục hình mất răng lẻ tẻ có chỉ định bằng cầu cổ điển. 2 Chương 1 Tổng quan 1.1.

Ngày đăng: 13/01/2015, 21:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w